Những nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 32
download
Tài liệu "Những nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh" cùng nắm kiến thức thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người mới, nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: Hồ Chí Minh h ết sức coi trọng chiến lược con người. Đối với Hồ Chí Minh con người là m ục tiêu, đồng thời là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Vì th ế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc ta những giá trị đạo đức mới để làm nên cuộc đổi đời l ịch sử… Những năm đầu của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đ ường cứu nước với nguyện vọng “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(1). Như vậy, sau khi đất nước được độc lập, chính là vi ệc lo cho con người, vì con người và con người được đặt vị trí hàng đầu trong công cuộc xây dựng xã hội, phát triển văn hoá, văn minh. Tư tưởng và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thống nhất, lo cho con người ph ải đồng th ời với việc giáo dục con người, giáo dục nhân cách con người, xây d ựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người mới Hồ Chí Minh đã đưa thế giới quan, nhân sinh quan cộng s ản ch ủ nghĩa vào những khái niệm đạo đức cổ truyền và biến nó thành những chuẩn mực của một nền đạo đức mới để giáo dục nhân dân. Con người mới, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài, trong đó đức là n ền tảng. Trong giáo dục đạo đức cho con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nh ấn mạnh trước hết đến lòng yêu nước: Trung với nước, hiếu với dân. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truy ền thống Vi ệt Nam và phương Đông song có nội dung hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu v ới cha mẹ” phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối v ới cha m ẹ. Nh ưng quan niệm này đã được Hồ Chí Minh vận dụng và đưa vào nội dung mới: mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước. Trung v ới nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, l ấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thi ện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quy ền l ợi c ủa ng ười làm chủ đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Với quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng. Người đánh giá trung với nước, hiếu với dân là ph ẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối với m ỗi cán b ộ đ ảng 1
- viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa, ph ải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Tiếp theo đó, Hồ Chí Minh còn dạy mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, nhân, trí, tín, dũng và kêu g ọi m ọi người chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Đó là nh ững tiêu chuẩn c ơ bản của đạo đức cách mạng, là nền tảng cho việc xây dựng con người mới toàn diện. Người chỉ rõ: là con người phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và giải thích cặn kẽ từng chữ: Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, c ủa b ản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa x ỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”. Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm ph ạm m ột đồng xu, h ạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham ti ền tài..., không tham tâng bốc mình...”. Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với ng ười không n ịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm t ốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ m ấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. Chí công vô tư là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Th ực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng: “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc)”(2). Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình” là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả gi ặc ngo ại xâm. Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay v ẫn đ ược m ọi ng ười yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào ch ủ nghĩa cá nhân”(3). Người chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là “một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm ” như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, địa ph ương, óc lãnh t ụ. S ự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân không phải ở chỗ nó mang gươm mang súng mà vì nó nằm ngay trong các tổ chức, trong mỗi con người. Với những biểu hiện hết sức cụ thể, xuyên suốt vào các quan h ệ, k ể c ả quan h ệ đ ời t ư, quan hệ lãnh đạo, quản lý và kể cả quan hệ giữa cán bộ đảng viên v ới qu ần chúng, chủ nghĩa cá nhân làm cho các quan hệ xấu đi, làm cho nhân cách con người bị méo mó. Nó khiến cách nhìn của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên đó không phản ánh được bản chất của Đảng. Và với các bi ểu hi ện này, 2
- nó đã gây ra những hậu quả rất lớn, đe dọa sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là vi ệc làm thường xuyên để mỗi con người, nhất là cán bộ, đảng viên, vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không thể quyến rũ - Nghèo khó không thể chuyển lay - Uy lực không thể khuất phục” (4). Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức, nhưng cũng không hề coi thường tài năng. Người đã từng ví người có đức mà không có tài giống như ông bụt vậy. Trong “Đời sống mới”, Người viết: “ Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc ”(5), đừng để bọn cơ hội và tài, đức không ngang tầm với công việc chiếm lĩnh vị trí, thì đ ất nước được nhờ. Cho nên, có đức là phải có tài, h ồng và chuyên ph ải k ết h ợp, tài càng lớn thì đức càng phải cao, vì đức – tài đều nh ằm ph ục v ụ cách m ạng, phục vụ nhân dân. Tổng hợp lại, những phẩm chất con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là những phẩm chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối s ống, trí tu ệ, tài năng thể hiện sức mạnh nội lực của con người Việt Nam ph ải có trong hành động để giành thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ qu ốc. Đó là con người sống có lý tưởng cao đẹp và có năng lực hoạt động bi ến lý t ưởng thành hiện thực: có tinh thần làm chủ xã hội, có trí th ức văn hoá và khoa h ọc, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức cách m ạng, c ần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân. Có những phẩm chất nhân cách đó, con người chúng ta vẫn vững vàng, tự chủ thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh Ở Hồ Chí Minh, giữa những phẩm chất đạo đức, tác phong của con người mới với những nguyên tắc để xây dựng nên con người mới một cách bền vững có mối quan hệ biện chứng. Muốn đạt được những chuẩn mực đạo đức cao đẹp, khi tu dưỡng, rèn luyện và thực hành trong cuộc s ống th ường nhật, chúng ta nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc bất di bất dịch mà Người đã đề ra. Ngược lại, khi thực hành theo các nguyên t ắc mà H ồ Chí Minh đề ra là con người đã đảm bảo cho sự rèn luy ện, tu d ưỡng đ ạt k ết qu ả tốt đẹp. Từ đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học cũng đã rút ra ba nguyên tắc chung nhất để xây dựng con ng ười mới theo tư tưởng của Người như sau: Nói phải đi đôi với làm Nguyên tắc nói đi đôi với làm trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có cơ chế thật giản dị: mỗi người, trước hết là cán bộ đảng viên, quyền càng cao, chức càng trọng càng phải tự mình nêu gương nói trước, nói đúng nh ững điều có nội dung đạo đức để trước hết là tự mình và sau đó làm cho nó lan 3
- tỏa, thấm sâu vào cộng đồng cùng nhận thức, rồi tự mình phải làm đúng và làm trước để nêu gương cho mọi người cùng làm. Trong cuốn Đường cách mệnh- cuốn cẩm nang đầu tiên dành cho những người cách mệnh, khi nói v ề tư cách người cách mệnh Hồ Chí Minh viết: "Nói thì phải làm" "Có lòng bày vẽ cho người" hay trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cần thực hiện " Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Hồ Chí Minh dạy các cán bộ, đảng viên rằng "... Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho ng ười ta b ắt trước"(6). Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có t ầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ giáo dục đạo đức bằng lời nói mà còn bằng chính tấm gương sống của bản thân mình. Người suốt đời tự rèn luy ện và lúc nào cũng nghiêm cẩn khép mình vào đạo đức. Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói, phải đi sâu nghiên c ứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ mai mãi về sau. Xây đi đôi với chống Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống hàng ngày của con người, cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì v ậy vi ệc xây dựng con người mới vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải ch ống cái phi đạo đức. Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì v ậy H ồ Chí Minh căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật" (7). Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là trong nh ững tập th ể g ắn v ới hoạt động mỗi người. Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự giác nh ận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền ch ống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày. Để xây và chống có kết quả để tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Mu ốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Người được đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần 4
- thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống: Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, kiên quy ết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện thấm nhuần và nâng cao đ ạo đ ức cách mạng. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu, vấn đề là không được tự lừa dối mình mà phải nhìn th ẳng vào mình, thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, phải thực sự tự giác và rèn luyện suốt đời, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh cụ thể, không được nhụt chí, không phút lơi là cho dù có b ất c ứ hoàn cảnh nào chi phối. Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có th ể ch ủ quan tự mãn. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" (8). Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại sa vào chủ nghĩa cán nhân tr ở thành con người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì l ẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luy ện và trở thành tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính quý báu của Người không phải là bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luy ện học tập, từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã tr ở thành tư tưởng bất tử. Tóm lại, những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển của đất nước là cơ s ở ph ương pháp luận cho thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới XHCN trong giai đo ạn phát triển mới của cách mạng nước ta. 3. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới Ngay từ những buổi đầu tiên, tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta đã nhiều lần lần khẳng định: "Con người là vốn quý nh ất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta", chăm lo cho hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đã được Đảng ta đ ặt lên v ị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Thực hiện nh ất quán giữa nói và làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta đào tạo nên bao thế hệ chiến sĩ 5
- cách mạng có phẩm chất tốt, lấy lời dạy của Bác làm ph ương châm hành động: Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý t ưởng đ ộc l ập dân t ộc và chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Quán triệt quan điểm đó, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta đã khẳng định: "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh t ế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đới sống tinh thần, gi ữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội" (9). Những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con ng ười mới chính là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng c ủa người Việt Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới, Đảng ta đã xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những phẩm chất như sau: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và ch ủ nghĩa xã hội; Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; Có l ối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung th ực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, qui ước của cộng đồng; Lao động chăm chỉ có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao Để phát triển những phẩm chất nhân cách đó, trong toàn xã hội ph ải kết hợp giáo dục hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng) với giáo dục lòng tự hào dân tộc và các truy ền th ống yêu nước, kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường, nhân nghĩa và thông minh sáng tạo, đồng thời động viên toàn dân vươn tới tiếp cận nh ững đ ỉnh cao văn minh nhân loại, tiếp thu những thành tựu khoa học công ngh ệ, những giá trị văn hoá nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Đảng viên là hạt nhân trong đội ngũ cán bộ của bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Quan điểm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" không bao giờ lỗi thời, giờ đây đang cần toàn Đảng nghiêm ch ỉnh thực hiện để khôi phục lại lòng tin của quần chúng, khắc phục hiện t ượng dân ch ỉ tin đảng nói chung, không còn nguyên vẹn niềm tin đối với nh ững đảng viên cụ thể. Giải pháp nêu gương trong xây dựng con người không phát huy đ ược hiệu quả, cũng như trong sự nghiệp cách mạng, ở chiến lược xây dựng con người, xây dựng đảng luôn luôn giữ vai trò then chốt. Bên cạnh công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên thì t ư t ưởng H ồ Chí Minh cũng đề cập đến vấn đề cấp bách là phải giáo dục tư tưởng cho 6
- thanh niên học sinh, sinh viên, đặc biệt là về chính trị. Đối v ới h ọ, chính tr ị đứng ngoài cuộc sống hằng ngày, đó là công việc của chính khách, của các lãnh tụ, của các nhà ngoại giao, của các tổ chức chính trị, các đảng phái, sự tham gia chính trị vào công việc của họ chỉ làm rắc rối thêm các mối quan hệ. Để phát triển những phẩm chất nhân cách đó, trong toàn xã hội ph ải kết hợp giáo dục hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng) với giáo dục lòng tự hào dân tộc và các truy ền th ống yêu nước, kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường, nhân nghĩa và thông minh sáng tạo, đồng thời động viên toàn dân vươn tới tiếp cận nh ững đ ỉnh cao văn minh nhân loại, tiếp thu những thành tựu khoa học công ngh ệ, những giá trị văn hoá nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. 7
- 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.12, tr.501 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.215 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.557-558 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.184 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.105 6 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.5, tr.552 7 Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.12, tr.439 8 Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.9, tr.293 9 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã h ội , Nxb.Sự thật, H.1991, tr13.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương VII - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới - Tạ Văn Sang
11 p | 2887 | 523
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
9 p | 1382 | 461
-
Tài liệu TƯ TƯỞNG HCM VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
8 p | 1611 | 316
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
7 p | 1048 | 304
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới - Tạ Văn Sang
34 p | 722 | 210
-
Vận dụng những nguyên tắc xây dựng Đảng của Người vào việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay?
3 p | 666 | 160
-
Những nguyên tắc xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
8 p | 512 | 120
-
Trình bày những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
3 p | 706 | 92
-
Giáo trình Công tác văn thư trong tổ chức Đảng - Đoàn thể (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
67 p | 28 | 15
-
Giáo trình Công tác văn thư trong doanh nghiệp (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 53 | 14
-
Giáo trình Công tác văn thư trong trường học (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 43 | 14
-
Giáo trình Công tác văn thư trong doanh nghiệp (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 32 | 11
-
Con người bản năng trong sáng tác của Haruki Murakami
8 p | 83 | 6
-
Ebook Mẹ luôn đồng hành cung con :Phần 1
225 p | 24 | 5
-
Kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền của một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
9 p | 13 | 5
-
Học thuyết Mác-Lênin về xây dựng đảng, V. I. Lênin bàn về việc tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước
9 p | 77 | 3
-
Cách tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng theo “Di chúc” Bác Hồ
4 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn