intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 5)

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xã hội hiện đại luôn đặt con người trước một áp lực là phải vươn lên và phát triển. Tuy nhiên đó cũng chính là lý do khiến nhiều người quên mất gia Trẻ em cần lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. đình. Vậy làm thế nào để có thời gian dành cho gia đình và chăm sóc dạy dỗ con cái trong thời đại gấp gáp hôm nay, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia và một số bậc phụ huynh có con đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 5)

  1. Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 5) Xã hội hiện đại luôn đặt con người trước một áp lực là phải vươn lên và phát triển. Tuy nhiên đó cũng chính là lý do khiến nhiều người quên mất gia Trẻ em cần lớn lên trong vòng đình. Vậy làm thế nào để tay yêu thương của gia đình. có thời gian dành cho gia đình và chăm sóc dạy dỗ con cái trong thời đại gấp gáp hôm nay, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia và một số bậc phụ huynh có con đến tuổi dậy thì. + Tình trạng một số người thành đạt, giàu có nhưng lại không có đủ thời gian dành cho con cái, khiến con mình như trẻ “cô đơn” giữa gia đình, mà Báo Gia đình & Xã hội
  2. đã phản ánh. Theo ông bà, điều này có tác hại gì đến tương lai của trẻ? Ông Nguyễn An Chất - Giám đốc Trung tâm tư vấn An Việt Sơn 1900585886 - Nguy hại là rõ ràng. Nguy hại đấy có thể nhìn thấy ngay hiện tại chứ chưa cần nhìn đến tương lai. Có rất nhiều nguy hại: Trước hết là nguy hại về nhân cách. Khi trẻ bị bỏ mặc và cô đơn trong gia đình cũng đồng nghĩa với việc các em không nhận được tình yêu thương đầy đủ trọn vẹn của bố mẹ. Lớn lên trong môi trường thiếu tình thương đó, các em rất dễ trở thành một người sống ích kỷ, chỉ biết cuộc sống của mình mà không nghĩ đến ai, thậm chí còn chà đạp đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Đây đúng là một hiện tượng cần báo động trong cuộc sống gấp gáp của xã hội hôm nay. Đối với những trường hợp bố mẹ như vậy, theo tôi là do họ quá để ý đến những cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến cái lâu dài. Họ chỉ nhăm
  3. nhăm nghĩ đến tiền bạc, đến danh lợi và ham hố bản thân mà bỏ quên một thứ tài sản đáng giá nhất của cuộc đời mỗi con người: Tài sản đó chính là những đứa con của mình. Nếu một người ở đỉnh cao của sự thành đạt, hoặc giàu có nhà lầu xe hơi...nhưng con cái hư hỏng, gia đình thiếu hạnh phúc thì cuối cùng những thứ đó không có ích gì?! Nếu con hư, không thể nói anh là người thành đạt + Nhưng xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải vươn lên, phải phát triển. Ngày nay, sự thành đạt, giàu có là những những tiêu chí để đánh giá giá trị của bản thân. Do vậy vươn tới sự thành đạt và giàu có cũng là một sự vươn lên chính đáng và cần thiết - không chỉ cần thiết cho bản thân mà còn cần thiết cho cả con cái. Ý kiến của ông, bà về hiện tượng này? Bà Lê Thu Hiền - Giảng viên chính Khoa tâm lý trường Đại học sư phạm Hà Nội, kiêm Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ 1900585868:
  4. - Đúng là cuộc sống hôm nay có những giá trị khác trước. Sự thành đạt và giàu có là một trong những giá trị tuy không phải là mới nhưng nó quan trọng hơn trước đây, nó đòi hỏi ráo riết hơn trước đây và bắt anh phải mất rất nhiều thời gian cho nó. Tuy nhiên đó không phải là lý do để anh bỏ mặc con cái của mình cho đời. Ông Nguyễn An Chất - Giám đốc Trung tâm tư vấn An Việt Sơn 1900585886 - Tôi không chê bai những người thành đạt và giàu có, đó là chưa nói đến họ là những người đáng được nể phục và trân trọng. Tuy nhiên cái gì cũng đều có điểm dừng. Nếu anh thành đạt trong đường công danh, nếu anh có tiền tỷ mà con anh nghiện hút, phạm tội thì không thể nói rằng anh là người thành đạt và thành công được. Sự thành đạt về công danh, về tiền bạc mới chỉ là một vế của đời người. Như tôi đã nói, con cái và gia đình là tài sản vô giá cơ mà. Vì vậy nếu con anh hư hỏng, gia đình anh lục
