intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi ức chiến trường của Thiếu tướng Hoàng Đan 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

504
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi ức chiến trường của Thiếu tướng Hoàng Đan 1 NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành tập sách "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập" - những trang hồi ức có giá trị như một tư liệu lịch sử sống động, một tác phẩm lý luận quân sự quý báu của Thiếu tướng Hoàng Đan. Thiếu tướng Hoàng Đan (1928 - 2003) là một trong những vị tướng tài năng của quân đội nhân dân Việt Nam; một cán bộ chỉ huy đã lăn xả qua bao chiến trường, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Ông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi ức chiến trường của Thiếu tướng Hoàng Đan 1

  1. Hồi ức chiến trường của Thiếu tướng Hoàng Đan 1 NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành tập sách "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập" - những trang hồi ức có giá trị như một tư liệu lịch sử sống động, một tác phẩm lý luận quân sự quý báu của Thiếu tướng Hoàng Đan. Thiếu tướng Hoàng Đan (1928 - 2003) là một trong những vị tướng tài năng của quân đội nhân dân Việt Nam; một cán bộ chỉ huy đã lăn xả qua bao chiến trường, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Ông sinh tr ưởng tại Nghệ An, trong một gia đình danh tướng, là hậu duệ đời thứ 21 của Hoàng Tá Thốn, tướng đời Trần, từng được phong là Sát Hải Đại Vương. Vốn dòng nhà tướng, lại sinh trưởng trong một dòng họ đỗ đạt, có tư tưởng chống đối chính quyền phong kiến, nên dẫu "chỉ mong muốn trở thành một thường dân, làm nghề tự do", thì khi chiến tranh nổ ra, lịch sử vẫn chọn ông theo đời binh nghiệp. Chặng đường 50 năm quân ngũ đã chứng tỏ, ông sinh ra để làm một người lính, một cán bộ chỉ huy, một nhà lý luận quân sự... Và trong những trang di cảo
  2. của ông, nay được xuất bản thành cuốn "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập", chất lính đã kết hợp hài hòa với phẩm chất tài hoa của người "con nhà đỗ đạt". Ngay từ "Đôi lời tâm huyết" đầu cuốn sách, vị Thiếu tướng đã chân thành chia sẻ: "Bây giờ tuổi đã cao, sức đã yếu, tôi muốn ghi lại cuộc đời mình. Trước hết để con cháu biết cha, ông đã sống như thế nào. Sau nữa, nếu có thể sẽ giúp ai đó muốn biết thêm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta đã chiến đấu từ nhỏ đến lớn, từ ít kinh nghiệm ban đầu cho đến lúc dày dạn trận mạc, đọc những trang hồi ức này, tôi cũng thấy vui vui". Xuyên suốt gần 200 trang sách, bao quát chặng đ ường hơn 60 năm của lịch sử dân tộc, Thiếu tướng Hoàng Đan tuân thủ sát sao mục đích đó. Những trang di cảo của ông được thể hiện như một hình thức nhật ký chiến trường, một cuốn tư liệu lịch sử trải dài theo trình tự thời gian. Tác giả, từ dòng ký ức, đã ghi lại rất tỉ mỉ, từng trận đánh, từng chiến dịch, từng cuộc hành quân... một cách khách quan, không né tránh cả những sai lầm, thất bại. Khi viết về Thiếu tướng Hoàng Đan, Thượng tướng - Giáo sư Hoàng Minh Thảo chia sẻ: "Ông không chỉ là một nhà chỉ huy tài giỏi, mà còn là một nhà lý luận
  3. quân sự xuất sắc. Ông kết hợp thực tiễn và lý luận, do đó mà có tính học thuật cao". Phong cách chỉ huy và tác phong nhà binh thể hiện rõ trong lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích, giàu cứ liệu lịch sử. Thường sau mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, vị Thiếu tướng đều có những kết luận ngắn gọn, trình bày những đúc kết và kinh nghiệm cá nhân của ông. Giá trị học thuật, khoa học của những trang viết thể hiện ở tính khách quan trong nhận định của tác giả. Chẳng hạn, khi viết về Chiến trường Khe Sanh năm 1968, thay vì nhận định chủ quan về tình hình địch, ông trích dẫn cách đánh giá của chính những hãng thông tấn nước ngoài như báo Tin hàng ngày của Anh, hãng tin Mỹ AP, đài phát thanh BBC... Bên cạnh sự nghiêm cẩn, chặt chẽ và khoa học của một nhà quân sự, các trang viết thỉnh thoảng còn ẩn giấu nụ cười hóm hỉnh đầy chất Nghệ. Đặc biệt là trong những dòng rất hiếm hoi kể về chuyện tình riêng của mình. Ngoài mối tình đầu "chỉ cầm tay nhau để nói chuyện, gần gũi nhất là nụ hôn khi đến và khi về", vị Thiếu tướng còn tâm sự về cuộc hôn nhân "sắp đặt" của mình. "Giữa đám đông
  4. người, chúng tôi chỉ nhìn nhau, chứ không được nắm tay nhau. Lễ ăn hỏi như ngày nay người ta thường gọi được coi như là xong. Ăn thì có ăn cháo gà. Hỏi thì không ai hỏi gì cả... Sau này vợ tôi thường nói đùa, anh cưới vợ không một bát nước lã". Ngoài các trang viết, "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập" còn tập hợp nhiều hình ảnh tư liệu quý giá về các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Cuốn sách đ ược xuất bản song ngữ Việt - Anh. Hoàng Đan Thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003) là một vị tướng chiến trận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã tham gia chỉ huy những trận đánh nổi tiếng từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Ông đồng thời cũng là một nhà lý luận quân sự xuất sắc. Những năm đầu oàng Đan sinh ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống lâu đời, nhiều thế hệ đỗ đạt ra làm quan, làm thầy thuốc. Theo gia phả họ Hoàng ông là hậu duệ thứ 21 của một danh tướng đời nhà Trần là Hoàng Tá Thốn, hiệu Sát Hải đại Vương, hiện ở huyện Yên Thành vẫn còn đền
  5. thờ. Thân sinh của ông là Hoàng Văn Hệ; thân mẫu là Đặng thị Ngung, sinh được 7 người con, hai trai năm gái. Ông là con thứ tư trong gia đình, cũng là người con duy nhất trong gia đình trước cách mạng được theo học từ trường xã đến tỉnh, trước khi Mỹ ném bom nhà máy xe lửa Trường Thi tháng 11 năm 1943 buộc ông phải nghỉ học ở năm thứ 3. Cả gia đình họ Hoàng (họ ông nội) và họ Trần (họ bà nội) ông đều có nhiều người tham gia cách mạng. Chú họ ông, Hoàng văn Tâm, bí thư đầu tiên huyện uỷ Nghi Lộc bị địch bắn chết năm 1931; chú ruột, Hoàng Văn Mỹ, bị bắt năm 1930 đày lên Kon Tum đến khi phong trào bình dân lên cầm quyền ở Pháp mới được tha về. Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp. Qua sự giới thiệu của chú và anh (anh trai của ông bị tù năm 1941, sau khôi phục làm chính quyền địa phương và vào bộ đội), ông tham gia vào mặt trận Việt Minh, theo truyền thống của gia đình. Tại cuộc họp cán bộ Việt Minh tỉnh Nghi Lộc để bầu ban chấp h ành lâm thời mặt trận Việt Minh huyện, ông và Hoàng Niệm (sau là tư lệnh bộ đội thông tin) tuy là thành viên mới nhưng cũng được bầu làm uỷ viên uỷ ban chấp hành huyện. Tháng 6 cùng năm đó, ông được cử về tổng Vân Trình phụ trách tổ Việt Minh của tổng và việc tổ chức các tổ Việt Minh ở xã. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại huyện,
  6. một cuộc mít tinh lớn đã được nổ ra để ra mắt chính quyền cách mạng, ông dẫn đầu đoàn quần chúng tổng Vân Trình về dự mít tinh. Đến tháng 11, ông đ ược triệu tập vào ban tuyên truyền tỉnh bộ Việt Minh bổ sung vào đoàn tuyên truyền lưu động. Đầu năm 1946, ông đ ược cử đi học trường quân sự quân khu mới mở ở Nhượng Bạn, Hà Tĩnh và sau khi ra trường, ông về hoạt động ở tiểu đoàn tiếp phòng quan Đông Hà (Quảng Trị) thuộc trung đoàn tiếp phòng quân đóng ở Bình- Trị-Thiên lúc bấy giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2