intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp - yếu tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết, vai trò và nội dung liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục đại học từ đó đưa ra một số định hướng nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp - yếu tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay

  1. HỢP TÁC GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP - ẾU TỐ N NG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NH N LỰC HIỆN NA Đỗ Thị Thu Huyền(1) TÓM TẮT: Cùng với các yếu tố như quy mô, chất lượng Ďội ngũ giảng viên, cơ chế Ďầu tư, mô hình quản trị thì việc gắn kết giữa doanh nghiệp và các trường Ďại học chính là yếu tố quan trọng tác Ďộng Ďến chất lượng giáo dục Ďại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hiện nay. Việc gắn kết này Ďược hiểu là quá trình xây dựng quan hệ trên tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, không chỉ diễn ra trong quá trình tổ chức Ďào tạo mà còn diễn ra trước và sau quá trình này, Ďó là quá trình xác Ďịnh nhu cầu về nguồn nhân lực cũng như Ďánh giá kết quả Ďào tạo Ďể có những Ďiều chỉnh phù hợp cho những quá trình Ďào tạo tiếp theo. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết, vai trò và nội dung liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục Ďại học từ Ďó Ďưa ra một số Ďịnh hướng nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc hợp tác Ďào tạo với các cơ sở giáo dục Ďại học trong giai Ďoạn hiện nay. Từ khoá: Giáo dục Ďại học, doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực. ABSTRACT: Along with factors such as the size and quality of the teaching staff, investment mechanisms, and governance models, the connection between businesses and universities is an important factor affecting the quality of education. universities, improving the quality of human resources today. This engagement is understood as the process of building relationships in all forms of direct or indirect interaction, not only taking place during the training organization process but also before and after this process. is the process of determining human resource needs as well as evaluating training results to make appropriate adjustments for subsequent training processes. The article focuses on analyzing the necessity, role and content of cooperative links between businesses and higher education institutions, thereby providing some directions to enhance the role of businesses in cooperation. training with higher education institutions in the current period. Keyword: University education, enterprise, quality of personel. 1. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Email: trangtt1003@gmail.com 139
  2. 1. Mở đầu Chất lượng giáo dục Ďại học hiện nay Ďược xem là sự Ďáp ứng các mục tiêu do Nhà nước Ďề ra và Ďảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục theo Ďúng Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu Ďào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Ďịa phương và cả nước. Chất lượng giáo dục Ďại học Ďược Ďánh giá qua nhiều tiêu chuẩn. Theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT, chất lượng giáo dục Ďược Ďánh giá qua 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí. Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết, chúng tôi tập trung vào phân tích chất lượng giáo dục Ďại học nhìn từ góc Ďộ hoạt Ďộng Ďào tạo, nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế, yếu tố quyết Ďịnh Ďẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển Ďổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo Ďảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, Ďó chính là nguồn nhân lực. Thách thức Ďặt ra Ďối với các cơ sở giáo dục Ďại học là phải thay Ďổi trong công tác Ďào tạo Ďể phù hợp với tất yếu khách quan của quy luật ―cung - cầu‖ trong thị trường lao Ďộng. Do Ďó, các cơ sở giáo dục Ďại học cần dịch chuyển quá trình Ďào tạo từ tiếp cận nội dung sang Ďào tạo theo tiếp cận năng lực với Ďịnh hướng ứng dụng nghề nghiệp. Để thực hiện tốt Ďiều này, các cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp cần phải Ďẩy mạnh việc liên kết, hợp tác và khai thác hiệu quả các giá trị của nó mang lại. Có thể nói, việc liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp chính là phương thức giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực Ďáp ứng nhu cầu thực tiễn. Với ý nghĩa Ďó, bài viết tiếp cận vấn Ďề hợp tác giữa cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp nhìn từ góc Ďộ liên kết tổ chức Ďào tạo - trung tâm của quá trình Ďào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu, thu thập lấy thông tin thứ cấp từ các bài báo Ďăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị, hội thảo, luận văn, luận án, dữ liệu trên Internet,... nhằm tìm hiểu, phân tích sự cần thiết, vai trò và nội dung liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục Ďại học, từ Ďó Ďưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc hợp tác Ďào tạo với các cơ sở giáo dục Ďại học trong giai Ďoạn hiện nay. 3. Nội dung 3.1. S cần thiết và vai trò hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại h c Cách mạng công nghiệp 4.0 Ďang phát triển ngày càng mạnh mẽ và hiện hữu, yêu cầu Ďối với nguồn nhân lực ngày càng cao về kiến thức chuyên môn, kĩ năng mềm, kĩ năng nghề nghiệp. Do vậy, Ďào tạo gắn liền với thực tiễn, việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cấp thiết, Ďòi hỏi các trường Ďại học phải có sự hợp tác với doanh nghiệp. 140
  3. Theo Ďánh giá của các nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận sinh viên về làm việc, phần lớn sinh viên ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn; sinh viên không thể tự lên kế hoạch học tập Ďể hoàn thiện mình trong công việc; sinh viên thiếu hoặc chưa có những kĩ năng mềm cần thiết Ďể phục vụ cho công việc Ďược giao. Để rút ngắn khoảng cách từ giảng Ďường tới thực tiễn lao Ďộng làm việc tại doanh nghiệp, vấn Ďề không chỉ dừng lại ở việc nhà trường xây dựng kế hoạch thực tập, thực tế cho sinh viên hay xin cấp học bổng mà cần Ďi vào thực chất về nhu cầu năng lực, trình Ďộ của người lao Ďộng có Ďáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp hay không. Gắn kết giữa các cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu xuất phát từ lợi ích của cả hai phía nhà trường và doanh nghiệp cũng như nhằm nâng cao hiệu quả của công tác Ďào tạo. Doanh nghiệp - chủ thể chính sử dụng nguồn nhân lực trong xã hội, vì vậy Ďể Ďạt mục tiêu Ďào tạo theo nhu cầu của xã hội thì cần phải tăng cường gắn kết, hợp tác, trao Ďổi giữa các cơ sở giáo dục Ďại học - chủ thể Ďào tạo nguồn nhân lực và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình Ďào tạo, bao gồm cả trước và sau quá trình này. Mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp Ďược hiểu như là những giao dịch vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp Ďạt Ďược hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng Ďộng ngày nay, Ďồng thời Ďóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và Ďáp ứng Ďòi hỏi của thị trường lao Ďộng. Thực chất lợi ích của sự hợp tác này Ďược thể hiện: Đối với các cơ sở giáo dục đại h c Thứ nhất, cụ thể hoá mục tiêu trong chương trình Ďào tạo. Hợp tác với doanh nghiệp góp phần xây dựng mục tiêu, nội dung Ďào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cử các nhà quản lí, nhà tuyển dụng, chuyên gia tham gia vào việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình Ďào tạo dựa trên cơ sở chương trình khung và giảng dạy theo nhu cầu của xã hội, của thị trường lao Ďộng. Từ Ďó, các cơ sở giáo dục Ďại học kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật kiến thức, Ďiều chỉnh nội dung, chương trình, dự báo các ngành, nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất Ďể thích ứng tốt hơn với yêu cầu của thị trường lao Ďộng. Thứ hai, hình thành và phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Khi nhà trường hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, sinh viên Ďược tham quan, học tập tại doanh nghiệp, có Ďiều kiện thực hành trên những thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện Ďại, hình thành các kĩ năng nghề nghiệp Ďể sau khi ra trường có thể bắt kịp với thực tế sản xuất. Thứ ba, Ďa dạng ―kênh‖ kiểm tra, Ďánh giá chất lượng Ďào tạo. 141
  4. Hợp tác với doanh nghiệp giúp nhà trường có thêm ―kênh‖ thông tin trong công tác tổ chức kiểm tra, Ďánh giá chất lượng Ďào tạo. Các cơ sở giáo dục Ďại học có thể mời chuyên gia tại các doanh nghiệp tham gia khảo sát, Ďánh giá chất lượng giáo dục thông qua thảo luận, trao Ďổi, thậm chí là thành viên trong các hội Ďồng khoa học, hội Ďồng giáo dục của nhà trường Ďể Ďưa ra ý kiến, quan Ďiểm trong nhận xét năng lực, trình Ďộ, kĩ năng sinh viên. Thứ tư, hoàn thiện Ďội ngũ. Khi việc hợp tác với doanh nghiệp Ďi vào chiều sâu, Ďội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường có cơ hội tiếp cận trực tiếp với dây chuyền, quy trình công nghệ, góp phần tăng cường năng lực, trình Ďộ thực tiễn cho Ďội ngũ. Đối với các doanh nghiệp Thứ nhất, Ďa dạng cơ hội tuyển dụng. Hợp tác giúp doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với sinh viên, có Ďiều kiện Ďể theo dõi, Ďánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức và năng lực của sinh viên một cách chính xác. Qua Ďó, doanh nghiệp có hướng tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh của mình. Thứ hai, cơ hội tiếp cận và cập nhật kết quả nghiên cứu mới nhất. Mục Ďích của doanh nghiệp là giá trị và lợi nhuận, vì thế doanh nghiệp luôn có nhu cầu cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản trị. Doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm những phát minh, sáng chế, những sản phẩm khoa học và công nghệ có tính khả thi Ďể tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững. Các trường Ďại học với vai trò là trung tâm nghiên cứu thường sở hữu các kết quả nghiên cứu, tri thức và công nghệ mới - yếu tố mà các doanh nghiệp cần. Do Ďó, hợp tác Ďại học và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận Ďược với những kết quả nghiên cứu mới nhất, cập nhật nhanh nhất và có thể ứng dụng trong hoạt Ďộng sản xuất - kinh doanh phù hợp với mục tiêu thu lợi nhuận siêu ngạch. Thứ ba, gia tăng vai trò của doanh nghiệp trong Ďào tạo. Hợp tác giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng nghiên cứu, Ďóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình Ďào tạo của các trường Ďại học, vì họ Ďược phép Ďánh giá chất lượng Ďào tạo thông qua sinh viên kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp. Đối với sinh viên Thứ nhất, Ďa dạng môi trường học tập. Hợp tác Ďại học và doanh nghiệp sẽ hình thành môi trường học tập mới cho sinh viên, giúp sinh viên có cơ hội Ďược lựa chọn Ďịa Ďiểm thực tập phù hợp, tạo Ďiều kiện cho sinh viên Ďược tiếp cận với hệ thống kiến thức mới về công nghệ, quy trình sản xuất, Ďược củng cố về kĩ năng làm việc và hơn nữa là nâng cao khả năng Ďược tuyển dụng sau khi ra trường. 142
  5. Thứ hai, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, thái Ďộ. Với môi trường học tập tại doanh nghiệp, sinh viên Ďược trau dồi kiến thức thực tế, cụ thể hoá kiến thức lí thuyết tại môi trường học tập của các cơ sở giáo dục Ďại học, có Ďiều kiện gắn lí thuyết với thực tiễn, học hỏi thêm các kĩ năng, mở rộng mối quan hệ, giúp hình thành và hoàn thiện các kĩ năng mềm, kĩ năng nghề nghiệp, giúp thích ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc sau khi ra trường. Thứ ba, gia tăng cơ hội. Việc hợp tác giữa các trường Ďại học và doanh nghiệp giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng, tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp, Ďồng thời, sinh viên có thể có thêm thu nhập khi tham gia vào hệ thống, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục Ďại học còn có ý nghĩa quan trọng Ďối với xã hội. Sự hợp tác, gắn kết này giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, qua Ďó góp phần vào sự phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho vùng, giảm tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường. 3.2. Nội dung liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học Gắn kết giữa cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trong giáo dục Ďào tạo theo Ďịnh hướng ứng dụng nghề nghiệp. Luật Giáo dục Ďại học sửa Ďổi số 34/2018/QH14, năm 2018 Ďã thể hiện quan Ďiểm, chính sách của Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt Ďộng giáo dục và Ďào tạo. Những hoạt Ďộng chính Ďược khuyến khích bao gồm: hoạt Ďộng Ďầu tư vào giáo dục Ďào tạo; nghiên cứu khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục Ďào tạo; khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận và tạo Ďiều kiện cho người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng Ďào tạo; khuyến khích Ďẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục Ďại học Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, các chính sách cụ thể Ďể triển khai Luật Giáo dục Ďại học trên các khía cạnh tài chính, thuế, phát triển Ďội ngũ giảng viên doanh nghiệp,… sẽ tuỳ thuộc vào Ďiều kiện và khả năng của từng cơ sở giáo dục Ďại học. Gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường - với ý nghĩa là một trong những yếu tố có tác Ďộng Ďến chất lượng giáo dục Ďại học nên chúng tôi tập trung xác Ďịnh nội dung liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục Ďại học gồm 3 nội dung: Gắn kết trong xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình Ďào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức Ďào tạo; gắn kết trong hoạt Ďộng Ďào tạo như tham quan thực tế của giảng viên, sinh viên, tiếp nhận sinh viên thực tập tốt nghiệp, kiểm tra, Ďánh giá kết quả Ďào tạo; gắn kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. 143
  6. Gắn ết trong xây d ng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo. Hiện nay, chỉ Ďạo Ďiều chỉnh chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có những Ďiểm tích cực thể hiện rõ quan Ďiểm mở rộng tính tự chủ, linh hoạt của các cơ sở giáo dục Ďại học. Phần cứng các học phần do Bộ quy Ďịnh chỉ chiếm khoảng 30 . Như vậy, phần lớn nội dung của chương trình Ďào tạo là do các cơ sở Ďào tạo tự xây dựng. Đây chính là Ďiều kiện Ďể các cơ sở giáo dục Ďại học Ďẩy mạnh hoạt Ďộng gắn kết với các doanh nghiệp trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình Ďào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức Ďào tạo Doanh nghiệp sẽ hướng dẫn tư vấn các kĩ năng cần thiết, Ďồng thời góp ý cho trường những nội dung cần phải bổ sung vào chương trình Ďể thực hiện Ďào tạo nguồn nhân lực Ďáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp và thị trường lao Ďộng. Ngoài việc góp ý chương trình Ďào tạo, doanh nghiệp còn tham gia giảng dạy và chấm Ďiểm sinh viên của trường. Thông qua các hội nghị cộng tác viên, các seminar khoa học giữa nhà trường và doanh nghiệp các mục tiêu, nội dung, chương trình Ďào tạo cũng như phương pháp, hình thức tổ chức Ďào tạo Ďược xây dựng. Thực tế cho thấy, Ďây là cách thức hiệu quả Ďể các nhà Ďào tạo nắm Ďược những kiến thức chuyên môn cũng như các tư chất mà các doanh nghiệp cần có ở những sinh viên tốt nghiệp. Gắn ết trong hoạt động đào tạo như tham quan th c tế của giảng viên, sinh viên, tiếp nhận sinh viên th c tập tốt nghiệp, iểm tra, đánh giá ết quả đào tạo. Khi xây dựng chương trình khung các trường Ďại học Ďều chú ý Ďến nội dung liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt Ďộng tham quan thực tế của giảng viên, sinh viên, hoạt Ďộng thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại các doanh nghiệp. Theo Ďó, doanh nghiệp và nhà trường sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch thực tập cho sinh viên căn cứ vào chương trình Ďào tạo, nhu cầu của doanh nghiệp cũng như Ďặc thù của doanh nghiệp về ngành nghề, thời gian sản xuất, quy trình sản xuất,... Đối với giảng viên, việc tham quan thực tế khi Ďược sự Ďồng ý và nhận Ďược sự phối hợp của các doanh nghiệp giảng viên sẽ tìm hiểu, nắm bắt các dây chuyền, quy trình công nghệ, từ Ďó có thể nghiên cứu Ďiều chỉnh bổ sung một số nội dung thích hợp vào chương trình Ďào tạo, xây dựng kĩ năng và thái Ďộ cho sinh viên. Đối với Ďội ngũ cán bộ, công nhân của doanh nghiệp khi liên kết Ďi vào chiều sâu họ sẽ Ďóng vai trò như là ―Đội ngũ giảng viên doanh nghiệp‖. Hoạt Ďộng cộng tác thể hiện ở các buổi toạ Ďàm, hội nghị, thậm chí họ có thể tham gia giảng dạy một số học phần hoặc chuyên Ďề phù hợp với năng lực thực tế nhằm trao Ďổi, chia sẻ kĩ năng, kinh nghiệm trong lao Ďộng sản xuất, những yêu cầu tất yếu về kiến thức, kĩ năng và thái Ďộ mà người lao Ďộng cần phải Ďảm bảo Ďể Ďáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc và thị trường lao Ďộng. Bên cạnh Ďó, các doanh nghiệp có thể tham gia các hội Ďồng của nhà trường như Hội Ďồng khoa học, Hội Ďồng Ďào tạo, Hội Ďồng tốt nghiệp,… Thực tế cho thấy, những nhà quản 144
  7. lí doanh nghiệp có thể trở thành những cộng tác viên tin cậy và có chất lượng cho các cơ sở Ďào tạo. Nội dung này Ďược triển khai Ďến phụ thuộc vào phần lớn các quan Ďiểm của các cơ sở Ďào tạo và doanh nghiệp. Gắn ết trong nghiên cứu hoa h c, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Chính sách của Nhà nước ngày càng khuyến khích tạo Ďiều kiện thuận lợi Ďể liên kết trường Ďại học và các doanh nghiệp, phát triển thị trường khoa học công nghệ, thúc Ďẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Nhiều luật, nghị Ďịnh liên quan Ďến vấn Ďề này như Ďã Ďược ban hành như: Luật Khoa học công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ,… Ďã tạo ra các hành lang pháp lí phù hợp Ďể thúc Ďẩy mối liên kết này. Trên thực tế, việc sáng tạo, chuyển giao tri thức và thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ từ các cơ sở giáo dục Ďại học và các tổ chức nghiên cứu ra ngoài xã hội, Ďặc biệt, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất Ďã góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Các cơ sở giáo dục là cái nôi Ďể tạo ra tri thức và các kết quả, sản phẩm, sáng chế có khả năng chuyển giao, thương mại hoá; ứng dụng trên thị trường. Nhận thức và nhu cầu của doanh nghiệp về vai trò của khoa học công nghệ, Ďổi mới khoa học công nghệ ngày càng tăng. Do vậy, việc liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trở nên tất yếu. Vai trò của doanh nghiệp và nhà trường trong hoạt Ďộng này có thể thuần tuý là bên mua - bên bán hoặc cũng có thể là Ďối tác góp vốn Ďối với những nghiên cứu, phát minh. 3.3. Một số định hƣớng để nâng cao hiệu quả gắn kết doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục Gắn kết trường Ďại học và doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu trong giai Ďoạn hiện nay. Trong mối quan hệ Ďó, các cơ sở giáo dục Ďại học dường như luôn giữ vai trò chủ Ďộng. Chủ Ďộng trong tìm kiếm Ďối tác doanh nghiệp hợp tác, chủ Ďộng trong kết nối hợp tác. Vì thế, Ďể hoạt Ďộng gắn kết giữa trường Ďại học và doanh nghiệp với ý nghĩa là một trong những yếu tố tác Ďộng Ďến chất lượng giáo dục Ďại học thì cần thiết gia tăng sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt Ďộng gắn kết, liên kết. Đây có thể Ďược xem là những giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp trong gắn kết, liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục Ďại học nhằm nâng cao chất lượng Ďào tạo nguồn nhân lực Ďáp ứng yêu cầu thị trường lao Ďộng hiện nay. Thứ nhất, doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chương trình Ďào tạo của các cơ sở Ďào tạo. Việc Ďào tạo bao giờ cũng Ďược tiến hành trên cơ sở chương trình Ďã Ďịnh sẵn. Vì vậy, một chương trình chuẩn sẽ là một cơ sở tốt, Ďịnh hướng tốt cho việc tổ chức thực hiện. Việc xây dựng chương trình Ďào tạo bao giờ cũng dựa trên yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, thái Ďộ Ďối với người lao Ďộng ở từng vị trí công việc. 145
  8. Các trường Ďại học cần biết doanh nghiệp Ďang cần những gì ở người lao Ďộng Ďể xây dựng chương trình Ďào tạo theo Ďúng yêu cầu của doanh nghiệp. Do Ďó, các doanh nghiệp cần phải tham gia vào quá trình xây dựng chương trình Ďào tạo. Sự tham gia của doanh nghiệp có thể diễn ra bằng nhiều hình thức như tổ chức các hội nghị cộng tác viên, các seminar khoa học, tạo ra nhiều diễn Ďàn Ďể doanh nghiệp có thể nói lên những yêu cầu của họ Ďối với người lao Ďộng từ Ďó Ďịnh hướng cho quá trình biên soạn nội dung, chương trình Ďào tạo của các trường Ďại học. Thậm chí, việc biên soạn các chương trình Ďào tạo của nhà trường cũng cần tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia Ďánh giá, góp ý, phản biện. Thứ hai, doanh nghiệp cần tạo Ďiều kiện cho sinh viên Ďến thực hành, thực tập. Thông thường, các cơ sở Ďào tạo có hai phần thực tập. Một là cho sinh viên thực tập tại xưởng trường sau khi học lí thuyết (thực hành). Hai là thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp cụ thể do nhà trường sắp xếp hoặc cho sinh viên tự liên hệ. Phần thực tập này là Ďiều kiện Ďể sinh viên dự thi tốt nghiệp (Ďào tạo theo niên chế) hoặc Ďể công nhận tốt nghiệp (Ďào tạo theo tín chỉ). Tuy nhiên, việc thực tập cuối khoá tại doanh nghiệp trong một thời gian ngắn (khoảng 2 tháng), lại thiếu sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, chủ yếu là giảng viên ở trường Ďánh giá thông qua báo cáo thực tập của sinh viên dẫn tới hiệu quả thực tập của sinh viên không cao. Nhiều trường Ďại học Ďã nhận thức Ďược những hạn chế này nên Ďã tổ chức ―học kỳ doanh nghiệp‖, cho sinh viên Ďược thực hành tại doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập, không Ďợi Ďến khi sinh viên chuẩn bị kết thúc khoá học. Những Ďợt thực hành ngắn ngày nhưng liên tục trong suốt quá trình Ďào tạo giúp sinh viên Ďược củng cố kĩ năng, kiến thức Ďã học trên giảng Ďường và có những Ďiều chỉnh phù hợp. Hơn nữa, hiện nay, hầu hết các trường Ďại học Ďều gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thực hành của sinh viên. Nếu nhà trường có trang thiết bị máy móc thì về cơ bản cũng lạc hậu hơn so với thực tiễn phát triển của dây chuyền, quy trình công nghệ. Vì vậy, sinh viên thực tập trên hệ thống máy móc này khi ra làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, họ cũng phải tiếp tục Ďược Ďào tạo, huấn luyện mới có thể sử dụng Ďược máy móc hiện Ďại. Do Ďó, sinh viên Ďược thực hành ngay tại các doanh nghiệp họ sẽ rèn luyện Ďược những kĩ năng sử dụng các máy móc hiện Ďại, khi ra trường, họ sẽ Ďáp ứng Ďược ngay yêu cầu công việc. Thực hành tại các doanh nghiệp, sinh viên không chỉ Ďược học tập nâng cao các kĩ năng thực hành mà khi Ďóng vai trò của một người lao Ďộng thực thụ, Ďược làm việc trong một môi trường làm việc thực sự, sinh viên còn Ďược rèn luyện một cách toàn diện, Ďặc biệt là tinh thần, thái Ďộ, kĩ năng giao tiếp nghề nghiệp, những kĩ năng mềm rất cần thiết cho quá trình làm việc của họ. Thông qua những lần thực tập, thực hành của sinh viên, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn Ďược những nhân viên vừa có năng lực, vừa có những Ďức tính phù hợp với yêu cầu của cơ quan. Tiếp cận với tư cách là nhà tuyển dụng thì Ďây là một cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên chính xác hơn hẳn các cuộc thi tuyển thông thường vừa tốn thời gian, tiền bạc mà có khi vẫn chưa tuyển Ďược nhân 146
  9. viên vừa ý. Tuy nhiên, Ďể các doanh nghiệp Ďều nhiệt tình, tạo mọi Ďiều kiện cho sinh viên Ďến thực hành, thực tập thì cần phải có cơ chế phối hợp, giao kết hợp Ďồng chặt chẽ với những Ďiều khoản có lợi cho cả hai bên. Để nâng cao chất lượng thực hành, thực tập của sinh viên thì doanh nghiệp cũng sẽ phải là người cùng Ďánh giá kết quả quá trình thực tập của sinh viên, Ďó là những kiến thức, kĩ năng thực tế mà sinh viên quan sát và học hỏi Ďược trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nghiệp tham gia bổ sung kiến thức thực tế, thực hành cho Ďội ngũ giảng viên của các trường Ďại học Các doanh nghiệp không chỉ tham gia vào quá trình thực hành, thực tập của sinh viên mà còn có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng những kinh nghiệm thực tiễn cho chính giảng viên của các trường Ďại học. Đội ngũ giảng viên các trường Ďại học, về trình Ďộ chuyên môn có thể nắm rất vững, rất sâu lý luận, kiến thức nhưng có thể thiếu lăn lộn với thực tiễn Ďể có những kinh nghiệm thực tế giúp người học có khả năng thích ứng Ďược với yêu cầu của xã hội khi ra trường. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tạo Ďiều kiện cho giảng viên Ďi thực tế, Ďi quan sát, tham quan, tìm hiểu, từ Ďó bổ sung thêm những kinh nghiệm thực tiễn, cộng với kiến thức lý luận sâu rộng của giảng viên chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng khâu tổ chức Ďào tạo của các trường Ďại học. Điều Ďó giúp cho bài giảng của giảng viên vừa có kiến thức nhưng cũng vừa chú ý trên luyện kĩ năng, kinh nghiệm cho sinh viên. Thứ tư, các nhà kĩ thuật, chuyên môn trong doanh nghiệp cần tham gia có hiệu quả vào quá trình Ďào tạo của các trường Ďại học. Thực tế cho thấy, những nhà quản lí doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành những cộng tác viên tin cậy và có chất lượng cho các cơ sở Ďào tạo. Thực tế, có thể có tình trạng là giảng viên các cơ sở giáo dục Ďại học thì mạnh về kiến thức nhưng thiếu kinh nghiệm, kĩ năng nên bài giảng nặng về lí thuyết và ít rèn kĩ năng. Đối với những kĩ sư, cán bộ, công nhân lành nghề làm việc tại các doanh nghiệp khi Ďược mời với tư cách là những chuyên gia, họ có kinh nghiệm, kĩ năng phong phú nên chỉ tập trung giảng kĩ năng, kinh nghiệm mà thiếu Ďi phần kiến thức cơ sở, nền tảng gắn với những kĩ năng, kinh nghiệm Ďó. Vì vậy, các trường cần có ―Ďiều phối viên‖ Ďể phối hợp cũng như Ďảm bảo chất lượng của việc mời giảng này. Mỗi bài giảng của chuyên gia Ďược mời cần phải Ďược xây dựng trên cơ sở Ďặt hàng mục tiêu của các trường Ďại học Ďể phù hợp với từng môn học, chương trình học. 4. Kết luận Thực chất, quan hệ liên kết, hợp tác giữa cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa cơ sở giáo dục Ďại học và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong Ďào tạo, nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận Ďộng năng Ďộng qua lại của cán bộ quản lí, giảng viên, người học và 147
  10. các nhà chuyên môn Ďang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hoá các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình Ďào tạo; tổ chức học tập suốt Ďời; hỗ trợ các nỗ lực sáng kiến và quản trị tổ chức. Sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vào quá trình Ďào tạo của các trường Ďại học là biện pháp cơ bản nhất Ďảm bảo Ďào tạo theo nhu cầu của xã hội, Ďảm bảo tính hiệu quả của công tác Ďào tạo. Trong Ďó, việc tổ chức thực hiện Ďào tạo là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết Ďịnh nhất Ďối với chất lượng của quá trình Ďào tạo. Vì vậy, trước hết cần huy Ďộng nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc tổ chức thực hiện Ďào tạo của các trường Ďại học. Những Ďịnh hướng trên chỉ mang tính tổng quát. Tuy nhiên, nếu thực hiện có hiệu quả, có chất lượng các Ďịnh hướng Ďó thì chắc chắn chúng ta sẽ khắc phục Ďược những bất cập trong Ďào tạo nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Huân. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt Ďộng Ďào tạo trong các trường Ďại học, cao Ďẳng, Hiệp hội Các trường Ďại học, cao Ďẳng Việt Nam tổ chức năm 2018, Nxb Đà Nẵng. 2. Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT, ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy Ďịnh về kiểm Ďịnh chất lượng của cơ sở giáo dục Ďại học. 3. Luật số 34/2018/QH14, ngày 19/11/2018 Luật Giáo dục Ďại học 4. Nguyễn Phương Anh (2020). ―Quan Ďiểm của các doanh nghiệp trong hợp tác với trường Ďại học‖, http://www.tc-consulting.com.vn/vi/thu-vien/bai-viet- chuyen-gia/, truy cập ngày 25/2/2024. 5. Minh Long (2020), ―Sự hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp‖, http://www.tinmoi.vn/Su-hop-tac-giua-truong-dai-hoc-va-doanh-nghiep-0118224.html, truy cập ngày 25/2/2024. 148
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2