intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc: Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ở các trường cao đẳng

Chia sẻ: Trần Dự Trữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:393

270
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng hệ thống E-learning nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ, kiểm tra, đánh giá kết quả học phần trong đào tạo tín chỉ, trao đổi về việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy theo học chế tín chỉ,... là những nội dung chính trong tài liệu kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc "Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ở các trường cao đẳng". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc: Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục ở các trường cao đẳng

  1. KỈ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC TOÀN QUỐC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 2
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NỘI KỈ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC TOÀN QUỐC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Hà Nội, Tháng 5/2012 3
  3. CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN: TS. Nguyễn Văn Tuấn – Hiệu trưởng Trường CĐSP Hà Nội BAN BIÊN TẬP: 1. ThS. Vũ Ngọc Phương 2. TS. Đỗ Hồng Cường 3. TS. Lê Anh Xuân 4. TS. Chu Thị Phương 5. TS. Phạm Ngọc Sơn 6. ThS. Hà Đặng Cao Tùng 7. ThS. Vũ Thị Hà 8. ThS. Hoàng Hồng Hiên 9. ThS. Nguyễn Văn Linh 10. CN. Nguyễn Mạnh Hiền 11. CN. Trần Quốc Toàn Thiết kế và trình bày: Phòng Quản lí khoa học – Đối Ngoại Trường CĐSP Hà Nội, số 98 Phố Dương Quảng Hàm, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 043.834.1848 Email: khoahoc@cdsphanoi.edu.vn 4
  4. MỤC LỤC Trang 1. Nguyễn Văn Tuấn, Diễn văn khai mạc hội thảo 9 2. Phạm Thị Quỳnh Anh, Xây dựng hệ thống e-learning nhằm nâng cao 11 hiệu quả giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ 3. Nguyễn Vân Anh, Kiểm tra, đánh giá kết quả học phần trong đào tạo 20 tín chỉ 4. Trần Tuệ Anh, Nguyễn Anh Cường, Trao đổi về việc sử dụng công 25 nghệ thông tin trong giảng dạy theo học chế tín chỉ 5. Trần Thanh Bắc, Vận dụng thuật hùng biện trong việc rèn luyện kỹ 30 năng giới thuyết du lịch cho sinh viên ngành việt nam học 6. Nguyễn Văn Bình, Dạy lí luận chính trị theo tín chỉ ở trường cđsp hn - 38 những vấn đề đặt ra cần giải quyết 7. Vũ Ngọc Phương; Đỗ Hồng Cường, Bước đầu thực hiện đào tạo 43 theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội 8. Đỗ Tiến Đạt, Một số nghiên cứu của viên Khoa học giáo dục Việt Nam 49 (đáp ứng yêu cầu phát triển CT DGPT sau 2015) 9. Nguyễn Văn Đằng, Mấy ý kiến trao đổi về sách giáo khoa lịch sử phổ 61 thông hiện nay 10. Trần Đức Chiển, Hướng dẫn sinh viên quy lạ về quen khi giải bài toán 66 giới hạn dãy số 11. Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nhận dạng những điểm yếu 73 của sinh viên sư phạm, đề xuất đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên hiện nay 12. Nguyễn Ngọc Dung, Đào tạo theo học chế tín chỉ – nhìn từ góc độ đổi 80 mới cách dạy và cách kiểm tra đánh giá 13. Tô Thị Quỳnh Giang, Một vài ý kiến về thực địa trong đào tạo chuyên 84 ngành sư phạm Khoa Tự nhiên 14. Trần Thị Hà Giang, Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh 88 viên thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lí cho sinh viên ngành tiểu học 15. Vũ Ngọc Hải, Đổi mới căn bản giảng dạy cao đẳng ở việt nam 97 5
  5. 16. Nguyễn Thu Hạnh, Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường Cao 104 đẳng Sư phạm Hà Nội 17. Hoàng Hồng Hiên, Nét mới về cách đánh giá điểm trong đào tạo theo 108 học chế tín chỉ 18. Phạm Xuân Hinh, Ứng dụng toán học vào việc phân bổ các tuyến xe 115 cho các trung tâm điều hành của mạng xe buýt hà nội 19. Nguyễn Thị Thanh Hòa, Đào tạo theo học chế tín chỉ ở mã ngành Việt 126 Nam học – thực trạng và một số đề xuất 20. Nguyễn Thị Thanh Huệ, Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngoại ngữ 129 nói chung và giảng dạy tiếng Trung nói riêng tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội – Thuận lợi, khó khăn & giải