Ngành Việt Nam học với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phân tích, tổng hợp tư liệu; nội dung của bài viết "Ngành Việt Nam học với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" sẽ tập trung làm rõ những đóng góp quan trọng của ngành Việt Nam học vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngành Việt Nam học với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” NGÀNH VIỆT NAM HỌC VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Tăng Chánh Tín Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng NCS ngành Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội Tác giả liên hệ: Tăng Chánh Tín, email: tctin@ued.udn.vn Tóm tắt: Việt Nam học (Vietnamese Studies) là ngành khoa học nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam trên đa dạng các lĩnh vực từ lịch sử, địa lý, văn hóa đến kinh tế, xã hội, môi trường… Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành, khu vực học; ngành Việt Nam học có nhiệm vụ nghiên cứu, giải mã những vấn đề lý luận, thực tiễn về Việt Nam dưới góc nhìn quá khứ, hiện tại, tương lai đặt trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực. Những thành tựu nghiên cứu của ngành Việt Nam học trên nhiều lĩnh vực đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay). Đó là sự nhìn nhận, đánh giá, tự nhận thức một cách khoa học, hệ thống về những ưu nhược điểm; thời cơ, thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ; làm sáng rõ nhiều nội dung quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam; nhận diện nhiều vấn đề kinh tế, xã hội đương đại cũng như định vị vai trò, vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phân tích, tổng hợp tư liệu; nội dung của bài viết này sẽ tập trung làm rõ những đóng góp quan trọng của ngành Việt Nam học vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ khóa: Việt Nam; Việt Nam học; đóng góp; xây dựng; chủ nghĩa xã hội. 1. MỞ ĐẦU Kể từ khi nước ta bước vào quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế (sau năm 1986), Việt Nam học (Vietnamese studies) trở thành lĩnh vực nghiên cứu nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh khu vực và thế giới có những chuyển biến phức tạp; đặc biệt là sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và các nước Đông Âu; những thay đổi nhanh chóng trong quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại cùng những vấn đề thực tế nảy sinh sau hơn 10 năm cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (sau 1975) đã đặt ra 619
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cho Việt Nam nhiều thử thách để có thể giữ vững nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đứng trước tình hình đó, nhiều vấn đề lý luận lẫn thực tiễn đã đặt ra, đòi hỏi các ngành khoa học ở Việt Nam, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn phải nhận diện, phân tích, lý giải và tìm ra bản chất, quy luật. Trong đó, ngành Việt Nam học - ngành khoa học nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam đã trở nên thu hút với nhiều đối tượng, mang lại cái nhìn tổng quan, hệ thống và đa chiều về Việt Nam. Với người Việt, nghiên cứu về Việt Nam học là một nhu cầu tự thân để giải mã, làm rõ nhiều vấn đề nội tại về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội; với người nước ngoài, nghiên cứu Việt Nam học là một cách để hiểu thêm về Việt Nam, tìm thấy và tôn vinh với thế giới những giá trị văn hóa Việt… Trong hành trình khoa học đó, có thể nói rằng, ngành Việt Nam học với sứ mạng của mình, đã đồng hành và có những đóng góp quan trọng với cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, từ sau năm 1986 đến nay, ngành khoa học này đã dự phần và ghi đậm dấu ấn của mình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC 2.1. Khái niệm, bản chất của ngành Việt Nam học Hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về Việt Nam học. Bởi đây là một ngành khoa học tổng hợp mang đậm tính chất liên ngành. Có thể hiểu, Việt Nam học (Vietnamology/Vietnamologie) hay nghiên cứu Việt Nam (Vietnamese studies/ Etudes Vietnamienes) là khoa học liên ngành nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam dựa trên tổng hòa của nhiều lĩnh vực chuyên ngành như lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường… mang tính liên ngành khu vực học. Mục đích của những nghiên cứu này là mang lại những hiểu biết toàn diện, hệ thống về đất nước và con người Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới. Cũng có thể hiểu, Việt Nam học là một ngành khoa học “nghiên cứu một Việt Nam trong tính tổng thể của nó”, một ngành khoa học “nghiên cứu về một vùng đất, về con người ở vùng đất ấy với tất cả mối quan hệ với thiên nhiên, với lịch sử và xã hội về mọi mặt, làm nổi rõ những đặc điểm, đặc thù của Việt Nam” (Viện Hàn lâm KHXHVN - ĐHQGHN, 2000, 95). 620
