intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng mạch máu mạc treo tràng trên

Chia sẻ: Colgate Colgate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

202
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng mạch máu mạc treo tràng trên (superior mesenteric artery syndrome), còn được biết đến như hội chứng Cast (Cast’s syndrome), hội chứng Wilkie (Wilkie’s syndrome) là 1 bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự chèn ép đoạn tá tràng D3 (đoạn ngang tá tràng) giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên. Hậu quả của sự chèn ép này gây ra sự tắc nghẽn mãn tính-từng đợt tái diễn hoặc cấp tính 1 phần hoặc hoàn toàn tá tràng. Hội chứng này được Von Rokitansky mô tả lần đầu tiên vào năm 1861,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng mạch máu mạc treo tràng trên

  1. Hội chứng mạch máu mạc treo tràng trên Hội chứng mạch máu mạc treo tràng trên (superior mesenteric artery syndrome), còn được biết đến như hội chứng Cast (Cast’s syndrome), hội chứng Wilkie (Wilkie’s syndrome) là 1 bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự chèn ép đoạn tá tràng D3 (đoạn ngang tá tràng) giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên. Hậu quả của sự chèn ép này gây ra sự tắc nghẽn mãn tính-từng đợt tái diễn hoặc cấp tính 1 phần hoặc hoàn toàn tá tràng. Hội chứng này được Von Rokitansky mô tả lần đầu tiên vào năm 1861, người đã cho rằng nguyên nhân là do sự tắc nghẽn tá tràng D3 do sự phình to và đè ép của động mạch mạc treo tràng trước. Ở đây xin dùng thuật ngữ hội chứng Wilkie thay cho tên tiếng Việt hội chứng mạch máu mạc treo tràng trên. Tần suất mắc của hội chứng này chưa được thống kê đầy đủ. Trong 1 vài tài liệu tiếng Anh chỉ mô tả khoảng 400 case mắc hội chứng này, nhưng thực tế con số này có thể gấp đôi, vì một vài tác giả cho rằng nó đã được chẩn đoán “quá tay” do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác của tá tràng-ruột. Chưa rõ có sự khác biệt về tần số mắc giữa các chủng tộc, tuy nhiên người ta thấy rằng nữ mắc hội chứng này nhiều hơn nam giới, thường ở trẻ lớn – vị thành niên nhưng độ tuổi vẫn có thể dao động trung bình đến 40 tuổi Giải phẫu sinh lý và cơ chế sinh bệnh học
  2. Bình thường, toàn bộ khối tá tràng nằm trước động mạch chủ bụng. Động mạch mạc treo tràng trên là 1 nhánh của động mạch chủ bụng, xuất phát từ khoảng đốt thắt lưng thứ nhất chạy ra mặt trước tá tràng, gối lên đoạn D3. Động mạch mạc treo tràng trên ở phía trước, cùng với động mạch chủ bụng ở phía sau tạo nên 1 góc trung bình là 45 độ - giới hạn từ 38-56 độ (có tài liệu là 20-50 độ) và khoảng cách giữa 2 động mạch này ở chỗ đoạn D3 chạy ngang qua khoảng 10-20mm. Tất cả nguyên nhân làm hẹp góc (giảm còn 6-25 độ) hay khoảng cách giữa 2 động mạch này (giảm còn 2-8mm) đều có thể gây ra hội chứng Wilkie.
  3. Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng Wilkie Các yếu tố cơ thể: dáng người ốm, cột sống cong ra trước quá mức, thành bụng yếu, sụt cân nhanh do rối loạn chuyển hóa trong ung thư, phẫu thuật, bỏng, vấn đề tâm thần kinh. Chấn thương nặng (như trong chấn thương sọ não) làm bệnh nhân nằm trên giường lâu dài. Đái tháo đường: gây rối loạn hấp thu, sụt cân nhanh Bệnh về cột sống: dị tật, chấn thương, sau phẫu thuật vẹo cột sống. Sự phát triển cơ thể không đồng đều: tăng nhanh về chiều cao không song song với cân nặng, đặc biệt ở người vị thành niên, có BMI < 18 Bất thường giải phẫu (hiếm gặp): do dây chằng Treizt bám cao, cố định cùng với vị trí bất thường của tá tràng, hoặc do động mạch mạc treo tràng trên thấp bất thường. Các nguyên nhân khác: phình động mạch mạc treo tràng trên sau chấn thương, phình động mạch chủ bụng, hội chứng động mạch mạc treo tràng trên có tính gia đình – hoặc tái diễn Lâm sàng: bệnh nhân thường có cơn đau bụng mãn tính, thường ở vùng thượng vị, buồn nôn-nôn, ợ hơi, khó chịu sau ăn, đầy bụng, và đôi khi có triệu
  4. chứng của bán tắc ruột. Cơn đau thường khu trú, tăng lên nếu nằm ngửa, cải thiện khi nằm sấp hoặc nghiêng trái hoặc co 2 gối vào ngực.Triệu chứng thực thể thường nghèo nàn. 80% khám BN có suy nhược, 25-45% có loét dạ dày tá tràng, 50% BN có tăng acide HCl Cận lâm sàng: các chẩn đoán hình ảnh có giá trị là Xquang hoặc CT đường tiêu hóa có cản quang, CT mạch máu, siêu âm. Film bụng thẳng không có vai trò trong chẩn đoán hội chứng Wilkie. Film cản quang barite thường thấy dạ dày và đoạn đầu tá tràng bị dãn, có chỗ khuyết ở đoạn D3 tá tràng. Tuy nhiên các hình ảnh này thường không đặc hiệu. CT và siêu âm thường đo được góc và khoảng cách giữa động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ bụng. Sự giảm số đo 2 đại lượng này thường có độ nhạy và đặc hiệu cao cho chẩn đoán. Đồng thời, có sự liên quan giữa 2 chỉ số này và độ nặng của bệnh. 2 chỉ số này càng giảm nhiều, độ nặng càng tăng lên.
  5. Mũi tên đỏ ở trên chỉ động mạch mạc treo tràng trên. Mũi tên đỏ dưới chỉ động mạch chủ bụng. Mũi tên vàng chỉ đoạn tá tràng D3 đi giữa 2 động mạch. Điều trị Điều trị nội khoa: bao gồm điều chỉnh sự cân bằng nước điện giải, cung cấp dinh dưỡng hợp lý. Nếu bệnh nhân ăn bằng đường miệng, nên cho bệnh nhân nằm các tư thế giảm đau như trên, hoặc nuôi ăn qua ống thông xuyên qua chỗ tắc hay nuôi bằng đường TM.
  6. Phẫu thuật: khi điều trị nội bảo tồn không hiệu quả. Phương pháp thường dùng là phẫu thuật nội soi nối dạ dày với tá tràng hoặc tá tràng ruột non, ngang qua chỗ tắc. Trong đó, nối tá tràng với ruột non là phương pháp cổ điển, được lựa chọn nhiều nhất. Ưu điểm của phương pháp này là thao tác dễ dàng. Các biến chứng có thể gặp gồm chảy máu, xì dò hoặc nghẹt chỗ nối, hay sự tạo nên 1 vòng tuần hoàn dịch mật không có chức năng sinh lý. Trần Minh Quân Y2005 (tổng hợp và dịch từ medscape, learningradiology và emedmag)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2