Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An
lượt xem 4
download
Bài viết Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An trình bày các nội dung: Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp”; Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An; Thực trạng hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp”; Giải pháp nhằm nâng cao hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 51 HỢP TÁC GIỮA “CƠ SỞ GIÁO DỤC - DOANH NGHIỆP” PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH NGHỆ AN Đinh Văn Phong(1), Hồ Thị Hiền(2) TÓM TẮT: Trong quá trình xây dựng và phát triển của một địa phương, nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao luôn có vai trò rất quan trọng, là nhân tố tạo động lực thúc đẩy của quá trình phát triển đó. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố nòng cốt, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thời đại mới. Vì vậy, để có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động đạt kết quả cao cần phải có những chính sách về đào tạo, chính sách về thu hút và phát triển nhân lực, trong đó lý thuyết gắn liền với thực tiễn trong mối quan hệ hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ hiện đại và ngành, nghề liên quan sau tốt nghiệp. Từ khóa: Hợp tác, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, nguồn nhân lực, Nghệ An. ABSTRACT: In the process of constructing and developing a locality, human resources, especially high-quality ones, play a crucial role as they drive the development process forward. Developing high-quality human resources is regarded as a cornerstone to ensure economic growth, extensive integration, sustainability, and stability in the era of modern knowledge-based economics. Consequently, to cultivate a high- performing team of human resources with elevated labor productivity, it is imperative to establish policies for training, attraction, and development of these resources. This includes intertwining theory with practicality within the collaborative relationship 1. Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An. 2. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
- 52 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA between educational institutions and enterprises, aimed at honing vocational skills and swiftly adapting to the advancements of modern technology and relevant fields post-graduation. Keywords: Cooperation, educational institutions, enterprise, human resources, Nghe An. 1. Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” Ý tưởng hợp tác, hợp tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Wilhelmvon Humboldt. Theo ông, cơ sở giáo dục ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Hợp tác nhà trường - doanh nghiệp được hiểu như sự tương tác, giao dịch giữa cơ sở giáo dục với các doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D), trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia), thương mại hóa kết quả R&D, xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát triển doanh nghiệp và quản trị. Các mức độ hợp tác phổ biến là: Tiếp nhận sinh viên đến thực tập, tham quan thực tế, hỗ trợ chi phí và thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Các mức cao hơn là: trao đổi chuyên gia, chia sẻ tri thức, công nghệ; đầu tư cho nghiên cứu, triển khai để cùng sở hữu và chuyển giao công nghệ; cùng đầu tư phát triển doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Do vậy, các hợp tác này còn được coi là sự hợp tác giữa hai mảng học thuật và sản xuất kinh doanh. Khi công nghệ ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế thì hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp ngày càng trở thành xu hướng mới. Ngày nay, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và sinh viên có mối liên hệ về mặt lợi ích khá chặt chẽ. Mỗi bên sẽ có được những lợi ích của riêng mình thông qua mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trên thế giới, mô hình hợp tác giữa “cơ sở giáo dục đại học - cộng đồng doanh nghiệp” được nghiên cứu nhiều ở Anh, Nhật và Thái Lan. Mô hình hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp - chính quyền địa phương” được phát triển không chỉ ở giáo dục đại học mà còn được mở rộng đến các cơ sở đào tạo nghề ở Bắc Mỹ và Bắc Âu. Ở Việt Nam, việc triển khai mô hình hợp tác, phối hợp giữa “Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà trường” nhằm gắn kết đào tạo với sử dụng trong thời gian vừa qua chưa được triển khai mạnh mẽ. Mặc dù, có nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thiết lập mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, hoặc chủ động tìm đến doanh nghiệp để ký kết các hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Mô hình hợp tác, đối tác “cơ sở giáo dục - cộng đồng doanh nghiệp” là hợp tác giữa giáo dục chính quy với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo môi trường hỗ trợ sinh viên tích lũy trải nghiệm công việc, kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp việc làm.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 53 Thông qua mô hình hợp tác này, nhà trường trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề nghiệp thích hợp. Vì vậy, chiến lược mở rộng hợp tác phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp để bổ sung kinh nghiệm ngoài giảng dạy trên lớp nhằm giúp thầy và trò làm quen với kỹ năng dạy và làm việc thực tiễn của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Giáo viên và nhà quản lý giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới trong quan hệ hợp tác, đối tác với cộng đồng doanh nghiệp để đạt mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng. Sự hợp tác này được thực hiện bằng cách tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp; doanh nghiệp tham gia trợ giảng cho nhà trường; tham gia cung cấp trang thiết bị và nguồn nhân lực để phát triển kỹ năng;... Đây chính là nền tảng cho việc xác định chiến lược xây dựng hợp tác, đối tác giữa “cơ sở giáo dục - cộng đồng doanh nghiệp” nhằm phát triển kỹ năng của sinh viên đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cần hướng đến. Chiến lược cải thiện hợp tác, đối tác giữa “cơ sở giáo dục - cộng đồng doanh nghiệp” gồm các nội dung như: tổ chức tọa đàm để thống nhất hợp tác giữa cơ sở giáo dục và cộng đồng doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, phương thức tổ chức đào tạo thông qua các cuộc họp định kỳ giữa cơ sở giáo dục và cộng đồng doanh nghiệp; thu hẹp khoảng cách lý thuyết với thực hành thông qua tham quan thực tế, thực tập tại doanh nghiệp; có cơ chế thu hút đại diện doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo, chương trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên; khuyến khích giáo viên, sinh viên nghiên cứu khoa học, đề xuất sáng kiến thúc đẩy hợp tác, đối tác giữa cơ sở giáo dục và cộng đồng doanh nghiệp phát triển; tạo điều kiện cho cán bộ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu rất lo ngại về chất lượng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên không đáp ứng chuẩn nhu cầu của doanh nghiệp trên thực tế, để đạt được hiệu quả của mô hình hợp tác, đối tác giữa “cơ sở giáo dục - cộng đồng doanh nghiệp”. Trên thực tế, vẫn tồn tại một số vấn đề như: chương trình giáo dục nghề nghiệp chưa thật sự hiệu quả, cần thiết theo yêu cầu của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sinh viên đến làm việc sau tốt nghiệp. Chính sự không phù hợp này góp phần làm tăng tình trạng thất nghiệp, nghèo đói và tăng trưởng kinh tế thấp ở các quốc gia. Do vậy, việc áp dụng mô hình hợp tác, đối tác giữa “cơ sở giáo dục - cộng đồng doanh nghiệp” sẽ giúp sinh viên có cơ hội được đào tạo với thiết bị, vật liệu và môi trường thích hợp, nhằm giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ khoảng cách giữa học “chay” trên lớp với tiếp cận theo nhu cầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp thỏa mãn nhu cầu xã hội. 2. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi
- 54 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cá nhân và của đất nước”; theo cách hiểu này, nhân lực cũng được coi như một nguồn lực được sử dụng trong quá trình phát triển như vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,... Xét theo góc độ các yếu tố của nguồn nhân lực, Ngân hàng Thế giới nhận định nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố thể lực, trí lực, tâm lực của mỗi cá nhân. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là khả năng lao động của xã hội, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và đủ điều kiện tham gia lao động theo các quy định của pháp luật. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho hoạt động sản xuất của xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho quá trình phát triển, theo cách hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội mà không tính đến giới hạn về độ tuổi. Như vậy, dù đánh giá ở góc độ nào, chúng ta cũng có thể nhận thấy, nhân lực luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc lao động, sáng tạo ra của cải vật chất. Theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nguồn nhân lực cũng sẽ phải có những thay đổi, phát triển để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực. Vậy thế nào là phát triển nguồn nhân lực? Xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, các tổ chức cũng đã đưa ra cách nhìn nhận về phát triển nguồn nhân lực của mình. Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, phát triển nguồn nhân lực là phát triển chất lượng của nguồn nhân lực, bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng các tiềm năng của mỗi cá nhân vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và dần nâng cao chất lượng cuộc sống. Có quan điểm cho rằng, phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội,... Qua một số quan điểm trên, ta có thể nhận thấy, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng cả về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực, cũng như cơ cấu nguồn nhân lực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì sự hoàn thiện của chính mỗi cá nhân trong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Sinh Cúc, nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 55 chuyên môn cao; có kỹ năng, kỹ thuật, có khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức,... Như vậy, nhân lực chất lượng cao sẽ tương ứng với nhóm lao động có trình độ và tay nghề cao, kỹ năng và thái độ làm việc tốt, có năng suất lao động và chất lượng lao động cao. 3. Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An Cùng với xu thế và yêu cầu của phát triển, nhu cầu về nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An tăng lên trong những năm vừa qua. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Nghệ An: Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Nghệ An là 1.926,9 nghìn người, tăng 0,05% (+878 người) so với năm 2019; trong đó: lao động nam là 980,0 nghìn người, chiếm 50,90%; lao động nữ là 946,9 nghìn người, chiếm 49,10%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 236,0 nghìn người, chiếm 12,30%; lực lượng lao động ở nông thôn là 1.690,9 nghìn người, chiếm 87,70%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 1,26%; trong đó: khu vực thành thị là 2,99%; khu vực nông thôn là 1,01%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,58%; trong đó: khu vực thành thị là 0,94%; khu vực nông thôn là 2,81%. Trong năm 2020, đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.716 doanh nghiệp, giảm 2,95% so với cùng kỳ, vốn các doanh nghiệp đăng ký đạt 14.260,9 tỷ đồng, giảm 9,33% so với cùng kỳ, bình quân khoảng 8,31 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thực tế hoạt động trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 31/12/2020 là 11.868 doanh nghiệp, tăng 1.183 doanh nghiệp (+11,07%) so với năm 2019. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước là 63 doanh nghiệp, giảm 4 doanh nghiệp (-5,97%); doanh nghiệp ngoài nhà nước là 11.755 doanh nghiệp, tăng 1.186 doanh nghiệp (+11,22%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 50 doanh nghiệp, tăng 1 doanh nghiệp (+2,04%). Theo báo cáo tại phiên họp thường kỳ với các địa phương của UBND tỉnh Nghệ An, tính đến 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm nội tỉnh ước đạt 46.426 tỷ đồng, tăng 8,44% (kịch bản tăng trưởng đề ra 6 tháng đầu năm là 7,7 - 8,3%), đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ và xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,126 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ và đạt 56,33% kế hoạch. Nghệ An cũng đã đón trên 4 triệu khách du lịch, tăng 137% so với cùng kỳ năm 2021. Thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 10.100 tỷ đồng, đạt 67,4% dự toán. Thu hút đầu tư tiếp tục đạt được kết quả tích cực với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 26.435 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ. Tính đến ngày 21/3, toàn tỉnh đã cấp mới cho 30 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 2.652 tỷ đồng. Điều chỉnh 28 lượt dự án, trong đó, điều chỉnh tổng vốn đầu tư 10 dự án (tăng hơn 12.262 tỷ đồng).
- 56 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14.914,65 tỷ đồng. Có 449 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021 với tổng số vốn đăng ký thành lập 6.018,4 tỷ đồng. Trong quý có 449 doanh nghiệp thành lập mới, 374 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Dân số trung bình của tỉnh Nghệ An ước đạt 3.409,8 nghìn người, đứng thứ 4 cả nước. Trong đó, lực lượng lao động có hơn 1,6 triệu người, hằng năm bổ sung hơn 30 nghìn người và đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức khi giải quyết việc làm cho lao động. Ước 6 tháng đầu năm 2022, giải quyết việc làm cho 29.885 người (đạt 69,66% kế hoạch, tăng 72,5%). Bảng 1. Phân phối lao động theo nghề nghiệp và vị thế việc làm tính đến năm 2020 2015 2017 2018 2019 2020 TỔNG SỐ - TOTAL 1.903,6 1.894,4 1.892,4 1.904,4 1.906,3 Phân theo nghề nghiệp - By occupation Nhà lãnh đạo - Leaders/managers 26,6 23,1 23,2 22,8 21,7 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 83,1 84,0 97,2 101,7 95,7 High level professionals Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 51,1 50,1 63,6 49,3 54,6 Mid-level professionals Nhân viên - Clerks 15,6 20,5 15,6 23,2 14,6 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng - Personal services, protective 211,0 238,7 275,1 279,3 272,2 workers and sales worker Nghề trong nông, lâm, ngưnghiệp Skilled agricultural, forestry and 118,2 57,2 35,5 29,6 76,3 fishery workers Thợ thủ công và thợ khác có liên quan 203,6 291,7 322,2 313,8 342,7 Craft and related trade workers Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 48,3 61,2 56,7 80,4 85,9 Plant and machine operators and assemblers Nghề giản đơn - Unskilled 1.143,2 1.053,0 999,8 1.001,0 940,2 occupations Khác - Other 2,9 14,9 3,5 3,3 2,4
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 57 Phân theo vị thế việc làm By status in employment Làm công ăn l ơng - Wage worker 535,6 ư 658,8 642,9 700,1 703,3 Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh - 43,4 27,7 31,4 45,2 37,1 Employer Tự làm - Own account worker 947,7 952,9 981,2 844,9 918,2 Lao động gia đình - Unpaid family 376,9 254,5 236,6 314,1 247,6 worker Xã viên hợp tác xã - Member of - 0,5 0,3 0,1 0,1 cooperative Ng ời học việc - Apprentice ư - - - - - (Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An, 2020) Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, tỷ lệ lao động là lãnh đạo và người lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao chỉ chiếm tỷ trọng 6,15% so với tổng lao động đang làm việc, trong khi đó, con số này trung bình của cả nước là 9,03% (tính theo số liệu Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2021). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có sự đầu tư nhất định cho giáo dục, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hằng năm, năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ chi cho giáo dục, đào tạo trong tỷ trọng chi ngân sách năm 2020 là 15,94%. Tính đến năm 2020, các số liệu về cơ sở giáo dục, đào tạo và người học như sau: (Nguồn: Infor Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An, 2020)
- 58 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, trong những năm qua, Nhà nước đã đưa ra các chính sách, quy định liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, về luật có Bộ luật Lao động, năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019,... Kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các chính sách về phát triển nguồn nhân lực như Quyết định số 146/QĐ-TTg, ngày 28/1/2022 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Bên cạnh hệ thống các văn bản chính sách thì bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực cũng được kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ; các bộ có chức năng quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực chuyên ngành liên quan tới phát triển nguồn nhân lực đó như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tất cả các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đều có các cơ sở trực thuộc trực tiếp cung ứng dịch vụ công liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi quản lý của mình. Mới đây nhất, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2124/QĐ-UBND, quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những mục tiêu quan trọng, trong đó có mục tiêu “Chú trọng phát triển chương trình giáo dục địa phương, chương trình nhà trường theo hướng hiện đại, hội nhập nhằm hình thành nguồn nhân lực phát huy điểm mạnh, cải thiện những điểm yếu của con người xứ Nghệ trong môi trường lao động chuyên nghiệp. Tập trung ưu tiên thúc đẩy nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho học sinh và người lao động; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương và tham gia có uy tín vào thị trường lao động cả nước”. Với chiến lược này, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo, để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời sẽ có được nguồn lực lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển cho tỉnh nhà. 4. Thực trạng hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” Thực trạng hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong báo cáo chuyên đề của phiên họp cho thấy, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp đã được quan tâm từ nhiều năm trở lại đây. Các chủ trương và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước khẳng định: Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học - công nghệ...
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 59 Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về một khảo sát vào tháng 6/2021, trong số 135 cơ sở giáo dục đại học có báo cáo gửi về thì 40,7% cơ sở đào tạo có hoạt động hợp tác với doanh nghiệp cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác; 44,4% có hợp tác trong các lĩnh vực khác; 8,1% có hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và 6,7% không có hoạt động hợp tác nào với doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các cơ sở đào tạo các khối ngành đặc thù thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Tổng số doanh nghiệp có hợp tác với 135 cơ sở giáo dục đại học được khảo sát là 6.126 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ trung bình là 60 doanh nghiệp/cơ sở đào tạo. Gắn kết với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ thực hành cho sinh viên hay xin học bổng, đa số các trường hiện nay đang hướng tới việc giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát của Vụ Giáo dục Đại học năm 2021 cũng cho biết, hoạt động hợp tác nổi bật nhất giữa trường đại học - doanh nghiệp trong đào tạo là hoạt động tiếp nhận sinh viên đến kiến tập/thực tập (gần 90%). Hoạt động hợp tác chiếm vị trí thứ 2 là tài trợ cho các hoạt động liên quan đến đào tạo và ngoại khóa bao gồm: trao học bổng sinh viên, tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp (gần 70%). Việc các doanh nghiệp tham gia góp ý cho chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy dừng lại ở mức độ 30%. Báo cáo đánh giá thực trạng cũng khẳng định, mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung vẫn chủ yếu trong ngắn hạn, cả hai chủ thể chưa thực sự có nhu cầu bức thiết. Hệ sinh thái hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp mới chỉ đang trên đường hình thành và hoạt động hợp tác đại học - doanh nghiệp vẫn còn trong ngắn hạn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà trường hiện nay cần có một số yếu tố cụ thể như sau: Tuyển dụng kỹ sư, thực tập sinh, du học: Tuyển chọn và đào tạo kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp tham gia chương trình kỹ sư, chương trình thực tập sinh, du học và làm việc tại nước ngoài. Tuyển chọn và đào tạo các sinh viên đi theo chương trình Internship trong và ngoài nước. Đào tạo dự bị kỹ sư, cử nhân làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức...: Tuyển chọn sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 trường đại học tham gia chương trình đào tạo kỹ sư, thực tập sinh định hướng làm việc tại nước ngoài đối với sinh viên có nguyện vọng. Tham gia vào quá trình đào tạo, xây dựng chương trình, đánh giá chuẩn đầu ra, tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế cho sinh viên các khối, ngành khác nhau.
- 60 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng trong nước. Triển khai các khóa huấn luyện tác phong, kỹ năng làm việc (định hướng nghề nghiệp/kỹ năng 5S/Kaizen/Horenso/Teamwork, kỹ năng xin việc,...) theo tiêu chuẩn quốc tế cho sinh viên của bên B. Tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp, tác phong, hệ thống kỹ năng làm việc, tuyển dụng và việc làm trong môi trường quốc tế cho sinh viên. Tổ chức hoạt động 5S vì môi trường, văn hóa giữa sinh viên và doanh nghiệp. Tổ chức cung cấp dịch vụ tiện ích thiết yếu cho sinh viên, cán bộ giảng viên, khách tại trường và bên ngoài trường. Phối hợp trong công tác tuyển sinh đại học chính quy tại các trường THPT. Đồng hành tham gia các sự kiện do hai bên tổ chức: khai giảng, bế giảng, ngày hội việc làm. Tham gia vào quá trình đào tạo nghề và phối hợp, tổ chức thực hiện, đồng hành cùng nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe, mô hình đào tạo khép kín để người học ra trường được nhà tuyển dụng trong và ngoài nước tiếp nhận, phái cử với mức thu nhập hàng ngàn USD. 5. Giải pháp nhằm nâng cao hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An 5.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong vấn đề hợp tác đào tạo - Mục tiêu của giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp và cơ sở giáo dục trong việc tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên. - Cơ sở giáo dục phải nhận thức được rằng để đào tạo ra được những sinh viên có năng lực tốt, nhanh nhạy, linh hoạt và đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của doanh nghiệp thì cần thiết phải bắt tay với doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp cho sinh viên đến thực hành tại doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải nhận thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo với cơ sở giáo dục sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm được những nhân viên thực sự có năng lực tốt. - Việc hợp tác đào tạo sẽ không được đẩy mạnh nếu như bản thân cơ sở giáo dục và doanh nghiệp hoặc một trong hai bên không nhận thức được vai trò quan trọng của sự hợp tác. Vì vậy, biện pháp đầu tiên và cũng rất quan trọng đó là nâng cao nhận
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 61 thức của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp. Để làm được điều đó cần sự phối hợp của nhiều đơn vị dưới nhiều hình thức khác nhau. - Tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo với nội dung riêng về vấn đề hợp tác đào tạo hoặc cũng có thể lồng ghép nội dung ở các cấp. Thành phần tham dự gồm các đại diện: Ban giám hiệu, ban lãnh đạo các doanh nghiệp, ban chủ nhiệm khoa, các chuyên gia tư vấn trong trường, trong ngành, cựu sinh viên và sinh viên của trường,... Nội dung hội thảo bàn về việc kết hợp đào tạo giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong đào tạo chuyên ngành, những lợi ích mang lại đối với hai bên và những mô hình mẫu, những kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm khuyến khích cơ sở giáo dục và doanh nghiệp hợp tác với nhau trong đào tạo. - Tuyên truyền rộng rãi những lợi ích và những điển hình trong vấn đề hợp tác đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài, internet,... 5.2. Giải pháp hợp tác xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo - Doanh nghiệp cần tham gia đóng góp trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo, giúp cơ sở giáo dục xây dựng được chương trình đào tạo chuẩn, nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. - Cơ sở giáo dục cần dự báo nhu cầu về lao động của doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu về quy mô đào tạo. - Cơ sở giáo dục cần phải nghiên cứu yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân viên để xây dựng mục tiêu về chất lượng đào tạo. - Chương trình đào tạo phải xây dựng gắn với thực tế công việc tại doanh nghiệp. - Đổi mới phương pháp đào tạo, tăng cường kỹ năng thực hành cho sinh viên tại doanh nghiệp. Trong rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo thì việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản nhất. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa với nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, chương trình đào tạo cần phải xây dựng theo hướng gắn với thị trường lao động, việc làm. Đó cũng là cơ sở cho việc thực hiện phương thức hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp. Để có thể xây dựng được mục tiêu, kế hoạch và chương trình đào tạo tốt, cơ sở giáo dục cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo: Cơ sở giáo dục nên mời doanh nghiệp cùng tham gia tư vấn, để đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường lao động thường xuyên biến đổi, nội dung chương trình đào tạo phải thường xuyên được cập nhật,
- 62 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hiện đại hóa, phương pháp giảng dạy cần thường xuyên được cải tiến, phương tiện và thiết bị giảng dạy thường xuyên được nâng cấp,... Để làm được điều đó, cơ sở giáo dục phải thường xuyên bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Quan điểm đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển chương trình đào tạo, đặc biệt là quá trình phân tích ngành, xây dựng mục tiêu đào tạo, để từ đó xây dựng chương trình mới hoặc điều chỉnh nội dung chương trình đang đào tạo cho phù hợp với tình hình chung của xã hội. - Đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo: Thay vì áp dụng phương pháp đào tạo thiên về lý thuyết, cần phối hợp với doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thực hành. Cơ sở giáo dục nên tạo cho sinh viên cơ hội tiếp xúc với thực tiễn bằng cách tham gia thực hành kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của doanh nghiệp. Kiến thức thực tế đó sẽ bổ trợ rất hiệu quả cho những kiến thức lý thuyết đã học tại cơ sở giáo dục. Nội dung đào tạo cũng phải thường xuyên cập nhật theo xu hướng mới, tránh tình trạng sử dụng quá lâu một giáo trình trong khi trên thực tế nó đã trở nên lạc hậu, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nói trên phải đồng bộ với đổi mới phương thức đào tạo. Nội dung đổi mới phương thức đào tạo: + Tăng cường học đi đôi với hành, trong đó sinh viên được học thực hành ngay trong môi trường thực tiễn. + Thường xuyên đổi mới theo phương thức hiện đại, cập nhật các công nghệ sản xuất tiên tiến đang phát triển. 5.3. Giải pháp hợp tác nhằm tăng cường nguồn nhân - tài - vật lực cho đào tạo - Nhằm giúp cho cơ sở giáo dục ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, phía doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm được nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý. - Tăng cường đầu tư trang thiết bị và tài chính cho công tác đào tạo. - Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý: Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, trước tiên cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả đào tạo. Đây là một vấn đề rất quan trọng mà cơ sở giáo dục cần quan tâm. Cơ sở giáo dục muốn đào tạo ra những thế hệ sinh viên giỏi, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì bản thân giảng viên và các cán bộ quản lý cũng luôn phải học hỏi, cập nhật kiến thức thực tế, nâng cao trình độ để truyền đạt lại kiến thức cho các em. Muốn vậy, giải pháp hiệu quả nhất là cơ sở giáo dục cần cử giáo viên đi đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. Cũng có một số trường mời chuyên gia của doanh nghiệp về trường để đào tạo cho giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không mang lại nhiều kiến thức thực tế cho giảng viên bằng việc tự họ đến học hỏi tại doanh nghiệp. Cơ sở giáo dục cũng cần tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 63 được cử đi đào tạo. Việc tạo động lực là một việc làm thiết thực gắn liền với hiệu quả đào tạo và phát triển. Chính vì vậy, nhà trường nên áp dụng các hình thức sau: Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho giảng viên qua đào tạo như đề bạt, tăng lương nếu họ thực hiện tốt quá trình đào tạo với kết quả cao hoặc có thể bằng hình thức khuyến khích vật chất. - Đầu tư trang thiết bị và tài chính cho công tác đào tạo: Hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực hành của sinh viên. Tài chính phục vụ cho đào tạo cũng chủ yếu từ các nguồn ngân sách nhà nước và từ khoản thu học phí, trong khi cả hai nguồn trên đều hạn hẹp. Cơ sở giáo dục phải đầu tư hơn nữa trang thiết bị và nguồn tài chính phục vụ cho giảng dạy. Như vậy, cơ sở giáo dục cần có sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp, các tổ chức để đào tạo ra chính những con người sau này sẽ phục vụ cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hằng năm cũng nên trích ra một phần kinh phí nhất định để đầu tư cho công tác đào tạo của cơ sở giáo dục. Nguồn kinh phí này sẽ dùng để mua sắm các trang thiết bị, biên soạn các tài liệu phục vụ công tác đào tạo, để việc hợp tác này phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả hai bên, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp nên ký hợp đồng hoặc thỏa thuận song phương với nhau, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bên, đặc biệt quan tâm đến quyền lợi sử dụng lao động chất lượng cao của doanh nghiệp khi đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho cơ sở giáo dục. 5.4. Giải pháp hợp tác tổ chức quá trình đào tạo Thực hiện hợp tác tổ chức quá trình đào tạo bao gồm kiểm soát từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, nhằm giúp cơ sở giáo dục thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đã đề ra. - Thực hiện hợp tác quá trình tuyển sinh trong cơ sở giáo dục nhằm giúp cơ sở giáo dục chuẩn hóa đầu vào của sinh viên. - Thực hiện hợp tác kiểm soát quá trình dạy và học. - Hợp tác tổ chức quá trình giao lưu cho sinh viên với cựu sinh viên. - Hợp tác kiểm soát quá trình tốt nghiệp của sinh viên. - Hợp tác kiểm soát quá trình làm việc của sinh viên sau khi ra trường. - Hợp tác quá trình tuyển sinh: Giải pháp hợp tác quá trình tuyển sinh là việc doanh nghiệp hỗ trợ công tác tuyển sinh cho nhà trường và ngược lại, cơ sở giáo dục hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động. - Hợp tác kiểm soát quá trình dạy và học: Để quá trình đào tạo đạt kết quả tốt thì việc thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học là điều vô cùng cần thiết. Có rất nhiều phương thức để kiểm tra đánh giá, trong đó cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có thể sử dụng những hình thức dưới đây:
- 64 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA + Tổ chức thi các học kỳ, trong đó có phần thi lý thuyết và phần thực hành. Riêng phần thực hành cho sinh viên thực hiện tại doanh nghiệp và việc đánh giá kết quả có sự tham gia của doanh nghiệp (nếu có). + Khảo sát kiến thức của sinh viên bằng bảng hỏi. Bộ câu hỏi khi xây dựng cũng có ý kiến tư vấn từ phía các chuyên gia của doanh nghiệp. + Ngoài ra, cơ sở giáo dục cũng nên mời các chuyên gia của doanh nghiệp đến tham gia đào tạo hoặc dự giờ các buổi học tại nhà trường để có ý kiến tham vấn cho chương trình, phương pháp đào tạo. Từ các hình thức giám sát, kiểm tra quá trình đào tạo trên, doanh nghiệp có thể phân tích được thực trạng nội dung, phương pháp đào tạo của nhà trường. Mặt khác, việc cơ sở giáo dục mời doanh nghiệp tham gia vào quá trình hợp tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo cũng là cơ hội để cơ sở giáo dục nhận được những ý kiến góp ý, tham vấn từ doanh nghiệp, kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn hạn chế, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. - Hợp tác tổ chức các hoạt động giao lưu cho sinh viên và cựu sinh viên: Tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp có liên hệ thường xuyên với cơ sở giáo dục, có thể thông qua tọa đàm trao đổi kinh nghiệm. Đây là con đường hiệu quả, rất thiết thực cho cả cơ sở giáo dục và doanh nghiệp. Cách thức này trong thực tế vẫn còn ít được các nhà trường quan tâm. Nhưng nó hoàn toàn thực hiện được nếu cơ sở giáo dục đưa vào nội dung hoạt động của mình như là các seminar khoa học với chủ đề cụ thể, phù hợp. Tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang được đào tạo trong cơ sở giáo dục thông qua các đợt thực tập thực tế. Sinh viên rất hồ hởi đón nhận các đợt thực tập thực tế, ngay cả khi họ phải đóng thêm kinh phí. Thời gian gần đây, các khoa cũng có chú ý đến con đường này. Thực tế cũng thấy, lý do chính làm các đợt thực tập thực tế của sinh viên chưa có hiệu quả cao lại thường xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình của các doanh nghiệp, nơi mà sinh viên đến thực tập. Thái độ trên của doanh nghiệp cũng là dễ hiểu, khi mà doanh nghiệp không tìm thấy lợi ích của mình từ những đợt đi thực tập, thực tế của sinh viên. Các cơ sở giáo dục không thể chỉ dựa vào trách nhiệm của doanh nghiệp đối với thế hệ tương lai. Khi các chương trình đi thực tế của sinh viên thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, hiệu quả của các đợt thực tập thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Đây là vướng mắc mà phải chính các doanh nghiệp chủ động đề xuất giải pháp cùng giải quyết với cơ sở giáo dục. Thường xuyên tổ chức các hội nghị giao lưu giữa doanh nghiệp và sinh viên. Những buổi giao lưu này thường mang tính ngoại khóa, không chiếm vào quỹ thời gian đào tạo, vì thế rất khả thi. Thực tế cho thấy, sinh viên đánh giá rất cao hoạt động
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 65 này. Những đánh giá, những lời khuyên của nhà kinh doanh có tác động giáo dục rất rõ rệt đối với sinh viên. Những doanh nhân thành đạt thực sự là những mẫu người mà sinh viên mơ ước và phấn đấu noi theo. Một số hoạt động mang tính động viên hỗ trợ do doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng với một số sinh viên hiện đang học với những điều kiện cụ thể: doanh nghiệp có thể tài trợ kinh phí cho sinh viên học xuất sắc; doanh nghiệp phối hợp với cơ sở giáo dục tổ chức các cuộc thi theo những chủ đề nhất định, nhằm phát hiện năng lực của sinh viên vì mục đích phát triển doanh nghiệp, v.v.. - Hợp tác kiểm soát quá trình tốt nghiệp của sinh viên: Việc đánh giá tốt nghiệp nếu chỉ có sự tham gia của cơ sở giáo dục sẽ thiếu khách quan dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường nhiều khi tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, để cải thiện tình trạng này, cơ sở giáo dục cần phối hợp nhiều hơn với doanh nghiệp trong việc đánh giá tốt nghiệp. Mục đích của việc hợp tác này là nhằm đánh giá trình độ của sinh viên một cách thực tế hơn, khách quan hơn, sát với yêu cầu của thực tiễn, căn cứ vào mục tiêu và đòi hỏi của doanh nghiệp sử dụng lao động. Muốn vậy, cơ sở giáo dục cần phải: + Thành lập hội đồng đánh giá tốt nghiệp, trong đó có sự tham gia của các cán bộ là những chuyên gia của doanh nghiệp. + Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, trong đó có sự kết hợp các tiêu chuẩn mục tiêu của nhà trường và tiêu chuẩn của doanh nghiệp. + Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác đánh giá tốt nghiệp, trong đó nội dung thi chú trọng tới yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là đánh giá kỹ năng thực hành ngay trong môi trường thực tế. + Các hội đồng bảo vệ tốt nghiệp phải có ít nhất 1 thành viên là cán bộ doanh nghiệp tham gia chấm điểm. - Hợp tác kiểm soát quá trình làm việc của sinh viên sau khi ra trường: Việc hợp tác kiểm soát quá trình làm việc của sinh viên sau khi ra trường có ý nghĩa quan trọng, góp phần giải quyết việc làm cho sinh viên và có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên phù hợp với yêu cầu. Cơ sở giáo dục và doanh nghiệp thực hiện được giải pháp này cần phải phối hợp trong các nhiệm vụ sau: Doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng cho cơ sở giáo dục bao gồm: số lượng tuyển dụng, yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các chế độ đãi ngộ. Từ thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp, cơ sở giáo dục sẽ tổng hợp lại và tuyên truyền đến sinh viên; các địa chỉ liên hệ việc làm tin cậy; các cơ quan hợp tác với trường; địa chỉ công tác của học sinh sau tốt nghiệp; các thông tin khác về dịch vụ việc làm,...
- 66 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Cơ sở giáo dục tổ chức thành lập bộ phận chuyên trách như: văn phòng hướng nghiệp hoặc câu lạc bộ, hoặc diễn đàn với mục đích giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bộ phận này có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp để cập nhật nhu cầu tuyển dụng theo các thời điểm sinh viên tốt nghiệp. Về phía doanh nghiệp cũng cần thành lập bộ phận chuyên trách riêng chịu trách nhiệm thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin, phối hợp với phía nhà trường để tìm ra những sinh viên tốt nhất, đáp ứng đúng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. 5.5. Giải pháp hợp tác về hoạt động sau đào tạo Hợp tác sau đào tạo thông qua trao đổi thông tin giúp cơ sở giáo dục có được nguồn thông tin thường xuyên từ phía doanh nghiệp, để truyền tải tới sinh viên, ngược lại, doanh nghiệp cũng có được các thông tin từ phía cơ sở giáo dục, hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp được thực hiện tốt. Hợp tác về thông tin: như các thông tin về đào tạo, thông tin tuyển dụng. Thông tin có vai trò rất quan trọng, là khởi nguồn trong tất cả các hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thông tin là khởi đầu và có tầm quan trọng trong việc lập kế hoạch hoạt động. Thông tin là tri thức, là những tin tức được truyền lại dưới các dạng khác nhau. Thông tin được đánh giá là một trong các nguồn lực bước đầu tiên để lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch. Trong đào tạo nghề, tại nhiều hội thảo đã khẳng định rằng, một trong những yếu tố hạn chế đến chất lượng đào tạo là thiếu hệ thống thông tin đào tạo... Quá trình thực hiện kế hoạch hợp tác được xây dựng trên cơ sở phân tích các thông tin là cần thiết, hợp tác đào tạo thành công là thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác theo từng nội dung cần thiết. Cơ sở giáo dục và doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống thông tin đào tạo qua hình thức thư thông tin (Newsletter), cập nhật các tin tức, sự kiện đã và sắp diễn ra ở đơn vị mình, để gửi tới những người quan tâm nhằm mục đích cung cấp thông tin, có thể được trình bày ở dạng văn bản điện tử, và gửi đến các địa chỉ của người nhận qua thư điện tử (Email). Thư thông tin dùng để gửi tới các tổ chức có thể nói là một giải pháp hiệu quả cho việc trao đổi thông tin, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển các mối hợp tác. Cơ sở giáo dục cung cấp các thông tin về khoa học công nghệ, các hoạt động đào tạo và sinh viên gửi đến doanh nghiệp, nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp bằng thư thông tin với doanh nghiệp (WoWnewsletter). Thiết lập một phòng, ban hoặc một nhóm biên soạn chuyên nghiệp trong cơ sở giáo dục để có thể biên tập nội dung và trình bày của thư thông tin với doanh nghiệp, xử lý kịp thời tất cả thông tin khi có phản hồi từ phía doanh nghiệp, các thành viên của nhóm biên tập cũng có thể thực hiện công việc này đều đặn hằng tháng hoặc hằng quý.
- Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 67 Các doanh nghiệp sử dụng thư thông tin để cung cấp thông tin về sản phẩm các hoạt động của mình, Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp bao gồm các thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình tổ chức, số lượng nhân sự, khả năng phát triển và đặc biệt là địa chỉ liên hệ của các cán bộ có trách nhiệm liên quan, đó là một công cụ có hiệu quả cao với chi phí thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2021), Niên giám thống kê Nghệ An 2020, Nxb Thống kê. 2. Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám thống kê Việt Nam 2021, Nxb Thống kê. 3. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 2124/QĐ-UBND, quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 4. Nguyễn Văn Tùng (2021), “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính. 5. Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32, số 4. 6. Phạm Thị Thùy Trang, Bùi Thị Thúy, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Trọng Hùng (2019), “Hoạt động liên kết giữa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và doanh nghiệp”, Tạp chí khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588- 1205, tập 128, số 5A, 2019, tr.79 - 91. 7. Website: https://kinhtevadubao.vn https://tapchicongthuong.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hợp tác Asean – Hàn Quốc trong “chính sách phương nam mới” của Hàn Quốc: Một số triển vọng cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
10 p | 126 | 14
-
Những nhân tố thành công trong dự án hợp tác quốc tế của một số trường đại học tại Việt Nam
9 p | 60 | 6
-
Nâng cao hiệu quả quản lý các quy trình tương tác nhằm tối đa hóa lợi ích của hợp tác giáo dục quốc tế: Tình huống nghiên cứu từ các chương trình liên kết của các trường đại học ở Vương quốc Anh
14 p | 42 | 5
-
Giải pháp nhằm nâng cao mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp
6 p | 22 | 4
-
Tổng quan các kết quả nghiên cứu về sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỷ
16 p | 8 | 3
-
Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1954-1975
4 p | 20 | 3
-
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Thực tiễn tại cơ sở II - Trường đại học Ngoại thương, thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 60 | 3
-
Hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
11 p | 74 | 3
-
Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ
11 p | 46 | 2
-
Hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm - kết nối với doanh nghiệp
6 p | 46 | 2
-
Hợp tác nhà trường - doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và đào tạo sinh viên ngành Dược học: Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Thành Đô
5 p | 8 | 2
-
Kinh nghiệm hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Nhật Bản và một số gợi ý cho các trường đại học tại Việt Nam
11 p | 5 | 2
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
313 p | 7 | 2
-
Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số
9 p | 1 | 1
-
Hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp - yếu tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay
10 p | 2 | 1
-
Plus 3: Một mô hình trao đổi văn hóa thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ và VN
4 p | 73 | 1
-
Giải pháp đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn