JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 155-165<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0018<br />
<br />
HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CAN THIỆP SỚM<br />
GIÁO DỤC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ<br />
Đỗ Thị Thảo<br />
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ sẽ khó thành công nếu như thiếu đi<br />
sự tham gia tích cực của với gia đình trẻ. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đánh giá<br />
thực trạng nhận thức của 301 khách thể là cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ trẻ về thực<br />
trạng hợp tác giữa nhà trường và gia đình về nội dung, cách thức và hiệu quả của sự hợp tác<br />
trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ hiện nay tại các cơ sở. Từ đó, chỉ ra các<br />
biện pháp giúp cho sự hợp tác có hiệu quả hơn, giúp nhà trường thực hiện tốt hơn vai trò<br />
của mình trong quá trình hợp tác với gia đình trẻ như: Xây dựng mối quan hệ với gia đình<br />
trẻ; Phát hiện và khuyến khích những điểm mạnh của các thành viên trong gia đình; Tính<br />
chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên môn trước gia đình trẻ; Tư vấn kiến thức và hướng dẫn<br />
kĩ năng can thiệp trẻ cho gia đình; Tăng cường giao tiếp trao đổi thông tin giữa gia đình và<br />
nhà trường; Khuyến khích và thu hút gia đình trẻ tham gia các hoạt động cùng nhà trường.<br />
Từ khóa: Can thiệp sớm giáo dục, hợp tác với gia đình, rối loạn phổ tự kỉ, nội dung, biện<br />
pháp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Làm việc và hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) trong quá trình can thiệp sớm giáo dục<br />
(CTSGD) đòi hỏi giáo viên (GV) và nhà trường không chỉ tiếp xúc, hợp tác và làm việc trực tiếp<br />
với trẻ và CM trẻ mà còn cộng tác với cả một hệ thống các thành viên khác trong gia đình (GĐ)<br />
của trẻ. Sự ra đời của trẻ em là một sự kiện đặc biệt trong mỗi GĐ, trẻ ra đời có ảnh hưởng tới<br />
mọi thành viên trong GĐ. Đồng thời các trẻ em đó, kể cả trẻ RLPTK cũng đều bị ảnh hưởng bởi<br />
GĐ. Chính vì lẽ đó, đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 xác định: “Việc<br />
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ giữa GĐ, nhà<br />
trường và xã hội” [2]. Nhiệm vụ hợp tác với GĐ trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng đã được quy<br />
định tại Điều lệ Trường mầm non [1].<br />
Gia đình là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ, mọi thành viên<br />
trong GĐ đều tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kích thích sự phát triển về mọi mặt ở trẻ, đặc biệt là ngôn<br />
ngữ và kĩ năng nhận biết về môi trường xung quanh. GĐ là nơi hiểu về trẻ và nhu cầu riêng biệt<br />
của trẻ. Các thành viên trong GĐ chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp trẻ hình thành các<br />
mối quan hệ xã hội, là hình mẫu về cách ứng xử và cách tổ chức cuộc sống trong GĐ. Điều này sẽ<br />
khuyến khích, nuôi dưỡng, phát triển tính cách tích cực ở trẻ. Do vậy, CTSGD sẽ không thực sự<br />
thành công nếu như không có sự tham gia tích cực của GĐ trẻ.<br />
Ngày nhận bài: 12/9/2016. Ngày nhận đăng: 12/2/2016.<br />
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com<br />
<br />
155<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo<br />
<br />
Đối với trẻ bình thường việc hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong quá trình chăm sóc - giáo<br />
dục cho trẻ là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ RLPTK, sự tham gia của GĐ vào quá trình CTSGD<br />
càng cần thiết hơn và ngày càng được đề cao hơn. GĐ có vài trò quan trọng trong việc cung cấp,<br />
chia sẻ thông tin về quá trình phát triển của trẻ, cùng thực hiện nội dung CTSGD, tham gia xây<br />
dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ như khâu phát hiện điểm mạnh và nhu cầu<br />
của trẻ, đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch. . .<br />
Trên thế giới và Việt Nam, có một số nghiên cứu về sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ<br />
trong giáo dục trẻ khuyết tật nói chung, trẻ RLPTK nói riêng, điển hình như: Karen Kearns [12],<br />
Gabovitch E. M., Curtin C. A. [9], Dillenburger K., Keenan M., Doherty A. [8], Đỗ Thị Thảo [3],<br />
Trần Thị Lệ Thu [4], Nguyễn Thị Hoàng Yến [5],[6]. Đặc biệt, trong đó có bài viết của Wood L.,<br />
Olivier T. [14] về “Xây dựng video để nâng cao nhận thức về quan hệ hợp tác giữa GV và CM trẻ”.<br />
Một số bài viết khác tập trung trình bày về sự hợp tác giữa Nhà trường và GĐ nhằm hỗ trợ hành<br />
vi tích cực cho trẻ RLPTK của Blair W. C., Lee I., Cho S. [7]; Sự hợp tác giữa GĐ, nhà trường và<br />
cộng đồng chuẩn bị giáo dục và cải thiện khi trẻ đến trường học của Epstein J. [10]; GĐ tham gia<br />
vào xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân của Jivanjee P, Kruzich J. M., Friesen B. J. [11]; Mở rộng<br />
hỗ trợ để cải thiện sự sống của các GĐ trẻ RLPTK của Mary Bower Russa, Amy L. Matthews, and<br />
Jamie S. Owen-DeSchryver [13].<br />
Hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK là một trong những nội dung<br />
quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn vắng bóng các nghiên cứu về thực trạng và kết quả của sự hợp tác<br />
giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK tại Việt Nam, để từ đó chỉ ra các biện pháp giúp<br />
cho sự hợp tác có hiệu quả hơn, giúp GV thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong quá trình hợp<br />
tác với CM trẻ. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đánh giá thực trạng nhận thức của 301 khách<br />
thể (trong đó: 23 CBQL, 128 GV và 150 CM trẻ) về sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ, nội dung,<br />
cách thức và hiệu quả của sự hợp tác trong CTSGD trẻ RLPTK. Từ đó, đề xuất một số biện pháp<br />
hợp tác có hiệu quả trong CTSGD trẻ RLPTK.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Một số vấn đề lí luận về sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD<br />
trẻ RKPTK<br />
<br />
Khái niệm sự hợp tác giữa Nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK<br />
Hợp tác là cùng nhau thực hiện một kế hoạch và cùng đi đến một mục đích. Hợp tác giữa<br />
nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK là quá trình nhà trường và GĐ cùng chung sức, hỗ trợ<br />
lẫn nhau trong suốt thời gian trẻ CTSGD tại trường để chia sẻ thông tin, tạo nên môi trường, điều<br />
kiện CTSGD thích hợp nhất tại trường, tại GĐ và tại cộng đồng cho sự phát triển của trẻ.<br />
CTSGD trẻ RLPTK là một việc làm còn nhiều khó khăn ở Việt Nam. Đặc biệt, RLPTK là<br />
một dạng khuyết tật, có sự thoái lui trong quá trình phát triển.Trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn về<br />
nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng hiểu và kết nối thông tin, tương tác xã hội, tưởng tượng,<br />
hành vi... Do vậy, để trẻ RLPTK có thể được tham gia CTSGD, giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập<br />
cộng đồng thì trẻ và GĐ trẻ cần nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng trong<br />
xã hội, đặc biệt là của nhà trường và GV. Mỗi trẻ RLPTK có những khó khăn riêng, có nhu cầu và<br />
khả năng khác nhau nên cần phải có sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục<br />
cho phù hợp và đồng thời GV cũng cần nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học có hiệu kết quả. Điều<br />