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Theo kết quả nghiên cứu của Trần (2009) đã xác định bốn chức năng chính của ngành Việt Nam học. Đó là nghiên cứu, tìm hiểu, tổng kết những giá trị văn hóa đích thực và những quy luật phát triển từ truyền thống đến hiện đại và mối quan hệ của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước trong khu vực và thế giới, góp phần hoàn thiện nhân cách Việt Nam. Góp phần vào việc hoạch định chiến lược phát triển cũng như chiến lược đối ngoại của Việt Nam với khu vực và thế giới, nghiên cứu, phát hiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam và khu vực trong mối quan hệ tương quan. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, Việt Nam học còn thực hiện chức năng hợp tác quốc tế, giới thiệu đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, hợp tác hữu nghị và phát triển bền vững. Việt Nam học là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù; nét khu biệt của nó nằm ở đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và cả ở mục tiêu đạt đến. “Cái đích của ngành khoa học này không phải là các sự vật, hiện tượng hiện hữu dưới hình thái cụ thể nào đó, mà là những giá trị, tính chất được hàm chứa trong đó” (P. N. Nguyễn, 2014, 101). Như vậy, có thể thấy rằng, bản chất của ngành Việt Nam học là một ngành khoa học mang tính liên ngành, khu vực học; lấy đất nước và con người Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu chính, đặt trong tổng thể của khu vực và thế giới với những mục đích cao đẹp, phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập và phát triển đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.2. Nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới Khi nhắc đến những nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới, Trung Quốc là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. Sự gần gũi về mặt địa lý cùng những mối tương quan, va chạm trong dặm dài lịch sử hàng ngàn năm đã khiến Việt Nam trở thành một chủ đề nghiên cứu từ rất sớm của các nhà nghiên cứu, học giả Trung Quốc. Có thể kể đến các tác phẩm: Giao Châu ký (từ đời Tấn của Lưu Hân Kỳ); Thủy kinh chú (của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Ngụy); An Nam chí nguyên (Cao Hùng Trưng, đời Nguyên)… Năm 1978, Trung Quốc thành lập Hội Nghiên cứu 621
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đông Nam Á, nhiều học giả Trung Quốc hiện đại đã có những nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam. Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được xem là ba trung tâm hàng đầu về Việt Nam học ở châu Á. Với Nhật Bản, những mối quan hệ với Việt Nam đã có từ thế kỷ XVI-XVII gắn liền với những hoạt động thương mại tại Đông Nam Á. Nhật Bản là quốc gia có đội ngũ những nhà nghiên cứu Việt Nam chuyên nghiệp từ rất sớm; năm 1990, Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam học được thành lập do Giáo sư Yamamoto Tatsuro làm Chủ tịch. Từ đó, giới Việt Nam học ở Nhật Bản và Việt Nam đã có những trao đổi, giao lưu học thuật hiệu quả trên tinh thần hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện của hai quốc gia vì lợi ích của nhân dân hai nước. Tại Hàn Quốc, sự kiện đánh dấu bước ngoặt của Việt Nam học Hàn Quốc là sự ra đời của Khoa Việt Nam học thuộc Đại học Hankuk năm 1966. Đến năm 2001, Hội Hàn Quốc nghiên cứu Việt Nam ra đời đã tạo điều kiện quan trọng cho những nghiên cứu về Việt Nam của các học giả Hàn Quốc cũng như sự giao lưu, trao đổi học thuật với các nhà nghiên cứu Việt Nam ở trong nước (Trần, 2009). Nhắc đến những nghiên cứu Việt Nam của các học giả nước ngoài, không thể không nhắc đến những nghiên cứu của các học giả phương Tây. Mặc dù bị chi phối nặng nề bởi mục đích phục vụ cho việc mở rộng thuộc địa, bành trướng lãnh thổ một thời của chủ nghĩa thực dân phương Tây, tiêu biểu là người Pháp và chủ nghĩa thực dân mới với đại diện là Hoa Kỳ nhưng có thể thấy rằng không phải mọi nghiên cứu về Việt Nam của người nước ngoài đều để phục vụ mục tiêu