intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của trí thức đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của trí thức đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" đề xuất những chính sách nhằm thu hút, sử dụng nhân tài một cách hiệu quả để phát triển đội ngũ trí thức nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của trí thức đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Dương Đình Tùng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tác giả liên hệ: Dương Đình Tùng, email: ddtung@ued.udn.vn Tóm tắt: Trí thức luôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển của các quốc gia. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức đầy đủ về vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp phát triển của đất nước; từ khi thành lập Đảng, đặc biệt từ đổi mới đến nay, trí thức đã thể hiện vai trò tham mưu, nghiên cứu và phản biện đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Bên cạnh những thành tựu mà trí thức đã đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, thì trí thức hay vấn đề sử dụng trí thức vẫn còn những hạn chế, do vậy cần có những chính sách nhằm thu hút, sử dụng nhân tài một cách hiệu quả để phát triển đội ngũ trí thức nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: vai trò; trí thức; kinh tế tri thức; chủ nghĩa xã hội; đường lối và chính sách. 1. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM Trí thức luôn có vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa; Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu rõ về vai trò của trí thức, từ những năm hoạt động ở nước ngoài cho đến khi nước ta giành được độc lập, Người luôn có những chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” (Hồ, 2011). Trí thức là gì? Đã có những quan điểm khác nhau từ góc độ tiếp cận, song cơ bản trí thức nổi bật lên là những người có tri thức chuyên môn sâu, biết vận dụng những tri thức đó vào công việc để tạo ra những giá trị cho thực tiễn xã hội. Do vậy, quan điểm được nhiều người đồng tình là: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy 684
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008). Trí thức và sự phát triển của đất nước có quan hệ biện chứng, tác động qua lại; sự phát triển của đất nước sẽ tạo tiền đề, điều kiện để đội ngũ trí thức phát triển cả về số lượng và chất lượng; ngược lại năng lực trình độ của đội ngũ trí thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên tất cả các bình diện: kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội. Với quan niệm trên, trí thức Việt Nam trong lịch sử và hiện tại có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, trí thức Việt Nam được hình thành từ nhiều thành phần giai tầng khác nhau trong xã hội; trong thời kì phong kiến bên cạnh những trí thức được học hành bài bản từ tầng lớp phong kiến, còn có những người bình dân chịu khó học tập tham gia thi cử để đỗ đạt và trở thành trí thức. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đặc biệt sau 1945, trí thức Việt Nam càng đa dạng hơn, từ những sĩ phu phong kiến, trí thức tư sản, tiểu tư sản và trí thức vô sản, chúng ta đã tập hợp được một lực lượng to lớn từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội để tạo nên sức mạnh của trí thức Việt Nam, điều này đã góp phần không nhỏ vào quá trình bảo vệ và kiến thiết đất nước. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh của kinh tế tri thức, trí thức Việt Nam có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội; và đó là khối thống nhất được tạo lập từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội. Thứ hai, từ khi Đảng thành lập đến nay, trí thức Việt Nam cho thấy khả năng nhạy bén trong tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, từ giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ, nhiều nhà khoa học của Việt Nam đã được thế giới vinh danh và tôn trọng như: cụ Huỳnh Thúc Kháng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa…, trong đó Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được Bác Hồ gọi là đại trí thức. Và trong thời đại ngày nay, trí thức Việt Nam đã và đang khẳng định bản lĩnh trí tuệ của mình trên trường quốc tế trong hầu hết các lĩnh vực của khoa học và công nghệ. Thứ ba, sự kiện nhiều trí thức Việt Nam xuất phát từ các tầng lớp khác nhau, cả trong nước và nước ngoài theo tiếng gọi của Bác Hồ, của Tổ quốc, họ đã từ bỏ những vinh hoa đang có để sẵn sàng tham gia kháng chiến giành lại độc lập cho 685
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dân tộc, cho thấy trí thức Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước, sẵn sàng toàn lực cho sự nghiệp độc lập và phát triển của dân tộc. Và trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam điều đó càng được thể hiện rõ nét, khi các trí thức người Việt ở nước ngoài dù trên cương vị nào cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước trên hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Điểm về tiến trình phát triển của đất nước, trí thức Việt Nam đã thể hiện vai trò của mình trên tất cả lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Từ thực tiễn cho thấy trí thức Việt Nam có tầm quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Về lĩnh vực kinh tế, sản xuất hàng hóa của thế giới hiện nay chú trọng vào hàm lượng chất xám được tích lũy trong mỗi hàng hóa, điều này quyết định đến giá trị của hàng hóa đó khi mang ra thị trường. Vì vậy, sản xuất hàng hóa của nước ta cũng phải chú trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều đó, thì vai trò của trí thức trong sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ ứng dụng và sản xuất là rất quan trọng. Trí thức Việt Nam là một chủ thể của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và đóng góp phần quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có vai trò chủ chốt trong nghiên cứu khoa học và tham gia chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ; trong các dạng nghiên cứu cơ bản (R), nghiên cứu và phát triển (R&D) và hình thành các dự án (P) đưa vào sản xuất. Về lĩnh vực chính trị, trí thức Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò phản biện, tham mưu, xây dựng hệ thống lý luận trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây, hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện mang tính xây dựng từ đội ngũ trí thức, qua đó đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước từng bước được hiện thực hóa trong thực tiễn. Những thành tựu về chính trị ngày hôm nay có sự góp phần không nhỏ của trí thức Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 686
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, trí thức Việt Nam có vai trò trực tiếp và quan trọng trong xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Hiện nay, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam là phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ; “phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự hào dân tộc, tính cộng đồng và khơi dậy khát vọng vươn lên” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Vì vậy, việc xây dựng này phải có sự cố gắng chung của cả xã hội, nhưng trong đó, đội ngũ trí thức có chuyên môn về giáo dục - đào tạo, y - dược, văn hóa - nghệ thuật, báo chí - tuyên truyền... đóng vai trò trực tiếp, quan trọng. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập, giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, việc tiếp nhận văn hóa của các nước là điều tất yếu. Song trong quá trình tiếp nhận, bên cạnh những văn hóa tích cực còn có những văn hóa không phù hợp với con người Việt Nam, đi ngược lại những giá trị truyền thống của dân tộc, thì trí thức có vai trò quan trọng trong việc “gạn đục khơi trong” cho sự phát triển về đời sống tinh thần của người Việt Nam. Bên cạnh đó, trí thức không chỉ xây dựng các tác phẩm có giá trị, mà còn giới thiệu văn hóa của dân tộc Việt Nam ra thế giới. Ngoài ra, trí thức Việt Nam góp phần quan trọng tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu của thời đại hiện nay và sự phát triển bền vững cho dân tộc và nhân loại. Đây là những vấn đề rộng lớn, khó khăn, việc giải quyết không chỉ của một quốc gia, mà cần có sự hợp tác của nhiều nước và của toàn thế giới, trong đó không thể thiếu sự tham gia của nguồn nhân lực chất lượng cao, những chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi... của đội ngũ trí thức lao động sáng tạo. 2. TRÍ THỨC VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY Trong tiến trình phát triển của dân tộc, trí thức luôn được đặt ở vị trí và vai trò quan trọng. Từ thời kỳ phong kiến chúng ta đã có những quan niệm như “nhất sĩ, nhì nông” hay “sĩ, nông, công, thương”; bước sang thời kì hiện đại, thì vai trò của trí thức không ngừng được nâng cao và xem trọng. Trong thời đại ngày nay, trước sự thay đổi nhanh chóng của thế giới và đất nước; kinh tế thế giới ngày càng có những thay đổi sâu sắc, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, tình hình chính trị đã và đang có những thay đổi, 687
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG diễn biến khó đoán định. Điều này đã đặt Việt Nam trước nhiều cơ hội về hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế, song cũng đặt ra nhiều thách thức. Trước thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước cần đề ra đường lối, chính sách khoa học cụ thể và phù hợp sẽ tận dụng được thời cơ và vượt qua các thách thức để đưa đất nước ngày càng phát triển triển. Vì vậy, cần tăng cường vai trò của trí thức trong nghiên cứu và phản biện lý luận đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 35 năm đổi mới (1986 - 2022), chúng ta đã đạt được thành tựu trên tất cả các mặt của đời sống, thu nhập bình quân không ngừng tăng, đời sống của người dân ngày được nâng cao, kinh tế hội nhập và ngày càng tham gia đầy đủ vào các tổ chức thương mại trên thế giới. Đặc biệt, trong tiến trình đó, thì độc lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn chế. Công nghiệp của Việt Nam chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chuyên môn hóa trình độ cao, công nghiệp chủ yếu dựa vào việc khai thác bán tài nguyên, trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, chủ yếu công nghiệp là lắp ráp, gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, so với các nước trong khu vực ngành công nghiệp của Việt Nam kém phát triển so với các nước như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia; thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước phát triển còn khoảng cách khá xa. Tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước, kinh tế tri thức ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng. Nghĩa là, kinh tế tri thức chưa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp; hàm lượng tri thức trong hàng hóa của chúng ta còn thấp, sự ảnh hưởng của khoa học trong hoạt động sản xuất còn mờ nhạt, hay kinh tế tri thức của Việt Nam so với thế giới là thấp. Sự phát triển của đất nước trong những năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế, điều đó cho thấy sự phát triển của đất nước còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường phát triển. Trước tình hình đó, Đảng ta nhận định ba rào cản lớn đối với sự phát triển đất nước là: kết cấu hạ tầng yếu, thể chế kinh tế chưa minh bạch và chất lượng nguồn lao động thấp. Do vậy để phát triển đất nước, chúng ta cần khắc phục ba rào cản này là: phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong ba khâu đột phá 688
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” này, có thể nói phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định, bởi xét đến cùng thì đồng bộ cơ sở hạ tầng hay hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại cũng phải từ nguồn nhân lực chất lượng mà ra. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao thì chúng ta phải đầu tư phát triển đội ngũ trí thức, bởi trí thức chính là trung tâm để xây dựng và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, phát triển đội ngũ trí thức và phát huy tối đa vai trò của trí thức là một thành tố mang tính quyết định đến sự phát triển của xã hội, cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh về số lượng, chất lượng cũng không ngừng được nâng cao. Về mặt số lượng tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng trí thức Việt Nam hiện nay bao gồm những người có trình độ học vấn cao về một lĩnh vực chuyên môn nhất định ở trong và ngoài nước. Theo ước tính của Bộ Khoa học và Công nghệ, trí thức Việt Nam có mức độ tăng trưởng hàng năm: tiến sĩ (7%), thạc sĩ (14%), cử nhân (6%) (Chi Mai, 2014). Với số lượng như vậy, đội ngũ trí thức đang có sự đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển chung của đất nước trên hầu hết các lĩnh vực. Đội ngũ trí thức Việt Nam cũng có sự dịch chuyển về mặt cơ cấu theo hướng ngày càng phù hợp; lực lượng trí thức được đào tạo khá đa dạng, không chỉ trong nước, mà còn đào tạo liên kết với các cơ sở giáo dục uy tín ở nước ngoài hay được đào tạo tại nước ngoài, điều này giúp cho đội ngũ trí thức nhanh chóng tiếp cận được các thành tựu khoa học tiên tiến, cũng như có được tác phong công nghiệp trong làm việc. Về độ tuổi, đội ngũ trí thức Việt Nam không ngừng được trẻ hóa, số lượng nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ dưới 40 tuổi ngày càng cao, điều này đã tạo đà cho sự phát triển của đất nước; cơ cấu về giới ngày càng được dịch chuyển cân bằng, tỉ lệ trí thức nữ ngày càng cân bằng với trí thức nam trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống (Phạm, 2015). Tuy đội ngũ trí thức đã có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, nhưng nhìn tổng thể thì chưa đáp ứng được sự kì vọng của xã hội. Số lượng trí thức tăng lên nhưng lại không có sự phân bổ đồng đều, hầu hết nguồn nhân lực chất lượng cao đều tập trung ở các thành phố lớn dẫn đến nơi thiếu nơi thừa; trình độ làm việc của một bộ phận trí thức chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thiếu tính thực tiễn, nhiều cử nhân tốt nghiệp đi làm đều phải đào tạo lại, đặc biệt là làm 689
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG việc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Số lượng các đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây tăng, nhưng áp dụng và triển khai vào thực tế vẫn còn khá khiêm tốn, điều này tạo ra một sự lãng phí lớn về ngân sách cho khoa học và công nghệ. 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY Từ thực tiễn vai trò của trí thức đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước cho thấy còn một số vấn đề đặt ra cần có giải pháp để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất, nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của trí thức. Có thể nói, trong bất cứ xã hội nào trí thức cũng được xem là tầng lớp tinh hoa, là đội ngũ đóng góp vào sự phát triển của xã hội trên tất cả mọi bình diện. Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế tri thức được xem là nền tảng của sự phát triển thì vai trò về tham mưu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ của trí thức ngày càng thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, với những lý do khách quan và chủ quan mà vị trí và vai trò của trí thức, đặc biệt trí thức tinh hoa chưa được xem trọng. Nhiều đơn vị nhà nước chưa có sự chỉ đạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức phát triển, chính sách thu hút của các đơn vị sự nghiệp nhà nước đối với trí thức còn khá hời hợt và mang tính cào bằng. Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, tâm lý trọng đồng tiền lên ngôi, khi nhận định về một con người thì yếu tố năng lực hay đạo đức không được xem trọng bằng khối tài sản mà người đó đang sở hữu. Do vậy, đã tạo ra tâm lý chán nản cho một số trí thức, “một số trí thức không thường xuyên tự rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, mãi chạy theo lợi ích vật chất, thiếu ý chí phấn đấu và hoài bão vươn lên trong khoa học” (Nguyễn, 2021). Do vậy, để phát huy vai trò của trí thức trong tiến trình phát triển đất nước, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của trí thức trong nhân dân, cấp ủy Đảng, chính quyền, và bản thân những người trí thức. Có vậy, những tính chất vốn có của trí thức như sáng tạo, phản biện, tham mưu cho các chính sách phát triển của đất nước, hay phát triển và chuyển giao công nghệ mới phát huy hiệu quả. Thứ hai, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Đảng và Nhà nước luôn đặt mục tiêu rất cao về 690
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” phát triển đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; đào tạo và bồi dưỡng nhân tài phải là một quy trình mang tính đồng bộ từ đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, tạo hành lang pháp lý để trí thức có đầy đủ điều kiện phát triển. Trong những năm qua để rút ngắn khoảng cách về trình độ, Đảng và nhà nước đã có chính sách cử cán bộ đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục uy tín ở nước ngoài. Tuy nhiên khi những người này về nước thì chính sách đãi ngộ hay tạo điều kiện để họ có thể phát huy đang còn nhiều bất cập, đặc biệt là thu nhập. Đào tạo nhân tài dựa vào sức mình là chính, đó là hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của quốc gia. Tuy nhiên có thể thấy, trình độ giáo dục đại học ở Việt Nam đang còn khoảng cách khá xa so với giáo dục đại học các nước trên thế giới, chương trình đạo tạo nặng về lý thuyết, tính hàn lâm cao, nội dung nhiều môn học đã lạc hậu so với sự phát triển của xã hội, do vậy nguồn nhân lực được tạo ra khó thích ứng ngay được với công việc. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học tư thục đang phát triển rất nhanh, chất lượng đào tạo không được kiểm soát đầy đủ; hệ thống sau đại học thì khá lỏng trong công tác quản lý, đặc biệt trong quản lý chuẩn đầu ra của chất lượng đào tạo, dẫn đến tình trạng nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của công việc, hệ thống các trường nghề bị “lờ là” một thời gian dài dẫn đến thừa thầy thiếu thợ. Do vậy, để xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, chúng ta cần có một chính sách đồng bộ trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, đặc biệt cần nâng cao chất lượng trong đào tạo đại học và sau đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các cơ sở giáo dục phải có sự quyết liệt trong việc chuyển từ lấy người dạy làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, không ngừng cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo, đào tạo lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn, tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà xưởng với các trường đại học; cần quyết liệt trong việc bỏ những tri thức cũ thay thế bằng những tri thức hiện đại trong giáo dục. Bên cạnh đó, do giáo dục Việt Nam đang còn khoảng cách khá xa so với giáo dục các nước phát triển, nên trong giáo dục đại học và sau đại học cần tăng cường các hoạt động hợp tác, liên kết quốc tế, điều này không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, mà qua đó giáo dục đại học Việt Nam còn được học hỏi kinh nghiệm đào tạo, tiếp cận những chương trình đào tạo tiên tiến, và quan trọng hơn là học hỏi được kinh nghiệm quản trị giáo dục của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Từ đó nâng tầm giáo dục đại học và sau đại học ở Việt Nam tiệm cận với trình độ của thế giới. 691
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ ba, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều bất cập. Có thể thấy, về trình độ khoa học và công nghệ, Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực. Muốn thúc đẩy sự phát triển, thu hẹp khoảng cách về trình độ với các nước thì đội ngũ trí thức cần có vị trí và vai trò đặc biệt. Muốn vậy, cần tạo dựng cộng đồng trí thức thành một khối thống nhất. Tuy nhiên, chính sách tuyển dụng và sử dụng trí thức, nhân tài ở Việt Nam đang còn nhiều bất cập. Hiện nay, số lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều, điều đó không đồng nghĩa với việc đội ngũ trí thức được bổ sung, mà làm số lượng người thất nghiệp ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê việc làm 2019 của Tổng cục Thống kê số lượng người tốt nghiệp cao đẳng, đại học thất nghiệp chiếm đến 15% số lượng người thất nghiệp (Trình độ trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn Đại học, 2021), điều này đã tạo sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Trong khi đó, quá trình tuyển dụng viên chức nhiều nơi đang còn bất cập, tình trạng con ông cháu cha là không hiếm, trong những người thất nghiệp có những người có trình độ chuyên môn tốt nhưng do không có quan hệ nên vẫn bị loại; điều này tạo nên tâm lý bất mãn của trí thức đối với Đảng và Nhà nước. Với chế độ tiền lương hiện nay, việc thu hút, đãi ngộ trí thức tinh hoa từ nước ngoài về làm việc là rất khó khăn, có thể nói sự đãi ngộ với trí thức cả về vật chất và tinh thần là chưa thỏa đáng, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám, đặc biệt nhiều trí thức làm việc trong lĩnh vực nhà nước chuyển sang các công ty, doanh nghiệp tư nhân. Để đội ngũ trí thức phát huy tối đa khả năng của bản thân thì người trí thức phải được trọng dụng, phải được sử dụng đúng với vị trí sở trường của họ, đồng thời người trí thức cần phải được tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng với những đóng góp của họ. Do vậy, để thu hút được đội ngũ trí thức, đặc biệt trí thức tinh hoa thì cần có sự thay đổi về cơ chế quản lý của Nhà nước trong thu hút và sử dụng trí thức. Với cơ chế “biên chế” hiện nay, đang tạo ra một bộ phận không nhỏ các trí thức thụ động, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, thái độ làm việc thiếu tích cực và trách nhiệm; nguồn nhân lực trẻ được đào tạo có năng lực, hoài bão và năng động thì không xin được việc do không có chỉ tiêu, điều này đang tạo ra sự lãng phí lớn cho xã hội, và ngân sách quốc gia. Vì vậy, trong sử dụng trí thức phải có sự thay đổi về cơ chế, cần vận hành theo cơ chế thị trường của lao động, tránh trường hợp khi đã vào được biên chế là gần như sẽ trọn đời. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng 692
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” cần được công khai, minh bạch để tạo động lực thu hút những người thật sự có năng lực tham gia ứng tuyển. Đồng thời cần có sự thay đổi về cơ chế đãi ngộ chính sách trí thức như hiện nay. Có thể nói với cơ chế hiện nay thì người trí thức chưa thực sự toàn tâm, toàn ý đóng góp cho công việc, thu nhập quá thấp dẫn đến tình trạng “chân trong, chân ngoài” trong quá trình làm việc. Giảng viên, giáo viên chiếm ½ số lượng trí thức của nước ta, đây là một lực lượng to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, với chính sách tiền lương rất thấp như hiện nay, người đi dạy không đủ trang trải cho cuộc sống, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Giáo viên, giảng viên chưa toàn tâm, toàn ý trong công tác giáo dục và đào tạo, dẫn đến các hiện tượng như dạy hay làm thêm. Đảng ta xác định, giáo dục là quốc sách hàng đầu, song thực trạng hiện nay ngành sư phạm ở các trường đại học đang bị “rớt giá” so với các ngành khác trong xã hội. Vì vậy, để tạo ra đội ngũ giáo viên và giảng viên đủ tâm và tầm, thu hút được những học sinh giỏi vào các trường sư phạm cần có sự thay đổi lớn về cơ chế đối với thu nhập của giáo viên và giảng viên. Thứ tư, vấn đề dân chủ trong nghiên cứu và phản biện xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Từ đổi mới đến nay, Đảng ta luôn tạo điều kiện để tri thức được sáng tạo, được trình bày quan điểm cá nhân trước các vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, nhiều cấp cơ sở vẫn còn nặng nề và định kiến, những ý kiến trái chiều được đưa ra có thể bị định kiến, nâng quan điểm chính trị về lập trường tư tưởng, điều này làm trí thức có thái độ chán nãn khi đi vào phản biện, góp ý các vấn đề của quốc gia dân tộc. Thực trạng thiếu dân chủ trong sử dụng trí thức ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đang là bước cản để thu hút nhân tài, và hiện tượng “chảy máu chất xám” ngày càng lớn; lao động trí óc là lao động phức tạp, do vậy người trí thức cần có môi trường dân chủ, được đãi ngộ xứng đáng, được tôn vinh từ những cống hiến thì mới tạo động lực cho họ làm việc. Hiện nay, các sinh viên khi du học ở các nước tiên tiến thường chọn các doanh nghiệp nước ngoài hoặc tư nhân mà ít mặn mà với doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn, 15/16 học sinh đạt giải nhất trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học chọn ở lại chứ không về nước, điều này tạo sự lãng phí về nguồn lực và kinh phí rất lớn cho xã hội. Nghị quyết số 27/NQ-TW của Đảng “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đặt ra yêu cầu: “Thực hành dân chủ, tôn 693
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008). Điều này cho thấy, Đảng ta đã nhận thức đầy đủ về việc tạo dựng một môi trường dân chủ để trí thức chủ động trong nghiên cứu và sáng tạo, song ở cấp cơ sở thì Nghị quyết chưa thực sự được quán triệt đầy đủ, vẫn còn tình trạng hoạt động khoa học dựa trên mệnh lệnh của cấp trên. Vì vậy, cần cụ thể hóa quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học, đặc biệt cần có cơ chế bảo vệ đối với trí thức trong việc tự do bày tỏ quan điểm, tránh trường hợp bị trù dập, có vậy người trí thức mới không còn tâm lý e ngại khi bày tỏ chính kiến của bản thân. Phản biện là một chức năng hay vai trò quan trọng của trí thức, do vậy khi cụ thể hóa quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học, thì cũng cần tạo ra cơ chế bảo vệ những quan điểm phản biện. Do vậy, trong báo cáo thực hiện Nghị quyết số 27, chúng ta xác định: “10 năm thực hiện Nghị quyết 27, bên cạnh những kết quả, mục tiêu cơ bản đạt được như: xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới... vẫn còn những mục tiêu chưa đạt được” (Tạ, 2021). Để khắc phục thì: “Thu hút, trọng dụng nhân tài vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Vì vậy cần thống nhất nhận thức, chủ trương và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài nhưng có trọng tâm, trọng điểm để đạt được mục tiêu, hiệu quả, bền vững” (Tạ, 2021). 4. KẾT LUẬN Chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chúng ta thiếu đi những tích lũy tư bản cần thiết khi bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, do vậy để thực hiện thành công chiến lược đi tắt đón đầu thì đội ngũ trí thức có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Với vị trí và vai trò của mình, đội ngũ trí thức trong những năm qua đã có sự đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta đã không ngừng rút ngắn khoảng cách về trình độ so với các nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đội ngũ trí thức Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế như đã phân tích. 694
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Để phát huy vai trò của trí thức thì chúng ta cần có chính sách đồng bộ để phát triển đội ngũ trí thức ngày càng lớn về số lượng và mạnh về chất lượng, những đề xuất chúng tôi đưa ra nhằm xác định đúng vai trò của trí thức, đồng thời nhằm tập hợp, thu hút trí thức thành một khối để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi Mai. (2014, June 3). 24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì? Báo VietNamNet. https://vietnamnet.vn/24000-tien-si-viet-nam-dang-lam-gi-164238.html [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2008). Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Chính trị Quốc gia. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 1). Chính trị quốc gia Sự thật. [4]. Hồ, C. M. (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 5). Chính trị quốc gia. [5]. Nguyễn, D. Q. (2021). Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Cộng sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/ web/guest/nghien-cu/-/2018/823769/xay-dung-doi-ngu-tri-thuc-viet-nam- hien-nay-theo-tu-tuong-ho-chi-minh.aspx [6]. Phạm, M. H. (2015, March 27). Động lực mới cho trí thức trẻ. Báo Nhân dân. https://nhandan.vn/chuyen-de-cuoi-tuan/dong-luc-moi-cho-tri-thuc-tre-228418/ [7]. Tạ, N. H. (2021, February 12). Chính sách phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam - Nhìn từ Nghị quyết 27 khóa X. Tạp chí Tuyên giáo. https://tuyengiao.vn/khoa- giao/chinh-sach-phat-trien-doi-ngu-tri-thuc-viet-nam-nhin-tu-nghi-quyet-27- khoa-x-137001 [8]. Trình độ trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn Đại học. (2021, April 13). Giáo dục Nghề. https://giaoducnghe.edu.vn/trinh-do-trung-cap-co-ty-le-that-nghiep-thap/ 695
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2