này cho thấy, cần phải có nhiều sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, niềm đam mê, sự nhiệt tình, yêu nghề,<br />
yêu trẻ của GV. GV cũng cần nhận thức rõ vai trò của GĐ đối với quá trình CTSGD trẻ RLPTK,<br />
từ đó cộng tác cởi mở, tương trợ với GĐ để góp phần nâng cao chất lượng CTSGD trẻ RLPTK.<br />
<br />
156<br />
<br />
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ<br />
<br />
Nguyên tắc của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK<br />
- Đảm bảo thống nhất giữa nhà trường và GĐ về mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp<br />
và cách thức hỗ trợ trẻ RLPTK.<br />
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa nhà trường và GĐ trong việc thực hiện CTSGD trẻ RLPTK<br />
tại các cơ sở, tại nhà cũng như tại cộng đồng.<br />
- Đảm bảo tính hiệu quả của từng nội dung hợp tác: hợp tác để tìm hiểu thông tin và chia sẻ<br />
thông tin, hợp tác để lên kế hoạch và cùng nhau thực hiện kế hoạch. . .<br />
Nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK<br />
Để nhà trường và GĐ tham gia CTSGD trẻ RLPTK hợp tác với nhau có hiệu quả, cần thực<br />
hiện những nội dung hợp tác cụ thể sau đây:<br />
Thứ nhất, hợp tác trong việc thực hiện mục tiêu CTSGD trẻ RLPTK: Muốn trẻ phát triển<br />
tốt và sớm hoà nhập cộng đồng, chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu gì cho trẻ, trẻ phải làm<br />
gì? và chúng ta giúp đỡ trẻ bằng cách nào? Những ai là người cần phải hỗ trợ trẻ? Hỗ trợ ở đâu<br />
vào thời gian nào? Công việc cụ thể ở đây là gì? Mục tiêu cho trẻ phải được thống nhất giữa GĐ,<br />
nhà trường. Có sự thống nhất về mục tiêu CTSGD trẻ RLPTK, Nhà trường và GĐ sẽ duy trì được<br />
những kì vọng giống nhau. Hơn nữa, sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ là điều hết sức cần thiết<br />
để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong KHGDCN, nhất là đối với các mục tiêu về kĩ năng sống<br />
trong môi trường GĐ và cộng đồng.<br />
Thứ hai, hợp tác trong việc thực hiện nội dung CTSGD trẻ RLPTK: Khi có sự thống nhất<br />
về mục tiêu giáo dục thì phải nghiên cứu nội dung CTSGD phù hợp với trẻ, nội dung này cũng<br />
cần thống nhất giữa nhà trường và GĐ mà cụ thể là GV và CM. Do những khó khăn khác nhau ở<br />
mỗi trẻ RLPTK, CM trẻ và GV cần cùng nhau trao đổi, tìm hiểu nội dung nào cần dạy cho trẻ và<br />
sử dụng phương pháp nào để đem lại kết quả. Những gì trẻ học được phải gắn với những gì mà trẻ<br />
nhìn thấy, nghe thấy và trẻ đã có chút kinh nghiệm về nó, điều này sẽ giúp trẻ dễ nắm bắt và tiếp<br />
nhận thông tin. . . Đồng thời, kĩ năng trẻ tiếp thu tại trường và tại nhà phải ứng dụng được vào môi<br />
trường sống và môi trường cộng đồng.<br />
Thứ ba, hợp tác trong việc đưa ra yêu cầu trong CTSGD trẻ RLPTK: Nhà trường và GĐ<br />
phải duy trì những kì vọng giống nhau trong quá trình CTSGD trẻ RLPTK. Yêu cầu trong CTSGD<br />
được coi là đơn vị chất lượng khi đánh giá kết quả của quá trình giáo dục. Yêu cầu có thể coi là một<br />
giới hạn cần phải đạt được mục đích của các mục tiêu CTSGD nào đó cho trẻ. Do đó, nhà trường<br />
và GĐ cần phải thường xuyên có sự trao đổi về yêu cầu CTSGD. Chẳng hạn một số kĩ năng trẻ<br />
phải thực hiện trong 5 bước mà GĐ trẻ chỉ thực hiện trong 3 bước thì chưa có sự nhất quán trong<br />
thực hiện yêu cầu CTSGD trẻ RLPTK.<br />
Thứ tư, hợp tác trong việc áp dụng phương pháp CTSGD trẻ RLPTK: Phương pháp CTSGD<br />
trẻ RLPTK cũng cần phải được thống nhất giữa các nhà trường và GĐ trong CTSGD. Thống nhất<br />
phương pháp can thiệp không phải là giữa GV, CM và các thành viên tham gia hỗ trợ sử dụng rập<br />
khuôn các phương pháp hoàn toàn giống nhau. Cách thức dạy một kĩ năng, một nét chữ phải theo<br />
các bước qui định. Phương pháp CTSGD có thể tuỳ trẻ, tuỳ ngữ cảnh mà từng thành viên tham gia<br />
dạy trẻ đưa ra cho phù hợp: có thể cho trẻ bắt chước và tự làm; cùng làm với trẻ; hướng dẫn bằng<br />
lời và đồ dùng trực quan tỉ mỉ cho trẻ. . . Hay một số trẻ thích hợp với các phương pháp chuyên<br />
biệt như: Dạy học thông qua thử nghiệm riêng biệt (Discrete trial training – DTT) theo Phân tích<br />
hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA); Dạy học có cấu trúc (Teaching Structured)<br />
theo Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỉ và trẻ có khó khăn về giao tiếp (Treatment and education of<br />
autistic and related communication handicapped children - TEACCH), Thời gian tại sàn theo Dựa<br />
trên sự phát triển, sự khác biệt cá nhân và các mối quan hệ (Developmental, Individual – difference,<br />
Relationship – Based – DIR), Trị liệu hoạt động (Occupational Therapy - OT), Hệ thống giao tiếp<br />
157<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo<br />
<br />
bằng trao đổi tranh (Picture Exchange Communication System - PECS). . . Tuy nhiên, tùy mỗi trẻ<br />
mà GV và GĐ có thể lựa chọn một phương pháp chuyên biệt hay phối kết hợp các phương pháp<br />
cho phù hợp với đặc điểm phát triển ở từng thời kì của trẻ. Phương pháp CTSGD phải dựa trên<br />
cơ sở am hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ RLPTK. Những thành viên tham gia CTSGD trẻ cần<br />
phải hợp tác với các chuyên gia tâm lí và giáo dục đặc biệt để nhận ra cá tính đặc biệt ở trẻ, sở<br />
thích, nguyện vọng của trẻ, không nên quá áp đặt trẻ, nóng vội và đốt cháy giai đoạn, không làm<br />
trẻ hoảng sợ và luôn cảm thấy tự ti, không làm hộ trẻ mà hãy bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản<br />
đến phúc tạp, luôn khuyến khích và tạo động cơ cho trẻ, cần kiên trì hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước<br />
nhỏ đến lớn, từ thao tác đơn giản đến phức tạp. . .<br />
Thứ năm, hợp tác trong chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ RLPTK ở cơ sở can<br />
thiệpcũng như ở GĐ và cộng đồng<br />
CTSGD trẻ RLPTK vô cùng khó khăn và tốn kém. Một số trẻ RLPTK thường khó thích<br />
ứng với sự thay đổi của môi trường, cơ thể hay ốm yếu; một số trẻ khác có nhiều hành vi cần sự<br />
giám sát thường xuyên của người lớn; một số trẻ đi kèm với các khuyết tật khác như khiếm thính,<br />
khiếm thị. . . Đa số trẻ cần sự tiếp cận 1 giáo viên/ 1 trẻ nên cần nhiều nhân lực và kinh phí chi trả<br />
cho nhân lực CTSGD. Làm thế nào để trẻ đủ điều kiện đến trường cũng như sinh hoạt tại nhà là<br />
điều mà nhà trường và GĐ luôn trăn trở và suy nghĩ. Chính vì vậy, để trẻ RLPTK có điều kiện học<br />
tập tốt, cần có sự hỗ trợ về vật chất và kinh phí của các nhà hảo tâm, lúc này các lực lượng tham<br />
gia CTSGD trẻ RLPTK tại cộng đồng có thể là những đại diện để đi vận động, quyên góp hỗ trợ<br />
cho trẻ và GĐ. Đồng thời, GĐ cũng cần có trách nhiệm trong việc đóng góp học phí, các cơ sở<br />
CTSGD cần có chính sách miễn hoặc giảm học phí cho trẻ.<br />
Điều kiện để sự hợp tác có kết quả<br />
Để làm tốt công tác này, cơ sở CTSGD trẻ RLPTK cần phải chú ý đến những vấn đề sau:<br />
1) Giáo viên phải có kĩ năng giao tiếp và chuyên môn tốt khi tiếp xúc với GĐ trẻ cũng như cán bộ<br />
của các tổ chức Đoàn thể, nhóm hỗ trợ cộng đồng, với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ<br />
tự kỉ, các chuyên gia y tế và đồng nghiệp; 2) Tổ chức tốt các buổi trao đổi chuyên môn với đồng<br />
nghiệp, chia sẻ về hoạt động CTSGD trẻ RLPTK trẻ tại trường và tại GĐ; 3) Sự nhất trí chung là<br />
một điều rất quan trọng mà cả nhà trường và GĐ phải thực hiện được. Nếu mục tiêu, nội dung,<br />
phương pháp can thiệp trẻ không có sự thống nhất thì họ sẽ làm việc một cách miễn cưỡng và có<br />
thể không quan tâm xem liệu trẻ có thể đạt được các mục tiêu đó hay không.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK<br />
<br />
Nhận thức về mức độ cần thiết của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ<br />
Khảo sát CBQL, GV và CM trẻ về mức độ cần thiết của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ<br />
trong CTSGD trẻ RLPTK. Kết quả thu được ở biểu đồ sau đây.<br />
Phần lớn các khách thể đều đánh<br />
giá cao vai trò của việc hợp tác giữa nhà<br />
trường và GĐ trong CTSGD trẻ RLPTK, có<br />
89,7%. Có 1% khẳng định mức độ cần thiết<br />
phải có sự hợp tác giữa các lực lượng. Có<br />
9% đánh giá ở mức độ bình thường và có<br />
1,3% cho rằng không cần thiết, đây là nhận<br />
định của các CM trẻ có ít sự kì vọng về tiến<br />
bộ của trẻ RLPTK trong CTSGD.<br />
Nhìn chung, GV, CBQL và phần<br />
đông CM trẻ đã có những nhận thức đúng<br />
Biểu đồ 1.Đánh giá về mức độ cần thiết của sự<br />
hợp tác giữa nhà trường và GĐ<br />
158<br />
<br />
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ<br />
<br />
đắn về tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của sự hợp tác giữa nhà trường và GĐ trong<br />
CTSGD trẻ RLPTK. Rõ ràng, CM trẻ và các thành viên trong GĐ là những người gần gũi, hiểu trẻ<br />
và thương yêu trẻ nhiều nhất. Do đó, nếu GV và CM trẻ thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau,<br />
đồng thời hợp tác tốt với nhau trong quá trình CTSGD cho trẻ, chắc chắn hiệu quả CTSGD sẽ đạt<br />
kết quả tốt hơn.<br />
Nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ<br />
Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV và CM trẻ về mức độ thực hiện<br />
các nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ 1 ≤ M ≤ 3<br />
CM trẻ<br />
GV<br />
CBQL<br />
Chung<br />
Các nội dung<br />
Thứ<br />
Thứ<br />
Thứ<br />
TT<br />
M SD<br />
M SD<br />
M SD<br />
M SD<br />
bậc<br />
bậc<br />
bậc<br />
1 Đặt mục tiêu<br />
2,14 0,87 4<br />
2,32 0,74 1<br />
1,91 0,29 1,5 2,20 0,79<br />
Lựa chọn nội<br />
2<br />
2,60 0,64 1<br />
2,26 0,77 2<br />
1,91 0,29 1,5 2,40 0,71<br />
dung<br />
Lựa<br />
chọn<br />
3<br />
2,51 0,67 2<br />
2,21 0,78 3<br />
1,87 0,34 3<br />
2,33 0,73<br />
phương pháp<br />
Tìm kiếm kiến<br />
4<br />
2,40 0,71 3<br />
2,03 0,82 5<br />
1,70 0,47 4<br />
2,19 0,78<br />
thức mới<br />
Tìm kiếm kinh<br />
5<br />
2,11 0,77 5<br />
2,21 0,80 3<br />
1,57 0,51 5<br />
2,11 0,78<br />
phí<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
3<br />
1<br />
2<br />
4<br />
5<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy: Tất cả các nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ đều được thực hiện<br />
khá thường xuyên (M > 2). Những nội dung có tần suất hợp tác cao là những nội dung liên quan<br />
đến các yếu tố tác động trực tiếp tới kết quả học tập của trẻ (Lựa chọn nội dung với M = 2,40, SD<br />
= 0,71; Lựa chọn phương pháp với M = 2,33 SD = 0,73; Đặt mục tiêu với M = 2,20, SD = 0,79).<br />
Thực tế cho thấy, nhà trường và GĐ là hai môi trường gần gũi nhất với trẻ, để giúp trẻ ghi<br />
nhớ, củng cố và vận dụng kiến thức thì ngoài thời gian học trên lớp, trẻ cần được luyện tập tại GĐ.<br />
Mẹ bé H.N.A cho biết: “Trước khi xây dựng KHGDCN cho con chúng tôi được gặp gỡ và trao<br />
đổi với GV về mong muốn của GĐ, cùng GV thiết lập mục tiêu sau đó được nhận bản KHGDCN<br />
mang về nhà. Việc làm này giúp chúng tôi nắm bắt được nội dung, phương pháp và mục tiêu mà<br />
trẻ cần được dạy trong thời gian tới nên rất yên tâm.”<br />
<br />
Biểu đồ 2. So sánh mức độ thực hiện các nội dung hợp tác giữa nhà trường và GĐ<br />
<br />
159<br />
<br />