xâm lược; cũng không phải mọi học giả đều thuộc về những âm mưu thâm độc với nhân dân bản xứ. Nhiều học giả chân chính ở các quốc gia phương Tây đã nghiên cứu Việt Nam vì mục đích khoa học thực sự. Họ đến Việt Nam với mong muốn khám phá một phần của nhân loại, của thế giới. Đó là một đất nước xinh đẹp bên bờ Thái Bình Dương với những thành tựu quan trọng được tạo dựng bằng bàn tay, khối óc của lớp lớp cư dân vốn lấy nông nghiệp lúa nước làm gốc rễ; dân tộc đó có sức sống mãnh liệt đã vượt qua bao thử thách khốc liệt của lịch sử để tồn tại và khẳng định chân giá trị của mình. Những thập kỷ gần đây, Việt Nam học trở thành chủ đề hấp dẫn không chỉ ở các quốc gia quen thuộc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ mà lan rộng ra nhiều khu vực khác. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ngày 622
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” càng có nhu cầu hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt sau khi trở thành thành viên của tổ chức khu vực ASEAN đã thúc đẩy nghiên cứu Việt Nam phát triển ở nhiều nước Đông Nam Á, điều mà trước đây các quốc gia trong khu vực này dường như rất ít quan tâm lẫn nhau. Cùng với đó, Việt Nam học ở Bắc Mỹ, Nga, châu Úc… cũng có những bước phát triển vượt bậc. Có thể thấy rằng, những nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới đã có từ rất sớm và tiếp tục được duy trì, phát triển theo dòng chảy lịch sử. Vấn đề Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù vẫn tồn tại những định kiến, những ý kiến thiên lệch, một chiều khi tiếp cận về các vấn đề Việt Nam của một số học giả nước ngoài trong một số giai đoạn nhưng nhìn chung, những khám phá, nghiên cứu về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ lịch sử, văn hóa, tộc người, văn học, nghệ thuật, địa lý, sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội… đã góp phần quan trọng để thế giới hiểu hơn về Việt Nam, đưa hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới, củng cố khối đoàn kết hữu nghị với các dân tộc khác trên thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Đó cũng chính là một nền tảng quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 2.3. Ngành Việt Nam học ở Việt Nam Nếu xác định Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam thì nền móng ban đầu của ngành khoa học này đã xuất hiện từ thời kỳ cổ trung đại với những nghiên cứu của các học giả Việt Nam về lịch sử, văn hóa, địa lý nước nhà. Đặc biệt là sau thế kỷ X, khi đất nước sạch bóng quân thù, những nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc được các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn hết mực quan tâm. Đó là sự ra đời của các bộ quốc sử cùng hàng loạt những bộ luật, tác phẩm thơ văn gắn liền tên tuổi của những tác gia nổi tiếng… Cùng với đó là những tri thức quý báu về Việt Nam học được lưu truyền, gìn giữ trong dân gian, ở mỗi làng xã, dòng họ, gia đình (Q. N. Nguyễn, 2018). Từ thế kỷ XVI-XVII, khi chủ nghĩa thực dân phương Tây dần xâm nhập vào nước ta, những nghiên cứu về Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ với những nghiên cứu, khảo nghiệm chuyên sâu của nhiều học giả người Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… Đặc biệt, từ nửa sau thế kỷ XIX, người phương Tây mà cụ thể là người Pháp đã dành sự quan tâm rất lớn cho những nghiên cứu về Việt Nam 623
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trên nhiều lĩnh vực như sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, văn hóa học… với nhiều học giả phương Tây cùng những trí thức bản địa được tiếp thu Tây học từ sớm. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra một chặng đường mới của Việt Nam học. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 45 thiết lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội có thể được xem là mốc đánh dấu sự xuất hiện của Việt Nam học hiện đại. Trong bối cảnh 30 năm (1945 - 1975) của hai cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; vượt qua bao khó khăn thời chiến, ngành Việt Nam học đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng (Trần, 2009). Sau khi đất nước thống nhất (1975), đặc biệt là sau năm 1986, ngành Việt Nam học có điều kiện thuận lợi được phát triển mạnh mẽ, tăng cường giao lưu học thuật với khu vực và thế giới. Có thể nói rằng, đây là giai đoạn mà ngành Việt Nam học đã phát huy hết chức năng của mình và có những đóng góp quan