intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Tập 2)

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:761

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn (Tập 2)" tổng hợp các bài tham luận về: định hướng chính trị của Đảng Cộng sản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; giáo dục nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay; phát huy sức mạnh mềm văn hóa góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay; đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện học trực tuyến;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Tập 2)

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỈ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tập 2 NXB ĐÀ NẴNG
  2. MỤC LỤC Phan Duy Anh 01 ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Trương Thị Điệp 13 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GẮN VỚI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI Nguyễn Thuỳ Dương 21 GIÁO DỤC NHÂN CÁCH VĂN HÓA CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN NAY Trần Thị Hương Giang 35 PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO TOÀN DÂN PHỤC VỤ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Vân Hà 45 PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hồ Thanh Hải 58 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Nguyễn Diệu Hằng, Nguyễn Thị Yến 68 TÁC ĐỘNG CỦA KỶ NGUYÊN SỐ ĐẾN TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Huỳnh Thanh Hiếu 80 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC TRƯNG “CÓ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN CAO DỰA TRÊN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT TIẾN BỘ PHÙ HỢP” Nguyễn Xuân Hiếu 93 LỢI ÍCH NHÓM VÀ NGUY CƠ CHỆCH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY i
  3. Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Võ Đông Giang 108 MỘT SỐ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TIÊU BIỂU HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Phùng Thanh Hoa 123 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Lê Nhị Hòa 135 BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨATRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Dương Anh Hoàng 146 KHẮC PHỤC CÁC LỰC CẢN ĐE DỌA SỰ SỐNG CÒN CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đào Vĩnh Hợp 166 VẬN DỤNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀO GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cao Thị Bích Hường, Đinh Thị Thủy Bình 182 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TRỰC TUYẾN Lê Thị Hương, Vũ Thị Thu Trang 193 VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Hương 204 CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRƯỚC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ Võ Công Khôi 218 QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Tiến Linh 231 ĐÒI “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” LỰC LƯỢNG VŨ TRANG - ÂM MƯU THÂM ĐỘC NHẰM CHỐNG PHÁ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ii
  4. Cao Thị Thu Lương, Nguyễn Thị Xuyên 244 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Trần Hồng Lưu, Nguyễn Thị Luyện 255 ĐỘNG LỰC VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Lê Nho Minh, Bùi Thị Hường 265 BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI TRONG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 Trần Nguyễn Sĩ Nguyên 279 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Thảo Nhiên 296 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Trần Ngọc Nhiều 313 PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY Nguyễn Hải Như 324 QUAN ĐIỂM “GIỮ VỮNG ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN HIỆN NAY Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Trọng Luật 347 VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Lê Văn Phục 362 PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH PHỦ ĐỊNH NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Nguyễn Thị Phượng, Đỗ Thị Ngọc Lệ 373 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - SỰ HIỆN THỰC HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM iii
  5. Chu Minh Quốc, Trương Đình Thảo 387 TÍNH TẤT YẾU CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG Trần Ngọc Sơn 405 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY Trần Văn Tài, Nguyễn Thị Hoàng Minh 421 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Tâm 436 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Dương Nhật Thái 447 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2021 Nguyễn Thị Hoài Thanh 465 PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Phạm Huy Thành, Nguyễn Văn Hoàn 480 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phan Viết Thịnh, Lương Hữu Bắc 490 HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ MỤC TIÊU TỐI THƯỢNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Phan Viết Thịnh, Trần Văn Hải 503 KHƠI DẬY KHÁT VỌNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Hà Thơ 514 TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC THEO NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO iv
  6. Trịnh Thị Kim Thoa 523 NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Quang Thuận 541 DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY Lê Văn Thuật, Nguyễn Tất Thắng 550 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hoài Thương 564 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GẮN VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Thanh Thủy, Dương Thị Châu Phụng 575 QUÁ TRÌNH ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Thị Ngọc Thúy 589 GIỮ VỮNG MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Vương Thị Bích Thủy 602 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM Tăng Chánh Tín 619 NGÀNH VIỆT NAM HỌC VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Lê Nguyên Tịnh 631 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Hoàng Thu Trang, Nguyễn Thị Thanh Thương 644 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - MÔ HÌNH KINH KẾ ĐẶC TRƯNG CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM v