pháp 21. Nguyễn Huy Kỷ, Đào tạo theo học chế tín chỉ:cần yếu và thách thức 137 22. Lê Viết Khuyến, Quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo qua hệ tín chỉ 150 trong các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam 23. Nguyễn Thị Bách Liên, Nhìn lại quá trình thực hiện đào tạo theo học 167 chế tín chỉ 24. Nguyễn Thị Liễu, Tham luận: Nâng cao năng lực tự học cho sinh viên 169 nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo tín chỉ 25. Trịnh Phan Thị Phong Lan, Một số vấn đề về dạy tiếng anh sư phạm 173 tiểu học khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ 26. Nguyễn Văn Linh, Để có thể đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần có một 176 chương trình đào tạo “thực sự tín chỉ” 27. Bùi Thị Phương Mai, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ một số khó khăn 185 và giải pháp 28. Trần Doãn Mão, Trần Mai Ước, Suy nghẫm về những yêu cầu cơ bản 189 của giảng viên lí luận chính trị nhằm giúp người học tự học một cách hiệu quả 29. Nguyễn Thị Mơ, Giải pháp quản lí chuyên môn nhằm từng bước tháo gỡ 192 những khó khăn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của bộ môn tâm lí - giáo dục trường cao đẳng sư phạm nam định 30. Nguyễn Nam Phong, Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ở 198 trường cao đẳng cộng đồng hải phòng 31. Chu Thị Phương, Chuyển đổi phương thức đào tạo - rào cản và 204 những thách thức 32. Nguyễn Thị Thanh Phương, Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi 209 mới phương pháp dạy học 33. Phạm Thị Minh Phương, Hỗ trợ công tác học tập của sinh viên khi 213 chuyển đổi sang học chế đào tạo theo tín chỉ 6
  6. 34. Nguyễn Trung Phương, Ứng dụng công nghệ thông tin cho dạy học 218 tích cực trong môn Toán bậc cao đẳng ngành giáo dục tiểu học 35. Nguyễn Thị Thanh Phương, Nghiên cứu khoa học - động lực để nâng 224 cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các trường Cao đẳng Sư phạm. 36. Chu Thị Phương, Sơ đồ tư duy và những ứng dụng trong dạy học 228 37. Bùi Văn Quân, Một vài khía cạnh về đổi mới quản lý giáo dục nhằm 232 nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng sư phạm 38. Nguyễn Văn Quang, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 237 môn tư tưởng hồ chí minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. 39. Đỗ Vũ Sơn, Giải pháp đào tạo cử nhân sư phạm địa lí theo hệ thống 246 tín chỉ cho khu vực Miền núi phía Bắc Việt Nam 40. Phạm Ngọc Sơn; Nguyễn Việt Hà, Xây dựng và sử dụng mô phỏng 259 và video clip trong dạy học hoá học trường Trung học cơ sở 41. Lê Hùng Tiến, Nghiên cứu khoa học ở các trường Sư phạm 268 42. Trần Đức Tuấn, Xây dựng chương trình giáo dục biến đổi khí hậu cho 278 các trường Cao đẳng Sư phạm 43. Trần Duy Thanh, nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho việc giảng dạy văn 290 học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội 44. Phan Thị Hồng The, Sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn tổ chức dạy học 293 thực hành quan sát 45. Lưu Thị Bích Thu; Đinh Thị Thảo; Nguyễn Thị Nhàn, Phiếu thăm dò 297 ý kiến sinh viên về hiệu quả môn học - một trong những biện pháp góp phần đánh giá quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng Sư Phạm Hà Nội 46. Bùi Thị Thanh Thủy, Khai thác phần mềm geometer’s sketchpad trong 302 quá trình dạy và học ở trường Cao đẳng Sư phạm 47. Trịnh Đông Thư, Hình thành và phát triển kỹ năngtrong dạy học sinh 309 học ở trung học cơ sở- giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 48. Vũ Thị Thương, Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rèn kĩ năng 313 viết chữ cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học 49. Triệu Quỳnh Trang, Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh 319 viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 50. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Ngọc Sơn, Một số vấn đề về ứng dụng 321 công nghệ thông tin trong dạy học, nghiên cứu khoa học ở các trường Cao đẳng, Đại học 51. Trần Mai Ước; Nguyễn Thị Minh Tâm, Giảng dạy môn tư tưởng hồ 331 chí minh theo học chế tín chỉ tại trường đại học ngân hàng tp. hồ chí minh, thực trạng – giải pháp 7
  7. 52. Quách Khánh Vân; Đặng Quỳnh Anh, Ứng dụng công nghệ thông tin 337 trong dạy - học mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội 53. Nguyễn Văn Vinh, Tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh 342 viên đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy học 54. Lê Quang Vinh, Một số vấn đề đặt ra đối với người dạy và người học 349 khi đào tạo theo học chế tín chỉ 55. Lê Anh Xuân, Học phần bổ sung dành cho sinh viên ngành sư phạm ngữ 354 văn đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội 56. Lê Thị Thơm, Nâng cao hiệu quả quản lí sinh viên trong đào tạo tín chỉ 360 57. Nguyễn Tú Uyên, Công tác cô vấn học tập trong đào tạo theo học chế 367 tín chỉ ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 58. Phạm Minh Tâm, Để giáo sinh Cao đẳng Sư phạm dạy tốt một tiết học 373 trên lớp ở trường Trung học cơ sở 59. Đinh Thị Yến, Xây dựng nguồn học liệu số phục công tác đào tạo theo 380 học chế tín chỉ tại trường CĐSP Hà Nội 60. Quách Khánh Vân, Một số phương pháp thiết lập mối liên hệ giữa 386 người học và các tác phẩm mỹ thuật 8
  8. DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO “Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lí giáo dục ở các trường Cao đẳng” TS. Nguyễn Văn Tuấn Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội Kính thưa các Quý vị đại biểu! Thưa toàn thể các thành viên tham dự Hội thảo. Thay mặt cho Đảng uỷ, Ban giám hiệu cùng với tập thể cán bộ giảng viên trường CĐSP Hà Nội, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và niềm hân hoan sâu đậm, chào mừng Quý vị đến tham dự Hội thảo ngày hôm nay. Công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lí là các vấn đề cốt yếu, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức đã đặt ra cho giáo dục những thách thức mới. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng nhu cầu phát triển cao của xã hội đang là áp lực cho các trường Đại học, Cao đẳng. Điều này đòi hỏi cần phải có một sự đổi mới toàn diện về phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hội thảo được tổ chức với mục đích tạo diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng giải quyết các mối quan tâm chung nêu trên của các trường Đại học và Cao đẳng. Ngoài ra, Hội thảo lần này, cũng thảo luận về vấn đề viết giáo trình dùng chung trong đào tạo tín chỉ ở các trường Cao đẳng. Kính thưa các nhà khoa học. Trong thời gian chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên cả nước, rất nhiều bài viết đã được gửi về Ban tổ chức, tất cả các bài tham luận đều tập trung vào các vấn đề trọng tâm của Hội thảo: Vấn đề thực trạng giáo dục ở trường Cao đẳng, đổi mới công tác quản lí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với hình thức đào tạo hiện nay, đặc biệt là khi các trường ĐH, CĐ đang chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bên cạnh các tham luận báo cáo tại Hội thảo ngày hôm nay, Ban tổ chức xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến nhiều nhà khoa học đã gửi bài tham luận với nhiều nội dung sâu 9
  9. sắc. Đó là vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới công tác giảng dạy ở trường Cao đẳng Việt Nam của PGS.TSKH. Vũ Ngọc Hải – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Trao đổi các vấn đề về giải pháp và tháo gỡ các khó khăn trong đào tạo tín chỉ của TS. Đỗ Vũ Sơn – Trường ĐHSP Thái Nguyên, của giảng viên Lê Quang Vinh – Trường CĐSP Điện Biên, của nhóm các Giảng viên trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh ..., đề xuất nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn của TS. Trịnh Đông Thư – ĐHSP Huế, vấn đề nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Triệu Quỳnh Trang – Trường CĐSP Nam Định, cùng rất nhiều các tham luận của các nhà khoa học khác trong và ngoài trường. Do thời gian có hạn, các bài viết này xin được được in trong kỉ yếu và đó sẽ là các ý kiến đóng góp, trao đổi quý báu để các nhà khoa học, tổ chuyên môn, các giảng viên của trường CĐSP Hà Nội nghiên cứu, thảo luận và học hỏi. Kính thưa các Đại biểu Trường CĐSP Hà Nội, trải qua 53 năm thành lập và phát triển cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Hà Nội. Trong thời gian qua, nhà trường là một trong những đơn vị dẫn đầu về vấn đề đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học khoa học kĩ thuật trong công tác giảng dạy. Trong công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, các buổi hội thảo, thảo luận các cấp liên tục được tổ chức, Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên cả về thời gian và kinh phí để tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như tham gia học tập, nâng cao trình độ. Bằng các công việc cụ thể đó, nhà trường đang dần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thủ đô Hà Nội và từng bước phấn đấu đạt danh hiệu đơn vị “Anh hùng lao động” vào dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường 06/01/2014. Ban tổ chức hi vọng rằng, thông qua buổi Hội thảo hôm nay, cán bộ giảng viên trường CĐSP Hà Nội cùng các giảng viên, các nhà khoa học trong cả nước chia sẻ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau, trên tinh thần hướng tới đổi mới, phát triển và hội nhập. Chúng tôi tin rằng sẽ có một cuộc giao lưu khoa học bổ ích, thể hiện sự đoàn kết, sáng tạo và cùng phát triển. Kính chúc quý vị sức khoẻ, chúc Hội thảo thành công. Xin trân trọng cảm ơn! 10
  10. XÂY DỰNG HỆ THỐNG E–LEARNING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ThS. Phạm Thị Quỳnh Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với sự phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông, với nhu cầu ngày càng tăng về thông tin, E–learning (học tập điện tử) đã xuất hiện và đang được quan tâm phát triển. Hình thức E–learning đã và đang được quan tâm, chú ý tại nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong quá trình chuyển dổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã tiến hành chuyển đổi về mặt nội dung, và đang dần chuyển đổi phương thức quản lí. Thực tế cho thấy, việc học tập theo học chế tín chỉ yêu cầu sinh viên phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu cao. Vì vậy, xây dựng một hệ thống E– learning sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên và hỗ trợ tốt hơn cho việc học tập của sinh viên. II. CÁC LUẬN CHỨNG ĐỂ TRIỂN KHAI E–LEARNING 1. Khái niệm về E–learning Đã có rất nhiều khái niệm để mô tả thuật ngữ E–learning, ví dụ như học tập trực tuyến (online learning), đào tạo trên web (WBT – web base training), đào tạo trên mạng Internet/ Intranet (IBT Internet/ Intranet training), đào tạo dùng máy tính (CBT – computer base training). Một cách đơn giản, có thể hiểu E–learning là sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục (dạy và học) nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. Một cách tổng quan, có thể hiểu E–learning là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kĩ thuật cho giáo dục như văn bản, âm thanh, phim ảnh minh họa, mô phỏng, trò chơi, thư điện tử, các diễn đàn thảo luận, phòng hội thảo ảo v.v… với các hình thức phù hợp với mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. 2. Mô hình các thành phần của E–learning Các bộ phần cấu thành E–learning gồm có: 11
  11.  Tri thức: Tổ chức nội dung, thiết kế giáo trình, xác định nội dung chương trình, xây dựng kế hoạch tạo trình tự giảng dạy; các công cụ soạn giảng để chuyển tài liệu truyền thống sang định dạng E–learning (hệ quản trị nội dung học – LCMS) tuân theo chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model)  Công nghệ: nền quản lí học (hệ quản trị học – LMS) lưu giữ thông tin về người học, có liên hệ chặt chẽ với SCO (Sharable Content Object). SCO là dạng chuẩn của sự vật học dùng lại được, các thành phần trong mô hình SCORM là công cụ tạo ra các SCO và lắp ráp chúng vào các đơn vị học lớn hơn. Nền công nghệ thông tin bao gồm các công nghệ mạng như: công nghệ băng thông, công nghệ cấu trúc hướng đối tượng, công nghệ phía phục vụ Java, công nghệ đa nền…. Các CSDL như: CSDL nội dung, CSDL thư viện, CSDL lịch học, CSDL thông tin bài học…  Môi tường tổ chức: bao gồm các tập thể, cá nhân tham gia vào hệ thống; người quản trị hệ thống, người quản lí khóa học, người quản lí dạy và học, các chuyên gia lĩnh vực (chuyên ngành), người thiết kế hoạt động dạy, người làm phần mềm nội dung, trợ giảng, v.v…  Tổ chức trung tâm E–learning: có chức năng tiếp thị, quảng cáo, quản lí sản xuất nội dung giảng dạy bao gồm việc làm nội dung dạy, sản xuất phần mềm dạy, quản lí việc dạy và học, quản trị hệ thống kĩ thuật, quản lí đánh giá học tập. 3. E–learning – đặc điểm và phân loại  Tính cá nhân: Các lĩnh vực học được tùy biến đến cá nhân người học  Tính tương tác: Người học có thể sử dụng được những tính năng hỗ trợ tương tác trực tuyến với bài học  Đúng thời điểm: Kiến thức được đưa ra ngay khi người học cần đến nó, trong khi với việc học truyền thống thì họ có thể nhận được kiến thức này quá muộn.  Cập nhật: Nội dung học tập được cập nhật một cách dễ dàng, do đó những nguyên liệu phương tiện mới và các chương trình mới cũng được cung cấp một cách dễ dàng.  Hướng người học làm trung tâm: Tập trung vào nhu cầu của học viên. Phân loại: Về cơ bản có hai cách thức phân phối hay truyền đạt E–learning: đồng bộ và bất đồng bộ.  Đồng bộ: Hiểu sát nghĩa là cùng lúc. Hàm ý sự tương tác giữa người học và người hướng dẫn diễn ra trên thời gian thực.  Bất đồng bộ: Hàm ý là không cùng lúc. Cho phép người học thực hiện theo tiến độ và lịch biểu riêng. Không có sự tương tác trực tiếp giữa người học và người hướng dẫn. 12
  12.  Từ cách phân loại trên, hình thức bài giảng cũng như công cụ hỗ trợ cũng khác nhau, có thể chia thành 3 nhóm như sau: ▪ Tự học: Người học có thể sử dụng những cách tự học như CBT – đây là phương pháp sử dụng đĩa CDROM để lưu bài giảng, người học tự sử dụng trên máy tính của mình, giao diện người học là đồ họa, có âm thanh và hình ảnh được trình bày rất sinh động để mô phỏng bài giảng. WBT – gần giống như CBT nhưng người học sử dụng môi trường mạng Internet, vì thế phần nào hạn chế về tốc độ. Nhưng hình thức này sẽ được hoàn thiện hơn với sự gia tăng tốc dộ đường truyền và dung lượng băng thông. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như Web lecture, E–book, EPSS (Electronic Performance Support Systems). ▪ Tương tác gián tiếp: Đã có sự trao đổi thông tin giữa người học với người dạy, giữa những người học với nhau nhưng không đồng thời. Hệ thống cho phép gửi các câu hỏi, trả lời, ý kiến thông qua các phương tiện như email, forum, chatroom… ▪ Giảng dạy trực tuyến: Người dạy và người học cùng truy cập vào lớp học ảo, họ có thể trao đổi trực tiếp với nhau, người dạy có thể trực tiếp hướng dẫn người học…  E–learning bất đồng bộ: Hình thức này phổ biến hơn vì nó đáp ứng việc học theo năng lực của người học cũng như nhu cầu thời gian của họ. Người học không bị ràng buộc theo chương trình định trước mà sẽ theo sự tiếng bộ của người học. Tuy nhiên việc tương tác không theo thời gian thực và khó đảm bảo tinh thần học tích cực, Hiện đa phần các chương trình đào tạo trực tuyến đều thuộc dạng bất đồng bộ, ví dụ như FPT English Town (www.elearning.com.vn) của công ty FPT hay Open Courseware (www.ocw.mit.edu) của học viện MIT. III. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC TẬP ĐIỆN TỬ Dưới đây là một số đánh giá của một vài tổ chức quốc tế về những ưu điểm và nhược điểm của E–learning: 1. Ưu điểm Theo DigitalThink.com thì E–learning có những ưu điểm sau:  Triển khai và cập nhật nhanh, rộng khắp.  Học tập theo trình độ, học ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào, không mất thời gian di chuyển về mặt địa lí.  Tăng khả năng cạnh tranh.  Môi trường học tập hấp dẫn mang tính tương tác. 13
  13.  Các hình thức học tập cho phép người học kiểm tra các kĩ năng của họ trong một môi trường an toàn.  Giảm thiểu sử dụng các phương tiện học tập  tiết kiệm chi phí.  Chỉ học những gì người học cần và muốn, không phải tiếp thu những kiến thức người học chưa cần – không bị gò ép  cho phép người học tự kiểm soát sự phát triển của riêng mình tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Theo trung tâm học tập và công nghệ học thuật Royer, đại học Penn Stage, E– learning là một công cụ đào tạo mạnh vì một số lí do sau:  Cho phép phản hồi tức thời: đặc điểm này cho phép người học quyết định phân phối thời lượng cho từng mảng kiến thức cụ thể.  Cung cấp khả năng tích hợp vào văn bản, đồ họa, âm thanh, hấp dẫn với nhiều giác quan: nghe, nhìn, làm…  Chi phí cho E–learning là sự đầu tư hiệu quả. Sau khi có các chi phí ban đầu, người dạy có tới 24h trong ngày cho người học. Một người dạy có thể đào tạo số lượng lớn người học trong cùng một thời điểm mà trình độ của người này không ảnh hưởng đến trình độ người khác. Loại bỏ được chi phí thuê địa điểm giảng dạy, chi phí đi lại của người học…  E–learning là hình thức phù hợp cho những người trưởng thành, phá bỏ được rào cản về tâm lí, sức khỏe.  Tính mềm dẻo cao vì đây là hình thức đào tạo theo kiểu tự học.  Đào tạo mọi lúc mọi nơi, uyển chuyển và linh động, tối ưu và dễ đo lượng kết quả, không phụ thuộc vào hệ điều hành… 2. Nhược điểm Bên cạnh đó cũng cần kể đến một số nhược điểm của E–learning để các cơ sở giáo dục cân nhắc trước khi triển khai thực hiện:  Hạn chế của dải thông.  Liệu máy tính có thể thay thế được sự tiếp xúc của con người.  Các chương trình E–learning hiện nay còn tĩnh, ảnh hưởng đến hiệu suất đào tạo.  Không phải tất cả các chủ đề đào tạo đều thích hợp khi được truyền tải bằng máy tính. 14
  14. III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỌC TẬP ĐIỆN TỬ NGÀY NAY 1. Sơ lược tình hình chung trên thế giới Tại những nước phát triển, E–learning đã trở nên rất phổ biến với số lượng ngày càng tăng các khóa học trực tuyến qua các phương tiện truyền thông và mạng Internet. Tại Mỹ, có hơn 80% số trường đại học cung cấp các khóa học điện tử qua mạng. Canada là nước đầu tiên thế giới triển khai thành công mạng SchoolNet nối liền tất cả các trường học và thư viện. hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có mạng giáo dục điện tử như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… thậm chí có cả mạng ASEAN SchoolNet. 2. Những thuận lợi trong phát triển E–learning ở Việt Nam Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cho rằng giáo dục là một trong những vấn đề cần được ưu tiên cao nhất và hệ thống giáo dục đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Một phần tất yếu là Việt Nam đã gắn CNTT vào trong phát triển giáo dục nhằm thúc đẩy hơn nữa giáo dục trên mọi lĩnh vực và trong mọi điều kiện. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển học tập ở Việt Nam. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển E–learning ở trường CĐSP Hà Nội a) Thuận lợi  Ban giám hiệu nhà trường đang xác định những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đưa Nhà trường lên Đại học. BGH ủng hộ việc chuyển đổi hình thức học tập sang học chế tín chỉ. Vì vậy, việc triển khai hệ thống E–learning tại trường sẽ được sự ủng hộ từ phía BGH.  Tâm thế của giảng viên trong giai đoạn này cũng đang sẵn sàng cho bước chuyển mình của Nhà trường.  Cơ sở vật chất: đã có sẵn phòng dành riêng cho giảng viên với hệ thống đèn chiếu sáng, để có thể quay video tự giảng. b) Khó khăn  Khó khăn lớn nhất là đội ngũ có trình độ kiến thức về E–learning. Chưa có một chuyên gia nào về E–learning trong trường.  Điều kiện cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cho E–learning. Toàn bộ hệ thống máy tính tại các phòng thực hành mặc dù có nối mạng Internet nhưng máy đều rất cũ, tốc độ chậm. Để triển khai một hệ thống E–learning Nhà trường có lẽ phải thay lại toàn bộ hạ tầng kĩ thuật: máy chủ, đường truyền mạng (hiện đang là 4MB), hệ thống máy tính thực hành tại các phòng Lab. Đây cũng là một khó khăn trong giai đoạn hiện nay của trường. 15
  15.  Khó khăn về con người: Nhà trường có Tổ quản trị mạng hoạt động độc lập, nhân viên của Tổ này chỉ có 01 kĩ thuật viên không đủ trình độ để làm người quản trị hệ thống. Điều này dẫn đến việc phải tuyển thêm lao động – không thuộc phạm trù của “E–learning”. 4. Cơ sở triển khai hệ thống E–learning ở trường CĐSP Hà Nội a) Về con người  Người quản trị hệ thống: là người quản lí về mặt kĩ thuật nền CNTT và môi trường E–learning. Nhà trường sẽ phải tuyển người cho vị trí này vì Tổ quản trị mạng hiện không có ai có thể đảm đương được vai trò này, hoặc có thể là một giảng viên khoa CNTT chuyên trách.  Người quản lí khoá học: chịu trách nhiệm về việc tạo ra tất cả các nội dung giảng dạy – có thể là 01 chuyên viên phòng Đào tạo có trình độ về CNTT và am hiểu về học tập điện tử.  Người quản lí dạy và học: chịu trách nhiệm quản lí các lớp học đang diễn ra trong khuôn khổ E–learning. Trong điều kiện nhân sự hiện nay của trường, người này cũng có thể là người quản lí khoá học.  Chuyên gia lĩnh vực, người thiết kế dạy: là người có tri thức sâu về chuyên ngành – là các trưởng khoa, hay các tổ trưởng chuyên môn.  Người làm phần mềm nội dung: là người viết và biên tập nội dung giảng dạy trong khuôn khổ thể hiện trên web – là các giảng viên tham gia giảng dạy trên hệ thống E–learning.  Trợ giáo, thầy kèm: là người giỏi kĩ thuật có kinh nghiệm huấn luyện cho cả học viên và đồng nghiệp. Đội ngũ này có thể huấn luyện trong thời gian ngắn. b) Về trang thiết bị  Hệ thống máy chủ: cần đảm bảo đủ mạnh để phục vụ cho việc lưu trữ và quản lí các tài nguyên một cách tập trung, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống. Hệ thống máy chủ của trường CĐSP Hà Nội cần được trang bị mới.  Hệ thống máy trạm: là công cụ cho các nhà phát triển nội dung, các nhà quản lí… truy cập vào hệ thống. Ngoài ra nếu có thể, cần trang bị thêm các phòng máy tính phục vụ người học tham gia học tập ngay tại trường. Tại trường CĐSP Hà Nội, hệ thống này cần được nâng cấp hoặc thay mới.  Hệ thống mạng: Máy chủ E–learning và các máy trạm khác cần được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng LAN tốc độ cao nhằm tạo điều kiện làm việc và học 16
  16. tập thuận lợi nhất. Máy chủ E–learning cũng cần được kết nối Internet để có thể truy cập được từ bên ngoài giúp cho người học có thể học ở bất cứ đâu.  Các trang thiết bị khác: Để xây dựng và thử nghiệm nội dung cũng cần có thêm các thiết bị phụ trợ như: máy quay phim, máy ảnh số, các trang thiết bị nội thất, hệ thống đèn điện, phòng thu âm, ghi hình…  Các hệ thống trang thiết bị trên thường lạc hậu từ sau 3 đến 5 năm nên cần có kế hoạch nâng cấp ngay từ đầu. c) Về phần mềm  Hệ điều hành: vẫn sử dụng hệ điều hành Windows – đỡ mất thời gian làm quen với hệ điều hành mới.  Hệ quản trị CSDL: tuỳ thuộc vào cổng thông tin điện tử LMS cũng như E– learning Portal.  Hệ quản trị E–learning và E–learning: sử dụng hệ thống Moodle. Đây là phần mềm mã nguồn mở đã được rất nhiều trường đại học, cao đẳng áp dụng để xây dựng hệ thống E–learning cho trường mình. Trường CĐSP Hà Nội có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các trường bạn.  Các phần mềm hỗ trợ xây dựng nội dung: giúp giảng viên sử dụng tạo ra các nội dung giảng dạy trong hệ E–learning (eXe, Lecture maker, Adobe presenter, v.v…). 5. Đề xuất hệ thống quản lí học tập điện tử Moodle và một số phần mềm soạn thảo nội dung xây dựng bài giảng E–learning a) Giới thiệu về Moodle  Moodle là một hệ thống quản lí học tập (Learning Management System – LMS hoặc Course Management System hoặc VLE – Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.  Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục.  Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.  Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới. 17
  17.  Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác (moodle.org).  Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, cao đẳng, đại học, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.  Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10.000 site trên thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org).  Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50.000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh – Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Moodle có thể được dùng với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL. b) Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo nội dung  Adobe Presenter: Giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về Learning là AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004.  Microsoft Producer: Một phần mềm kết hợp các nguồn tư liệu là các bài giảng đã được soạn sẵn bằng MS Powerpoint, cho phép chèn và đồng bộ âm thanh, video với các slide trong bài giảng. Có thể đóng gói sản phẩm dưới dạng web và đưa lên website để người học tự học.  Lecture maker: Hỗ trợ các công cụ chuyên biệt trong lĩnh vực dạy học như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text box, và các ký tự đặc biệt; có thể dễ dàng tạo các bài kiểm tra trắc nghiệm; có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào bài giảng của mình như: hình ảnh, video, âm thanh, flash…  eXelearning: Phần mềm tạo bài giảng dạng web, có thể đưa lên website dạy học được xây dựng bằng Moodle. Phần mềm cho phép chèn các dữ liệu đa phương tiện; tạo các câu hỏi trắc nghiệm, giúp người học tự học và tự trải nghiệm qua các câu hỏi, các bài kiểm tra… 18
  18. IV. TỔNG KẾT Vấn đề xây dựng một hệ thống E–learning trong trường CĐSP Hà Nội trên con đường chuyển đổi hình thức đào tạo hiện nay cũng là một vấn đề cần được quan tâm và chú ý. Một hệ thống E–learning tốt không chỉ là hệ thống có các lớp học trực tuyến, các bài giảng online, mà mọi dữ liệu về sinh viên, đặc biệt là dữ liệu về học tập (điểm, TKB, lịch thi v.v…) cũng như các thông tin phục vụ cho công tác quản lí của Nhà trường cũng phải được tích hợp vào hệ thống E–learning này. Việc lựa chọn đội ngũ chuyên gia, phần cứng, phần mềm để xây dựng hệ thống có thể tham khảo của nhiều trường đại học, cao đẳng đã có. Một hệ thống E–learning tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lí, giảng dạy và học tập, giúp khích lệ tinh thần tự học tập của sinh viên, cũng như kích thích sự sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi của giảng viên, nâng cao hiệu quả công tác quản lí. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://www.articulate.com/rapid–elearning/ [2] http://elearningtech.blogspot.com/ [3] http://docs.moodle.org/en/Development:Offline_Moodle 19
  19. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC PHẦN TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TS. Nguyễn Vân Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến nay, sau hơn hai thập kỉ hình thành và phát triển, hình thức đào tạo tín chỉ đang tỏ ra là một hình thức đào tạo tiến bộ so với hình thức đào tạo niên chế trước đây. Không nằm ngoài xu thế của thế giới, Việt Nam nói chung và trường CĐSP Hà Nội nói riêng đã và đang dần từng bước tiếp thu, áp dụng hình thức đào tạo này. Trong điều kiện chưa thể “dập khuôn” toàn bộ quy trình đào tạo tín chỉ của các nước bạn theo đúng “bài bản”, việc lựa chọn cách áp dụng các khâu của hình thức đào tạo này sao cho phù hợp với giáo dục Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dạy– học ở các trường Đại học và Cao đẳng. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin đề cập tới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học phần của người học tại Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (GIST), Hàn Quốc theo những gì tôi được biết với tư cách là người từng trực tiếp học tập, nghiên cứu theo hình thức tín chỉ tại đây trong hơn 5 năm. Trên cơ sở đối chiếu khâu đánh giá kết quả của người học tại GIST và tại trường CĐSP Hà Nội cũng như thông qua tìm hiểu một số tài liệu, văn bản có liên quan, tôi sẽ trình bày một số quan điểm riêng về cái “được và mất” khi lựa chọn áp dụng quy chế 43/BGD–ĐT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. II. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC PHÂN TẠI GIST 1. Giới thiệu sơ lược về GIST Được thành lập từ năm 1993, GIST là một trong những Viện đại học hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hàn Quốc, GIST khởi đầu bằng việc thu hút một lượng đông các thủ khoa và cử nhân xuất sắc tại các trường Đại học của Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới vào học sau đại học với 5 ngành khoa học mũi nhọn bao gồm: Công nghệ thông tin, Khoa học vật liệu, Khoa học sự sống, Khoa học môi trường và Cơ điện tử. Từ năm 2010, GIST mở rộng thêm bậc đào tạo đại học cho một số ngành như Vật lí, Hóa học, Sinh học… 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0