trọng, thiết thực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Cùng với nhiệm vụ nghiên cứu, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã tiến hành đào tạo chuyên ngành Việt Nam học; một số trung tâm, viện nghiên cứu Việt Nam học được thành lập; tiêu biểu trong đó là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự trưởng thành của Việt Nam học hiện đại tại nước ta được đánh dấu bởi các lần Hội thảo quốc tế về Việt Nam học được tổ chức tại Việt Nam. Bắt đầu được tổ chức năm 1998 với mong muốn là diễn đàn giới thiệu những thành tựu nghiên cứu mới nhất về Việt Nam của các học giả trong nước và quốc tế, đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức 6 kỳ Hội thảo quốc tế Việt Nam học. Gần đây nhất, trong hai ngày 28 - 29/10/2021, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 được tổ chức với chủ đề “Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững” với 10 tiểu ban chuyên môn và hơn 250 nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự (Mỹ Anh, 2021). Nhìn lại lịch sử phát triển của ngành Việt Nam học tại Việt Nam, có thể thấy rằng, đó là một cuộc hành trình dài để tự khẳng định mình, tự nhận thức về bản thân để chuẩn bị hành trang cho quá trình hội nhập, phát triển. Từ những nghiên cứu sơ khởi ban đầu, được hỗ trợ, bổ sung bởi những thành tựu về Việt Nam học của các học giả nước ngoài tại Việt Nam cũng như những nghiên cứu từ bên ngoài; 624
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Nghành Việt Nam học ngày càng hoàn thiện và đi đúng hướng, trở thành ngành khoa học quan trọng tại Việt Nam. Từ khi đất nước thống nhất năm 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay, sự phát triển của Việt Nam học gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngành Việt Nam học đã luôn đồng hành và có những đóng góp quan trọng với sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân là xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. 3. ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3.1. Đánh giá, nhận định những ưu điểm, hạn chế; thời cơ, thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa Thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI có những chuyển biến quan trọng. Trong đó, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa trở thành tất yếu đối với các quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan, lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia và tác động sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến sự vận động, phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Đó là một quá trình có tác động hai chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực, đem lại cả thời cơ, vận hội phát triển lẫn thách thức, nguy cơ hiểm họa khó lường đối với các quốc gia, dân tộc. Trước những chuyển biến nhanh chóng của thời cuộc, nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập, toàn cầu hóa; Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tạm gác lại những vấn đề quá khứ để hướng tới tương lai. Tuy vậy, trong quá trình vươn ra thế giới, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những thách thức, khó khăn. Trong đó, việc đánh giá tình hình, nhận định những ưu điểm, thuận lợi, thời cơ cũng như những hạn chế, khó khăn, thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một nhu cầu cấp bách. Đứng trước yêu cầu đó, nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngành Việt Nam học đã tiên phong nghiên cứu, phân tích, đánh giá để đưa ra những nhận định, dự báo khách quan, xác thực về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những nghiên cứu này được công bố bởi nhiều học giả uy tín trong và ngoài nước trên nhiều diễn đàn, đặc biệt tại Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 7/1998 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ đề hội thảo được đưa ra là “Nghiên cứu Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc tế”. Với hơn 700 học giả 625
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tham gia (300 học giả nước ngoài đến từ 26 nước) gồm 15 tiểu ban; Hội thảo đã nêu bật được những ưu điểm, hạn chế cũng như thời cơ thách thức trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa của Việt Nam trong bối cảnh thế giới và khu vực chuyển biến mạnh mẽ cuối thế kỷ XX. Tiếp đó, vào tháng 7/2004, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ hai được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại”. Hội thảo đã xác định các nội dung nghiên cứu quan trọng với Việt Nam trong tình hình mới: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam dưới tác động toàn cầu hóa; Ðổi mới và phát triển; Xã hội, dân số và dân tộc ở Việt Nam; Những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hóa Việt Nam; Nghiên cứu khu vực (VNU-Media, 2016). Có thể thấy rằng, những kết quả nghiên cứu của ngành Việt Nam học với sự đóng góp của các học giả trong và ngoài nước trong hơn một thập niên sau khi Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới (1986) đã có những đóng góp quan trọng với quá trình hội nhập, toàn cầu hóa của Việt Nam; đồng thời thiết thực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 3.2. Nghiên cứu làm sáng rõ nhiều nội dung quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều giai đoạn thăng trầm. Cùng với đó, nước ta sở hữu một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng với nhiều màu sắc, cơ tầng văn hóa độc đáo. Bề dày lịch sử, văn hóa là một vốn quý với Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam trong một thời gian dài vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chưa kể đến việc nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa nhạy cảm cần phải dựa vào nguồn tư liệu gốc và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại để giải mã, làm sáng tỏ. Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt là sau năm 1986, ngành Việt Nam học có điều kiện thuận lợi để đi sâu nghiên cứu các vấn đề về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những nghiên cứu này đến từ các học giả, nhà khoa học người Việt (Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Phan Ngọc, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc…) lẫn các học giả nước ngoài (Vladimir Nikolaevic; Judith Dellheim, R.B Smith, Amaury Lorin, Choi Byung Wook, Yamamoto Tatsuro, Li Tana…). Những nội dung nghiên cứu quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam được đặt ra từ Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ hai (2004) và được cụ thể hóa tại Hội thảo 626
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” quốc tế về Việt Nam học lần thứ ba (12/2008) với 18 tiểu ban. Trong đó có những tiểu ban về Lịch sử Việt Nam truyền thống; Lịch sử Việt Nam hiện đại; Văn hoá Việt Nam; Giao lưu văn hoá… (VNU-Media, 2016). Có thể nói, những kết quả nghiên cứu Việt Nam học đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam, tính chất bản địa của những nền văn minh cổ trung đại trên đất nước Việt Nam (Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo), thành tựu của văn minh Chămpa, Phù Nam cũng như văn minh Đại Việt qua hàng ngàn năm lịch sử. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam cận hiện đại với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Đông Dương, chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975)… đã được nghiên cứu dưới nhiều góc cạnh. Những nghiên cứu về văn hóa Việt Nam cũng đã góp phần lý giải sức mạnh Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam trước những âm mưu đồng hóa, xâm lược của ngoại bang; vai trò của văn hóa làng xã trong tổng thể cấu trúc văn hóa Việt Nam cũng như vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. 3.3. Nhận diện nhiều vấn đề kinh tế, xã hội đương đại của Việt Nam Với đặc trưng là một ngành khoa học mang tính liên ngành, khu vực học; Việt Nam học đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đất nước và con người Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về Việt Nam học, đặc biệt trong khoảng 20 năm trở lại đây tập trung vào một số nhóm chủ đề chính như những vấn đề kinh tế, xã hội ở Việt Nam; vấn đề làng xã, nông thôn và nông nghiệp Việt Nam; đô thị và môi trường; ngôn ngữ và tiếng Việt… Sau khi thực hiện thành công sự nghiệp Đổi Mới sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), nhiều vấn đề kinh tế xã hội nóng bỏng ở Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Những nghiên cứu này đã lý giải nguyên nhân thành công của Việt Nam trong sự nghiệp Đổi Mới, từ một quốc gia có xuất phát điểm thấp, phải nhập khẩu gạo, lạm phát ở mức ba con số trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Hiện tượng Việt Nam trở thành hình mẫu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà Việt Nam học trong và ngoài nước. Là một quốc gia nông nghiệp lúa nước lâu đời, văn hóa làng xã, nông dân, nông thôn là những dấu hiệu chỉ thị căn bản của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, dưới 627
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, văn hóa làng xã nông thôn Việt Nam đã có những biến động, thay đổi. Những nghiên cứu của các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước thời gian qua đã khái quát được các đặc điểm của làng xã nông thôn Việt Nam. Với cái nhìn khách quan, chân thực và khoa học; các nhà Việt Nam học đã nhận diện được hệ giá trị của làng xã Việt Nam cũng như những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc bảo lưu các giá trị văn hóa tốt đẹp. Cùng với nông nghiệp, nông thôn; vấn đề đô thị và môi trường cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của giới Việt Nam học trong và ngoài nước. Những nghiên cứu Việt Nam học đã làm rõ bản chất, thuận lợi, khó khăn trong quá trình đô thị hóa ở nước ta cũng như đưa ra những dự báo, xu hướng của đô thị hóa tại Việt Nam trong thời gian sắp đến. Các nghiên cứu còn đưa ra những đề xuất, giải pháp cho những vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa tại Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, kể cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội. Bằng nhiều khảo cứu chuyên sâu của mình, các nhà Việt Nam học đã đánh giá thực trạng đồng thời đưa ra những chỉ báo, giải pháp cụ thể cho các vấn đề môi trường tại Việt Nam. Những kết quả này đã góp phần quan trọng giúp Đảng, Nhà nước ta và các cơ quan hữu quan đưa ra những định hướng cho phát triển bền vững tại Việt Nam. Chủ đề phát triển bền vững được chính thức đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4 (2012) “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, tiếp tục được bàn luận, nghiên cứu tại hai hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 và thứ 6 với các chủ đề lần lượt là “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” và “Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững”. Với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước, có thể thấy rằng, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững đã được phát hiện, phân tích và đưa ra những giải pháp, chỉ báo hiệu quả. Đó cũng là một đóng góp quan trọng của ngành Việt Nam học với sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Mỹ Anh, 2021). 3.4. Định vị vai trò, vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới Nét đặc trưng trong phương pháp nghiên cứu của ngành Việt Nam học là liên ngành và khu vực học. Từ những phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngành Việt Nam học, sẽ mang lại những kết quả nghiên cứu có tính hệ thống, khái quát về 628
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” các vấn đề của đất nước, con người Việt Nam. Thông qua các diễn đàn học thuật về Việt Nam học trong và ngoài nước, đặc biệt là các lần Hội thảo quốc tế về Việt Nam học từ năm 1998 đến nay, đã góp phần khẳng định vai trò, vị thế và định vị Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. Giới Việt Nam học trong nước ngày càng phát triển và có tiếng nói học thuật quan trọng trong những diễn đàn Việt Nam học. Trong bối cảnh của thế giới phẳng, hội nhập và toàn cầu hóa, ngành Việt Nam học với những nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định được chỗ đứng của Việt Nam trong cộng đồng Đông Nam Á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trong phạm vi thế giới trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt, hợp tác cùng phát triển. Thông qua đó, góp phần nhìn nhận thời cơ, thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển; đề xuất, tham vấn hiệu quả cho Đảng, Nhà nước về các vấn đề văn hóa - xã hội, kinh tế - chính trị ở Việt Nam. 3.5. Thắt chặt đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Một trong những chức năng cơ bản của ngành Việt Nam học là bồi dưỡng tình cảm yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tăng cường tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các nước trong khu vực và thế giới (Trần, 2009). Với những thành tựu nghiên cứu trong hơn 35 năm kể từ mốc 1986, có thể thấy rằng, ngành Việt Nam học đã thực hiện thành công chức năng của mình. Việt Nam học với sứ mạng đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới đã trở thành cầu nối cho những tấm lòng, những trái tim yêu mến Việt Nam từ mọi phương trời. Từ những diễn đàn Việt Nam học, tình cảm hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới được vun đắp, góp phần quan trọng trong chiến lược ngoại giao nhân dân, ngoại giao quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với đó, Việt Nam học hiện đại với nhiều công trình nghiên cứu công phu, hấp dẫn; cùng với cách tiếp cận bạn đọc đa dạng, hiện đại đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Từ niềm say mê Việt Nam học đã góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, hoàn thiện nhân cách, cổ vũ lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam ở trong lẫn ngoài nước. Điều này đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội 629
