intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay" góp phần trình bày hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những biện pháp phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của con người và phát huy nhân tố con người, trên cơ sở đó đề xuất một số những giải pháp để tiếp tục phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Dương Thị Hậu Trường Đại học Đà Lạt Tác giả liên hệ: Dương Thị Hậu, email: haudt@dlu.edu.vn Tóm tắt: Phát huy nhân tố con người là động lực quan trọng nhất, quyết định đến thành công của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, như Hồ Chí Minh đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” (Hồ, 2011g, 222), “Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên” (Hồ, 2011g, 568). Bài viết góp phần trình bày hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những biện pháp phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của con người và phát huy nhân tố con người, trên cơ sở đó đề xuất một số những giải pháp để tiếp tục phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: chủ nghĩa xã hội; Hồ Chí Minh; nhân tố con người; phát huy; Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” (Hồ, 2011b, 281). Nói cách khác, con người chính là sự kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần cao nhất, có khả năng lao động, sáng tạo và do vậy, là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nói tới nhân tố con người chính là nói tới con người với tính cách là một thực thể hoạt động, là chủ thể cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo các quan hệ xã hội. Còn tích cực hóa nhân tố con người chính là phát hiện và làm bộc lộ, hình thành và sử dụng những tiềm năng sáng tạo của con người, vì lợi ích của xã hội, mà chủ yếu là phát hiện những tiềm năng tối đa của hoạt động sản xuất của con người, các nguồn dự trữ và khả năng vật chất và tinh thần của hoạt động 178
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” đó, phát hiện các động cơ thúc đẩy con người hoạt động xây dựng xã hội mới và khám phá các trở lực kìm hãm các hoạt động đó (Trịnh, 2019, 421). Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến việc phát hiện ra những động lực và những điều kiện để đảm bảo cho những động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, nhân tố con người được xác định là nguồn nội lực quan trọng nhất, quyết định nhất. Xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm chăm lo, tạo dựng mọi điều kiện, môi trường và đề ra những chính sách kinh tế, xã hội cụ thể nhằm phát huy tối đa năng lực và sức sáng tạo của con người để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Những tư tưởng ấy của Người đã trở thành những chỉ dẫn quan trọng để Đảng ta tiếp tục vận dụng trong quá trình lãnh đạo nhằm phát huy tối đa nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người Một là, phải hết sức chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người là kế sách lâu dài nhằm “khoan thư sức dân”, bồi dưỡng sức dân để họ yên tâm cống hiến và hưởng thụ. Đây cũng chính là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán từ tư tưởng cho đến hành động, từ lời nói đến việc làm của Hồ Chí Minh. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (Hồ, 2011a, 64), chính vì lẽ đó, từ trong quan niệm về CNXH cho đến xác định mục tiêu của CNXH, Hồ Chí Minh đã luôn đặt vấn đề đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lên hàng đầu. Khi trả lời câu hỏi: “Chủ nghĩa xã hội là gì”, Người đã diễn giải: “Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sướng, ấm no” (Hồ, 2011g, 480), “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” (Hồ, 2011h, 438), “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân” (Hồ, 2011g, 604). 179
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Để hiện thực hóa được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đưa ra hàng loạt các biện pháp tác động từ các chính sách về kinh tế, văn hóa, chính sách xã hội… Hồ Chí Minh chỉ rõ chính sách của Chính phủ ta “Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa,... Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh giết giặc” (Hồ, 2011a, 258). Trong kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến các biện pháp kích thích cho người lao động như chế độ thuế khóa, thưởng, phạt, tiền lương phải tương xứng với công sức, hiệu quả công việc, Người khẳng định “Đối với công nhân, phải cương quyết thưởng năng suất, nếu không thì những công nhân hăng hái hao mòn dần đi” (Biên bản Hội đồng Chính phủ (Số A1Q 033-403), n.d., 14), đối với nông dân “miễn thuế 1 năm đồng bào hỉ hả”, đối với trí thức, để trọng dụng họ Hồ Chí Minh chú trọng đến môi trường, điều kiện làm việc, chính sách về lương, thưởng… Trong Di chúc Hồ Chí Minh cũng đã chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội nhất là đối với những người có công, “những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”; “Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét” (Hồ, 2011j, 616). Đồng thời Bác cũng căn dặn “miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát lòng mát dạ, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” (Hồ, 2011j, 617). Tóm lại, với tư duy của một nhà Mác-xít sáng tạo, Hồ Chí Minh đã luôn đặt vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại, học hành,... của con người lên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất về vật chất và tinh thần. Đây cũng chính là biện pháp quan trọng hàng đầu để kích thích con người phấn khởi trong lao động, sản xuất, bởi như Hồ Chí Minh đã khẳng định “thực túc thì binh cường!”. Hai là, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân đối với tổ quốc. 180
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân con người là giải pháp quan trọng để mỗi cá nhân củng cố và phát triển lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức cống hiến cho tổ quốc, vì nước quên mình, đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu. Đây là động lực tinh thần quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hồ Chí Minh là người phát hiện và tổng kết sức mạnh của tinh thần yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc và yêu nước được ví “như các thứ của quý”, như Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” (Hồ, 2011d, 38). Truyền thống đó có sức mạnh to lớn và là “động lực” cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Thực tiễn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã cho thấy, mặc dù kẻ địch hơn hẳn ta về kinh tế, vũ khí, trang bị kĩ thuật,… nhưng nói về sức mạnh tinh thần, về ý chí, nghị lực, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh đoàn kết thì ta đã hơn hẳn chúng. Bởi vậy, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh đã luôn căn dặn, cần phải không ngừng chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, “Nhân dân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại có tinh thần yêu nước nồng nàn. Chúng ta cần phát huy truyền thống và tinh thần ấy” (Hồ, 2011e, 545). Trong xây dựng CNXH Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn kêu gọi và biểu dương tinh thần trách nhiệm công dân của tất cả mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà nòng cốt là công nhân, nông dân và trí thức hãy sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, luôn tự hào về truyền thống cách mạng và tích cực đóng góp trí tuệ và tài năng để xây dựng thành công CNXH hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”. Đối với giai cấp công nhân, là giai cấp lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu “cần phải gương mẫu trong sản xuất, gương mẫu trong đời sống”, giai cấp Nông dân “là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân” (Hồ, 2011c, 248), tầng lớp Trí thức là lực lượng yêu nước và bộ phận tinh hoa của dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến và kiến thiết nước nhà, xây dựng CNXH, vì vậy Hồ Chí Minh luôn thu hút và kêu gọi họ nêu cao trách nhiệm để gánh vác một phần cho tổ quốc “góp tài, góp sức để cải cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, 181
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh” (Hồ, 2011i, 97). Ba là, giáo dục, đào tạo là biện pháp quan trọng tạo tiền đề cho việc phát huy sức mạnh của con người. Muốn xây dựng thành công CNXH đòi hỏi con người phải có trình độ văn hóa, trình độ nhận thức cao mới có thể giải quyết đúng đắn và kịp thời những vấn đề thực tiễn nảy sinh và thâu tóm được những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại. Bởi vậy, Hồ Chí Minh luôn coi giáo dục - đào tạo - sự nghiệp “trồng người” là một chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng, một quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (Hồ, 2011f, 528), “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức” (Hồ, 2011h, 90). Ngay sau khi giành được chính quyền, Người đã chỉ rõ “một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí”, khi miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm và đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển về mặt trí tuệ cho con người Việt Nam. Về mục tiêu của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là nhằm “đào tạo ra những công dân tốt, cán bộ tốt cho nước nhà”, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (Hồ, 2011c, 208). Về nội dung giáo dục phải toàn diện “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” (Hồ, 2011g, 647), trong đó, Người chú trọng đến giáo dục lý tưởng cách mạng lên hàng đầu, bởi lẽ nếu con người không có lý tưởng cách mạng vững vàng, không có lập trường chính trị đúng đắn thì sẽ không thể sẵn sàng cống hiến, không hăng hái trong công việc và tranh đấu thì sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH sẽ khó có thể thành công. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến giáo dục kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội nhân văn và kĩ năng nghề nghiệp,… Hồ Chí Minh khẳng định: Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ 182
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” văn hóa của nhân dân là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Bốn là, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của con người. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng nên nó cũng là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài cho sự tự do, bình đẳng. Xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu của con người về dân chủ càng cao, chính vì thế, trong xây dựng CNXH ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn đề cao thực hành dân chủ - coi đây là nhân tố hàng đầu để tích cực hóa nhân tố con người, đồng thời thể hiện được bản chất ưu việt của chế độ XHCN. Để dân chủ được thực hành trong nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn các cơ chế, biện pháp để phát huy được quyền làm chủ của con người trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: Nước ta là nước dân chủ; nghĩa là nước nhà do nhân dân lao động là chủ và do nhân dân lao động làm chủ, “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân để phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc của Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Hồ, 2011g, 374). Quyền làm chủ đó của nhân dân phải được Hiến Pháp, Pháp luật ghi nhận. Thực hành dân chủ trong lĩnh vực kinh tế cũng được Hồ Chí Minh rất quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chế độ kinh tế xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế XHCN ngày càng phát triển, cách bóc lột tư bản chủ nghĩa được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản lý nhà nước. Và như thế, nhân dân ta, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động” (Hồ, 2011j, 682). Cùng với những biện pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu bản thân mỗi cá nhân con người phải tự làm chủ, phải có ý thức làm chủ trong mọi công việc, không trông chờ, ỷ lại, Người căn dặn: Phải 183
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG làm sao cho nhân dân biết dùng quyền dân chủ, biết hưởng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Vì vậy Người đặt ra yêu cầu: Chúng ta phải nâng cao, mở rộng dân chủ ra, khuyên răn cán bộ và đảng viên, bày cho họ suy nghĩ, bày cho họ học hỏi quần chúng, cổ động họ tìm tòi, đề nghị, làm những việc ích lợi cho quần chúng. Khi họ đã có nhiều sáng kiến, thì giúp đỡ họ phát triển, khen ngợi họ cho thêm hăng hái. Như thế thì những tính lười gặp chăng hay chớ ngày càng thêm bớt, mà sáng kiến và tính hăng hái ngày càng nhiều thêm. Tóm lại, nhất quán quan điểm “con người vừa là mục tiêu, là động lực trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội” Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của con người, coi con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết định đến sự nghiệp xây dựng CNXH, vì vậy việc đề ra hệ thống những giải pháp mang tính toàn diện và sâu sắc chính là những chỉ dẫn rất quan trọng để Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quán triệt trong xây dựng đường lối, chính sách để phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của con người, đồng thời luôn đặt con người vào vị trí trung tâm và là chủ thể phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) nêu rõ: “… nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam là tài sản quý báu nhất của Tổ quốc ta và chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, 93). Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái, với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005, 78-79). 184
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng quốc tế thì việc phát huy nhân tố con người bao gồm sức khỏe, tài năng, trí tuệ, phẩm chất, khát vọng vươn lên,… để thúc đẩy cho tiến trình phát triển của đất nước, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức là một tất yếu. Bởi nguồn lực con người chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất, bền vững nhất, như nhà tương lai học Alvin Tofler nói: Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên. Đảng ta cũng đã phát triển nhận thức coi người là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát riển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, 85). Tiếp tục phát triển nhận thức và đưa phát huy nhân tố con người trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Đảng ta khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu “Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 215-216). Sau 35 năm đất nước đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về nhiều mặt, nhờ đó “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay”, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, con người được bình đẳng về quyền lợi và hưởng thụ từ các chính sách xã hội của nhà nước ta. Trong tình hình đất nước phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, Đảng và Nhà nước ta đã “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020, về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, kết quả đã thực hiện được hơn 33 nghìn tỷ đồng cho 185
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG gần 14,5 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine toàn dân để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho con người và trở thành một trong các quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới; An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm tốt hơn: tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 70% (1990) xuống còn 3% (2020). Tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 31,9% lực lượng lao động xã hội. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp 27,2%. Môi trường sống của người dân được cải thiện. Thu nhập liên tục tăng: 35 USD/ngày (1945), 159 USD (1985) lên 2.779 (2020)1; Dịch vụ y tế ngày càng được hoàn thiện về hệ thống, nâng cao về chất lượng khám, chữa bệnh, thuận lợi về điều kiện tiếp cận. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế từ 60,9% năm 2010 đã tăng lên 90,7% năm 2020. Tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 3,5 người (1990) lên 9 người (2020). Số giường bệnh trên 1 vạn dân từ 21,9 giường bệnh (2010) lên 28 (2020). Tuổi thọ trung bình từ 72,9 tuổi (2010) lên 73,7 (2020). Chỉ số phát triển con người (HDI) hiện xếp 110/189 nước (2019); Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể, các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội, hiện nay Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng internet; Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Việt Nam đã đạt kết quả tích cực trong công tác giáo dục phổ cập và xóa mù chữ: đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010, hiện nay Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Có được kết quả đó là nhờ có tinh thần đoàn kết toàn thể dân tộc, trí tuệ của tập thể lãnh đạo và cá nhân người lao động dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua, qua đó đã khẳng định được bản chất nhân văn và ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà đất nước ta đang xây dựng, đồng thời tạo dựng được niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy vậy, hiện nay nguồn lực con người vẫn còn tình trạng sử dụng chưa hiệu quả, chưa thu hút được nhiều nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu chưa đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển đất nước, chính sách, cơ chế tài chính cho 1 Theo tính toán lại của Tổng cục Thống kê là 3.521 USD. 186
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Chưa chú trọng đúng mức giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng làm việc (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, 113-114), dân chủ chưa được phát huy mạnh mẽ, chưa thực sự trở thành động lực khơi dậy và phát huy sức sáng tạo của con người, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên xuống cấp nghiêm trọng làm giảm sút niềm tin của con người vào chế độ, một bộ phận thanh thiếu niên còn thiếu lý tưởng, ham hưởng thụ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Trong thời gian tới, để tiếp tục khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, cần tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trên một số vấn đề sau: Một là, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển đất nước. Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển nền kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu thì giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố căn bản quyết định. Đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là phương tiện đắc lực để phát triển trí tuệ, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Có thể nhận thấy rằng, vấn đề trí lực của lao động Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đến năm 2020, nước ta mới chỉ có 64,5% lao động có qua đào tạo, tỉ lệ có bằng cấp chứng chỉ mới chỉ 24,5%. Năng lực vận hành, làm chủ khoa học kỹ thuật chưa thực sự tốt, lao động Việt có nhận thức về lý thuyết khá tốt song thiếu kỹ năng thực hành, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” còn diễn ra (Nguyễn, 2021, 541). Vì vậy để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực (NNL), trong thời gian tới cần phải tiếp tục tăng cường đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân “Phát triển nhanh NNL nhất là NNL chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển NNL với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc 187
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào, đầu ra và đặc biệt là phải nâng cao từ chất lượng nhà quản lý giáo dục, nhà giáo gắn với chính sách đãi ngộ xứng đáng với danh hiệu “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” để họ yên tâm lao động và cống hiến. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng đào tạo con người phát triển toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu) (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2020, 49). Hai là, thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội nhằm đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. An sinh xã hội được coi là mục tiêu, động lực để phát triển nhanh và bền vững, Đảng ta khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, 28). Do vậy, ngày nay cần trong thực hiện các chính sách xã hội phải đảm bảo sự công bằng, hợp lý, trong đó, ưu tiên nhóm những người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân di cư,… trong xã hội; đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ công, an sinh xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Ngày nay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của con người gặp nhiều khó khăn, vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần tiếp tục phát huy tinh thần tương trợ giúp đỡ để “không bỏ lại ai ở phía sau”; đồng thời chống lại mọi biểu hiện trục lợi chính sách làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân. Ba là, tiếp tục phát huy dân chủ XHCN đảm bảo quyền làm chủ của con người là điều kiện tất yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong mọi lĩnh vực. 188
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Dân chủ là phương tiện tất yếu để con người đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân, do đó cần phải tiếp tục thực hiện tốt cơ chế dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; đảm bảo dân chủ phải từ trong Đảng là cơ sở thực hiện dân chủ trong xã hội; Nhà nước cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho mỗi người được phát huy năng lực, sở trường, tài năng, trí tuệ của mình cho sự phát triển đất nước; thực hiện tốt pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở để đảm bảo dân chủ được thực hiện trong tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, các địa phương. Ngày nay cần thực hiện đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền và nghĩa vụ của công dân để đảm bảo dân chủ đi vào thực tế của đời sống, khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn, tiếp tục nâng cao năng lực làm chủ để con người “biết hưởng quyền dân chủ, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm”. Bốn là, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường trong mỗi con người Việt Nam Nhìn lại chặng đường dài của lịch sử, Việt Nam đã đi lên từ trong khói lửa, chiến tranh, đã chiến thắng nỗi nhục mất nước, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và sau 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt của đời sống xã hội, đất nước Việt Nam “Chưa bao có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay”. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với tốc độ phát triển thần kỳ của nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Tuy rằng “mọi sự so sánh là khập khiễng”, nhưng chúng ta phải biết mình đang ở đâu trong biển lớn để bơi thật xa, tiến thật mạnh, tới đích thật nhanh và kiên quyết không bao giờ được “ngủ quên trên chiến thắng”. Muốn vậy, ngày nay cần phải khơi dậy khát vọng, ý chí vươn lên khỏi cái nhục đói nghèo và lạc hậu, “cứa vào lòng tự trọng” và tâm trí của mỗi con người Việt Nam để cho họ có ý chí vươn lên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã từng mong ước; Tiếp tục khơi dậy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân đó là cơ sở quan trọng để tạo động lực cho mỗi con người Việt Nam vươn lên tự bồi đắp làm giàu tri thức, nhân cách đóng góp công sức, trí tuệ cho dân tộc, để rồi mỗi người Việt Nam dù là đang ở đâu trong nước hay quốc tế cũng sẽ luôn hướng về tổ quốc với niềm tự hào “tôi là người Việt Nam”; Đảng, Nhà nước cần phải xây dựng cơ 189
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chế, chính sách đủ mạnh để phát huy được tinh thần cống hiến của con người, thu hút được nhiều nhân tài cho đất nước bao gồm cả người Việt Nam đang sinh sống và học tập ở nước ngoài; Tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng, văn hóa truyền thống của dân tộc, học tập và làm theo “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” cho học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên và tất cả mọi người dân trong toàn xã hội; Đồng thời trong quá trình hội nhập cần phải luôn nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, diễn biến hòa bình để bảo vệ quyền lợi của quốc gia. 3. KẾT LUẬN Nhất quán quan điểm coi “Dân là gốc”, Dân là cội nguồn tạo nên sức mạnh của dân tộc, cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã giành hết tình yêu thương để quan tâm, chăm lo về mọi mặt cho con người, đảm bảo cuộc sống hạnh phúc cho con người, đồng thời lấy con người là mục tiêu, là động lực trong mọi đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta. Ngày nay, để tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, cần quán quán triệt một số vấn đề: Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực lực chất lượng cao cho sự phát triển đất nước; Thứ hai, thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội nhằm đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người; Thứ ba, tiếp tục phát huy dân chủ XHCN đảm bảo quyền làm chủ của con người là điều kiện tất yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong mọi lĩnh vực; Thứ tư, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường trong mỗi con người Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Biên bản Hội đồng Chính phủ (Số A1Q 033-403). (n.d.). Văn phòng Hội đồng Chính Phủ. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1996). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Chính trị quốc gia. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Chính trị quốc gia. 190
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2005). Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - Thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Chính trị quốc gia. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Chính trị Quốc gia. [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2020). Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 10 năm 2021-2030. [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 1). Chính trị quốc gia Sự thật. [8]. Hồ, C. M. (2011a). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 4). Chính trị quốc gia. [9]. Hồ, C. M. (2011b). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 5). Chính trị quốc gia. [10]. Hồ, C. M. (2011c). Hồ Chí Minh toàn tập (Vol. 6). Chính trị quốc gia. [11]. Hồ, C. M. (2011d). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 7). Chính trị quốc gia. [12]. Hồ, C. M. (2011e). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 10). Chính trị quốc gia. [13]. Hồ, C. M. (2011f). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 11). Chính trị quốc gia. [14]. Hồ, C. M. (2011g). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 12). Chính trị quốc gia. [15]. Hồ, C. M. (2011h). Hồ Chí Minh toàn tập (Vol. 13). Chính trị quốc gia Sự thật. [16]. Hồ, C. M. (2011i). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 14). Chính trị quốc gia. [17]. Hồ, C. M. (2011j). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 15). Chính trị quốc gia. [18]. Nguyễn, Đ. T. (2021). Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “Quán triệt văn kiện Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam vào giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các cơ sở giáo dục đại học". 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2