intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội nghị khoa học - Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:370

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Kỷ yếu hội nghị khoa học "Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2)" Phần 2 trình bày các nội dung như Phát triển kinh tế thương mại – dịch vụ Đông Nam bộ: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra; Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI; 25 năm hợp tác trong EWEC góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; Nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội nghị khoa học - Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2): Phần 2

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG NAM BỘ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Lê Vy Hảo 1 1. Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, Trường Đại học Thủ Dầu Một. TÓM TẮT Vùng Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là vùng có tốc độ phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế tế nhanh nhất cả nước, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách quốc gia. Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ , trong đó kinh tế thương mại - dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng. Nghị quyết 24 số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được ban hành là bước ngoặt về định hướng chiến lược phát triển cho vùng nói chung và trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ nói riêng. Bài viết này, thông qua việc tổng hợp và phân tích tư liệu, trình bày tình hình phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ của vùng trong trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ XXI cũng như những chiến lược phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ của vùng đã được đề ra trong Nghị quyết 24. Từ khóa: Đông Nam Bộ, kinh tế, Nghị quyết 24, thương mại - dịch vụ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động của thương mại và dịch vụ có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: thương mại và dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế; Thương mại và dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Sự tăng trưởng của các ngành thương mại và dịch vụ còn là động lực cho sự phát triển kinh tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội. Sự phát triển thương mại và dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, theo đó Nền kinh tế càng phát triển thì thương mại và dịch vụ càng phong phú, đa dạng (Viện Kinh tế Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2023). Là vùng có nền kinh tế lớn nhất cả nước, kinh tế thương mại - dịch vụ của Đông Nam Bộ cũng phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn, góp phần vào việc thúc đẩy chuyển dịch kinh tế vùng, mang lại giá trị cao hơn cho các nền kinh tế. Việc tìm hiểu về định hướng phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ đề ra trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cần thiết để làm căn cứ hoạch định chính sách, giúp cho kinh tế thương mại - dịch vụ của Đông Nam Bộ được phục hồi sau đại dịch COVID-19 và đóng góp ngày càng quan trọng vào xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế của vùng. 490
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP Trong tham luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic để thu thập, phân tích số liệu, tư liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để trình bày hiện trạng của kinh tế thương mại - dịch vụ của Đông Nam Bộ theo tiến trình phát triển từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở đó, liên hệ và trình bày định hướng phát triển kinh tế - thương mại Đông Nam Bộ dựa trên việc phân tích Nghị quyết 224- NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ vùng Đông Nam Bộ 3.1.1. Thương mại - dịch vụ nội và liên vùng Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới được chính thức đề ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1986, hoạt động thương mại - dịch vụ thay đổi một cách cơ bản theo hướng chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế thương mại - dịch vụ ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Cũng vì thế, dấu hiệu chuyển biến rõ ràng nhất trong thương mại - dịch vụ là sự phát triển nhanh của thương nghiệp ngoài quốc doanh với nhiều loại hình, quy mô cũng như hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do dân số tăng nhanh nên nhu cầu trao đổi buôn bán cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, bên cạnh các chợ lớn và lâu đời, trong vùng đã hình thành và phát triển mạnh hệ thống chợ dân sinh và chợ tự phát. Đến năm 2008, mạng lưới chợ trong vùng có 572 chợ các loại. Trong giai đoạn 2008 - 2011, số lượng chợ truyền thống miền Đông Nam Bộ đã tăng thêm 204 chợ, trung bình mỗi năm tăng 51 chợ. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ của vùng là do nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập thương nghiệp khu vực và thế giới của vùng. Hình thức hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong các chợ một đa dạng, phong phú. Hàng hóa trao đổi trong nước và quốc tế phong phú về mẫu mã, chất lượng ngày càng cao (Lê Quang Cần, 2017). Bảng 1: Số lượng chợ ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2008 - 2011. Địa phương 2008 2009 2010 2011 Đông Nam Bộ 572 763 756 776 Bình Phước 50 50 50 50 Tây Ninh 95 103 86 105 Bình Dương 78 81 83 86 Đồng Nai 37 192 193 199 Bà Rịa - Vũng Tàu 74 88 89 79 TP. Hồ Chí Minh 238 249 255 247 Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2011. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Đông Nam Bộ quy hoạch lại các chợ nên số lượng chợ có giảm. Đến năm 2020, Đông Nam Bộ có khoảng 978 chợ các loại (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2021) và 12 chợ đầu mối nông sản, cung cấp các mặt hàng nông nghiệp thủy hải đi khắp các địa phương trong vùng. Hình thức bán hàng và phương thức kinh doanh thương mại 491
  3. cũng phát triển đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống, số lượng các siêu thị ngày càng tăng nhanh, trong đó có sự tham gia của những tập đoàn siêu thị lớn như Metro, Big C, Parson, ZenPlaza, Diamond Plaza, Lotte Mart, Aeon Mall hoặc hệ thống siêu thị mạnh trong nước như Coopmart, City Mart, Vinmart,… Bảng 2: Số lượng trung tâm thương mại tại Đông Nam Bộ giai đoạn 2008 - 2020. Địa phương 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Đông Nam Bộ 26 36 40 52 57 61 68 Bình Phước .. 2 2 3 3 3 4 Tây Ninh 2 2 3 3 1 2 2 Bình Dương 5 5 7 7 5 3 5 Đồng Nai .. 2 1 3 5 5 8 Bà Rịa - Vũng Tàu 1 1 1 3 3 3 4 TP. Hồ Chí Minh 18 24 26 33 40 45 45 Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2022. Nhiều cửa hàng không phải là siêu thị nhưng cũng đã áp dụng phương thức bán hàng tự chọn, thuận lợi cho người mua hàng. Các hình thức bán hàng mới như qua điện thoại, qua mạng Internet lúc đầu được áp dụng tại các đô thị lớn rồi dần lan tỏa khắp nơi. Bên cạnh đó, việc tổ chức các Hội chợ thương mại quốc tế, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, các chương trình khuyến mãi được tiến hành thường xuyên. Đáng chú ý là các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến thị trường tiêu dùng trong nước nói chung và thị trường nông thôn nói riêng; đồng thời người tiêu dùng đã quan tâm lựa chọn hàng thương hiệu Việt Nam nhiều hơn. Từ đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, thương mại điện tử bắt đầu được du nhập và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%. Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ thương mại điện tử đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước (Nguyễn Đình Luận, 2015). Năm 2021, chỉ số thương mại điện tử của thành phố Hồ Chí Minh là 67,6 điểm, cao hơn Hà Nội (thứ hai với 55,7 điểm) và bỏ khá xa Đà Nẵng (thứ ba 19,0 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về chỉ số thương mại điện tử. Năm 2020, chỉ số thương mại điện tử của thành phố là 89,1 điểm, cao hơn rất nhiều so với trung bình của cả nước (41,6 điểm) (Hiệp hội thương mại Điện tử Việt Nam, 2020). Tỷ trọng doanh số mua bán trực tuyến trên tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 8,14% (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X, 2020). Bình Dương và Đồng Nai cũng những là địa phương ở Đông Nam Bộ có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh, chỉ số của hai tỉnh này đạt 54,9 xếp thứ 5,6 trong bảng xếp hạng thương mại điện tử Việt Nam. Qua ba thập niên, ở Đông Nam Bộ đã định hình hệ thống những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế vùng. Những trung tâm này đồng thời cũng là các đô thị quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ, bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Biên Hòa - thành phố Thủ Dầu Một - thành phố Vũng Tàu. 492
  4. Với thế mạnh là đô thị đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại - dịch vụ, khoa học kỹ thuật lớn nhất của Đông Nam Bộ và Việt Nam, luôn đi đầu trong việc đổi mới và sáng tạo cũng như việc tiếp nhận các trào lưu mới của thương mại thế giới. Nơi đây có hàng trăm chợ truyền thống, trong đó có rất nhiều chợ quy mô lớn như chợ Bến Thành, Bình Tây, Đa Kao, Bà Chiểu, Gò Vấp,… tạo thành các đầu mối buôn bán sầm uất. Thành phố cũng có 45 trung tâm mua sắm, thường xuyên trong tình trạng tấp nập. Hoạt động dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú hơn với sự có mặt của vô số các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, vũ trường, nhà hát... Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều lợi thế hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thuận lợi cho việc phát triển ngành logictics bao gồm Cảng hàng không Quốc tế Tân Sân Nhất và 4 cảng biển chính là Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng, trong đó Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh còn đóng vai trò là trung tâm tài chính và chứng khoán lớn của cả nước. Đến cuối năm 2020, thành phố đã có 2.164 đơn vị tài chính tín dụng với mạng lưới hoạt động đa dạng và địa bàn rộng khắp, đảm bảo cung ứng dịch vụ ngân hàng đến tất cả người dân, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn… Hoạt động giao dịch chứng khoán của thành phố Hồ Chí Minh cũng rất sôi động. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange - HOSE), có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7/1998. Sau 10 năm hoạt động, tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2020, tổng giá trị vốn hóa của HOSE đã lên đến hơn 4 triệu tỷ đồng. Biên Hòa là tỉnh lỵ đồng thời là trung tâm kinh tế lớn, lâu đời của Đồng Nai. Biên Hòa tập trung hệ thống các chợ truyền thống nổi tiếng như chợ Biên Hòa, Tân Hiệp, Long Bình... cùng với các trung tâm thương mại, siêu thị và hệ thống các cửa hàng bán lẻ… Tài chính - ngân hàng cũng là thế mạnh Biên Hòa; tỷ trọng dịch vụ tài chính được nâng dần và thay thế cho công nghiệp, bước khởi đầu cho một thành phố phát triển của khu vực. Biên Hòa có hệ thống tài chính tín dụng khá phát triển. Đến năm 2017, thành phố có 39 ngân hàng đang hoạt động với 52 chi nhánh và 214 phòng giao dịch trực thuộc. Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị sầm uất và có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Bình Dương; là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có mức thu ngân sách hàng năm trong top đầu cả nước. Thủ Dầu Một được định hướng phát triển thương - mại dịch vụ chất lượng cao; thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt trên 191.000 tỷ đồng. Trên địa bàn thành phố có 04 trung tâm thương mại, 05 siêu thị lớn, 13 chợ, hàng chục siêu thị mini cùng rất nhiều cửa hàng bán lẻ lớn, nhỏ… trải rộng khắp địa bàn, phục vụ tốt đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố. Thủ Dầu Một còn là nơi tập trung hàng loạt trụ sở chi nhánh ngân hàng và được ví như là “phố Wall” của Bình Dương. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế lớn Bà Rịa - Vũng Tàu. Thế mạnh của thương mại - dịch vụ Vũng Tàu là du lịch với hàng chục bãi biển đẹp, hấp dẫn du khách. Tốc độ tăng doanh thu thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố phát triển khá nhanh. Ngành thương mại - dịch vụ từng bước trở thành ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế chung của thành phố. Năm 2011, thương mại - dịch vụ chiếm chiếm 71% giá trị kinh tế vào năm 2011; doanh thu dịch vụ du lịch đến năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng gấp 100 lần so với năm 493
  5. 1992. Tổng thu ngân sách năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, gấp 179 lần so với thời điểm mới thành lập thành phố năm 1991 (Cổng thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu, 2022). Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tự chọn, cũng nhanh chóng được phát triển làm cho hoạt động thương mại của Vũng Tàu nói riêng và toàn tỉnh nói chung ngày càng mang tính hiện đại. Bên cạnh những đầu mối thương mại - dịch vụ lớn trên, Đông Nam Bộ còn có hàng loạt những đô thị - thương mại khác quy mô nhỏ hơn như thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An (Bình Dương), thành phố Long Khánh (Đồng Nai), thành phố Tây ninh (Tây Ninh), thành phố Đồng Xoài (Bình Phước)… và các thị xã, thị trấn. Các đô thị này không những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế địa phương, mà còn đóng vai trò là những cầu nối, giúp hệ thống thương mại - dịch vụ của vùng trở nên thông suốt hơn. 3.1.2. Xuất nhập khẩu Lĩnh vực xuất khẩu cũng là mũi nhọn kinh tế của Đông Nam Bộ. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt khoảng 24,4 tỷ USD, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người gấp 5,5 lần cả nước (nếu không kể dầu khí thì gấp 3,8 lần). Chỉ tiêu xuất khẩu bình quân đầu người của Đông Nam Bộ tăng gần 2,2 lần sau 5 năm (từ 755 USD lên 1.633 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác trong cả nước. Năm 2014, Đông Nam Bộ đóng góp đến 45,6 % tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước đạt gần 26,5 tỷ USD, đứng thứ 3 về đóng góp thặng dư thương mại; giá trị xuất khẩu của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại có thặng dư thương mại lớn nhất cả nước với mức xuất siêu lên đến 3 tỷ USD; giá trị xuất khẩu của Đồng Nai đạt 10,9 tỷ USD và Bà Rịa - Vũng Tàu 2,6 tỷ USD. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Đông Nam Bộ tiếp tục là vùng xuất khẩu trọng điểm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thường xuyên đứng trong top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Bảng 3: Xuất khẩu theo địa phương năm 2020. Tỉnh, thành Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng Thứ hạng TP. Hồ Chí Minh 44,350 15,69 1 Bình Dương 27,755 9,82 3 Đồng Nai 18,796 6,65 6 Tây Ninh 5,295 1,87 11 Bà Rịa - Vũng Tàu 4,171 1,48 14 Bình Phước 3,068 1,09 18 Nguồn: Bộ Công thương, 2021. Bên cạnh xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của vùng cũng tăng trưởng năm qua từng năm. Kim ngạch xuất khẩu năm năm đạt 32,1 tỷ USD, tăng 18,15% so với năm 2007 và chiếm 38,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2008 là 39,7%. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu của Đông Nam Bộ năm 2014 chiếm 43,2% cả nước. Các tỉnh, thành Đông Nam Bộ còn không ngừng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế với các địa phương nước ngoài. Điển hình có thể kể đến là công tác đối ngoại của Bình Dương. Chính quyền tỉnh xác định mở rộng đối ngoại phục vụ cho phát triển kinh tế cũng là một trong các yêu cầu đặt ra trong định hướng phát triển. Tỉnh đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 10 địa phương nước ngoài. Trên cơ sở của những thỏa thuận về hợp tác hữu nghị với các địa phương nước 494
  6. ngoài, tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực là thế mạnh của mỗi bên, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Bên cạnh việc tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương với các địa phương nước ngoài, Bình Dương cũng đã chủ động xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, mở rộng mối quan hệ đa phương. Ngoài ra, Bình Dương cũng tích cực tham gia hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố trên thế giới WCS, các hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường kết nối, mở rộng và đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất (Hoàng Thu, 2021). 3.2. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ Đông Nam Bộ Có thể thấy rằng, kinh tế thương mại - dịch vụ của Đông Nam Bộ đã có sự phát triển nhanh chóng, ngày càng đa dạng và hiện đại. Tuy nhiên, ngành thương mại - dịch vụ của Đông Nam Bộ vẫn còn một số hạn chế nhất định như tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế ở nhiều tỉnh chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập quốc tế; phân bố thương mại - dịch vụ không đều, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh, thành trong việc thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển; chưa phát huy thế mạnh về biển để phát triển lĩnh vực kinh tế này… Để khắc phục những hạn chế trên cũng như phát huy hơn nữa tiềm năng kinh tế của Đông Nam Bộ, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra nhiều định hướng mang tính chiến lược, trong đó tập trung vào một số vấn đề chính: 1. Cơ cấu lại ngành thương mại của Đông Nam Bộ. Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế. Phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, công nghệ số, viễn thông; khoa học - công nghệ; du lịch, logistics… 2. Đầu tư phát triển hệ thống logistics, cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh… Phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế tại các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), tỉnh Tây Ninh. Tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành. 3. Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần biển, dịch vụ hàng hải công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí… Khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, đa dạng hóa loại hình du lịch khu vực Đông Nam Bộ. Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, bao gồm cả cảng biển du lịch và các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao (Đinh Thị Bích Liên, 2023). 4. KẾT LUẬN Trong quá trình Đổi mới, kinh tế thương mại - dịch vụ Đông Nam Bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực trên cả hai mặt: kinh tế thương mại - thương mại nội - liên vùng và kinh tế xuất nhập khẩu, đưa Đông Nam Bộ trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của khu vực phía Nam và cả nước. Không những phong phú về lĩnh vực mà các thành phần kinh tế tham gia vào ngành kinh tế này ngày càng đa dạng, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Bên cạnh sự phục hồi và phát triển 495
  7. mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh truyền thống, Đông Nam Bộ còn chứng kiến quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ về kinh tế thương mại - dịch vụ như sự hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nhỏ hay xu hướng số hóa, ảo hóa,… Trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, Đông Nam Bộ đã thực sự trở thành một “kho” trung chuyển hàng hóa lớn, đóng vai quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ra đời như một “cú hích” tạo ra cơ hội để kinh tế Đông Nam Bộ nói chung và kinh tế thương mại - dịch vụ nói riêng khắc phục hậu quả của đại dịch COVID- 19 và có những bước đột phát mạnh mẽ trong thời gian tới. Nghị quyết đã đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý nhằm khắc phục một số hạn chế mà kinh tế thương mại - dịch vụ Đông Nam Bộ đang vướng phải như tính thiếu liên kết, mất cân bằng trong phát triển thương mại - dịch vụ giữa địa phương… Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh đến “tính biển” trong hoạt động kinh tế của Đông Nam Bộ. Việc khai thác tiềm năng du lịch, logictics và các loại hình thương mại - mại dịch có liên quan đến biển khác là những hoạt động tế quan trọng, tạo ra đột phá trong tăng trưởng kinh tế của khu vực ven biển, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X (2020). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Chính trị (2024). Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Số 24-NQ/TW. Ngày 07/10/2022. 3. Lê Quang Cần (2017). Chợ truyền thống ở miền Đông Nam Bộ từ bao cấp đến Đổi mới và hội nhập (1975 - 2016), Tạp chí Khoa học Xã hội, số 7 (227). 4. Cổng Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu (2022). Thành phố Vũng Tàu. Truy cập tại: https://baria- vungtau.gov.vn. 5. Cục Đầu tư nước ngoài (2021). Tình hình đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Bộ tháng 6/2020. Truy cập tại: https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/3bdcb27f-403e-4f36-901e- 1e9c71aa14cb/NewsID/410f7fbe-65df-4bae-98f3-ddbce4b4afdb. 6. Nguyễn Văn Hiệp (Cb) (2023). Đông Nam Bộ học Một số chủ đề căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 7. Hiệp hội thương mại Điện tử Việt Nam (2020). Báo cáo chỉ số thương mại điện tử. Thành phố Hồ Chí Minh: VECOM. 8. Đinh Thị Bích Liên (2023). Các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Truy cập tại https://vioit.org.vn/vn/tin-hoat-dong-nganh/cac-nhiem-vu--giai-phap-de- thuc-day-tang-truong-kinh-te-vung-dong-nam-bo--5137.4056.html. 9. Nguyễn Đình Luận (2015). Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 8. 10. Hoàng Thu (2021). Bình Dương: Tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư, sản xuất, nhập khẩu và xây dựng thành phố thông minh. Truy cập tại: https://doanhnghiephoinhap.vn/binh-duong-tang-cuong-quan-he-doi-ngoai-hop-tac-kinh-te-quoc- te-de-day-manh-thu-hut-dau-tu-san-xuat-nhap-khau-va-xay-dung-thanh-pho-thong-minh.html. 11. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011). Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 - 2010. Hà Nội: Thống kê. 12. Tổng Cục thống kê Việt Nam (2022). Số lượng trung tâm thương mại có đến 31/12 hàng năm phân theo địa phương. Truy cập tại https://www.gso.gov.vn/thuong-mai-dich-vu/. 13. Viện Kinh tế Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2023). Vai trò của các ngành dịch vụ - thương mại trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Truy cập tại http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn. 496
  8. ĐƯỜNG 13 TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975) Nguyễn Thị Tiền 1 1. Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trên cơ sở tập hợp và kế thừa những nguồn tư liệu đã công bố trước đó, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic, bài viết này trình bày về những trận đánh lớn, vai trò và ý nghĩa của Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Qua việc thống kê lại những trận đánh diễn ra trên Đường 13 cho thấy Đường 13 có vai trò rất quan trọng, là tuyến đường vận tải chiến lược của địch cả về chính trị, quân sự, kinh tế, nơi chúng thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét xuyên giữa miền Đông Nam Bộ. Đường 13 do đó, cũng là nơi các lực lượng vũ trang cách mạng tổ chức tập kích, phục kích đánh giao thông địch nhằm tiêu diệt tiêu hao sinh lực chúng và kiểm soát hành lang vận tải của ta từ chiến khu giữa hai vùng Đông và Tây của miền Đông Nam Bộ. Từ khóa: Đường 13, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường 13 ở miền Đông Nam Bộ xuất phát từ ngã ba Vĩnh Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (biên giới Việt Nam - Campuchia). Đường 13 không chỉ có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội nội vùng mà còn mở ra khả năng giao lưu và liên kết giữa các tỉnh, vùng miền và quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, Đường 13 là một địa danh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở miền Đông Nam Bộ. Nghiên cứu về những trận đánh đã từng diễn ra trên Đường 13 trong phong trào đấu tranh giữa ta và kẻ thù sẽ góp phần làm rõ vai trò và ý nghĩa các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang trên Đường 13. Qua đó, sẽ mở ra những hướng nghiên cứu về vài trò và ý nghĩa của Đường 13 trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai. 2. PHƯƠNG PHÁP Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày về những trận đánh lớn, vai trò và ý nghĩa của Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). 497
  9. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đường 13 ở Đông Nam Bộ Đường13 là trục lộ liên kết giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh phía Nam của Lào và Đông Bắc Campuchia với các tỉnh và thành phố, vùng đồng bằng Nam Bộ và cả nước. Đường 13 từ ngã ba Vĩnh Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư, Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (biên giới Việt Nam - Campuchia). Đường 13 dài 142,7 km, từ thành phố Hồ Chí Minh chạy qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát (tỉnh Bình Dương), Chơn Thành, Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Đường 13 do Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 18, trên cơ sở tuyến đường thuộc địa 13, từ Sài Gòn theo hướng Nam - Bắc qua những vùng trồng cao su, đi qua Campuchia tới sông Mê Công ở Kraitiê, đi qua Savanakhet, Viêng Chăn gắn liền với đường thuộc địa số 4 ở Luông Phabăng, chiều dài tuyến đường 173 km. Theo Quyết định số 1950/QLĐB của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 1/1/1983, tuyến Đường 13 được quy định là Quốc lộ 13, điểm đầu ở tỉnh Bình Phước (Km 12+697) tuyến Đường 13 đến biên giới Việt Nam - Campuchia (Km 154+450 tuyến đường số 13), dài 142,173 km. Với vị trí chiến lược quan trọng, Đường 13 trở thành trục lộ chính của hệ thống đường bộ ở Đông Nam Bộ, có tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, chiến lược quan trọng của địch và ta. Về phía địch, Đường 13 là giao thông huyết mạch, phục vục kinh tế, xã hội dưới thời Pháp thuộc (1916 - 1945) và phục vụ 30 năm chiến tranh dưới 2 chế độ Pháp và Mỹ (1945 - 1975). Trong chiến tranh, Đường 13 đảm bảo là tuyến đường vận chuyển cơ động của lực lượng Sài Gòn thực hiện các chiến lược càn quét. Đường 13 còn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, là nơi vận chuyển nguồn lực kinh tế của địch như cao su, gạo, các loại thực phẩm,… từ Sài Gòn lên các tỉnh khác và Campuchia. Về phía ta, Đường 13 là nơi tập trung các lực lượng tập kích, phục kích đánh giao thông của ta với đối phương. Tuyến Đường 13, bảo đảm hành lang quân sự, là nơi ngăn cách hai chiến khu quân sự: Dương Minh Châu và chiến khu Đ. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, Đường 13 là tuyến đường cho quân lực lượng vũ trang cách mạng hành quân từ phía Bắc vào Sài Gòn chi viện. 3.2. Đường 13 và những trận đánh lớn trong chiến tranh chống thực dân dân Pháp và đế quốc Mỹ 3.2.1. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp Hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đề ra một loạt chủ trương nhằm đối phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Trong đó, về mặt quân sự, ra sức tuyên truyền phát động tinh thần yêu nước, ủng hộ sức người và sức của cho cuộc kháng chiến, vận động thanh niên tòng quân, phát triển lực lượng vũ trang ở các cấp, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh giao thông, diệt đồn bót bằng mưu trí (Hồ Sơn Đài, 2010). Sôi nổi nhất là mặt trận trên Đường 13 với nhiều trận đánh diễn ra ác liệt: Trận Thới Hòa (19/8/1947), Đồn Thới Hòa nằm trên Đường 13 gần cầu Ba Trắc (cầu Thới Hòa), huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một. Địch bố trí ở đây một trung đội với nhiệm vụ chủ yếu bảo vệ cầu. Đồn được bao quanh một bờ tường đất cao hơn 1m, có 2 hàng rào đơn bằng dây thép gai, xen kẽ giữa 2 lớp rào là chông tre (Hồ Sơn Đài, 2014). Ngày 19/8/1947, một nửa quân số địch trong đồn đi vận tải lương thực nên Ban Chỉ huy Chi đội 6 quyết định tiến công 498
  10. đồn Thới Hòa với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, phá đồn bót, tạo điều kiện cho phong trào địa phương phát triển. Trận đánh được thực hiện bằng cách cải trang để đột nhập tiêu diệt địch, công tác tổ chức chu đáo, cải trang khéo léo, cách đánh táo bạo. Trận Thới Hòa, quân ta giành được thắng lợi, giải thoát một số cán bộ và nhân dân bị địch giam giữ, tiêu diệt 24 tên lính ngụy, 7 tên hội tề, thiêu hủy đồn rồi rút lui an toàn, đặc biệt, tạo được niềm tin trong nhân dân vùng địch kiểm soát. Trận Chơn Thành (21/10/1950), diễn ra trên Đường 13 đoạn Chơn Thành Nam cầu Cần Đâm huyện Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Tháng 10/1950, Bộ Tư lệnh Khu 7 mở Chiến dịch Bến Cát nhằm chia lửa với Chiến dịch Biên Giới, cắt đứt Đường số 7 và 14. Trận Chơn Thành diễn ra trong hệ thống các trận đánh của chiến dịch, đơn vị đảm nhiệm chính là Tiểu đoàn 302 Liên Trung đoàn 301-310 Khu 7. Trận đánh của Tiểu đoàn 302 đạt hiệu suất chiến đấu cao, với chiến thắng này đã tạo điều kiện cho Chiến dịch Bến Cát phát triển và làm giảm bớt một phần khó khăn trong điều kiện ta còn thiếu thốn vũ khí, trang bị lúc đó. Trận Cây Xoài (từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 11 năm 1953), bót Cây Xoài nằm tại ngã ba Tỉnh lộ 7 và Đường 13, cách thị trấn Bến Cát về phía Nam 1km. Lực lượng chủ lực của ta là phân đội trinh sát đặc công Tiểu đoàn 303, yểm trợ là Trung đội thuộc Đại đội Lê Hồng Phong và du kích xã Mỹ Phước. Theo kế hoạch, ta dùng Trung đội bộ đội địa phương huyện, kìm chế địch ở bót tháp canh cầu Suối Tre. Tổ du kích xã Mỹ Phước có nhiệm vụ bố trí ở Phủ Hàm, chặn quân tiếp viện từ thị trấn Bến Cát theo Đường 13 xuống. Sử dụng ba tổ của phân đội trinh sát đặc công, Tiểu đoàn 303 là lực lượng chủ yếu đánh bót Cây Xoài. Sau trận đánh, quân địch bỏ bót Cây Xoài, nhân dân nổi dậy phá khu tập trung của địch và trở về làng cũ làm ăn. Trận Xóm Cũ (3/1954), Đại đội 60 do Nguyễn Văn Mây chỉ huy hành quân xuống Lái Thiêu thay thế Đại đội 55 để diệt tề. Sau khi diệt bót Tương Bình Hiệp được vài ngày, chỉ huy Đại đội 60 họp, phối hợp lực lượng vũ trang huyện Châu Thành tổ chức chặn đánh 1 Trung đội địch vào Xóm Cũ bắt sâu, đặc biệt đã bố trí ở dốc Hào Mỹ trên Đường 13 chặn đánh tiêu diệt địch. Sau 30 phút chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt gọn Trung đội địch, làm chủ trận địa, thu toàn bộ vũ khí. Trong trận truy kích địch tại Xóm Cũ, quân ta đã chủ động, linh hoạt đề xuất nhiệm vụ đánh địch, tổ chức đội hình chiến đấu hợp lý, phù hợp với đặc điểm địa hình cũng như tình hình địch và ta. Trận Truông Bồng Bông (28/7/1954), Truông Bồng Bông thuộc xã Định Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Thủ Biên, đây là căn cứ của ta nằm ở phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một. Quân Pháp và đồng minh thường xuyên tổ chức lực lượng, mở các cuộc càn quét dọc theo Đường 13, lộ 2, dọc tuyến đường sắt nhằm đảm bảo giao thông và tìm kiếm đánh phá các căn cứ của ta. Lực lượng ta trong căn cứ có 1 Tiểu đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành, 1 Tiểu đội du kích xã, cùng Ban Chỉ huy Xã đội Định Hòa, có nhiệm vụ đánh địch bảo vệ căn cứ. Tuy lực lượng ta ít (chỉ có hơn 2 Tiểu đội) nhưng đã đánh bại cuộc càn lớn của địch với lực lượng đông hơn, buộc chúng phải rút lui, làm thất bại cuộc càn quét của địch, bảo đảm an toàn lực lượng của ta. 3.2.2. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ Sau khi thay chân Pháp vào Việt Nam, Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Tại khu vực miền Đông Nam bộ, một mặt chúng càn quét vùng nông thôn, vùng căn cứ cũ, đặc biệt là các đồn điền cao su, mặt khác đi đến đâu cũng gom dân 499
  11. lại để tuyên truyền chiến tranh tâm lý, vu khống cách mạng, nói xấu cán bộ, đảng viên, xuyên tạc cộng sản,… Chúng đánh phá bằng quân sự, trên các đường giao thông, chúng lập những trạm gác, bố trí lực lượng phản động, chỉ điểm nhận dạng cán bộ ta trên tất cả các tuyến đường. Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy của ta đã tổ chức hàng loạt các trận đánh trên các trục lộ lớn tại khu vực miền Đông Nam Bộ, trong đó sôi nổi nhất là mặt trận đánh địch trên Đường 13. Trận Đồng Sổ (28/12/1964), địa bàn xung quanh là rừng cao su và rừng chồi tương đối thuận lợi cho công tác trinh sát địch và tiếp cận bí mật để tập kích vào trong ấp. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng ấp Đồng Sổ thành một ấp chiến lược, gom dân ở các điểm xung quanh vào ấp để kiểm soát. Do vị trí án ngữ trên Đường 13, Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hỗ” lấy ấp chiến lược Đồng Sổ làm điểm trú quân. Thực hiện chủ trương chống phá bình định, Tỉnh đội Thủ Dầu Một quyết tâm tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hỗ”. Trận Đồng Sổ, quân ta đã tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích địch, diệt 80 tên, bắt 52 tên, thu 105 súng tiểu liên và súng trường tự động. Ta hy sinh 10 đồng chí và bị thương 10 đồng chí (Hồ Sơn Đài, 2014). Trận Cầu Tây (1/8/1965), diễn ra tại ấp Cầu Tây, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, địa hình trận địa phục kích trên Đường 13, hai bên đường có các cụm rừng chồi, rừng cao su thuận lợi cho quân ta bí mật ém đội hình phục kích. Lực lượng của địch đóng giữ tại địa bàn là 1 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 chính quyền Sài Gòn. Hằng ngày, chúng tổ chức tuần tra đoạn đường cầu Thới Hào đến cầu Cây Quéo. Lực lượng thực hiện trận đánh của quân ta gồm: 3 Trung đội, 59 đồng chí, trang bị 6 súng trung liên, 1 súng M79 và đầy đủ tiểu liên, súng trường, hình thành 3 bộ phận chặn đầu, khóa đuôi và đánh chính diện. Trận phục kích diệt địch tại phía Bắc ấp Cầu Tây, làm gián đoạn giao thông trên trục lộ 13 hai ngày, tạo điều kiện tốt để Đại đội 61 tổ chức tuyên truyền vũ trang, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ huy chiến đấu và huấn luyện đơn vị. Trận Bến Cát (24/5/1968), diễn ra tại Chi khu Bến Cát, nằm sát trục Đường 13. Ở đây, lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn bao gồm quân chủ lực và quân địa phương, xung quanh Chi khu Bến Cát địch còn thiết lập hệ thống tua, bót trên các điểm trọng yếu. Về phía ta, thực hiện đợt 2 Tổng tiến công và nổi dậy theo chỉ thị của Tỉnh ủy Bình Dương, Huyện ủy Bến Cát chủ trương tiến công tiêu diệt Chi khu Bến Cát, ta sử dụng toàn bộ lực lượng của huyện gồm 3 Đại đội bộ binh, 1 Đại đội trợ chiến, 1 Trung đội nữ phục vụ và lực lượng du kích xã (An Điền, Kiến An, An Tây, Thanh An, Phú An, Mỹ Phước, Long Nguyên) bí mật tiếp cận, tập kích tiêu diệt địch, phá thế kìm kẹp của địch ở Bến Cát. Trận Tàu Ô (6/6/1969), địa điềm đợt phục kích là Nam cầu Tàu Ô, quận Chơn Thành, tỉnh Bình Long. Trước khi hành quân thực hiện các cuộc vận chuyển trên Đường 13, địch cho xe tăng và bộ binh tuần tra đồng thời kết hợp không binh trinh sát, bắn phá những nơi chúng nghi ngờ có lực lượng ta. Thực hiện kế hoạch hè 1969 của cấp trên, Tiểu đoàn bộ binh 8, Trung đoàn 1, Sư đoàn 1, Tiểu đoàn được tăng cường Đại đội 11, Tiểu đoàn 9, trang bị 1 khẩu ĐKZ75mm, 2 khẩu cối 82mm, một số cây súng phòng không 12,7mm của Trung đoàn và toàn lực lượng được giao nhiệm vụ tổ chức trận phục kích giao thông tại Nam Tàu Ô (đoạn Chơn Thành - Hớn Quản) nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch và phương tiện vận chuyển, binh khí kỹ thuật của địch, góp phần cùng các đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau trận đánh, ta đã đánh thiệt hại đoàn xe địch, bắn 7 xe thiết giáp, 37 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu 403 tên địch (Hồ Sơn Đài, 2010). 500
  12. Trận Chơn Thành48 (20/6/1969), trận phục kích diễn ra trên Đường13, đoạn từ Thủ Dầu Một đi Bình Long. Trên đoạn đường này, trước khi hành quân địch thường tổ chức cho xe tăng, xe bọc thép sục sạo hai bên đường và chốt lại ở một vị trí quan trọng, kết hợp máy bay trinh sát, bắn phá sâu vào hai bên đường. Khi hành quân thường có xe tăng hộ tống ở đầu và cuối đội hình. Thực hiện nhiệm vụ cấp trên, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 1, Sư đoàn 1 bí mật xuống địa bàn Chơn Thành - Bình Long và được tăng cường Đại đội 9, Tiểu đoàn 9 và 1 khẩu ĐKZ75mm, tổ chức phục kích đánh giao thông trên đường Đường 13 tiêu diệt sinh lực, phương tiện theo kế hoạch chiến đấu. Trận đánh diễn ra từ 17 giờ ngày 19/6/1969 kết thúc lúc 11 giờ 15 phút ngày 20/6/1969, các bộ phận của ta rời khỏi trận đánh về vị trí tập kết an toàn. Sau trận đánh, ta tiêu diệt 75 xe (có 33 xe tăng, xe bọc thép), bắn rơi 10 máy bay, diệt và làm bị thương 350 tên địch (Hồ Sơn Đài, 2014). Trận đánh thành công do ta nắm chắc quy luật hoạt động của địch và thủ đoạn đối phó của chúng khi bị tiến công, bố trí lực lượng và đội hình chiến đấu phù hợp, góp phần bẻ gãy cuộc hành quân càn quét của quân Mỹ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trận Cầu Cần Lê (19/11/1970), diễn ra ở phía Nam - Bắc cầu Cần Lê, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Long nằm trên Đường 13, nơi Đại đội 26, Tiểu đoàn 25, Phân khu 1 bố trí trận địa phục kích. Theo nhiệm vụ được giao, trong tháng 11 năm 1970, Đại đội 26 phải tổ chức đánh từ 1 đến 2 trận phục kích giao thông trên Đường 13. Sau khi nhận nhiệm vụ, chỉ huy Đại đội 26 khẩn trương liên hệ với lực lượng vũ trang huyện Lộc Ninh nghiên cứu thực địa và quyết định tổ chức 2 hướng trận địa: hướng trận địa thứ nhất (diễn ra từ 15 giờ 30 phút ngày 18/11/1970 đến 7 giờ 40 phút ngày 19/11/1970) theo hướng Nam cầu Cần Lê, hướng trận địa thứ hai (diễn ra khoảng 8 giờ ngày 19/11/1970 kết thúc trận chiến cùng ngày) theo hướng Bắc cầu Cần Lê. Trận phục kích cầu Cần Lê là trận đánh đạt hiệu suất cao, do ta chọn vị trí phục kích bất ngờ, địch chủ quan và đặc biệt hơn các tổ chiến đấu chấp hành mệnh lệnh và có kỹ thuật chiến đấu tốt. Trận SNOUL (từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 5 năm 1971), địa hình khu vực phòng ngự Snoul thuộc thị trấn Snoul, tỉnh Kraichiê, Campuchia. Đây là vùng trung du chủ yếu trồng cao su, xen kẽ những cánh rừng dầu và trảng cỏ. Trung tâm cụm phòng ngự là ngã ba giao lộ Đường số 7 và Đường 13 rất thuận tiện cho việc tổ chức xây dựng trận địa phòng ngự, tuy nhiên đây là vị trí nằm sâu trong vùng giải phóng của ta, đường bộ tiếp tế, chi viện chỉ duy nhất là Đường 13, nếu bị chặn cắt giao thông thì Snoul sẽ rơi vào thế bị cô lập. Thực hiện chỉ thị của cấp trên, ta mở Chiến dịch tấn công trên Đường 13, Sư đoàn 5, Trung đoàn 28 và Đoàn Pháo binh 75 được giao nhiệm vụ vây lấn, tiêu diệt Chiến đoàn 8 và các đơn vị địch phòng ngự tại Snoul. Đúng 3 giờ ngày 26/5/1971, ta bắt đầu tấn công và đến ngày 30/5/1971 ta kết thúc trận đánh. Trận đánh thành công do đơn vị làm tốt công tác tổ chức, xây dựng lực lượng, chủ động đẩy địch vào thế bị động. Trận Téc Ních49 (từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 4 năm 1972), căn cứ Téc Ních, thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay thuộc tỉnh Bình Phước) được xây dựng trên một quả đồi hình bầu dục 48 Chơn Thành là một căn cứ quân sự của Mỹ - Chính quyền Sài Gòn rất kiên cố, ví như Xuân Lộc nổi tiếng ác liệt trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nơi đây án ngữ lực lượng giải phóng ở cửa ngõ Tây Bắc chặn đứng trên Quốc lộ 13 trước khi đến Bến Cát, Thủ Dầu Một. 49 Téc- Ních (Tech Nique) là tiếng Pháp có nghĩa là kỹ thuật. Sỡ dĩ người Pháp đặt tên này vì ở đây có viện nghiên cứu cây cao su. 501
  13. lồi lõm và thấp hơn các quả đồi xung quanh, đường sá đi lại ngang dọc và có trục lộ 13 vào cổng chính. Địch chia căn cứ làm 3 khu: A, B, C và bố trí nhiều lực lượng túc trực tại đây. Tiểu đoàn 14, Trung đoàn đặc công 429 và Tiểu đoàn 28, Sư đoàn 7 thực hiện quyết tâm tiến công căn cứ Téc Ních mở màng Chiến dịch Nguyễn Huệ ở hướng chủ yếu trên Đường 13, quyết tâm tiêu diệt địch. Trận tập kích diễn ra từ 14 giờ 10 phút ngày 4/4/1972 đến 1 giờ 10 phút ngày 5/4/1972. Trận tấn công căn cứ Téc Ních là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, ta diệt nhiều địch, phá nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng. Trận Lộc Ninh (từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 4 năm 1972), cụm cứ điểm Lộc Ninh được xây dựng trên một ngọn đồi ở phía Tây Đường 13. Trận đánh bắt đầu từ 5 giờ 30 phút ngày 5/4/1972 và kết thúc thắng lợi vào lúc 10 giờ ngày 7/4/1972, ta đã tiêu diệt và làm tan rã Chiến đoàn 9; Trung đoàn thiết giáp 1, Tiểu đoàn biên phòng 71, 1 Tiểu đoàn pháo binh (thiếu), 6 Đại đội bảo an, 15 Đội dân vệ cùng toàn bộ hệ thống của chính quyền Sài Gòn từ xã, ấp trong toàn bộ quận Lộc Ninh, giải phóng hoàn toàn quận Lộc Ninh. Trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Lộc Ninh là trận đánh mở màn cho Chiến dịch Nguyễn Huệ, giành thắng lợi giòn giã, mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, làm căn cứ cho lực lượng ta hoạt động và chiến dịch phát triển thuận lợi. 3.2.3. Ý nghĩa các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang cách mạng trên Đường 13 Trên chiến trường Đông Nam Bộ, Đường 13 có vai trò quan trọng trong chiến lược bình định và khai thác thuộc địa của thực dân, đặc biệt đây là tuyến đường vận chuyển tài nguyên khai thác được từ ba nước Đông Dương về Sài Gòn và sau này Đường 13 luôn được Mỹ chú ý để đẩy nhanh quá trình xâm lược. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đường 13 trở thành mặt trận giằng co quyết liệt giữa ta và địch, để lại nhiều tiếng vang trong lịch sử với nhiều trận đánh nổi tiếng, quan trọng khẳng định vai trò của các lực lượng quân sự vũ trang cách mạng. Một là, phục kích chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của địch như trận Đồng Sổ, trận Lộc Ninh, trận Chơn Thành, tiêu biểu trận Téc Ních, ta diệt và đánh thiệt hại nặng Sở chỉ huy Sư đoàn 5, khu thông tin, diệt Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 7; diệt và làm bị thương 370 tên, bắt 6 tên, thu 3 súng (2 súng AR15, 1 súng M79), 1 đài ban dẫn, một số tài liệu, cắm cờ Mặt trận tại Sở chỉ huy địch. Phá hủy 139 căn nhà, 2 kho róc két, 1 kho quân nhu, 1 kho đan nhọn, 22 lô cốt, 17 hầm ngầm và két nước, 2 kho xăng dã ngoại, 6 xe GMC, 1 xe Jeep (Hồ Sơn Đài, 2014),... Sau trận này, ta làm tiêu hao sinh lực địch, thu được nhiều vũ khí, phục vục cho cuộc chiến đấ lâu dài. Hai là, lực lượng vũ trang cách mạng tại đây biết vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, đánh phá hoạt động vận tải kinh tế của địch để xây dựng tiềm lực kháng chiến cho ta. Có thể thấy, Tàu Ô là trận đánh được tổ chức chặt chẽ, chọn cách đánh vận động phục kích, tổ chức trận địa phòng không phù hợp nên trận đánh đạt hiệu xuất chiến đấu cao. Trận đánh lấn tại Snoul là trận vay ép quy mô lớn đầu tiên của lực lượng chủ lực Quân giải phóng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, Chiến thắng Lộc Ninh gây nỗi kinh hoàng lớn trong lực lượng quân Sài Gòn và đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng đầu tiên diễn ra trên chiến trường Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng trong trận Lộc Ninh, Sư đoàn 7 đã chặn đánh quân tiếp viện của địch từ Sài Gòn lên, ta thu được nhiều lương thực và vũ khí tạo tiềm lực cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta. 502
  14. Ba là, các lực lượng quân sự vũ trang trên Đường 13 đã góp phần mở ra hành lang, xây dựng được căn cứ địa quân sự. Sau chiến thắng Lộc Ninh, tại đây, Sư đoàn 7 có nhiệm vụ đánh quân tiếp viện của địch từ Sài Gòn lên, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến công, nhằm tiêu diệt và làm tan rã phần lớn lực lượng địa phương quân, bộ máy kìm kẹp của địch, phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới ở phía bắc Sài Gòn, mở rộng vùng giải phóng và thường xuyên uy hiếp Sài Gòn. Trong chiến dịch 150 ngày đêm (trận Tàu Ô), quân ta vẫn giữ vững trận địa quyết chiến, ngăn chặn bước tiến của quân địch trên Đường 13 về An Lộc. Cả một vùng giải phóng rộng ở phía Bắc Sài Gòn góp phần chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 để giải phóng hoàn toàn miền Nam. 4. THAY LỜI KẾT Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đường 13 không chỉ là huyết mạch phục vụ cho các hoạt động quân sự của địch mà còn là đối tượng đánh phá của bộ đội và nhân dân ta làm thất bại âm mưu của địch. Trong ba thập kỷ khói lửa đạn bom, xuyên qua các vùng dân cư, thị trấn, thị xã và nông thôn, nhất là vùng căn cứ kháng chiến, Đường 13 mang tên “con đường máu và nước mắt”, trở thành trận địa ta đánh địch, địch đánh ta. Những sự kiện quân sự trên Đường 13 là bằng chứng lịch sử quan trọng chứng minh được vai trò của hệ thống giao thông đường bộ, khẳng định được tầm quan trọng của các lực lượng quân sự vũ trang cách mạng trên đường 13, thể hiện sức mạnh dân tộc, tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Từ điển Bách khoa Việt Nam (2017). Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Quyển 2: Địa lý quân sự. Hà Nội: Nxb. Quân đội nhân dân. 2. Đảng Ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương (2010). Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2005). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp. 3. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước (2013). Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Phước (1945-2010). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự Thật. 4. Hồ Sơn Đài (Cb) (2010). Lịch sử lực lượng vũ trang quân khu 7 (1945-2010). Hà Nội: Nxb. Quân đội nhân dân. 5. Hồ Sơn Đài (Cb) (2014). 400 trận đánh của lực lượng vũ trang quân khu 7 (1945-1989). Hà Nội: Nxb.Chính trị Quốc gia - Sự Thật. 6. Trần Bạch Đằng (Cb) (1991). Địa chí tỉnh Sông Bé. Nxb. Tổng hợp Sông Bé. 503
  15. QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM - HOA KỲ TRONG 2 THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Nguyễn Hà Trang1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó nổi lên vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở chia sẻ những lợi ích chung và những điều chỉnh chính sách từ cả 2 bên, quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây vốn được đánh giá là lĩnh vực có tính chất nhạy cảm trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Song, thực tiễn trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI cho thấy sự thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước; chứng minh những điểm tương đồng về lợi ích chiến lược, các giới hạn, khác biệt đã dần dần bị đẩy xa, tương ứng với mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ khóa: quan hệ quốc phòng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ… 1. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ Về tình hình thế giới và khu vực, sự kiện nổi bật có tác động mạnh mẽ nhất đến đời sống quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI là cuộc tấn công của các lực lượng khủng bố vào Hoa Kỳ ngày 11/9/2001. Tình hình thế giới sau sự kiện 11/9 cho thấy một số điểm đáng chú ý (Trình Mưu, 2005): (i) các nước lớn tiếp tục đóng vai trò chi phối đối với các công việc của thế giới; sự đan xen giữa hợp tác và đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước lớn ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng; (ii) quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong sự cạnh tranh gay gắt tác động không nhỏ đến các quốc gia và tình hình thế giới; (iii) an ninh quốc gia và an ninh quốc tế có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng mở rộng phạm vi, vấn đề, quy mô, cách thức bảo đảm. Nhân tố an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen nhau. Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nổi lên là một khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ phát triển cao. Quan hệ giữa các nước lớn ở châu Á – Thái Bình Dương đã chuyển từ đối kháng sang đối tác. Hợp tác và đấu tranh sẽ tiếp tục đan xen nhau và sẽ thể hiện trên những biến chuyển trong quan hệ giữa các nước trong khu vực trong nhiều thập kỷ tới (Học viện Quan hệ Quốc tế, 2003). Dưới tác động của những nhân tố trên, các nước đều tiến hành điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của quốc gia, dân tộc mình, trong đó có cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ phía Hoa Kỳ, sau sự kiện 11/9, chính quyền G.W.Bush đã công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới, có một số điều chỉnh lớn. Khủng bố trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu; 504
  16. châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng điểm trong chiến lược đối ngoại, có sự điều chỉnh lớn về an ninh quân sự đối với khu vực này, trong đó có khu vực Đông Nam Á, xem đây như là “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố. Tháng 1/2009, Barack Obama chính thức nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, đã thực hiện một loạt thay đổi trong chính sách đối ngoại, thể hiện ở hai luận điểm: sức mạnh thông minh (Smart Power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century). Trong việc triển khai luận điểm về thế kỷ Thái Bình Dương, Đông Nam Á được chú trọng hơn so với chính quyền tiền nhiệm, thậm chí khu vực Đông Nam Á còn được xem là một phần trong “lợi ích” của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Robert Sutter, 2009). Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, Việt Nam có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Hoa Kỳ (Thông tấn xã Việt Nam, 2006): thứ nhất, Việt Nam là một nhân tố khu vực then chốt tại Đông Nam Á với dân số đứng thứ hai, lực lượng quân sự lớn nhất và trữ lượng dầu mỏ ước tính 600 triệu thùng; thứ hai, Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, có các cảng sâu như Cam Ranh, Hải Phòng. Theo đánh giá của giới quân sự Hoa Kỳ, Việt Nam có thể trở thành một công cụ thực hiện các mục tiêu của Washington nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ và kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực. Khu vực Đông Nam Á có 2 trong số 5 đồng minh ở châu Á của Hoa Kỳ là Philippines và Thái Lan. Bên cạnh đó, Singapore cũng hợp tác rất chặt chẽ với Hoa Kỳ, tạo sự tiếp cận quan trọng với các phương tiện quân sự. Các nước khác như Indonesia và Việt Nam có những lợi ích chung quan trọng với Hoa Kỳ và nhiều khả năng sẽ trở thành các đối tác an ninh và chiến lược gần gũi hơn trong thời gian tới (Nguyễn Nhâm, 2011). Trong đó, Việt Nam được xem là một đối tác được phía Hoa Kỳ chú ý nhất. Có nhiều học giả cho rằng, gia tăng quan hệ quân sự Hoa Kỳ - Việt Nam là Hoa Kỳ nhằm xác lập một cân bằng mới trong quan hệ của Hoa Kỳ - ASEAN và Trung Quốc (Ngô Xuân Bình, 2007). Sau khi lên cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố lần lượt “Chiến Lược An Ninh Quốc Gia” và “Chiến Lược Quốc Phòng” vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, qua đó khẳng định “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương quan trọng đối với sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ” (Secretary Mattis, 2018); và “hai yếu tố chính được nêu rõ trong quan điểm của chính quyền Trump tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là “tự do” và “rộng mở” ( C Raja Mohan, 2017).Trong các văn bản và phát biểu chính thức, Hoa Kỳ đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” thay cho “châu Á - Thái Bình Dương” cho thấy sự dịch chuyển của Hoa Kỳ từ khái niệm "châu Á - Thái Bình Dương" đến khuôn khổ “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Đây có thể chỉ là động thái mang tính hình thức nhằm xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm, nhưng trên thực tế thì vẫn duy trì mức độ quan tâm cao đối với khu vực. Thuật ngữ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có ý nghĩa bao quát hơn về mặt địa lý so với châu Á - Thái Bình Dương. Đây chính là những cơ sở quan trọng để Hoa Kỳ tiếp tục có những đánh giá về mặt chiến lược đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng và trong đó có Việt Nam. Nhìn chung, các mục tiêu chính sách lâu dài đối với Việt Nam là bảo đảm một nước Việt Nam ổn định, an toàn, thịnh vượng và mở cửa. Trên cơ sở quan hệ tốt với Việt Nam, thông qua vị trí, vai trò của Việt Nam, Hoa Kỳ kiềm chế các đối tác và đối thủ khác, đặc biệt là những 505
  17. nước lớn ở châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ tính toán để có thể triệt để lợi dụng Việt Nam trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, không để Việt Nam và Trung Quốc liên kết với nhau với vai trò hai nước xã hội chủ nghĩa (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005). Bên cạnh đó, việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Hoa Kỳ các lợi ích chính trị, chiến lược, kinh tế đáng kể. Có thể thấy, Việt Nam trở thành quốc gia trọng điểm của Hoa Kỳ trong việc phát triển quan hệ tốt với các nước phi đồng minh ở khu vực Đông Nam Á (Nguyễn Thái Yên Hương (2007). Về chính sách quốc phòng, Hoa Kỳ chủ trương thực hiện chiến lược can dự toàn cầu với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn. Đặc biệt, một trong những nhân tố định hình chiến lược của Hoa Kỳ chính là việc duy trì sự hiện diện quân sự tại các khu vực then chốt, trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thông qua việc tăng cường diễn tập quân sự, tranh thủ tiếp cận các căn cứ quân sự có vị trí quan trọng, gửi quân đến các khu vực được quan tâm... Có thể nói, những điểm xuyên suốt trong tiến trình điều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ liên quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn này là: (i) Hoa Kỳ ngày càng chú trọng hơn việc bảo vệ đất nước để ứng phó với những thách thức an ninh mới phát sinh, nhất là nhân tố khủng bố (giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Bush); (ii) Hoa Kỳ luôn coi trọng và từng bước đi và cụ thể hóa hơn việc hợp tác với Châu Á – Thái Bình Dương trên mọi lĩnh vực, bao gồm hợp tác quốc phòng với các nước đồng minh, đối tác, tại các diễn đàn đa phương. Trong những năm gần đây, trong quan hệ với khu vực, Hoa Kỳ chú trọng củng cố lại quan hệ với mạng lưới đồng minh và thúc đẩy hợp tác thực chất với các nước đối tác mới, trong đó có Việt Nam; (iii) Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh cùng lúc. Từ phía Việt Nam, khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Chủ trương đối ngoại đã chuyển thành “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” từ Đại hội X; hội nhập quốc tế không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác. Tư tưởng chỉ đạo trong quan hệ với các nước lớn của Việt Nam là tạo sự cân bằng lợi ích, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện, mở rộng và phát triển với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tực giữ vững độc lập, thống nhất và định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam, vì về chính trị Hoa Kỳ đóng vai trò chi phối trong nhiều tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập; về kinh tế Hoa Kỳ có vai trò chi phối nền kinh tế thế giới giúp Việt Nam tranh thủ thị trường rộng lớn, nguồn vốn và kỹ thuật. Nhìn chung, “Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng và mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, vì lợi ích thiết thực của cả hai bên” (Lê Khương Thùy, 2006). Trên cơ sở đó, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động trong việc thúc đẩy quan hệ, xem Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình; hướng đến việc xác định một khuôn khổ quan hệ ổn định (Trình Mưu, 2005). Về quốc phòng, Việt Nam cũng có những điều chỉnh, mang đặc trưng là gìn giữ hòa bình và tự vệ. Theo đó, chủ trương của Việt Nam là: (i) Không tham gia bất kỳ liên minh quân sự 506
  18. nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước khác nhưng sẵn sàng tự vệ chống mọi hành động xâm phạm lãnh thổ trên bộ, vùng trời và vùng biển và lợi ích quốc gia; không chạy đua vũ trang nhưng luôn củng cố sức mạnh quốc phòng tăng khả năng tự vệ, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược dưới mọi hình thức; (ii) Mở rộng quan hệ quân sự với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng và các nước trong khu vực, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giữ vững hòa bình, ổn định, góp phần hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; (iii) Ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn ngừa và đẩy lùi các nguy cơ xung đột vũ trang từ chiến tranh, hoan nghênh những sáng kiến giải trừ quân bị, tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân; chống phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân; chống phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác như vũ khí sinh học hóa học; (iv) Vì lợi ích củng cố hòa bình, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam, chính sách quốc phòng Việt Nam chủ trương thiết lập và phát triển quan hệ giao lưu hợp tác trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau với lực lượng vũ trang các nước; (v) Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh, Việt Nam sẵn sàng thương lượng hòa bình để giải quyết một cách có lý, có tình (Bộ Quốc phòng, 1998, 2004, 2009). Việt Nam cũng không ngừng tăng cường quan hệ toàn diện, trong đó có quan hệ quốc phòng, tích cực, chủ động phát triển quan hệ quân sự song phương và đa phương; phối hợp trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, cướp biển, suy thoái môi trường sinh thái... Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các điểm có nguy cơ bùng nổ xung đột khác trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực, hay đe dọa sử dụng vũ lực, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế (nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982). (Bộ Quốc phòng, 1998, 2004, 2009; Phạm Bình Minh, 2011). Song song đó, giữa Việt Nam và Hoa kỳ cũng chia sẻ và có nhiều lợi ích song trùng, cả hai nước cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược của việc xây dựng một khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển, xây dựng Cộng đồng ASEAN và các mối liên kết khu vực ổn định, tích cực; hướng đến việc xây dựng một cấu trúc khu vực ổn định lâu dài, chống lại việc bất kỳ một cường quốc nào chi phối khu vực, không để xẩy ra bùng nổ xung đột liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ. Ngoài ra, hai bên đã không ngừng mở rộng hợp tác, từ song phương đến khu vực và quốc tế, việc này đã tạo thuận lợi cho việc làm phong phú thêm quan hệ quốc phòng. Các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và mở rộng. Những cơ sở lợi ích và chính sách nêu trên cho thấy việc phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là nhu cầu chung của cả hai nước, như phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam M. Marine tại Hội thảo về Việt Nam, tổ chức tại Đại học Công nghệ Texas tháng 3/2005: “Một điều rõ ràng là cả Việt Nam và Hoa Kỳ hiện không có sự khác biệt về chiến lược. Trên thực tế, có nhiều lĩnh vực Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chung lợi ích hoặc có lợi ích song trùng…” (Lê Khương Thùy, 2006); trong đó bao gồm lĩnh vực quan hệ quốc phòng. 507
  19. 2. QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng dần được bình thường hóa. Có lẽ, ý tưởng hợp tác quân sự, quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ xuất hiện ngay từ chuyến viếng thăm (tháng 7/1996) của tiến sỹ Althony Lake – cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Bill Clinton. Trong các cuộc tiếp xúc và hội đàm với phía Việt Nam, ông đã nói rõ quan điểm của phía Hoa Kỳ là “Hoa Kỳ muốn thấy một Việt Nam mạnh và ổn định, ngày càng hội nhập với các thể chế khu vực và quốc tế, đồng thời Hoa Kỳ muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam về những lợi ích chiến lược lâu dài” (Tuần báo quốc tế, 1996). Ông cũng nhắc đến vấn đề hợp tác quân sự khởi đầu ở cấp tùy viên giữa hai bên. Trong năm 1997, đô đốc J. Prueber – tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đã đến thăm Việt Nam; sau đó một phái đoàn các sỹ quan cao cấp Cục đối ngoại Bộ quốc phòng Việt Nam cũng sang thăm Hoa Kỳ. Trong những năm đầu sau bình thường hóa quan hệ, giới quân sự hai bên thường chia sẻ mối quan tâm giống nhau về tình hình an ninh khu vực, mong muốn thúc đẩy các hợp tác quân sự song phương; trong khi nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam lại cho rằng quan hệ hai nước không nên chú trọng về quân sự, mà chủ yếu dựa trên các quan hệ kinh tế – thương mại; vấn đề hợp tác quân sự chỉ có thể ở tương lai (Murray Hiebert, 2012). Có thể nói, quan hệ quân sự, quốc phòng vẫn còn là một “vùng trũng” trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ở thời gian này. Từ năm 2000, quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã được mở rộng. Khởi động cho sự mở rộng của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực quốc phòng, có thể nói bắt đầu từ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen. Ông là người đứng đầu Lầu Năm Góc đầu tiên đến Việt Nam kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, chuyến thăm đã đánh dấu sự “tan băng” trong quan hệ quân sự Việt Nam – Hoa Kỳ. Ở giai đoạn này, hợp tác quân sự, quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn tập trung cho vấn đề tù nhân và tìm kiếm người Mỹ mất tích (POW/MIA). Đáp lại chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Williams Cohen, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước kể từ năm 1975 quan chức cao nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Hoa Kỳ vào tháng 11/2003, chuyến thăm đã tạo ra những chuyển biến tích cực, là một bước đột phá trong quan hệ quân sự, quốc phòng giữa hai bên. Chuyến viếng thăm đã tạo ra cơ sở quan trọng cho các đoàn đại biểu quân sự, các tàu hải quân của hai quốc gia viếng thăm lẫn nhau. Từ năm 2003, hàng năm tàu hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị cảng Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác song phương như ngày 19/11/2003 chiến hạm USS Vandegrift của Hải Quân Hoa Kỳ ghé cảng Sài Gòn và trở thành chiến hạm đầu tiên của hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam; tuy nhiên điều này chưa dẫn đến sự hợp tác chặt chẽ giữa hải quân của hai nước. Tháng 6/2005 chuyến thăm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến thăm Hoa Kỳ mở ra một sự hợp tác mới trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết một số hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quân sự và tình báo. Theo đó, các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ đào tạo về y tế, kỹ thuật và ngôn ngữ cho quân đội Việt Nam. Tháng 6/2005, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, trong khuôn khổ của chuyến thăm, Hoa Kỳ đề cập đến 3 nội dung chính: (i) ký kết thỏa thuận tham gia chương trình Giáo dục và Đào tạo 508
  20. Quân sự quốc tế (IMET), đây là cách mà các nhà lãnh đạo Quốc phòng Hoa Kỳ cho là phương cách hữu hiệu nhất để xây dựng quan hệ với quân đội nước ngoài; (ii) tiếp tục tổ chức các chuyến thăm Việt Nam của tàu hải quân Hoa Kỳ; (iii) tăng cường vai trò của Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát các tuyến hàng hải. Ngày 4/6/2006, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà. Phía Hoa Kỳ bắt đầu cho phép một số công ty Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự hạn chế cho Việt Nam; tuy vậy, lệnh cấm bán vũ khí sát thương vẫn được duy trì. Năm 2007, Chính quyền Tồng thống George w. Bush đã dỡ bỏ lệnh cấm vận bán các loại trang thiết bị quốc phòng phi sát thương và dịch vụ quốc phòng cho Việt Nam. Các hoạt động phối hợp rà phá bom mìn, tìm kiếm cứu nạn giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Hải quân Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương được thực hiện thường xuyên hơn ở cấp độ chuyên gia. Các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam cũng thường xuyên hơn. Tháng 6/2008, mối quan hệ quân sự đôi bên ghi nhận một cột mốc mới khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Washington đã hội đàm với Tổng Thống George W. Bush đồng thời có một chuyến thăm riêng biệt đến Lầu Năm Góc và hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates. Trong chuyến thăm này hai bên đã thống nhất việc tố chức các cuộc đối thoại an ninh - chiến lược cấp thứ trưởng (PSDD). Sau đó, đối thoại chính trị - an ninh quốc phòng đầu tiên giữa hai nước được tổ chức vào tháng 10/2008 tại Washington. Các cuộc hội đàm này tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực mà hai bên đều quan tâm, về quan hệ chính trị, quốc phòng giữa hai nước. Quan hệ quốc phòng hai nước có những bước tiến đáng kể từ năm 2009 khi cả hai bên đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nhằm tăng cường sự tham vấn quốc phòng giữa hai nước. Trong tháng 4/2009, các quan chức quốc phòng Việt Nam đã tham quan hoạt động trên tàu sân bay USS John D. Stennis (CVN-74) đang hoạt động trên khu vực Biển Đông. Việt Nam mở cửa cơ sở sửa chữa tàu tại vịnh Cam Ranh và tháng 9/2009, tàu cứu hộ USNS Safeguard đã trở thành chiếc tàu đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động sửa chữa nhỏ tại Việt Nam. Tháng 12/2009, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có chuyến thăm chính thức đến Washington nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Trên đường đến Washington, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã ghé thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dưong ở Hawaii và tham quan tàu ngầm tấn công hạt nhân uss Florida (SSGN- 728) lớp Ohio. Chuyến đi này đã góp phần xác định nhiều khuôn khổ hợp tác quốc phóng giữa hai ước. Trong năm 2010, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tồ chức kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ bằng nhiều hoạt động. Các quan chức Việt Nam đã thăm quan siêu tàu sân bay USS George W.H.Bush đang được đóng mới ở Norfolk (Virginia, Hoa Kỳ) và tàu sân bay USS George Washington khi đang hoạt động ở khu vực Biển Đông. Hai bên cũng đã mở ra một chương mới trong họp tác quốc phòng bằng cách lần đầu tiên tổ chức các hoạt động hợp tác đào tạo phi chiến tranh tại Đà Nẵng. Ngày 10/8/2010, Khu trục hạm USS McCain cập bến Ðà Nẵng trong công tác huấn luyện phi tác chiến, trao đổi kỹ thuật giữa hai nước. Cũng trong năm 2010 (17/8/2010), cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ (Defense Policy Dialogue – DPD) cấp thứ trưởng đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Ngày 10/9/2011, tại cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng lần thứ hai ở Washington, hai bên đã đã nhất trí cần tăng cường hợp tác quốc phòng một cách thiết thực vì lợi ích của mỗi nước đồng thời để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và 509
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2