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 115). 4. KẾT LUẬN Đồng hành với những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đặc biệt từ sau khi thực hiện đường lối Đổi mới (1986); có thể thấy rằng, ngành Việt Nam học với kết quả nghiên cứu của mình đã góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là quá trình nhận thức, tự nhận thức về Việt Nam từ nhiều phía; tìm ra những động lực, loại bỏ những trở lực trong phát triển của Việt Nam. Với Việt Nam học; hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam được đến gần hơn với thế giới đồng thời bạn bè quốc tế có thêm diễn đàn, điều kiện để hiểu rõ hơn về Việt Nam. Trong chặng đường phía trước, tin chắc rằng, ngành Việt Nam học với mục tiêu cao đẹp của mình sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa vào mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Chính trị quốc gia. [2]. Mỹ Anh. (2021). Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-chu- dong-hoi-nhap-va-phat-trien-ben-vung-595323.html [3]. Nguyễn, P. N. (2014). Quan niệm về Việt Nam học. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 3(76), 92–101. [4]. Nguyễn, Q. N. (2018). Việt Nam học ở Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển. Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. http://www.vns.edu.vn/index.php/vi/nghien-cuu/viet-nam-hoc-quoc-te/517- viet-nam-hoc-o-viet-nam-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien [5]. Phạm, Đ. D. (2000). Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á. Khoa học xã hội. [6]. Trần, L. B. (2009). Khu vực học và nhập môn Việt Nam học. Giáo dục. [7]. Viện Hàn lâm KHXHVN - ĐHQGHN. (2000). Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất. Thế giới. [8]. VNU-Media. (2016). Các kỳ Hội thảo quốc tế về Việt Nam học. Đại học Quốc gia Hà Nội. https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N9690/Cac-ky-Hoi-thao-quoc-te-ve-Viet- Nam-hoc.htm 630
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa)
148 p | 2659 | 787
-
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1 - NXB Chính trị Quốc gia
151 p | 528 | 94
-
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam_1
36 p | 161 | 44
-
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông – Phần 1
17 p | 130 | 17
-
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 1)
6 p | 100 | 17
-
Ngành Sư phạm Việt Nam và những chặng đường phát triển: Phần 2
75 p | 66 | 14
-
Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia với phát triển ở Việt Nam - Vương Xuân Tình
10 p | 89 | 9
-
Giáo sư Vũ Khiêu và chặng đường phát triển xã hội học Việt Nam - Trần Cao Sơn
3 p | 89 | 9
-
Việt Nam thời điểm lập quốc, Quốc hiệu và những biểu tượng cao quí
8 p | 112 | 9
-
Cần tiếp tục bổ sung, cập nhật, đổi mới trong dạy – học môn Lịch sử Việt Nam đối với ngành Việt Nam học
9 p | 81 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch): Nghiên cứu từ trường Đại học Cần Thơ
11 p | 47 | 4
-
Giáo sư Bùi Đình Thanh, học giả uyên bác, một tấm lòng chân thành với đồng nghiệp và một người hết lòng với sự nghiệp phát triển ngành Xã hội học - Nguyễn Đức Truyến
0 p | 86 | 3
-
Tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đại học đến sự hài lòng của người học khối ngành kinh tế kinh doanh tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
8 p | 72 | 3
-
Hướng đến thế hệ người sử dụng thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học
5 p | 94 | 3
-
Thực trạng số lượng - chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và một số đề xuất
16 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử công thương Việt Nam (1945-2010): Phần 2
452 p | 9 | 2
-
Nâng cao vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
8 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn