intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội nghị triển khai nhiệm vụ GD Trung học năm học 2014-2015

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:34

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội nghị triển khai nhiệm vụ GD Trung học năm học 2014-2015 tập trung trình bày ở hai phần chính kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013-2014 và phương hướng, nhiệm vụ giáo dục trung học 2014-2015. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội nghị triển khai nhiệm vụ GD Trung học năm học 2014-2015

  1. UBND TỈNH PHÚ YÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ GD TRUNG HỌC NĂM HỌC 2014­2015 Phú Yên, ngày 20/8/2014
  2. NỘI DUNG CHÍNH P1.  KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC  TRUNG HỌC NĂM HỌC 2013­2014 P2.  PHƯƠNG  HƯỚNG,  NHIỆM  VỤ  GIÁO  DỤC  TRUNG HỌC 2014­2015
  3. P1.  P1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GD TRUNG HỌC NH 2013­2014 I. MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP, QUY MÔ HỌC SINH  1. Số trường học trong toàn tỉnh ­  Cấp  THCS:  106  trường  cấp  THCS  (trong  đó:  05  trường  TH  và  THCS, 03 trường PTDTNT huyện, 02 trường PTDT Bán trú và  96 trường THCS);  ­ Cấp  THPT:  33  trường  THPT  (trong  đó  01  trường  chuyên,  03  trường dân lập, 01 trường PTDTNT và 21 trường công lập) và  07 trường THCS và THPT, tăng 01 THPT. 2. Số học sinh trong toàn tỉnh ­ Cấp THCS: Tổng số 58.128 học sinh/1.846 lớp, tăng so cùng kì  năm trước 274 học sinh. ­  Cấp  THPT:  29897  học  sinh/787  lớp,    giảm  so  v ới  cùng  kì  năm  trước 839 học sinh.
  4. 3. XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN, THƯ VIỆN CHUẨN a) Trường chuẩn ­ Cấp THCS: công nhận thêm 08 trường THCS đạt chuẩn quốc gia:  (1)THCS Lý Thường Kiệt – Sông Cầu (2) THCS Nguyễn Thái Bình – Tuy An (3) THCS thị trấn Củng Sơn – Sơn Hòa (4) THCS Hoàng Văn Thụ ­ Đồng Xuân (5) DTNT Đồng Xuân – Đồng Xuân (6) THCS Đức Bình Tây – Sông Hinh (7) THCS Ngô Quyền – TP Tuy Hòa (8) THCS Nguyễn Du – TP Tuy Hòa (9) THCS Định Tiên Hoàng, Tuy Hòa.  ­ Cấp THPT: thêm trường Nguyễn Huệ. (THCS có: 33/106 , THPT có 3/33 trường đạt chuẩn quốc gia) (Tuy Hòa: 9/PH:6/ĐH:5/SHi:3/TaH:3/SC:2/ĐX:2/TA:1/SH:1) b) Thư viện chuẩn Có  47/106 thư viện chuẩn đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 01 thư viện  tiên tiến, THPT có 4 thư viện đạt chuẩn quốc gia (LTK, NGT, NH, NT).
  5. II. VIỆC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn số 5842/BGDĐT­ VP  ngày  01/9/2011  của  Bộ  GDĐT  và  Hướng  dẫn  số  820/SGDĐT­ GDTrH ngày 04/9/2013 của Sở GDĐT Phú Yên về việc thực hiện nhiệm  vụ giáo dục trung học năm học 2013­2014, tất cả các trường trung học  đều  nghiêm  túc  xây  dựng  kế  hoạch  giáo  dục,  kế  hoạch  dạy  học;  tổ  chức biên soạn phân phối chương trình theo 37 tuần thực học, gắn với  giảm tải và dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2. Nhiều  trường  thực  hiện  đổi  mới  phương  pháp  dạy  học,  kiểm  tra  đánh  giá; cải tiến hồ sơ quản lí tổ chuyên môn; cải tiến sinh hoạt tổ chuyên  môn;  sử  dụng  mạng  nội  bộ  của  Sở,  Phòng  GDĐT,  xây  dựng  thư  viện  bài giảng, đề kiểm tra…  3.  Nâng  cao  chất  lượng  giảng  dạy  trong  ở  các  PT  DTNT,  BT:  giảng  dạy  theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; chú ý bổ sung kiến thức về địa phương,  về  văn  hóa  dân  tộc;  tăng  cường  tiếng  Việt  cho  học  sinh  dân  tộc,  phụ  đạo  học  sinh  yếu  kém;  tổ  chức  tốt  giờ  tự  học;  tổ  chức  các  hoạt  động  VHVN­TDTT 
  6. 4. Hầu hết các đơn vị thực hiện đầy đủ quy trình ra đề thi, kiểm tra định  kì, học kì, có ma trận đề và đáp án được lưu trữ  ở tổ chuyên môn; một  số  trường  đã  tổ  chức  kiểm  tra  đề  chung  toàn  trường,  toàn  huyện  một  tiết trở lên ở một số môn như: THPT chuyên Lương Văn Chánh, Nguyễn  Huệ, Lê Hồng Phong, Duy Tân, PGDĐT Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy Hòa,  Phú Hòa… 5. Phối hợp với  Chi cục DS Phú Yên và Trung tâm nghiên cứu giới, gia  đình và  môi trường trong phát triển tổ chức thành công chiến dịch Cùng  chia sẻ ­ giáo dục SKSS VTN. 6.  Tổ  chức  Hội  thi  Văn  hóa ­  văn nghệ  ­  thể  thao cấp  tỉnh lần thứ hai  cho học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS và THPT tại ĐX.  7. Toàn ngành đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công  tác  quản  lí,  soạn  giảng  trên  lớp  và  kiểm  tra  đánh  giá  học  sinh:  SMAS  (online),  Emis,  Pmis,  V.Emis;  hệ  thống  quản  lý  phổ  cập  giáo  dục,  xóa  mù chữ trực tuyến. 8.  Đề  án  NN  2020:  phối  hợp  với  Đại  học  ngoại ngữ  Đà  Nẵng  tổ  chức  bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm cho 488  GV phổ thông tại trung  ương và địa phương; bồi dưỡng ngắn hạn cho  tại Malaysia 20 cán bộ giáo viên ngoại ngữ.  9. HKPĐ lần thứ XIV thành công tốt đẹp.
  7. III. KẾT QUẢ MỘT SỐ CUỘC THI ­Kì  thi  tốt  nghiệp  THPT  năm  học  2014  được  tổ  chức  nghiêm  túc,  đúng  quy  chế,  với  tỷ  lệ  đỗ  tốt  nghiệp  đạt  96,39%,  trong  đó  tỷ  lệ  khá giỏi tăng cao. ­ Kì thi chọn học sinh quốc gia đạt 13 giải/54 thí sinh ở 09 môn học  với 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 08 giải Khuyến khích. ­  Kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2014 vừa qua, học sinh Phú Yên tiếp ­ Tại Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu  vực phía Nam tại TP. Cần Thơ, vượt qua 133 dự án của 283 thí  sinh các trường THCS, THPT của 27 tỉnh thành khu vực phía Nam,  tỉnh Phú Yên có 02 học sinh trường THPT Nguyễn Huệ đạt 01 giải  nhất và 01 giải ba (Ngô Huỳnh Ngọc Khánh, học sinh lớp 12, trường  THPT Nguyễn Huệ: giải khuyến khích “Nhân tài đất Việt 2014”, giải nhất  cuộc thi KHKT với dự án “Kbot ­ wifi robot tin học lập trình”; cùng với em  Nguyễn Quốc Bảo (cũng học sinh THPT Nguyễn Huệ) đạt giải nhì Cuộc  thi Tin học trẻ không chuyên lần thứ 20).
  8. ­ Cuộc thi giải Toán trên Internet cấp Quốc gia đạt 68 giải, với 20  HCV, 13 HCB, 9 HCĐ và 6 khuyến khích. Cuộc thi Olympic Tiếng  Anh trên Internet cấp Quốc gia đạt 51 giải, với 01 HCV, 9 HCB, 12  HCĐ và 29 khuyến khích. Cuộc thi "Olympic Tài Năng tiếng Anh”  dành cho học sinh phổ thông năm học 2013­2014 khuc vực miền  Trung­Tây Nguyên, Phú Yên đạt 01 Giải Nhì ở khối lớp 9; 01 Giải  Ba ở khối lớp 5 và 01 giải KK ở khối lớp 11. ­Olympic Toán tuổi thơ toàn quốc từ ngày 07­11/6/2014 tại Đăk Lăk  đã vượt qua 34 tỉnh,Phú Yên đạt HCV khối THCS. ­Hội thi Tin học trẻ không chuyên lần thứ 20 do TW Đoàn, Bộ  GDĐT, Bộ KHCN, Bộ Thông tin truyền thông, Đài truyền hình Việt  Nam và Hội Tin học VN tổ chức, đoàn học sinh Phú Yên vinh dự  được nhận 01 giải nhì và 01 giải khuyến khích. ­ Em Nguyễn Minh Nhân, trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh  đạt giải nhì cuộc thi Olympic Vật lí do tập đoàn Năng lượng nguyên  tử quốc gia Nga Rosatom tổ chức tại Hà Nội. ­ Em Đào Dương Long, em Đặng Thị Kim Loan lớp 9A3, trường  THCS Hòa An, Phú Hòa cùng đạt giải 3 kỳ thi An toàn giao thông  toàn quốc…
  9. IV. MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM, HẠN CHẾ 1. Việc thực hiện kế hoạch dạy học ở một số trường chưa phù hợp với  quy định hiện hành; 2. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng đều ở các  trường, các môn; 3. Thực hiện kiểm tra đánh giá ở một số trường chưa đảm bảo  chuẩn KT­KN, chưa phù hợp đối tượng; 4. Bỏ học có giảm nhưng còn nhiều nguy cơ; 5. Một số kì thi các trường chưa quan tâm triển khai (KHKT, liên  môn, dạy học tích hợp, thi qua internet…) 6. Dạy nghề phổ thông còn nhiều vấn đề về chất lượng (nhiều  Trung tâm chưa nắm rõ PPCT, chất lượng chưa tốt; kết quả học  tập chưa được cập nhật ở các trường PT…) 7. Thư viện chuẩn, trường chuẩn  ở khối THPT chưa được quan  tâm; 8. Hồ sơ sổ sách một số đơn vị chưa cập nhật kịp thời, chưa  tinh  giản, hình ảnh nhà trường chưa được chú trọng; 9. Một số GV không chấp hành quy định Dạy thêm, học thêm.
  10. P2. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GDTrH NH 2014­2015 A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1.  Tích cực triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện  Nghị quyết số 44/NQ­CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 21­ CTr/TU của Tỉnh  ủy về thực hiện Nghị quyết số 29­NQ/TW về đổi mới căn  bản,  toàn  diện  giáo  dục  và  đào  tạo;  Tiếp  tục  thực  hiện  có  hiệu  quả  nội  dung  các  cuộc  vận  động,  các  phong  trào  thi  đua  của  ngành,  gắn với  việc  đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị,  đạo đức lối sống của CBQL, GV, NV và HS.  2.  Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, tăng  cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc  thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà  trường của đội ngũ CBQL. Tạo điều kiện để các trường trung học (THCS,  THPT)  chủ  động,  linh  hoạt  trong  việc  thực  hiện  chương  trình;  từng  bước  xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS thông  qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản;  XD các chủ đề  tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn  KTKN  và thái độ của từng cấp  học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng  của  HS;  chú  trọng  giáo  dục  đạo  đức  và  giá  trị  sống,  kỹ  năng  sống,  hiểu  biết xã hội, thực hành pháp luật.
  11. 3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,  sáng tạo của HS; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ  năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học  tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học  của HS; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy  và học.  4. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập và rèn luyện của HS, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử  dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối  năm học; đánh giá của GV với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của HS; đánh  giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, xã hội. 5. Tập trung phát triển đội ngũ GV và CBQL giáo dục về năng lực chuyên  môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng  phát triển năng lực HS; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra  đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; bồi dưỡng nâng cao  năng lực nghiệp vụ đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán, GV chủ  nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của tổ  chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục toàn diện  cho HS.
  12. B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Thực hiện kế hoạch giáo dục  1.Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo CT, KH GD: a) Trên cơ sở đảm bảo chuẩn KTKN và thái độ của từng cấp học,  các trường trung học  chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch  giáo dục định hướng phát triển năng lực  HS theo khung thời gian  37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo  thời  gian  kết  thúc  học  kỳ  I,  kết  thúc  năm  học  thống  nhất  trong  toàn tỉnh.  ­ Mỗi phòng GDĐT chọn từ 01­02 trường THCS có đủ điều kiện  và  trường  THPT  chuyên  Lương  Văn  Chánh  chủ  động  xây  dựng  chương trình nhà trường trên tinh thần định hướng phát triển năng  lực học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả  năng  học  tập  của  học  sinh  theo  tinh  thần  Hướng dẫn số 791/HD­BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT.  ­ Các đơn vị xây dựng mới, điều chỉnh kế hoạch dạy học trình Sở  GDĐT phê duyệt trước 12/9/2014.
  13. b) Các đơn vị chỉ đạo và hướng dẫn các các tổ/nhóm chuyên môn, GV  được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong  mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế  hoạch  dạy  học  phù  hợp  với  các  chủ  đề  và  theo  hình  thức,  phương  pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá  trị sống, rèn luyện kỹ năng sống…; tăng cường các hoạt động nhằm  giúp HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực  tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh  đạo nhà trường phê  duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ  để thanh  tra, kiểm tra. c) Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên  môn, GV có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà  không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có  thể được thực hiện  ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một  hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ  học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc NGLL, ở nhà.
  14. 2. Dạy học 2  buổi/ngày ­Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, trường THPT Nguyễn  Huệ các trường PTDTNT và các trường có đủ điều kiện về giáo  viên, cơ sở vật chất, bố trí và huy động được các điều kiện tổ  chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc hơn 6 buổi/tuần theo tinh thần  Công văn số 7291/BGDĐT­GDTrH ngày 01/11/2010 về việc  hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT.  ­Thời  gian  dạy  học  2  buổi/ngày  cần  được  bố  trí  cho  các  hoạt  động  phụ  đạo  học  sinh  yếu,  kém;  bồi  dưỡng  học  sinh  giỏi;  tổ  chức  các  hoạt  động  giáo  dục  trải  nghiệm  sáng  tạo  phù  hợp  với  đối tượng học sinh.  ­Các phòng GDĐT cần định hướng từ 01­03 trường có tổ chức  lớp 2 buổi/ngày và chỉ đạo các trường có đủ điều kiện dạy học  hơn 6 buổi/tuần ở một số lớp.
  15. 3. Tổ chức dạy học ngoại ngữ  a) Đối với môn tiếng Anh ­ Những trường THCS và THPT tham gia dạy học theo chương trình thí  điểm của Đề án NN 2020 tiếp tục triển khai chương trình này ở lớp 6, lớp  7, lớp 10, lớp 11 (đối với những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm  lớp 10); triển khai mở rộng dạy chương trình thí điểm đối với các trường  có đủ điều kiện (theo Công văn số 581/SGDĐT­GDTrH ngày 27/6/2014  của Sở GDĐT).  ­ Đối với các trường, các lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình thí  điểm: thực hiện như hiện hành.  ­ Triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và  các môn khoa học tự nhiên tại trường THPT chuyên Lương Văn Chánh. b) Đối với các trường THPT đã dạy chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2  cần tiếp tục triển khai sao cho HS được học hết chương trình cho đến khi  kết thúc khóa học, bảo đảm chuẩn KTKN cơ bản, không gây quá tải. c) Việc dạy ngoại ngữ 2, chương trình song ngữ tiếng Anh đối với môn  Toán và các môn khoa học tự nhiên hay các chương trình giảng dạy của  nước ngoài được triển khai ở những nơi đủ điều kiện và do cha mẹ HS,  HS tự nguyện tham gia (báo cáo Sở GDĐT trước khi tổ chức thực hiện). 
  16. 4. Giáo dục nghề phổ thông  ­Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông; tổ chức  dạy nghề truyền thống của địa phương, nghề phổ thông về "Tìm  hiểu kinh doanh" ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Tiếp tục đa  dạng các phươn g thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung  học. ­Với HĐGD nghề phổ thông lớp 11: Các trường THPT có thể tự tổ  chức dạy học cho HS lớp 11 một số nghề mà nhà trường có đủ  điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ GV. Những nghề phổ thông  còn lại, các trường chủ động phối hợp với các Trung tâm KTTH­HN,  Trung tâm GDTX­HN trên địa bàn để tổ chức giảng dạy cho HS. ­ Với các nghề phổ thông lớp 11 mà Bộ GDĐT chưa có hướng dẫn  chương trình hoặc TL giảng dạy, các trường trung học, các trung  tâm GDTX­HN tổ chức biên soạn phân phối chương trình, tài liệu  giảng dạy trình Sở GDĐT phê duyệt, tổ chức thực hiện.
  17. 5. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm  theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo  dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục  chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng  tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và  bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển,  hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ  thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham  quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,… theo  hướng dẫn của Bộ GDĐT. 
  18. 6. Các trường trung học phải tiếp nhận HS khuyết tật trên địa bàn theo  học hòa nhập; phân công, hướng dẫn GV cùng nhà trường thực hiện tốt  nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật. 7. Các trường trung học tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể”  đầu năm học mới (theo Công văn 721/SGDĐT­GDTrH ngày 12/8/2014  của Sở GDĐT), đặc biệt quan tâm đối với các lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 10)  nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận  PPDH và GD trong nhà trường. 8. Đối với các hoạt động giáo dục NGLL, ngoại khóa, kỹ năng sống, các  phòng GDĐT, các trường trung học triển khai theo tinh thần của Thông tư  số 04/2014/TT­BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý  hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính  khóa. 9. Đưa nội dung giáo dục dân tộc vào kết hoạch giáo dục của nhà trường  theo tinh thần Công văn   số 4331/BGDĐT­GDDT ngày 14/8/2014 của Bộ  GDĐT và các hướng dẫn của Sở GDĐT.
  19. II. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá Tiếp tục đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả giáo dục theo hướng  khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các  hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học ­ giáo dục, đánh  giá trong quá trình dạy học ­ giáo dục và đánh giá. 1. Đổi mới phương pháp dạy học ­  Tiếp tục đổi mới PPDH và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,  sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS theo tinh thần  Công văn số 3535/BGDĐT­GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương  pháp “Bàn tay nặn bột” và các PPDH tích cực khác; khắc phục lối truyền  thụ áp đặt một chiều; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến  thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm  cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ,  hành vi cho HS; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của  HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. ­ Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, c thực hành, dạy  học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với  nội dung bài học. Quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học ­ công  nghệ ­ kỹ thuật ­ toán (Science ­ Technology ­ Engineering – Mathematic:  STEM)  ở những môn học liên quan.
  20. 2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học  ­  Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng  tạo, NCKH của HS; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng  CNTT và truyền thông (dạy học trực tuyến, trường học ảo), hướng dẫn HS  học tập về nhà… ­ Tổ chức tốt và động viên HS tích cực tham gia Cuộc thi KHKT cho  HS trung học theo Kế hoạch số 711/KH­SGDĐT ngày 07/8/2014 và Cuộc thi vận d  Các phòng GDĐT, các trường trung học chủ động tổ chức các Hội thi TNTH  cho HS, Ngày hội CNTT, CLB môn học, Ngày hội sử dụng ngoại ngữ, Ngày  hội đọc… ­ Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng  dẫn số 73/HD­BGDĐT­BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ VH­ TT&DL.  ­Tổ chức hoặc phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS, Đội TNTP tổ chức các hoạt  động: VHVN, TDTT; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu,… nhằm  tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn  luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về văn hóa, truyền thống, thế giới;  không lấy thành tích làm tiêu chí để xét thi đua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
233=>2