  7. Vũ Thị Thu Trang, Lê Thị Hương 657 KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP PBL VÀ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THỜI ĐẠI 4.0 Hàn Anh Tuấn 675 ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI Dương Đình Tùng 684 VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Tô Thanh Tùng 696 GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM Nguyễn Thị Vân, Quách Thành Long 709 TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nguyễn Nữ Đoàn Vy 724 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Guo Zhong Yi 738 SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ LOGIC LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC vi
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Phan Duy Anh Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Phan Duy Anh, email: phanduyanh@hcmut.edu.vn Tóm tắt: Định hướng chính trị luôn là vấn đề quan trọng của bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển của mình; bởi lẽ, đó là sự soi đường, dẫn dắt cho quá trình xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội không đi chệch khỏi đường hướng, mục tiêu đã xác định và theo đuổi. Ở Việt Nam, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là đảng duy nhất cầm quyền, vạch rõ định hướng chính trị luôn xoay quanh và hướng tới hiện thực hóa từng bước vững chắc hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bài viết này từ góc nhìn Chính trị học, tập trung phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng chính trị từ năm 1986 đến nay trên các khía cạnh: định hướng kiên định nền tảng tư tưởng chính trị; định hướng đổi mới con đường phát triển đất nước; định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền; định hướng phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: định hướng chính trị; Đảng Cộng sản Việt Nam; xây dựng xã hội chủ nghĩa; Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Định hướng chính trị (political orientation) là một chủ đề được giới Khoa học chính trị thế giới quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau từ sinh học chính trị, tâm lý học chính trị, xã hội học chính trị đến văn hóa chính trị. Trong cấu trúc văn hóa chính trị, định hướng chính trị là hệ thống nhận thức, tình cảm, giá trị, niềm tin, thái độ… của chủ thể chính trị được hình thành thông qua quá trình xã hội hóa chính trị theo phương thức nhất định. Ở Việt Nam, định hướng chính trị được hiểu là “toàn bộ những chủ trương, đường lối, chính sách lớn của đảng cầm quyền và nhà nước cũng như ảnh hưởng của chúng đến mọi mặt đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu cơ bản. Chủ thể của định hướng chính trị là đảng cầm quyền và nhà nước” (Phạm, 2013, 12). Nhận thức rõ tầm quan trọng của định hướng 1
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chính trị, ngay từ những ngày đầu Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là chính đảng duy nhất cầm quyền đã luôn chú trọng đến định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua những chủ trương, đường lối lãnh đạo nhằm mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG KIÊN ĐỊNH NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Lịch sử chính trị phát triển của các chính đảng trong thế giới cận, hiện đại đã chứng minh, một chính đảng mạnh bao giờ cũng phải có chủ nghĩa “làm cốt” và nền tảng lý luận khoa học dẫn đường. Nếu không, chính đảng ấy sẽ mất phương hướng, “lúng túng như nhắm mắt mà đi” và tất yếu, cách mạng sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Đồng thời, để đạt được mục tiêu cải biến xã hội, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, đòi hỏi mỗi chính đảng cầm quyền phải xây dựng được cho mình một nền tảng lý luận, đáp ứng các yêu cầu cơ bản: đáp ứng nhu cầu phát triển của quảng đại quần chúng nhân dân; thường xuyên tạo ra động lực phát triển của xã hội theo xu thế phát triển của thời đại; gắn kết với thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra. Những nội dung này có nội hàm gắn kết biện chứng với nhau, không tách rời nhau, làm cho nền tảng lý luận ngày càng thêm phong phú và trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén cho phong trào cách mạng của đảng. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình, Đảng luôn kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng Cộng sản nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987, 125). Đến Đại hội VII (6/1991), Đảng bổ sung điểm mới: “Nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991b, 127); đồng thời khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và tư tưởng của Người đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc. Từ đây, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) được thông qua tại Đại hội VII đã xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động” (Đảng 2
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Cộng sản Việt Nam, 1991a, 21). Đây là bước phát triển lớn trong tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn của Đảng về việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ quan điểm nhất quán về mặt tư tưởng: chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận cơ bản cấu thành hệ tư tưởng, thế giới quan, phương pháp luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế thừa tinh thần đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 88). Đặc biệt, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu mà Đại hội XI (01/2011) của Đảng rút ra là: “trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 180). Điều này được Đảng tiếp tục khẳng định trong Đại hội XII (01/2016): “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, 46), và Đại hội XIII (01/2021) cũng nhấn mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021c, 33). Đây được coi là một trong những vấn đề “mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021c, 33). Ở đây, trong tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc kiên định và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau; kiên định phải trên cơ sở sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định, nếu không sẽ sa vào sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc hoặc chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Kể từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, phe xã hội chủ nghĩa tan rã, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong khi đất nước đang đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ thì cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: “Sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn; những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... còn diễn biến phức tạp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021b, 164). Nghiêm trọng hơn, Đảng Cộng sản còn vạch rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, 3
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021b, 164). Có thể thấy, trong số những người phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ có các thế lực thù địch, cơ hội chính trị mà có cả một số cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản. Những cán bộ, đảng viên này có sự dao động về ý thức hệ, về niềm tin, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Có người kiến nghị đòi sửa đổi Cương lĩnh của Đảng theo hướng đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng (chỉ giữ lại “học thuyết Hồ Chí Minh”), chỉ giữ lại mục tiêu độc lập dân tộc, bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Có người lại đưa ra một luận điểm: Chủ nghĩa Mác - Lênin là một lý thuyết muốn làm điều tốt nhưng nội dung tư duy lại phi cách mạng, không tưởng..., vì thế cần phải vứt bỏ; rằng, trải qua hơn một thế kỷ và trên phạm vi nhân loại, đến nay nhận thức khoa học đào thải chủ nghĩa hoang tưởng ấy đã hoàn tất. Hay thậm chí, có những ý kiến rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, hoặc cùng lắm là đầu thế kỷ XX - thời đại văn minh cơ khí, còn bây giờ là thế kỷ XXI - thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nên không còn thích hợp nữa; rằng chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là sản phẩm của Việt Nam mà du nhập từ phương Tây nên không phù hợp với điều kiện Việt Nam (Hội đồng lý luận Trung ương, 2019, 76)... Những quan niệm này đã hiểu không đúng bản chất, nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin, quy chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng lại trở thành biểu hiện của “một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường”, “có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021a, 2021) như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định khi bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (10/2021). Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội trước, tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục nhấn mạnh đến việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, Đảng định hướng cần phải “kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục nghiên cứu phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam” (Ban chấp hành Trung ương, 2021a) và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên không được “phản bác, phủ nhận, xuyên tạc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (Ban chấp hành Trung ương, 2021b). Và trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 4
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn, vận dụng và phát triển sáng tạo hơn lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, định hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Những điều này đã chứng minh sự đúng đắn của Đảng trong định hướng kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa cho thấy sự vững vàng về lập trường tư tưởng, vừa cho thấy tính biện chứng trong nguyên tắc vận dụng và kế thừa. 3. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nhận thức mới về đường lối đưa Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội được Đảng Cộng sản bắt đầu từ Đại hội VI (1986) với quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ba năm sau, Hội nghị Trung ương sáu khóa VI (1989) đã đề ra nguyên tắc chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta; là sự lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng ta. Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” (Ban Chấp hành Trung ương, 1989b). Cùng với sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ nhu cầu thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam thấy rõ cần đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Toàn diện là đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Toàn diện là từ nhận thức, tư duy đến nhận thức và hành động. Toàn diện là từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và cả xã hội, từ trung ương đến cơ sở, trong tất cả các cấp, các ngành. Tuy nhiên, đổi mới phải có bước đi và biện pháp thích hợp. Nóng vội, chủ quan, duy ý chí đã từng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong chủ trương, đường lối trước đổi mới. Vả lại, nhu cầu đổi mới là một việc, còn việc thực hành đổi mới có kết quả lại là việc khác, nhất là trong điều kiện chưa chuẩn bị đầy đủ hệ thống lý luận đổi mới cho đất nước. Vì vậy, việc thiết yếu ngay sau khi hạ quyết tâm đổi mới là “xác định đúng quan hệ giữa đổi mới kinh tế với giữ vững ổn định và đổi mới chính trị - hai lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống xã hội” (Tô et al., 2006, 347). Ở Việt Nam, thời kỳ trước đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh quá mức vai trò kiến trúc thượng tầng, coi chính trị là thống soái, quyết định kinh tế và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời cũng nhận thức một cách đơn giản về tác động của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với cơ sở kinh tế. Chính trị 5
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những mệnh lệnh chủ quan của các cơ quan quản lý các cấp. Và thiết chế, bộ máy hành chính còn quan liêu, cửa quyền, cồng kềnh, kém hiệu quả. Từ khi đổi mới đến nay, về quan điểm, Đảng chủ trương định hướng: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, 71). Đây là định hướng đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn. Khái niệm “Đổi mới chính trị” qua các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam được hiểu là đổi mới tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó trọng tâm là đổi mới tư duy chính trị và hệ thống chính trị. “Nói đến hệ thống chính trị là nói đến quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, đến bộ máy chính quyền và các thiết chế quản lý xã hội. Đây là những vấn đề cơ bản, mang ý nghĩa sống còn của mọi cuộc cách mạng, mọi chế độ xã hội” (Nguyễn, 2011, 58). Bên cạnh đó, đổi mới chính trị còn là đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đổi mới chính trị, trọng tâm là hoàn thiện nội dung và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội nhằm phát huy vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng ổn định chính trị không có nghĩa là bảo thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở nên toàn diện hơn. Ổn định chính trị cũng đồng thời góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình đổi mới đất nước. Để giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong Nhân dân, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) quyết định các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo toàn bộ quá trình đổi mới theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa: “Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo vào phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Đồng thời, Hội nghị cũng chỉ rõ: “Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức 6
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới” (Ban Chấp hành Trung ương, 1989b). Tới tháng 8 cùng năm, thêm một bước đi thể hiện được bản lĩnh chính trị của Đảng với nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (8/1989) về công tác tư tưởng trong bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp khi đó: “Chế độ chính trị của chúng ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng... Chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị, không để cho các tổ chức chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời và hoạt động, không coi việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần là thực hiện chủ trương đa nguyên về kinh tế” (Ban Chấp hành Trung ương, 1989a). Chủ trương về đổi mới chính trị mà trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội VII: đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong các kỳ Đại hội IX, X với mục tiêu: “đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, 70). Đại hội XI của Đảng đã đưa ra quan điểm về đổi mới chính trị: “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 99-100). Đến Đại hội XII (2016), cùng với việc tổng kết 30 năm đổi mới, Đảng đã nêu lên những nội dung cụ thể về đổi mới chính trị mà trong đó tập trung vào ba vấn đề cơ bản, trọng yếu là: phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng: “ Đối với đổi mới chính trị: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Xây dựng Nhà nước phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn 7
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, 75). Đặc biệt, gần đây nhất, tại Đại hội XIII (2021), Đảng tiếp tục coi quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; khẳng định tiếp tục thực hiện “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”; đề ra nhiệm vụ “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021c, 110). Như vậy, với đường lối đúng đắn, với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị vững vàng, xử lý thận trọng và khéo léo các bước đi trong đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước giải quyết thành công cuộc khủng hoảng đất nước, giữ được ổn định, không để xảy ra khủng hoảng chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ nhận thức rõ việc thực thi quyền lực chính trị đòi hỏi phải theo quy luật khách quan để định hướng chính trị và từ đó mới tạo ra thành công. 4. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GẮN VỚI PHÁT HUY NHÂN QUYỀN TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Thực tiễn yêu cầu đổi mới ở Việt Nam cho thấy, để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế cần có một hệ thống pháp lý chuẩn mực, cần có một chủ thể quản lý dân chủ, đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh định hướng đến sự cần thiết phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Đại hội VII đã cụ thể hóa một bước các nội dung liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, phải đến Hội nghị Trung ương hai khóa VII (1994), thì khái niệm “nhà nước pháp quyền” mới chính thức được Đảng sử dụng. Hội nghị đã khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Ban Chấp hành Trung ương, 1991). Đại hội VIII đã cụ thể hóa hơn nữa nhận thức 8
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” của Đảng về nền pháp quyền Việt Nam với năm quan điểm: xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Từ cơ sở chính trị, pháp lý và nghiên cứu thực tiễn xây dựng, vận hành cho thấy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xác định là một trong những đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân” (Nguyễn, 2021, 10). Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều chỉnh tối thượng của Hiến pháp và hệ thống pháp luật bảo đảm công khai, tính minh bạch, khả thi, hiệu quả, nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ quyền con người, tính thượng tôn pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn “dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội” (Nguyễn, 2021, 9). Trong đó, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích với cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; mọi chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Chính vậy nên, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong tám phương hướng phát triển cơ bản. Cương lĩnh năm 2011 cũng khẳng định: Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển; dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Việc xây 9
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dựng và mở rộng nền dân chủ gắn với phát huy nhân tố con người trong phát triển là một trong năm quan điểm phát triển, là mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Như vậy, dân chủ ở đây không chỉ là mục tiêu mà còn là phương thức, động lực của việc thực hiện định hướng chính trị đối với sự đổi mới và phát triển Việt Nam hiện nay. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hành dân chủ ngày càng toàn diện và sâu sắc. Điều này thể hiện rõ hơn cả ở chỗ quyền công dân gắn với quyền con người được đề cao, tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật, tích cực thực hiện các công ước quốc tế liên quan quyền con người mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; coi trọng dân chủ ở cơ sở, coi trọng phản biện xã hội, đề cao thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người được pháp luật công nhận, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy. Việt Nam đã xây dựng được các thể chế và thiết chế bảo đảm quyền con người, nhất là bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền chính trị, dân sự, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm thiểu số hoặc yếu thế, như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có tín ngưỡng, tôn giáo. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu về quyền con người có bước phát triển tích cực. Nhận thức về quyền con người được nâng cao hơn. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người được đẩy mạnh. Đấu tranh phản bác kịp thời và hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Có thể thấy rằng, trong định hướng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân có vai trò chủ thể, vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, và mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng chính trị, pháp lý để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Điều đó đòi hỏi phải phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức. Có như vậy, Nhân dân mới được hưởng thụ theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. 10
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” 5. KẾT LUẬN Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn phải tính đến vấn đề định hướng chính trị; bởi lẽ, đó là sự soi đường, dẫn dắt cho quá trình xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội không đi chệch khỏi đường hướng, mục tiêu đã xác định và theo đuổi. Ở Việt Nam, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch rõ định hướng chính trị luôn xoay quanh và hướng tới hiện thực hóa từng bước vững chắc hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, định hướng chính trị của Đảng đối với sự phát triển đất nước không chỉ thể hiện ở tầm vĩ mô mà còn được cụ thể hóa, thấm sâu vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn luôn vận dộng, biến đổi và phát triển không ngừng, đòi hỏi nhận thức và hành động của con người cũng phải luôn được thay đổi, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương. (1989a). Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay (No. 07-NQ/TW). [2]. Ban Chấp hành Trung ương. (1989b). Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới (No. 06-NQ/HNTW). [3]. Ban Chấp hành Trung ương. (1991). Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế—Xã hội trong những năm 1992 – 1995 (No. 02-NQ/HNTW). [4]. Ban chấp hành Trung ương. (2021a). Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (No. 21-KL/TW). [5]. Ban chấp hành Trung ương. (2021b). Quy định về những điều đảng viên không được làm (No. 37-QĐ/TW). [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1987). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Chính trị Quốc gia - Sự thật. [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991a). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính trị quốc gia. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0