intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:313

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trình bày các nội dung chính sau: Xây dựng trường đại học bền vững; Kinh nghiệm hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Nhật Bản và một số gợi ý cho các trường đại học tại Việt Nam; Thiết lập mạng lưới đối tác giữa các trường đại học hướng về mục tiêu phát triển bền vững; Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ AN
  3. BAN TỔ CHỨC 1. TS. Nguyễn Ngọc Hiếu - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Trưởng ban 2. PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng - Đồng Trưởng ban 3. PGS.TS. Trương Tấn Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Đồng Trưởng ban 4. TS. Đỗ Ngọc Đài - Trưởng Phòng QLĐT-KH&HTQT, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên, Thư ký 5. TS. Trương Quang Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên 6. PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn - Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng - Uỷ viên 7. TS. Phạm Xuân Hùng - Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Ủy viên 8. TS. Đặng Thị Thảo - Trưởng Phòng TCHC, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên 9. TS. Hồ Thị Hiền - Trưởng Khoa KT-QTKD, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên 10. TS. Nguyễn Công Trường - Trưởng Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên BAN NỘI DUNG 1. TS. Đỗ Ngọc Đài - Trưởng Phòng QLĐT-KH&HTQT, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Trưởng ban 2. PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn - Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng - Uỷ viên 3. PGS.TS. Đặng Tùng Lâm - Trưởng Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng - Ủy viên 4. PGS.TS. Bùi Đức Tính - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Ủy viên 5. PGS.TS. Hoàng Trọng Hùng - Phó Khoa QTKD, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Ủy viên 6. TS. Đặng Thị Thảo - Trưởng phòng TCHC, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên 7. TS. Lê Thùy Dung - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên 8. ThS. Ngụy Vân Thùy - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Ủy viên, Thư ký
  4. 5 MỤC LỤC - Lời mở đầu...............................................................................................................7 1. Xây dựng trường đại học bền vững: Từ lý thuyết đến thực tiễn - PGS. TS. Lê Văn Huy, TS. Nguyễn Sơn Tùng...............................................................................................9 2. Kinh nghiệm hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Nhật Bản và một số gợi ý cho các trường đại học tại Việt Nam - Lê Văn Bình..........................25 3. Thiết lập mạng lưới đối tác giữa các trường đại học hướng về mục tiêu phát triển bền vững: trường hợp SDG-UP tại Nhật Bản - ThS. Trần Thiện Trí, ThS. Trần Thị Minh Duyên.....................................................................................36 4. Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An - Đinh Văn Phong, Hồ Thị Hiền.....................................51 5. Tăng cường gắn kết giữa Trường Đại học Kinh tế Nghệ An với các doanh nghiệp - TS. Đinh Văn Tới, ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng......................................................68 6. Phân tích hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh xã hội với mục tiêu phát triển bền vững tại các công ty thủy sản niêm yết ở Việt Nam - ThS. Vũ Thị Vân Anh............ 80 7. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam - Trương Văn Hùng.............................................................94 8. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất xanh - TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo................................................................................107 9 . Chuyển đổi số trong hoạt động thương mại và phân phối tại Việt Nam - TS. Lê Thùy Dung, TS. Đặng Thị Thảo, TS. Nguyễn Lan Anh ............................120 10. Phát triển nông nghiệp xanh - hướng đến mục tiêu phát triển bền vững - Lê Thị Hồng Dương.............................................................................................132 11. Một số nhân tố tác động đến mua sắm trực tuyến của giới trẻ - Vương Ngọc Linh, Đinh Thị Phương, Nguyễn Hữu Quân, Lê Hồng Hải..............................................141 12. Chuyển đổi số ngành ngân hàng hướng đến phát triển bền vững - kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Nam Á - Trịnh Dương Chinh.............................................151