  5. đục kém hạnh phúc thì không thể nói anh là người thành đạt và giàu có một cách trọn vẹn được. Bà Nguyễn Thị Thục An - Cửa hàng ngọc trai cao cấp Tân Phú Thái - 164 Khâm Thiên, Hà Nội: - Nếu một người coi trọng cuộc sống của con, lo cho tương lai của con thì không điều gì là không làm được. Quan trọng là họ có xác định tầm quan trọng của con cái trong đời sống của mình hay không mà thôi. + Sự thành đạt, giàu có, con cái - ba thứ được coi là quan trọng trong cuộc đời. Nếu phải đặt vào tình huống chỉ được chọn một trong ba thứ đó - ông, bà sẽ chọn thứ nào? - Con cái là quả, còn người trồng cây không ai khác chính là bố mẹ. Nếu mình không tự tay chăm bón, vun trồng thì quả héo rụng, sâu bọ đắng chát... cũng đành phải chịu mà thu hái, mà nhặt lấy cho mình. Vì thế, tôi thà chấp nhận hy
  6. sinh sự nghiệp, chấp nhận sống đạm bạc để con mình nên người. Anh Trần Quang Thành - người sưu tầm đồng hồ cổ, số 6 Nhà Chung - Hà Nội: - Con cái là “hậu” một đời người. Đó là một thứ tài sản vô giá. Vì thế nó quý hơn tất cả mọi thứ trên đời, hơn cả sự thành đạt và giàu có. Thành đạt và giàu có, ai mà chẳng thích. Bản thân sự thành đạt và giàu có không hề có giới hạn. Nhưng để giới hạn được, để cân bằng được mọi thứ lại ở chính mỗi con người chúng ta. Bà Lê Thu Hiền: - Với tôi, tình huống đó không bao giờ xẩy ra. Tôi sẽ chọn cả 3 thứ đó bởi chúng đều rất quan trọng trong cuộc đời của mình. Chỉ có điều anh phải biết dung hoà nó và phải biết dừng lại đúng lúc.
  7. + Vậy làm thế nào để dung hoà được những điều quan trọng đó trong cuộc sống. Hay nói cách khác làm thế nào để vừa thành đạt, giàu có mà con cái vẫn nên người? Bà Lê Thu Hiền: - Tôi là một giảng viên đại học và là một doanh nhân - đó là sự thành đạt. Đi liền với nó tất nhiên anh không thể nghèo rồi. Mặc dù tôi đã có cả hai thứ đó nhưng tôi vẫn có thời gian dành cho gia đình và hiện nay con cái của tôi đều nên người và có cuộc sống dễ chịu. Để có được ba thứ đó đôi lúc tôi phải biết bớt đi ham muốn của bản thân mình hay nói cách khác là giảm thời gian làm việc của mình để dành thời gian cho con cái. Ví dụ, để có thời gian dành cho gia đình, tôi đã phải bỏ những cua giảng bài cho những lớp học tại chức. Đây là những lớp học có tiền thỉnh giảng cao nhất. Tôi đã phải từ
  8. chối vì đó chính là những đợt xa nhà đến hai ba tháng. Nói tóm lại, anh phải bố trí cuộc sống một cách hợp lý nhất để có được hạnh phúc cho bản thân và gia đình mình. Ông Trần Quang Thành: - Trong cuộc đời, mọi thứ đều có giá trị của nó. Đời người được ví như một cốc nước đầy. Anh không thể chứa được nhiều thứ hơn nữa. Anh có quá nhiều mặt này thì mặt kia anh thiếu; hoặc chỉ có thể chấp nhận mọi thứ đều quân bình. Bà Nguyễn Thị Thục An: - Tôi xin lấy một sự so sánh thế này: Nếu một ngày anh mất 10 tiếng đồng hồ để anh thu về 10 triệu thì anh chấp nhận chỉ thu về 9 triệu thôi, để dành lấy 1 tiếng đồng hồ cho con. Anh phải luôn tâm niệm dành dụm thời gian làm một việc
  9. bất kỳ mà anh thấy là quan trọng, là cần thiết cho tương lai của con cái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2