  5. 6 13. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đất dốc từ dữ liệu độ cao toàn cầu (ASTER GDEM) phục vụ công tác đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất dốc huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Nguyễn Hùng Cường, Lê Văn Thơ, Trương Thành Nam, Nguyễn Lê Duy...............................................162 14. Tăng cường vai trò của trường đại học trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam - TS. Nguyễn Thị Minh Tú, ThS. Hoàng Thị Huyền............169 15. Phát triển nguồn nhân lực số lĩnh vực Tài chính - ngân hàng ở Việt Nam hiện nay - ThS. Phạm Thị Mai Hương................................................................................185 16. Chất lượng nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - ThS. Nguyễn Thị Hoa, ThS. Hà Thị Hồng Nhung .............................................199 17. Đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững - TS. Lê Văn Thao, TS. Trần Hồng Lưu...................................................................217 18. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh - ThS. Nguyễn Khánh Ly, TS. Phan Văn Tuấn.... 229 19. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững - ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân.............242 20. Một số vấn đề về việc áp dụng khoa học - công nghệ vào giảng dạy triết học Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay - ThS. Phan Thị An Phú...........................258 21. Vai trò của thể chế trong quản trị nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam - TS. Nguyễn Văn Đại..............................................................267 22. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế Huế - ThS. Phan Nguyễn Khánh Long, ThS. Đào Thị Cẩm Nhung...............................280 23. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn huyện Quỳ Châu - ThS. Bành Thị Vũ Hằng, TS. Hồ Thị Hiền......................297
  6. LỜI MỞ ĐẦU Cuốn kỷ yếu Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tập hợp các bài viết, các nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học tham gia Hội thảo khoa học quốc gia “Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững” do Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đồng tổ chức. Các tác giả tham gia viết bài đến từ các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, các doanh nghiệp như: Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Vinh, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Đại Nam, Trường Kỹ thuật - Đại học Liège, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam; Ngân hàng Nam Á, Tổng Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Các bài viết tập trung làm rõ các vấn đề: (i) Hợp tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững; (ii) Chuyển đổi số, tiêu dùng xanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; (iii) Hoạt động đào tạo hướng đến phát triển bền vững; (iv) Các vấn đề lý luận về phát triển bền vững và quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước; (v) Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Ban tổ chức xin dành sự cảm ơn đặc biệt đến các đơn vị đồng tổ chức, quý tác giả, các nhà khoa học và các doanh nghiệp đã dành sự quan tâm đối với Hội thảo. Trong quá trình biên soạn kỷ yếu không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý độc giả. Trân trọng cảm ơn! BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
  7. XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BỀN VỮNG: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN PGS. TS. Lê Văn Huy(1), TS. Nguyễn Sơn Tùng(2) TÓM TẮT: Bền vững trong trường đại học đang thu hút sự quan tâm và trở thành xu hướng quan trọng trong giáo dục đại học. Mục tiêu của xu hướng này là xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu bền vững, thúc đẩy giá trị và hành động hướng tới môi trường và xã hội. Trường đại học có vai trò quan trọng trong đối phó với các thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ về khái niệm bền vững và các tiêu chí đánh giá bền vững trong bối cảnh các trường đại học. Kết quả bài viết cho thấy rằng các lợi ích của việc tham gia gồm có giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, thúc đẩy đổi mới trong giảng dạy và nghiên cứu, xây dựng môi trường học tập thân thiện với môi trường và tăng cường vị thế quốc tế của trường đại học. Nội dung bài viết này có thể được tham khảo nhằm đẩy mạnh và phát triển xu hướng bền vững trong trường đại học tại Việt Nam. Từ khóa: Bền vững, đại học bền vững, hệ thống đánh giá, STARS, PPUL, UI-GMR. ABSTRACT: Sustainability in the university is gaining attention and becoming an important trend in higher education. The goal of this trend is to create sustainable learning and research environments that promote values ​​ action towards the environment and and society. Universities have an important role to play in dealing with serious challenges such as climate change, environmental degradation, poverty and social inequality. This article aims to clarify the concept of sustainability and sustainability 1.Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. 2. Trường Kỹ thuật - Đại học Liège, 9 Allée de la Découverte, TP. Liège, Vương quốc Bỉ.
  8. 10 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA assessment criteria in the context of universities. The results show that the benefits of participation include minimizing negative impacts on the environment, promoting innovation in teaching and research, building an eco-friendly learning environment and strengthen the international standing of the university. The content of this article can be referenced to promote and develop sustainable trends in universities in Vietnam. Keywords: Sustainability, sustainable university, rating system, STARS, PPUL, UI-GMR. 1. Đặt vấn đề Trong lĩnh vực giáo dục đại học hiện nay, chủ đề về bền vững trong trường đại học và các khung đánh giá liên quan đã thu hút sự quan tâm và tạo nên một xu hướng quan trọng (Beringer và Adomßent, 2008; Faghihi và cộng sự, 2015; Velazquez và cộng sự, 2006). Mục tiêu của xu hướng này là xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu bền vững, tập trung vào việc thúc đẩy những giá trị và hành động hướng tới sự cân nhắc về môi trường và xã hội, từ đó tạo ra những tác động tích cực cho cả cộng đồng và môi trường sống (Velazquez và cộng sự, 2006). Thách thức mà môi trường và xã hội đang đối mặt không thể coi thường. Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đã đặt ra những vấn đề cấp bách, còn nghèo đói và bất bình đẳng xã hội cũng tiếp tục là những thách thức to lớn (Thompson, 2010). Trong bối cảnh này, trường đại học có trách nhiệm đáng kể, vì họ không chỉ là nơi hình thành tương lai cho thế hệ trẻ, mà còn có vai trò quan trọng trong việc đối phó chung với những vấn đề này (Faghihi và cộng sự, 2015). Chủ đề “bền vững trong trường đại học” đã trở thành một bước tiến đáng kể trong việc đảm bảo vai trò bền vững của các trường đại học và tạo điều kiện cho họ để chủ động ứng phó với thách thức môi trường và xã hội (Parvez và Agrawal, 2019; Ozdemir và cộng sự, 2020). Tham gia vào xu hướng này đồng nghĩa với việc các trường đại học đang thể hiện tinh thần lãnh đạo và cam kết đóng góp cho một tương lai tốt đẹp hơn, không chỉ cho sinh viên mà còn cho toàn cộng đồng và hành tinh chúng ta chung sống (Parvez và Agrawal, 2019; Ozdemir và cộng sự, 2020). Lợi ích khi một trường đại học tham gia vào xu hướng này là đáng kể, như: (i) Đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và tạo ra các cơ hội thúc đẩy bền vững; (ii) Thúc đẩy sự đổi mới trong các phương pháp giảng dạy và nghiên cứu để tạo ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề bền vững; (iii) Xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu thân thiện với môi trường, khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc xây dựng cộng đồng bền vững; (iv) Tăng cường vị thế và danh tiếng của trường đại học trong cộng đồng quốc tế thông qua việc tham gia vào các hoạt động và chương trình bền vững. Chủ đề “bền vững trong trường đại học” không chỉ là xu hướng mới mẻ mà còn là một cam kết vững chắc trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp và bền vững cho
  9. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 11 cả xã hội và môi trường (Beringer và Adomßent, 2008). Tham gia vào chủ đề này, các trường đại học có thể là những động lực tiên phong, đóng góp tích cực vào sự tiến bộ và phát triển của nhân loại trong thời đại bền vững (Faghihi và cộng sự, 2015). Nhìn chung, bài viết này nhằm góp phần tạo lên những định hướng và chiến lược cụ thể, từ đó thúc đẩy tiến bộ và sự phát triển của trường đại học bền vững, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chung với xã hội và đóng góp vào việc giải quyết những thách thức khó khăn của thế giới ngày nay. Điều này hứa hẹn mang lại cái nhìn sâu hơn và đánh giá chi tiết hơn về trường đại học bền vững, cũng như các khung đánh giá liên quan. Mục tiêu của bài viết là đề xuất các phương hướng phát triển nhằm thúc đẩy việc xây dựng các trường đại học bền vững trong tương lai, đồng hành với xu hướng chung của xã hội và môi trường. Nó nhằm làm rõ khái niệm “bền vững trong trường đại học” và khung đánh giá bền vững, cũng như cung cấp thông tin về các hệ thống xếp hạng đại học bền vững và sự khác biệt giữa chúng. Kết quả từ bài viết này sẽ mang lại một sự tham khảo hữu ích dành cho lãnh đạo các cơ sở đào tạo đại học. 2. Cơ sở lý thuyết về trường đại học bền vững và các khung đánh giá bền vững Bền vững là một khái niệm quan trọng dựa trên ba cột mốc chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Được định nghĩa là các khía cạnh cần được cân nhắc trong quá trình phát triển (Faghihi và cộng sự, 2015). Đối với mỗi xã hội, nguyên tắc cơ bản của bền vững là xem xét công bằng cả ba khía cạnh này. Trong bối cảnh này, một trường đại học bền vững có thể được hiểu là một trường hoặc một phần của trường (cấp địa phương hoặc toàn cầu) tham gia tích cực vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe (Velazquez và cộng sự, 2006). Những tác động này thường xuất phát từ việc sử dụng tài nguyên của cơ sở để thực hiện các hoạt động dạy học và nghiên cứu, cũng như sự ảnh hưởng từ hoạt động này đến cộng đồng và môi trường xung quanh. Mục tiêu của trường đại học bền vững tập trung vào việc hỗ trợ sự chuyển đổi của xã hội sang lối sống bền vững thông qua việc áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả và đóng góp tích cực vào các hoạt động hợp tác và nhiệm vụ mang tính bền vững (Velazquez và cộng sự, 2006). Thông qua việc thực hiện những hoạt động này, trường đại học bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tạo ra những thế hệ sinh viên nhận thức và cam kết với tầm nhìn bền vững. Điều này giúp trường đại học không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn trở thành một người đồng hành trong việc xây dựng một tương lai bền vững cho xã hội và môi trường chúng ta đang sống. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, khái niệm về trường đại học bền vững có hai ngữ cảnh quan trọng. Thứ nhất, nó ám chỉ đến các cơ sở giáo dục đại học có sứ mệnh phục vụ xã hội, hướng tới cuộc sống bền vững và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Thứ hai, trường đại học bền vững phải tuân thủ các yêu cầu về bền vững trong quá trình đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, nghiên cứu về khung lý thuyết của bền vững trong giáo dục đại học, do Beringer và Adomßent (2008) thực hiện, đã chỉ ra
  10. 12 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA rằng khái niệm này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau và việc phát triển một lý thuyết thống nhất về trường đại học bền vững đối mặt với nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu của Beringer và Adomßent (2008), hai tác giả nhấn mạnh rằng, có một khoảng cách lớn giữa giải pháp bền vững cho toàn bộ cơ sở đại học và các giải pháp bền vững dành cho từng bộ phận cụ thể. Một số giải pháp thực hành tập trung vào việc áp dụng các sáng kiến môi trường, như giảm tiêu thụ năng lượng hay chiến dịch cắt giảm sử dụng giấy, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Ví dụ, trong khi các giải pháp khác tập trung vào các khía cạnh học thuật như thiết kế chương trình học hoặc quản lý chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập (Beringer và Adomßent, 2008). Các nghiên cứu và phân loại về bền vững trong giáo dục đại học do Beringer và Adomßent (2008) thực hiện đã mở ra một khung khái niệm rõ ràng về hai loại chính trong lĩnh vực này. Loại thứ nhất là các dự án trường đại học bền vững, tập trung vào việc thúc đẩy sự bền vững trong hoạt động và chương trình của trường. Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, thúc đẩy sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy và nghiên cứu, cũng như đảm bảo sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng đã góp phần tạo nên môi trường học tập bền vững. Loại thứ hai là các dự án làm xanh khuôn viên trường, với sự chú trọng vào việc tối ưu hóa môi trường sống xung quanh trường học và xây dựng một môi trường học tập bền vững. Các chương trình và hoạt động giáo dục đã được thiết kế để nâng cao nhận thức và hiểu biết về bền vững trong cộng đồng học sinh, khuyến khích sự tham gia của họ trong các hoạt động bảo vệ môi trường, và xây dựng sự cam kết đối với môi trường bền vững. Đáng chú ý, mô hình quản lý của Velazquez và đồng nghiệp (2006) đã đề xuất bốn giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển trường đại học bền vững. Đó là phát triển tầm nhìn, xây dựng sứ mệnh, thành lập ủy ban bền vững và phát triển chiến lược. Nhờ các giai đoạn này, mục tiêu và biện pháp cụ thể đã được xác định một cách rõ ràng, giúp đảm bảo trường đại học tiến tới mục tiêu bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Wright (2002) cũng đã đưa ra tám chủ đề và chính sách chung liên quan đến trường đại học bền vững. Trách nhiệm đạo đức, hoạt động vận hành bền vững, khuyến khích nghiên cứu bền vững, tạo cơ hội tiếp cận công chúng, hợp tác với chính phủ, tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp, phát triển chương trình học đa ngành và khuyến khích sự hiểu biết về sinh thái đều là những yếu tố cơ bản đóng góp vào việc xây dựng và phát triển môi trường học tập bền vững, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, thịnh vượng của xã hội và môi trường. Đồng thời, nghiên cứu của Alshuwaikhat và Abubakar (2008) cũng đã đề xuất một khung bền vững cho khuôn viên trường, với ba chiến lược chính cần được tích hợp. Đó là hệ thống quản lý môi trường, sự tham gia của công chúng và trách nhiệm xã hội, giảng dạy và nghiên cứu bền vững. Những chiến lược này tạo điều kiện thuận lợi cho
  11. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 13 việc xây dựng môi trường sống và học tập bền vững, khuyến khích sự tham gia và đóng góp tích cực của cộng đồng, đồng thời hỗ trợ việc phát triển các hoạt động giáo dục về bền vững. Những nghiên cứu này không chỉ là những tài liệu cơ bản, mà còn cung cấp những khung lý thuyết và phương pháp quan trọng để hiểu và phát triển hơn về trường đại học bền vững. Đồng thời, khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy các giải pháp bền vững trong giáo dục đại học, từ đó xây dựng một tương lai tốt đẹp và bền vững cho xã hội và môi trường. Một số nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tính bền vững trong giáo dục đại học. Trong đó, Dagiliute và Liobikiene (2015) đã tiến hành khảo sát nhận thức về bền vững của sinh viên tại một trường đại học ở Litva và phát hiện ra rằng, sinh viên học các khóa học về môi trường có nhận thức cao hơn về vấn đề môi trường so với những người học các khóa học khác. Faghihi và cộng sự (2015) đã phát triển mô hình động giúp giảm tiêu thụ năng lượng trong các ứng dụng trường đại học bền vững và đánh giá hiệu suất qua hai tiêu chí là tiết kiệm năng lượng và tiền bạc. Nghiên cứu của Li và cộng sự (2015) tập trung vào mô hình tiêu thụ năng lượng của sinh viên tại Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) và đo lường lượng khí nhà kính mà sinh viên gây ra. Tiyarattanachai và Hollmann (2016) đã so sánh nhận thức của các bên liên quan trong các trường đại học “xanh” và “không xanh” tại Thái Lan, kết quả cho thấy trường đại học “xanh” cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn so với trường đại học “không xanh”. Những nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng giúp chúng ta hiểu và phát triển hơn về tính bền vững trong giáo dục đại học. Nội dung tiếp theo của tài liệu này sẽ giới thiệu sơ bộ về ba hệ thống xếp hạng đại học bền vững trên thế giới, lần lượt là: STARS, PPUL, UI-GMR. 3. Một số hệ thống xếp hạng đại học bền vững 3.1. Hệ thống xếp hạng The Sustainability Tracking, Assessment & Rating System - Hoa Kỳ Hệ thống xếp hạng “The Sustainability Tracking, Assessment & Rating System” (STARS) là một công cụ đánh giá tính bền vững trong các trường đại học và các tổ chức giáo dục cao đẳng. STARS được phát triển bởi Hiệp hội Giáo dục Bền vững (AASHE - Association for the Advancement of Sustainability in Higher Education) nhằm đo lường và theo dõi các hoạt động bền vững trên các khuôn viên trường học và toàn bộ cộng đồng học thuật (STARS, 2023). Mục tiêu chính của STARS là thúc đẩy sự tiến bộ về bền vững trong giáo dục đại học bằng cách cung cấp một khung chương trình toàn diện để đánh giá các hệ thống, chương trình và hoạt động tại các trường đại học. Hệ thống này giúp các trường đại học xác định mục tiêu bền vững cụ thể và giúp theo dõi tiến bộ của họ trong việc đạt được những mục tiêu này. STARS đánh giá các yếu tố quan trọng trong bền vững bao gồm quản lý môi trường, giáo dục và nghiên cứu về bền vững, sử dụng tài nguyên, công bằng xã hội và
  12. 14 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hành vi bền vững của cộng đồng. Hệ thống sử dụng một bộ tiêu chí rõ ràng và đầy đủ để đo lường hiệu quả các hoạt động, từ đó giúp thúc đẩy những thay đổi tích cực và bền vững trong quản lý và vận hành trường học. Các trường đại học và tổ chức giáo dục cao đẳng tham gia STARS sẽ nhận được xếp hạng dựa trên các thông số điểm tích lũy từ quá trình đánh giá. Xếp hạng STARS đưa ra cho các trường có tính bền vững cao sẽ giúp họ cải thiện danh tiếng của mình trong cộng đồng quốc tế, thu hút sự quan tâm từ các ứng viên, học sinh và đối tác tiềm năng. Từ khi ra mắt, STARS đã trở thành một công cụ quan trọng và phổ biến trong lĩnh vực giáo dục đại học với sự tham gia của hàng trăm trường đại học và tổ chức giáo dục cao đẳng trên toàn cầu. 3.1.1. Lợi ích khi tham gia STARS Tham gia Hệ thống xếp hạng STARS đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho các trường đại học và tổ chức giáo dục cao đẳng. Dưới đây là một số lợi ích chính khi tham gia hệ thống xếp hạng này (STARS, 2023): Đo lường và theo dõi tiến bộ về bền vững: STARS cung cấp một khung chương trình toàn diện để đo lường các hoạt động và tiến bộ của trường đại học trong việc đạt được mục tiêu bền vững. Điều này giúp các trường đại học xác định được điểm mạnh và điểm yếu trong việc thực hiện các chương trình và hoạt động bền vững. Nâng cao danh tiếng và thu hút nguồn lực: Xếp hạng STARS giúp xác nhận cam kết và nỗ lực của trường đại học trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra sự công bằng xã hội. Điều này có thể nâng cao danh tiếng của trường trong cộng đồng đại học và thu hút sự quan tâm của các ứng viên, học sinh, nhà tài trợ và đối tác tiềm năng. Giao tiếp và tương tác với cộng đồng: STARS giúp trường đại học tạo mối liên kết với cộng đồng bền vững lớn hơn, từ các tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp địa phương đến các cơ quan chính phủ có liên quan. Điều này tạo ra cơ hội hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ thông tin trong việc thúc đẩy các hoạt động bền vững. Tiết kiệm chi phí và tài nguyên: Tham gia STARS đồng nghĩa với việc các trường đại học tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và tiết kiệm chi phí. Những cải tiến trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải và tối ưu hóa các quy trình có thể đóng góp vào việc giảm thiểu tổn thất và tăng tính bền vững của trường. Tiếp cận cơ hội học tập và nghiên cứu: STARS khuyến khích các trường đại học định hướng chương trình học tập và nghiên cứu của mình về bền vững. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào những khóa học và dự án có liên quan đến bền vững, từ đó nâng cao nhận thức và tầm nhìn của họ về vấn đề quan trọng này. Hệ thống xếp hạng STARS không chỉ giúp các trường đại học đánh giá và cải thiện hiệu quả bền vững mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc xây dựng danh
  13. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 15 tiếng và giao tiếp với cộng đồng, tạo cơ hội học tập và nghiên cứu, cùng với việc tiết kiệm chi phí và tài nguyên quý giá. 3.1.2. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá Hệ thống xếp hạng STARS sử dụng một bộ tiêu chí và chỉ số phức tạp để đánh giá tính bền vững của các trường đại học và tổ chức giáo dục cao đẳng. Dưới đây là một số tiêu chí và chỉ số chính của hệ thống xếp hạng (STARS, 2023): Giáo dục và nghiên cứu về bền vững: Đánh giá chương trình giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động học thuật liên quan đến bền vững, bao gồm các khóa học, chương trình học, nghiên cứu khoa học, dự án nghiên cứu và hoạt động bền vững trong cộng đồng. Quản lý môi trường: Đánh giá các chương trình và chính sách quản lý môi trường của trường, bao gồm quản lý năng lượng, nước, chất thải, không gian xanh và sử dụng đất. Hiệu quả tài nguyên: Đo lường việc sử dụng tài nguyên như năng lượng, nước, nguyên liệu và các nguồn lực khác, cũng như đánh giá các biện pháp tiết kiệm và tối ưu hóa tài nguyên. Công bằng xã hội: Đánh giá các hoạt động liên quan đến công bằng và đa dạng xã hội, bao gồm việc hỗ trợ đối tượng học sinh, nhân viên và cộng đồng, cũng như chính sách liên quan đến quyền lợi và công bằng. Hành vi và xã hội: Đánh giá các hoạt động, chương trình và chính sách liên quan đến xã hội, từ việc thúc đẩy sự tham gia cộng đồng đến các hoạt động tình nguyện và chương trình hỗ trợ xã hội. Điểm số và tiến bộ: Đo lường hiệu quả tổng thể của các hoạt động bền vững của trường, cũng như tiến bộ của trường trong việc đạt được các mục tiêu bền vững. Mỗi tiêu chí lại chia thành nhiều chỉ số con chi tiết để đánh giá và đo lường một cách toàn diện. Hệ thống STARS sử dụng hệ thống điểm số để xếp hạng các trường dựa trên hiệu quả và tiến bộ trong các lĩnh vực bền vững khác nhau. Thông qua quá trình đánh giá và xếp hạng này, các trường có thể nhận được một bức tranh tổng quan về mức độ đóng góp của họ đối với môi trường và xã hội, từ đó thúc đẩy những cải tiến và hành động tích cực hơn về bền vững. 3.2. Hệ thống xếp hạng People & Planet University League (PPUL) - Vương quốc Anh Hệ thống xếp hạng People & Planet University League (PPUL) là một công cụ đánh giá chất lượng và cam kết về bền vững của các trường đại học tại Vương quốc Anh. Được thành lập vào năm 1997 bởi tổ chức phi lợi nhuận People & Planet, hệ thống này nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của bền vững và môi trường
  14. 16 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA trong giáo dục đại học (PPUL, 2023). Mục tiêu chính của People & Planet University League là thúc đẩy các trường đại học ở Vương quốc Anh thực hiện các biện pháp tích cực về bền vững, môi trường và phát triển xã hội. Đồng thời, hệ thống này cũng cung cấp thông tin đáng tin cậy và độc lập về cam kết của các trường đối với các vấn đề bền vững, giúp sinh viên và nhà quản lý trường đại học lựa chọn những trường phù hợp với giá trị và mục tiêu của họ. Cách thức hoạt động của Hệ thống xếp hạng PPUL bao gồm: a. Thu thập dữ liệu: PPUL thu thập thông tin từ các trường đại học về các hoạt động và chính sách liên quan đến bền vững và môi trường. Các trường cung cấp thông tin về cam kết, chương trình giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động cộng đồng liên quan đến bền vững. b. Đánh giá và xếp hạng: Dữ liệu được thu thập sẽ được đánh giá và chấm điểm dựa trên các tiêu chí và chỉ số của hệ thống xếp hạng. Các trường sẽ nhận được điểm số, được xếp hạng theo mức độ cam kết và thực hiện các biện pháp về bền vững. c. Công bố kết quả: Kết quả xếp hạng được công bố và công khai, giúp sinh viên, giáo viên và công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin về bền vững của các trường đại học. Hệ thống xếp hạng PPUL đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy ý thức về bền vững và môi trường trong giáo dục đại học ở Vương quốc Anh. Nó cũng tạo ra một cơ chế cạnh tranh tích cực giữa các trường, khuyến khích họ nỗ lực cải thiện cam kết và hiệu quả trong việc thúc đẩy bền vững và môi trường, đồng thời tạo điều kiện thu hút các sinh viên quan tâm đến vấn đề này. 3.2.1. Lợi ích khi tham gia hệ thống xếp hạng People & Planet University League Tham gia Hệ thống xếp hạng PPUL có nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ đối với các trường đại học mà còn đối với sinh viên và cộng đồng rộng hơn. Dưới đây là một số lợi ích chính khi tham gia hệ thống xếp hạng này (PPUL, 2023): Xác nhận cam kết về bền vững: Tham gia PPUL sẽ thể hiện rõ ràng cam kết của các trường đại học đối với bền vững và môi trường. Điều này có thể tăng cường danh tiếng của trường trong việc thúc đẩy các hoạt động và chương trình liên quan đến bền vững, cũng như thu hút các sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Tăng cường hấp dẫn sinh viên: Các trường đại học nằm trong tốp xếp hạng của PPUL có thể thu hút các sinh viên quốc tế và trong nước muốn theo học tại những trường có tầm nhìn rõ ràng về bền vững và cam kết thực hiện các biện pháp thúc đẩy môi trường. Nâng cao chất lượng giáo dục: Việc tham gia hệ thống xếp hạng này thúc đẩy các trường tập trung vào việc đổi mới giáo dục và cải thiện chất lượng đào tạo về bền vững.
  15. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 17 Điều này có thể dẫn đến việc tích cực thúc đẩy các chương trình học, nghiên cứu và các hoạt động thực tiễn liên quan đến môi trường và xã hội. Thúc đẩy nghiên cứu về bền vững: Các trường đại học tham gia xếp hạng PPUL thường có xu hướng tập trung vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp inovative liên quan đến bền vững. Điều này có thể đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. Thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới: Hệ thống xếp hạng PPUL khuyến khích sự cạnh tranh tích cực giữa các trường đại học trong việc thúc đẩy bền vững và môi trường. Điều này có thể dẫn đến sự đổi mới và tiến bộ trong các chương trình học, nghiên cứu và quản lý bền vững. Đóng góp tích cực cho môi trường và xã hội: Tham gia hệ thống xếp hạng này không chỉ là cách thể hiện cam kết của các trường đại học mà còn đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội thông qua việc thúc đẩy các chương trình và hoạt động bền vững. 3.2.2. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá Các tiêu chí và chỉ số đánh giá trong Hệ thống xếp hạng PPUL tập trung vào các khía cạnh của bền vững, môi trường và phát triển xã hội của các trường đại học. Các tiêu chí và chỉ số này đo lường mức độ tham gia và cam kết của các trường đại học trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, công bằng xã hội và các vấn đề khác liên quan đến bền vững. Dưới đây là một số tiêu chí và chỉ số đánh giá chính thường được sử dụng trong Hệ thống xếp hạng này (PPUL, 2023): Chính sách xanh và cam kết về bền vững: Đánh giá các chính sách và cam kết của trường đại học về bền vững và môi trường, bao gồm chính sách giảm khí nhà kính, chính sách năng lượng tái tạo, chính sách quản lý tài nguyên và các cam kết khác liên quan đến bền vững. Tiêu thụ năng lượng và khí nhà kính: Đo lường mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí nhà kính do trường đại học sản xuất, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Quản lý rác thải: Đánh giá cách trường xử lý rác thải và thúc đẩy tái chế, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Công bằng xã hội và đa dạng: Đo lường việc trường đại học xây dựng môi trường công bằng, đa dạng và chấp nhận sự đa dạng trong cộng đồng sinh viên và nhân viên.
  16. 18 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Giáo dục về bền vững: Đánh giá cách các trường đại học tích cực tích hợp giáo dục về bền vững vào các chương trình học và giảng dạy, cũng như thúc đẩy nhận thức về môi trường và bền vững trong cộng đồng học thuật. Nghiên cứu về bền vững: Đo lường mức độ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển giải pháp về bền vững trong cộng đồng học thuật. Hoạt động cộng đồng và tiếp xúc với cộng đồng: Đánh giá các hoạt động cộng đồng và chương trình tiếp xúc với cộng đồng nhằm thúc đẩy ý thức về bền vững và đóng góp tích cực cho cộng đồng xung quanh. Những tiêu chí và chỉ số này giúp tạo ra một hệ thống xếp hạng toàn diện, giúp xác định, vinh danh những trường đại học có cam kết cao và thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy bền vững và môi trường. 3.3. Hệ thống xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings (UI-GMR) - Indonesia UI GreenMetric World University Rankings là một hệ thống xếp hạng toàn cầu về bền vững trong giáo dục đại học. Được thành lập bởi Đại học Indonesia (Universitas Indonesia), hệ thống xếp hạng này nhằm đánh giá và đo lường các hoạt động và nỗ lực của các trường đại học trên toàn thế giới về việc thúc đẩy bền vững và bảo vệ môi trường (UI-GMR, 2023). UI GreenMetric được ra đời vào năm 2010 và đã trở thành một trong những hệ thống xếp hạng uy tín và được công nhận về bền vững trong giáo dục đại học. Đánh giá của hệ thống tập trung vào nhiều khía cạnh của sự bền vững trong hoạt động của trường đại học, bao gồm môi trường, năng lượng, nước, quản lý chất thải, vùng xanh, cơ sở vật chất và hành chính. Qua UI GreenMetric, các trường đại học có cơ hội tham gia và so sánh những nỗ lực của họ với các trường khác trên toàn cầu. Xếp hạng này không chỉ tạo ra một cạnh tranh lành mạnh giữa các trường đại học về bền vững, mà còn khuyến khích và hỗ trợ các trường trong việc phát triển các chương trình và hoạt động bền vững để góp phần vào bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững cho cả xã hội và hành tinh. Với sự quan tâm ngày càng tăng về bền vững và môi trường, UI-GMR đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao ý thức và thúc đẩy sự chuyển đổi xanh hơn trong lĩnh vực giáo dục đại học, tạo đà cho sự thay đổi tích cực về tư duy và hành động vì môi trường trong cộng đồng đại học toàn cầu. Ragazzi và Ghidini (2017) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về Phương pháp Xếp hạng UI-GMR nhằm xác định các điểm mạnh và điểm yếu. Hai tác giả kết luận rằng, mặc dù UI-GMR là một khung hướng dẫn tiêu chuẩn để xây dựng môi trường đại học bền vững nhưng cần phải cải tiến và khoa học hơn để lập kế hoạch chính sách bền vững trong các trường đại học. Kayapinar-Kaya và đồng nghiệp (2019) cũng sử dụng UI-GMR trong việc so sánh các khuôn viên trường đại học công lập và tư nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ về các chỉ số bền vững - sinh thái. Họ phát hiện ra
  17. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 19 rằng, các trường đại học công lập có thành tích tốt hơn các trường tư nhân trong các khía cạnh như giáo dục và nghiên cứu, xử lý chất thải, môi trường và cơ sở hạ tầng, năng lượng và biến đổi khí hậu, cũng như sử dụng tài nguyên nước và phương tiện giao thông. Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về mục tiêu bền vững trong giáo dục đại học, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các khuôn viên trường đại học. 3.3.1. Lợi ích khi tham gia UI-GMR Tham gia UI-GMR mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các trường đại học, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của trường trong cộng đồng quốc tế. Dưới đây là một số lợi ích đáng kể khi tham gia UI-GMR: Nâng cao danh tiếng và uy tín quốc tế: Tham gia vào danh sách xếp hạng UI-GMR giúp các trường đại học nâng cao danh tiếng và uy tín của mình trên sân chơi quốc tế. Được công nhận và đánh giá theo tiêu chí bền vững, trường đại học có cơ hội thu hút sự chú ý từ cộng đồng quốc tế, các tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến bền vững. Thăng hạng và cạnh tranh: Xếp hạng UI-GMR cho phép các trường đại học so sánh và cạnh tranh với các đối thủ trong việc xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu bền vững. Điều này giúp các trường xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó điều chỉnh và tăng cường hoạt động bền vững để cải thiện vị thế của mình trong bảng xếp hạng và trên thị trường giáo dục đại học toàn cầu. Thúc đẩy phát triển bền vững: UI-GMR tạo động lực và khích lệ các trường đại học thúc đẩy phát triển bền vững trong môi trường học tập và hoạt động của họ. Việc tham gia vào xếp hạng này đòi hỏi các trường đưa ra các chiến lược, chính sách và hành động hướng tới bền vững, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của cộng đồng và môi trường. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Tham gia vào UI-GMR khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc xây dựng môi trường bền vững. Trường đại học có thể kết nối và hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực bền vững, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng địa phương, để tạo ra những giải pháp đổi mới và hiệu quả cho các thách thức môi trường và xã hội. Tạo cơ hội học tập và nghiên cứu: UI-GMR cung cấp cơ hội cho các trường đại học tiếp cận những thông tin và nghiên cứu mới nhất về các chủ đề liên quan đến bền vững. Các trường có thể học hỏi từ những trường đại học hàng đầu về các phương pháp và chiến lược thành công trong việc xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu bền vững. Nhìn chung, việc tham gia UI-GMR mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các trường đại học, từ cải thiện danh tiếng quốc tế và cạnh tranh đến thúc đẩy phát triển bền vững và tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Đây là cơ hội quan trọng để các
  18. 20 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA trường đại học thể hiện cam kết và ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng một tương lai bền vững cho cả xã hội và môi trường. 3.3.2. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá UI-GMR sử dụng một số tiêu chí và chỉ số để đánh giá và xếp hạng các trường đại học về bền vững. Các tiêu chí và chỉ số này bao gồm (UI-GMR, 2023): Năng lượng và biến đổi khí hậu (energy and climate change): Đánh giá việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động của trường đại học. Bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Quản lý chất thải (waste management): Đánh giá các biện pháp của trường đại học trong việc xử lý và tái chế chất thải, giảm thiểu sự lãng phí và tạo ra môi trường làm việc và học tập thân thiện với môi trường. Tiêu thụ nước (water usage): Đánh giá việc sử dụng nước và các biện pháp tiết kiệm nước trong hoạt động của trường đại học. Khu vực xanh (green area): Đánh giá diện tích khu vực xanh của trường đại học và việc bảo vệ các khu vực xanh tự nhiên. Giao thông (transportation): Đánh giá các phương tiện vận chuyển của trường đại học và các biện pháp khuyến khích việc sử dụng các phương tiện vận chuyển bền vững như xe đạp, xe điện và giao thông công cộng. Giáo dục và nghiên cứu (education and research): Đánh giá việc tích cực thúc đẩy các chương trình giáo dục và nghiên cứu về bền vững trong trường đại học. Môi trường và cơ sở hạ tầng (setting and infrastructure): Đánh giá việc bảo vệ môi trường xung quanh khu vực trường đại học và các biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững. Các tiêu chí và chỉ số này được sử dụng để đo lường các hoạt động và chính sách của các trường đại học về bền vững và bảo vệ môi trường. UI-GMR giúp tạo cơ hội để các trường so sánh và cải thiện nỗ lực của mình trong việc xây dựng và phát triển môi trường học tập bền vững, thúc đẩy sự chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giáo dục đại học. 3.4. Ma trận các lợi ích và chỉ số đánh giá Bảng 1 tóm tắt các lợi ích và chỉ số đánh giá được tổng hợp từ các hệ thống xếp hạng đại học bền vững được nêu trên. Bảng này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tiêu chí và chỉ số mà các hệ thống sử dụng để đánh giá mức độ bền vững của các trường đại học và viện nghiên cứu. Thông qua việc tổng hợp các chỉ số đánh giá, bảng tóm tắt giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng về những lợi ích mà chương trình mang lại, cũng như những khía cạnh môi trường và bền vững mà các cơ sở giáo dục đang đóng góp. Bảng tóm tắt này là một công cụ hữu ích để đánh giá và so sánh hiệu quả của từng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2