Hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng trong quản lý và khai thác di sản văn hóa
lượt xem 3
download
Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thư viện, lưu trữ và bảo tàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác di sản văn hóa đã trở thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết bàn luận về đặc điểm tổ chức thông tin trong thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng và tổng kết kinh nghiệm để triển khai hợp tác có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng trong quản lý và khai thác di sản văn hóa
- TRAO ĐỔI HỢP TÁC THƯ VIỆN, CƠ QUAN LƯU TRỮ, BẢO TÀNG TRONG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA NGUYỄN THỊ NGỌC MAI Tóm tắt Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thư viện, lưu trữ và bảo tàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác di sản văn hóa đã trở thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết bàn luận về đặc điểm tổ chức thông tin trong thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng và tổng kết kinh nghiệm để triển khai hợp tác có hiệu quả. Từ khóa: Thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng, LAM Abstract IPromoting cooperation among libraries, archives and museums to improve the efficiency of managing and exploiting cultural heritage has become a modern trend in many countries around the world. The article discusses the characteristics of organizing information in libraries, archiving institutions and museums, systematizing theoretical and reality issues of cooperation in libraries, archiving institutions, museums and assessing to learn from experience to implement effective cooperations.. Keywords: Library, archives, museums, LAM Đặt vấn đề giai đoạn các cơ quan thông tin, cơ quan văn T ừ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân hóa tại Việt Nam đang nỗ lực thích ứng với nhu loại, thông tin đã được thu thập, tổ cầu của người sử dụng “hiện đại” trong xã hội chức và sử dụng trong nhiều cơ quan, hiện đại, xã hội thông tin trước ngưỡng cửa tổ chức khác nhau. Thư viện, cơ quan lưu trữ Cách mạng công nghệ 4.0. và bảo tàng chính là những cơ quan có truyền 1. Tổ chức thông tin trong thư viện, cơ quan thống lâu đời trong tổ chức, quản lý và khai lưu trữ và bảo tàng thác các di sản văn hóa. Ở những chừng mực nhất định, mỗi cơ quan thực hiện việc tổ chức Thư viện thông tin theo cách thức của riêng mình, “Thư viện là bộ sưu tập các tài liệu thuộc nhưng tựu chung lại, dù dưới hình thức và nhiều loại hình khác nhau được tổ chức nhằm phương thức nào thì thư viện, cơ quan lưu trữ cung cấp truy cập vật lý, thư mục và trí tuệ cho và bảo tàng đều hướng tới mục tiêu phục vụ một nhóm đối tượng mục tiêu, có nhân viên nhu cầu tiếp cận, khai thác thông tin từ các di chuyên môn cung cấp các dịch vụ và chương sản văn hóa của con người. Trên nền nhận định trình liên quan đến nhu cầu thông tin của nhóm đó, những ý tưởng về việc hợp tác giữa ba cơ đối tượng mục tiêu đó.” (6) quan nói trên, gọi tắt là hợp tác LAM (Libraries Cơ quan có lịch sử lâu dài nhất trong tổ - Archives - Museums: Thư viện - Cơ quan lưu chức thông tin phục vụ việc khai thác, sử dụng trữ - Bảo tàng) để nâng cao hiệu quả quản lý và và lưu giữ cho các thế hệ sau chính là thư viện. khai thác di sản văn hóa của nhân loại đã được Kể từ những thư viện đầu tiên xuất hiện trong khởi xướng và triển khai ở nhiều quốc gia trên lịch sử, vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công thế giới. Việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu nguyên, sứ mệnh của thư viện trong một thời thực tiễn mô hình hợp tác LAM chính là tiền kỳ dài là tàng trữ sách vở tài liệu. Chức năng đề quan trọng để triển khai mô hình này trong luân chuyển và sử dụng tài liệu trong thư viện Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 99
- VĂN HÓA NGHIÊN CỨU bắt đầu được chú ý và có vị trí ngày càng quan Ngày nay, các cơ quan lưu trữ thu thập trọng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ những dữ liệu, tài liệu, hồ sơ gốc có giá trị lâu XX. Hiện nay, thư viện được xem là nơi tàng trữ dài được tích lũy từ các hoạt động của cơ quan và sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã tổ chức (báo cáo, thư từ, hồ sơ nhân sự,…) hội phục vụ các mục đích văn hóa, nghiên cứu hoặc cá nhân (thư từ, ghi chép, sổ tay, bản khoa học, giáo dục, giải trí của con người. thảo, giấy tờ cá nhân, kỷ vật, sổ lưu niệm,…) với nhiều dạng thức tài liệu khác nhau từ văn Trong thư viện, tài nguyên thông tin rất đa bản, hình ảnh cho đến âm thanh, video, hồ sơ dạng về hình thức và nội dung được tổ chức máy tính,… phản ánh quá trình hình thành và thành các bộ sưu tập do thư viện thu thập từ phát triển của tổ chức, cá nhân đó. Tài liệu lưu nhiều nguồn, bằng nhiều phương thức khác trữ được giữ lại để làm bằng chứng về một sự nhau (mua từ các nhà xuất bản, nhà cung cấp, kiện đã diễn ra hoặc để tra cứu khi cần. nhận biếu tặng,…). Việc tổ chức thông tin Khác với thư viện, tài nguyên thông tin của chính là cơ sở để thư viện triển khai hàng loạt cơ quan lưu trữ khó có sự trùng lặp giữa cơ dịch vụ đáp ứng nhu cầu truy cập, khai thác quan lưu trữ này với cơ quan lưu trữ khác. Các thông tin của người sử dụng. tài liệu lưu trữ thường được đựng trong các Tài nguyên thông tin đưa vào bộ sưu tập hộp riêng biệt, lưu trong kho đóng, chỉ nhân thư viện được sắp xếp theo những cách thức viên lưu trữ mới được phép tiếp cận. Tài liệu nhất định: thứ tự chữ cái và/hoặc phân loại. lưu trữ được sắp xếp và mô tả theo nhóm và Thông qua quá trình biên mục, thư viện thực tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau, trong hiện được hai nhiệm vụ quan trọng: sắp xếp đó phổ biến nhất là quan điểm “respect des các bộ sưu tập và tạo lập, duy trì mục lục cho fonds” (tuân thủ theo phông) - nhóm các bộ phép truy cập tới các bộ sưu tập đó. Nhiều loại sưu tập hồ sơ lưu trữ theo phông, tức là tài liệu mục lục khác nhau đã ra đời và đồng hành với được tạo ra, thu thập hoặc cung cấp bởi đơn thư viện trong các giai đoạn lịch sử: mục lục vị hoặc cá nhân nào sẽ được tập hợp thành dạng phiếu, mục lục dạng vi phim phản ánh một phông theo đúng trật tự ban đầu của bộ các bộ sưu tập tài liệu khác nhau (sách, báo sưu tập tài liệu mà cơ quan lưu trữ nhận được. tạp chí, tranh ảnh, bản đồ, băng ghi âm, băng Trong trường hợp bộ sưu tập tài liệu không giữ ghi hình, tài nguyên Internet,…) thuộc từng được trật tự sắp xếp ban đầu, hoặc đơn vị hay thư viện độc lập cho tới các cơ sở dữ liệu, các cá nhân tạo ra bộ sưu tập chưa từng tổ chức tài mục lục trực tuyến của thư viện và liên kết giữa liệu theo cách thức cụ thể nào, nhân viên lưu nhiều thư viện rất phổ biến hiện nay (2), (10). trữ sẽ tạo ra một trật tự logic cho bộ sưu tập. Việc mô tả các tài liệu lưu trữ được thực hiện Cơ quan lưu trữ theo nhiều hình thức: hồ sơ đăng ký tóm tắt lai “Cơ quan lưu trữ là tổ chức có nhiệm vụ lựa lịch của bộ sưu tập, mô tả khái quát các dữ liệu chọn, bảo quản và cung cấp truy cập tới các hồ vật lý và nội dung của bộ sưu tập; biểu ghi tìm sơ không hiện hành được tạo ra hoặc thu thập kiếm chứa thông tin chi tiết về bối cảnh lịch trong quá trình hoạt động của một chính phủ, sử và tổ chức của bộ sưu tập, mô tả nội dung, một cơ quan chính phủ, một cơ quan tổ chức thống kê sơ bộ về từng hộp tài liệu lưu trữ, các hoặc các đơn vị khác” (5). đề mục chủ đề, điểm truy cập có kiểm soát và Thư viện và cơ quan lưu trữ xuất hiện gần một số thông tin vật lý khác. Các biểu ghi này như cùng một thời điểm trong lịch sử văn minh là cách thức duy nhất giúp xác định tài liệu nào nhân loại. Những cơ quan lưu trữ đầu tiên là đang được lưu giữ trong bộ sưu tập nào của cơ nơi tập trung chủ yếu các tài liệu của nhà nước quan lưu trữ (2). đương thời, các tài liệu này được sử dụng như Bảo tàng những hồ sơ, tài liệu lịch sử để tra cứu trong “Bảo tàng là một tổ chức phi lợi nhuận, tồn quá trình nhà nước trị vì (3). tại lâu dài để phục vụ xã hội và sự phát triển của 100 Số 26 - Tháng 12 - 2018
- TRAO ĐỔI xã hội, mở cửa cho công chúng. Bảo tàng thu Thêm vào đó, tương tự như cơ quan lưu trữ, thập, bảo quản, nghiên cứu, truyền thông và hiện vật được lưu giữ trong bảo tàng thường trưng bày di sản vật thể và phi vật thể của nhân là duy nhất nên mỗi bảo tàng lại có thuật ngữ loại và môi trường của bảo tàng nhằm mục đích riêng, cách thức riêng trong tổ chức thông tin giáo dục, học tập và thưởng thức” (5). (2). Vì vậy, việc chia sẻ dữ liệu dùng chung hay Dù ra đời sau thư viện và cơ quan lưu trữ thiết lập mục lục hợp tác giữa các bảo tàng nhưng bảo tàng cũng xuất hiện từ thời kỳ cổ thường gặp nhiều khó khăn và mới chỉ bắt đầu đại. Ở thời điểm ban đầu, các bảo tàng chính được quan tâm trong thời gian gần đây. là không gian trưng bày ngoài trời tại những Thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng là ngôi đền vĩ đại tại Rome hay các không gian những bộ phận quan trọng của nền văn minh tọa đàm tại nhà thi đấu Hy Lạp cổ (2). nhân loại, gắn kết chặt chẽ với đời sống lao Bộ sưu tập của bảo tàng phần lớn bao gồm động, sáng tạo của con người và với bản sắc các đồ tạo tác và hiện vật văn hóa hai chiều của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Ở bình diện hoặc ba chiều. Những gì công chúng được khái quát nhất, tài nguyên thông tin trong tiếp cận trong không gian trưng bày chỉ là một thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng chính là phần của bộ sưu tập bảo tàng. Vì vậy, khác với những di sản văn hóa của nhân loại. Thực tiễn thư viện và cơ quan lưu trữ, bộ sưu tập của bảo tổ chức thông tin trong thư viện, cơ quan lưu tàng được tổ chức không nhằm mục đích phục trữ và bảo tàng cho thấy những điểm tương vụ số đông mà chủ yếu để sử dụng nội bộ, hỗ đồng trong phương thức thực hiện và mục trợ tìm kiếm cho nhân viên bảo tàng chịu trách tiêu hoạt động của ba cơ quan văn hóa này: nhiệm trưng bày hiện vật hoặc cho các nhà Cơ quan nào trong quá trình hoạt động cũng nghiên cứu trong giới hạn nhất định (4). Ngoài tìm cách để tổ chức thông tin nhằm quản lý, các hiện vật, ở nhiều bảo tàng còn có bộ phận truy cập và khai thác được khối di sản mình lưu trữ, thư viện của riêng mình, nơi lưu giữ các đang lưu giữ với mục tiêu trung tâm là phục vụ tài liệu về quá trình hoạt động của bảo tàng, đông đảo công chúng. Thông tin về bộ sưu tập các tài liệu về bảo tàng,… đang nắm giữ (mục lục của thư viện, hồ sơ của cơ quan lưu trữ, hồ sơ đăng ký của bảo tàng) Sau khi thu thập, thông thường, hiện vật chính là cơ sở để các cơ quan này thực hiện được vào sổ đăng ký kiểm kê, một quy trình được mục tiêu đó. có khá nhiều nét tương đồng với khâu biên mục trong thư viện. Sổ đăng ký kiểm kê chính 2. Hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo là một loại mục lục giúp quản lý mọi hiện vật tàng - từ ý tưởng đến thực tiễn trong bảo tàng. Thông tin được đưa vào sổ Đều là sản phẩm của những nền văn hóa đăng ký bao gồm: số đăng ký, lai lịch, hiện phát triển, thông tin được thu thập, xử lý, lưu trạng vật lý của hiện vật, chất liệu, kỹ thuật tạo trữ trong thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng thành, lịch sử trưng bày, lưu giữ, giá trị đã thẩm với sứ mệnh phục vụ cộng đồng, hỗ trợ và tạo định, hình ảnh đại diện của hiện vật,… So với điều kiện cho việc học tập suốt đời, bảo tồn di biên mục tài liệu thư viện, điểm khác biệt lớn sản văn hóa và cho phép người sử dụng truy nhất khi lập hồ sơ đăng ký hiện vật bảo tàng cập tới các thông tin được lưu giữ. Mối liên hệ là thông tin về hiện vật thường không đầy đủ mật thiết giữa thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo ở thời điểm đăng ký và các thông tin này qua tàng cùng với vai trò đặc biệt của chúng đã thời gian ngày càng được lũy tiến thêm. Phân được ghi nhận từ rất sớm và càng ngày càng tích chủ đề cho hiện vật bảo tàng cũng là một được khẳng định. việc làm phức tạp vì không thể chỉ căn cứ vào Từ thời cổ đại, thư viện nổi tiếng Alexandria quan sát hiện vật hay nhan đề của tác phẩm. Ai Cập vừa là một thư viện nhưng cũng vừa là Do đó, việc mô tả hiện vật phụ thuộc rất nhiều một bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ vào nhân viên chuyên môn của bảo tàng. thuật. Thế kỷ XVI ở châu Âu và thế kỷ XIX ở Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 101
- VĂN HÓA NGHIÊN CỨU Hoa Kỳ, một số tổ chức và cá nhân đã đặt xã hội như mạng xã hội và các thiết bị di động những “căn phòng của trí tò mò” (cabinet of để tăng cường khả năng kết nối với người sử curiosities) trong nhà hoặc sảnh của các tòa dụng. Người sử dụng thư viện, cơ quan lưu nhà lớn dùng làm nơi cất giữ và trưng bày trữ và bảo tàng không còn bận tâm nhiều đến nhiều hiện vật như sách, bản thảo, tiền xu, tác việc thông tin họ cần đang lưu giữ ở đâu mà phẩm nghệ thuật, mẫu vật tự nhiên, máy móc quan trọng là làm thế nào để tìm kiếm và tiếp cơ khí,… Vào thời kỳ đó, trưng bày những bộ cận các bộ sưu tập di sản văn hóa thông qua sưu tập như vậy trong nhà là cách để chủ nhân một địa chỉ tìm kiếm tập trung dễ dàng, thuận thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của mình, còn tiện như cách họ đang sử dụng máy tìm tin đối với cộng đồng, chúng được xem là một Google (10). Mặc dù vậy, cần phải nhấn mạnh trong những thước đo trình độ văn minh. Điều rằng hợp tác LAM không có nghĩa là hợp nhất đặc biệt đáng chú ý là những căn phòng này ba cơ quan thư viện, lưu trữ và bảo tàng thành còn được tạo ra với mục đích khai trí cho “tầng một tổ chức, vì mỗi cơ quan riêng biệt có chức lớp bình dân” trong xã hội. Vào cuối thế kỷ XIX, năng và vai trò không thể trộn lẫn. các lĩnh vực khoa học phát triển và phân chia Mục tiêu của hợp tác LAM là nâng cao hiệu sâu sắc, các ngành nghề trong đó có nghề thư quả tổ chức, quản lý, khai thác thông tin trong viện được chuyên môn hóa, số lượng sách và giữa các cơ quan này để phục vụ người sử trong các bộ sưu tập nói trên ngày càng chiếm dụng và bảo tồn, phát huy giá trị các di sản ưu thế và dần được tách riêng với các hiện vật văn hóa một cách tối ưu nhất. Yarrow, Clubb khác. Đến thế kỷ XX, chức năng của thư viện, và Draper nhấn mạnh: hợp tác LAM giúp các cơ quan lưu trữ và bảo tàng được phân định rõ thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng “khẳng rệt và hạ tầng, dịch vụ, bộ sưu tập của chúng định vai trò đối với xã hội, tăng cường hiệu quả cũng được quản lý độc lập (3), (10). các chương trình và dịch vụ của mình và đáp ứng Trong những năm gần đây, với sự phát ngày càng tốt hơn nhu cầu của người học thuộc triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, vấn nhiều tầng lớp hơn, trên quy mô rộng lớn hơn, đề kết nối, hợp tác giữa ba cơ quan thư viện, đặc biệt là những người không có nhiều cơ hội lưu trữ và bảo tàng - hợp tác LAM - được khởi học tập” (1). xướng và đặc biệt quan tâm, nhằm tập hợp các Trên thực tế, nhiều hội thảo, diễn đàn, và nguồn di sản tri thức của nhân loại, giúp người các hoạt động chuyên môn quốc tế lớn trong sử dụng tiếp cận, khai thác nhanh chóng và lĩnh vực thư viện, lưu trữ và bảo tàng đã tập thuận lợi hơn. Marcum đã nhận định: “Theo trung vào chủ đề hợp tác LAM. Trong đó, tiêu nghĩa nào đó, máy tính của chúng ta chính là biểu là Đại hội Thư viện và Thông tin Thế giới những “căn phòng của trí tò mò”. Nhờ các nút tìm (2003) của Liên đoàn thư viện quốc tế IFLA về kiếm được kết nối Internet trên máy tính, chúng Hợp tác giữa các cơ quan lưu trữ, thư viện và bảo ta có thể trả lời những câu hỏi cá nhân của mình tàng, Hội nghị Nhà quản trị thế kỷ 21 (2004) bằng nhiều loại thông tin từ nhiều nguồn khác do Bảo tàng Anh và Thư viện công cộng New nhau. Sự tăng cường hợp tác trong thời đại của York tổ chức, Diễn đàn Thư viện, Cơ quan lưu chúng ta khiến cho điều đó trở nên khả thi hơn trữ và Bảo tàng - rạp 3 sân khấu - một màn biểu (…) công nghệ thông tin ngày nay mở ra những diễn lớn (2005) của Nhóm Thư viện Nghiên có hội chưa từng có để chúng ta có thể khiến di cứu RLG, Hội thảo Thư viện, cơ quan lưu trữ và sản văn hóa của thế giới có thể truy cập được, sử bảo tàng trong thế kỷ XXI: những sứ mệnh giao dụng được và có giá trị” (8). nhau, tương lai hội tụ của Hiệp hội Thư viện đại Hiện nay, công nghệ hiện đại cho phép số học và nghiên cứu Hoa Kỳ ACRL (2006), các hội hóa các bộ sưu tập di sản văn hóa tại thư viện, thảo về dự án hợp tác LAM (2007) của RLG, Hội cơ quan lưu trữ và bảo tàng. Các cơ quan này thảo Nhu cầu thông tin chia sẻ và những thách cũng tận dụng các phương tiện truyền thông thức của thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng 102 Số 26 - Tháng 12 - 2018
- TRAO ĐỔI trong kỷ nguyên thông tin của các chuyên gia những đóng góp lớn cho sự phát triển xã hội thông tin về di sản văn hóa tại Hoa Kỳ (2008), trên nhiều bình diện: các cuộc thảo luận tại hội nghị thường niên - Phục vụ học tập suốt đời, gắn kết và phát trong nhiều năm của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ triển cộng đồng; ALA, Hiệp hội Bảo tàng Hoa Kỳ AAM, Hiệp hội - Tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa và tối ưu các nhà lưu trữ Hoa Kỳ SAA,… (8). Các hội nghị, hóa dịch vụ; hội thảo, diễn đàn học thuật này đã tập trung - Cho phép truy cập toàn cầu tới các nguồn làm rõ nhiều vấn đề quan trọng để thúc đẩy di sản văn hóa thông qua một địa chỉ truy cập hợp tác LAM trong kỷ nguyên thông tin như tập trung; sau: - Nâng cao hiệu quả marketing, mở rộng - Nhu cầu thông tin bên trong và bên ngoài đối tượng khách hàng trong cộng đồng cho thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng; các cơ quan LAM; - Vai trò và trách nhiệm của các chuyên gia - Phát triển chuyên môn cho đội ngũ thông tin trong thư viện, cơ quan lưu trữ và chuyên gia thông tin tại các cơ quan LAM; bảo tàng; - Giải quyết nhu cầu bảo quản di sản văn - Các chương trình đào tạo nhân lực chuyên hóa (1). gia thông tin đáp ứng nhu cầu của thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng và người sử dụng tại các 3. Kinh nghiệm hợp tác LAM cơ quan này; Song song với những lợi ích có thể đạt - Các chương trình và dự án nhằm xóa bỏ được, thực tiễn hợp tác LAM trên thế giới cũng sự khác biệt trong biên mục dữ liệu giữa các chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình cơ quan này (9); thực hiện hợp tác mà các thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng cần chú trọng: - Những thuận lợi và khó khăn, các nguyên tắc trong hợp tác LAM;… - Nguy cơ về năng lực: Các bên tham gia không thể thực hiện được nhiệm vụ đã thỏa Không dừng lại ở hội nghị, hội thảo và diễn thuận do những khó khăn về ngân sách, thời đàn trao đổi học thuật, các hoạt động hợp tác gian, quản lý, kỹ thuật, hạ tầng, thái độ và nhận LAM đã được triển khai ở nhiều nước trên thế thức chưa đầy đủ,…; giới. Hơn 50 chương trình, dự án hợp tác LAM - Nguy cơ về chiến lược: Dự án hợp tác không được IFLA tập hợp trong báo cáo Thư viện công đạt được mục tiêu như dự định do thiếu cơ cộng, cơ quan lưu trữ và bảo tàng: Các xu hướng chế triển khai, giám sát, hoặc có cơ chế nhưng hợp tác và cộng tác năm 2008. Những sáng không phù hợp; kiến hợp tác này rất đa dạng: từ các chương trình di sản và cộng đồng (ở Canada, Hoa Kỳ - Nguy cơ về cam kết: Các bên tham gia, vì và Anh), các chương trình phối hợp thư viện nhiều nguyên nhân, không cam kết chặt chẽ và bảo tàng (ở Canada và Hoa Kỳ), các dự án để hoàn thành dự án; hợp tác tài nguyên số quy mô toàn cầu (Thư - Nguy cơ về khả năng tương thích: các cơ viện số thế giới - The World Digital Library), quan LAM có nhiều điểm tương đồng nhưng quy mô châu lục (Calimera và Light ở châu Âu) cũng có nhiều khác biệt về văn hóa tổ chức, và quy mô quốc gia (ở Canada, Hoa Kỳ, Đức, các tiêu chuẩn siêu dữ liệu, thuật ngữ chuyên Anh, Đan Mạch, Nga, Na Uy, Thụy Điển, Ý, Tây môn, quy trình nghiệp vụ, nguồn lực và chính Ban Nha, Nam Phi và Australia), cho tới những sách (1). sáng kiến liên kết sử dụng cơ sở vật chất của Để quản lý những nguy cơ này, các cơ quan các cơ quan LAM (ở Canada, Hoa Kỳ và New LAM cần xác định rõ mục đích, mục tiêu hợp Zealand) (1). Trong đó, nhiều chương trình hợp tác, phân công nhiệm vụ với tiến độ thực hiện tác LAM thành công được IFLA đánh giá cao vì cụ thể, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 103
- VĂN HÓA NGHIÊN CỨU thuận lợi giữa các bên và tham khảo ý kiến của nghiệp, nhà quản lý và những người có liên các chuyên gia khi xây dựng dự án và đưa ra quan khác. Nhân sự từ các bên tham gia dự án các quyết định. Tổng kết từ thực tiễn, IFLA đã cần được hỗ trợ về chuyên môn trước khi công đề xuất 5 bước cần tham khảo khi thư viện, cơ khai dự án; phân công lao động hợp lý. quan lưu trữ và bảo tàng xây dựng dự án hợp Bước 3: Triển khai tác LAM: Các bên nên thực hiện theo hướng dẫn sau: Bước 1: Chuẩn bị lập kế hoạch Tùy điều kiện, trước khi triển khai dự án, cần Các bên tham gia cần: Hoàn thành việc đảm bảo thông tin đầy đủ về dự án hợp tác đánh giá nhu cầu để xác lập quan hệ đối tác được quảng bá qua các hình thức thông cáo đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia; báo chí, thông tin trên web, mạng xã hội,…; đảm bảo tất cả các bên đều đồng thuận về lý gặp gỡ thường xuyên để đảm bảo thông tin do hợp tác; xác định rõ mục tiêu và lợi ích hợp liên lạc cởi mở, các đối tác được cập nhật về tác đối với mỗi bên và đối với cộng đồng mà tiến độ của mỗi bên và khắc phục sự cố phát các bên đang phục vụ; chuẩn bị ngân sách và sinh; đảm bảo tất cả các bên được phân bổ tài trợ; xây dựng hướng dẫn về mức độ cam kết đủ thời gian để làm việc; lấy ý kiến từ các bên đối với tất cả các bên và đảm bảo các bên tham tham gia dự án hợp tác, công chúng, nhân viên gia phải chấp thuận hướng dẫn này; đảm bảo của các cơ quan LAM và các chuyên gia khác; tất cả các bên cam kết giao tiếp với nhau một sẵn sàng điều chỉnh để thích nghi với những cách cởi mở, trung thực và tích cực; làm quen thay đổi trong quá trình hợp tác. với tất cả các tổ chức có liên quan trong quan Đối với dự án hợp tác LAM về tài nguyên hệ hợp tác. số, trong bước lập kế hoạch và triển khai, cần Đối với những dự án hợp tác LAM về tài lưu ý thêm các vấn đề sau: Chọn lọc tư liệu từ nguyên số, cần lưu ý thêm các vấn đề sau: Tìm tài nguyên số sẵn có; quét, nhập dữ liệu và tích một tổ chức đã xây dựng được tài nguyên số hợp các mục lục; biên mục và định dạng siêu trên cơ sở hợp tác và xin ý kiến tư vấn của họ dữ liệu; tạo phiên bản dùng thử cho tài nguyên về dự án; thành lập nhóm quản trị dự án am số; chỉnh sửa phiên bản dùng thử với tất cả các hiểu về văn hóa tổ chức của các bên tham gia; bên tham gia; trình bày phiên bản dùng thử xác định thời gian và nguồn lực, thực hiện thứ hai cho tất cả các bên; thực hiện các sửa nghiên cứu tổng quan về các dự án tương tự; đổi cuối cùng; đào tạo nhân viên sử dụng tài quyết định có thuê thiết kế web từ bên ngoài nguyên số. hay không; đánh giá các đối tượng được chọn Bước 4: Đánh giá đưa vào dự án xem có chịu ràng buộc bởi bản Phải thực hiện đánh giá sau từng giai đoạn quyền không. triển khai và sau khi dự án đã hoàn thành. Khi Bước 2: Lập kế hoạch đánh giá cần chú ý những vấn đề sau: Có ý kiến Nền tảng cho quan hệ hợp tác được đảm từ tất cả các bên tham gia; đánh giá tác động bảo khi: Có đại diện từ tất cả các bên tham gia. đối với cộng đồng; đánh giá những mục tiêu Tìm hiểu về các mức thù lao của nhân viên và ban đầu của dự án hợp tác; đánh giá mọi thay đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối đổi nảy sinh trong quá trình triển khai dự án; đo với động lực hợp tác; mỗi bên có một nhân sự lường các kết quả (điều tra, báo cáo, thống kê). chịu trách nhiệm ghi chép lại quá trình hợp tác Bước 5: Chia sẻ kinh nghiệm để công khai sau này; tất cả các bên đều nắm Kinh nghiệm hợp tác trên quan điểm của được cách thức triển khai hợp tác. Xây dựng tất cả các bên tham gia dự án nên được chia một chính sách bằng văn bản trong đó phân sẻ trên các tạp chí, bản tin chuyên môn và các công rõ nhiệm vụ và tiến độ thực hiện cho các phương tiện truyền thông để các tổ chức khác bên; thông tin về quan hệ hợp tác cho đồng có thể tham khảo (1). 104 Số 26 - Tháng 12 - 2018
- TRAO ĐỔI 4. Kết luận Tài liệu tham khảo Từ năm 1999, trong bài đăng trên tạp chí 1. Alexandra Yarrow, Barbara Clubb and trực tuyến dành cho chuyên gia thông tin Jennifer - Lynn Draper (2008), Public libraries, Ariadne, tác giả Lorcan Dempsey đã xác định archives and museums: Trends in collaborations rõ vai trò của thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo and cooperation, IFLA, Hague. tàng trước những biến động của thời đại 2. Arlene G. Taylor and Daniel N. Joudrey Internet và công nghệ thông tin bùng nổ: “Các (2009), The Organization of Information, 3rd ed, cơ quan lưu trữ, thư viện và bảo tàng là những Libraries Unlimited, Westport, Conn. cơ quan lưu giữ bộ nhớ (…). Bộ sưu tập của các 3. Caroline Fuchs, Christine M. Angel (eds) cơ quan này chứa đựng ký ức của con người, (2018), Organization, Representation and cộng đồng, tổ chức và cá nhân, di sản khoa Description through the Digital Age: Information học và văn hóa, và các sản phẩm xuyên suốt in Libraries, Archives and Museums, De Gruyter, lịch sử của trí tưởng tượng, bàn tay lao động và Berlin. học tập. Chúng kết nối ta với tổ tiên và chính 4. Gary Edson, David Dean (2001), Cẩm nang là di sản của ta cho các thế hệ tương lai. Chúng bảo tàng, Lê Thị Thúy Hoàn dịch, Bảo tàng Cách được trẻ em, học giả, công dân, doanh nhân, mạng Việt Nam, Hà Nội. khách du lịch và người học sử dụng. Những người này đến lượt mình lại đang sáng tạo ra 5. ICOM (2007), Development of the museum definition according to ICOM statutes, http:// di sản cho tương lai. Các cơ quan lưu giữ bộ archives.icom.museum/hist_def_eng.html nhớ, thông qua việc hỗ trợ học tập, thương mại, du lịch và hoàn thành các mục tiêu cá 6. Levine - Clark, Michael, Carter, Toni M. nhân, góp phần trực tiếp và gián tiếp cho sự (2013), ALA Glossary of Library and Information phồn vinh” (7). Science, 4th ed, ALA Editions, Chicago. Việt Nam có hệ thống các thư viện, cơ quan 7. Lorcan Dempsey (1999), Scientific, Industrial, lưu trữ và bảo tàng không nhỏ, hiện đang and Cultural Heritage: A Shared Approach, Ariadne, lưu giữ một khối lượng đồ sộ di sản văn hóa http://www.ariadne.ac.uk/issue22/dempsey của dân tộc. Trong bối cảnh Cách mạng công 8. Marcum, Deanna B. (2014), Archives, nghiệp 4.0, với sự hội tụ của hàng loạt công Libraries, Museums: Coming Back Together?, nghệ mới đã “tạo nên sức mạnh xử lý, năng lực Information & Culture: A Journal of History, 49, lưu trữ và cơ hội tiếp cận tri thức chưa từng có”. no. 1, pp. 74-89. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và khai 9. Marty, Paul F. (2010), An Introduction to thác các di sản văn hóa, đóng góp vào sự phát Digital Convergence: Libraries, Archives, and triển văn hóa, xã hội, con người Việt Nam và Museums in the Information Age, The Library thế giới, ngoài các vấn đề đặt ra về kiện toàn Quarterly: Information, Community, Policy. 80, tổ chức, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa và no. 1, pp. 1-5. đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, gắn kết 10. Rubin, Richard (2016), Foundations of với cộng đồng, từ thực tiễn thế giới cho thấy Library and Information Science, 4th ed, ALA Neal- hợp tác LAM là một trong những giải pháp Schuman (an Imprint of the American Library quan trọng và thiết thực mà các nhà quản lý, Association), Chicago. các chuyên gia thư viện, lưu trữ, bảo tàng Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, lập kế hoạch Ngày nhận bài: 26 - 9 - 2017 và triển khai trong thực tiễn. Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 12 - 2018 N.T.N.M Ngày chấp nhận đăng: 25 - 12 - 2018 (ThS., Khoa Thông tin, Thư viện, Trường ĐHVHHN) Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 105
- VĂN HÓA NGHIÊN CỨU TIN TỨC - SỰ KIỆN Hội thảo khoa học: “Bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam qua con đường du lịch” Sáng 29/11/2018, tại hội trường nhà D, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam qua con đường du lịch”. Đây là Hội thảo có quy mô toàn quốc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên và nhà quản lý trong cả nước. Tham dự Hội thảo có TS. Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ VHTT&DL; PGS.TS. Lê Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VHTT&DL; PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương và TS. Đinh Công Tuấn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng đông đảo cán bộ, giảng viên. Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Phạm Thị Thu Hương khẳng định: “Di sản văn hóa là sự kết tinh các giá trị vật chất và tinh thần của các thế hệ và trở thành tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được cộng đồng thừa nhận, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ kế tiếp. Di sản văn hóa là biểu tượng của sự trường tồn, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Di sản văn hóa không chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng mà còn đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội”. Xuất phát từ giá trị của di sản văn hóa và những thách thức trong công tác bảo tồn di sản, nhiều mô hình, phương thức quản lý di sản đã xuất hiện trên thế giới, thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của các quốc gia trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản của mình. Trong đó, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch đang là một phương thức được nhiều quốc gia áp dụng. Các nghiên cứu cho thấy, trong mối quan hệ với Du lịch, di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quan trọng, là điều kiện để phát triển du lịch bên cạnh các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Du lịch phát triển lớn mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Trong xu hướng phát triển chung của ngành du lịch, du lịch di sản, du lịch văn hóa cũng đang trở thành xu hướng du lịch chính. Từ đó, trong mối tương quan giữa di sản và du lịch, chúng ta thấy có mối liên hệ hữu cơ, tương hỗ: di sản văn hóa là lý do và động lực hút khách du lịch; du lịch là phương tiện hiệu quả trong việc khai thác lợi nhuận, cung cấp việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế địa phương nơi có di sản văn hóa, từ đó nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ di sản và tăng cường hỗ trợ nguồn lực tài chính cho công tác bảo tồn di sản. Đây là cách thức của mô hình bảo tồn gắn với phát triển. PGS. TS. Phạm Thị Thu Hương nhấn mạnh, trong bối cảnh du lịch phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhất là khi thực tiễn cho thấy du lịch đại trà đã và đang có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thì vấn đề cần đặt ra là cần có phương thức, giải pháp phù hợp để cân bằng, giải quyết mối quan hệ bảo tồn – phát triển. Để làm được điều đó, ngành Du lịch Việt Nam cần xác định: Không thể chỉ khai thác, phát huy giá trị của nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc vốn có, mà để phát triển một cách bền vững, việc bảo tồn nó cũng là một nhiệm vụ thường xuyên của Ngành. Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam qua con đường du lịch” là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác trong ngành Văn hóa và Du lịch trao đổi những quan điểm, kinh nghiệm, cách thức tiếp cận trong quá trình triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam thông qua phát triển du lịch và phục vụ phát triển du lịch. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào những nội dung: Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với văn hóa và du lịch và phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Việt Nam; mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du 106 Số 26 - Tháng 12 - 2018
- TIN TỨC - SỰ KIỆN lịch, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch; chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu ra những giải pháp, phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua phát triển du lịch; những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý hoạt động du lịch ở các địa phương; việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch… Có thể khẳng định, các tham luận, ý kiến trao đổi tại Hội thảo đã đóng góp thêm tiếng nói học thuật và thực tiễn để nhìn nhận rõ hơn về mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch; có giá trị tham khảo nhất định trong nghiên cứu, quản lý và đào tạo Ngành Du lịch ở Việt Nam. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Căn cứ vào kế hoạch số 67-KH/ĐUK ngày 26/4/2018 của Đảng ủy khổi các trường ĐH, CĐ Hà Nội về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và xây dựng điển hình phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên năm 2018”, Đảng ủy Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với định hướng chủ đề “Xây dựng tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ đảng viên” để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Với mục đích tuyên truyền sâu rộng những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát hiện, nhân rộng mô hình tốt, tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biếu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao bản lĩnh chính trị, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của nhà trường, cuộc thi được phổ biến sâu rộng trong toàn trường dưới hình thức viết bài tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức Hồ Chí Minh, định hướng chủ đề “Xây dựng tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ đảng viên”, với 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo Tổng kết vòng Sơ khảo, gần 900 bài dự thi được gửi về Ban tổ chức, chọn ra 99 bài gửi thi cấp trường, trong đó có 68 bài thi đạt giải B-, 25 bài đạt giải B+ và 6 bài đạt giải A. 6 bài thi xuất sắc đạt giải A sẽ tham dự vào vòng Chung khảo. Là một hoạt động vô cùng ý nghĩa nằm trong khuôn khổ của Hội thi, vào sáng ngày 20/12/2018, đoàn cán bộ lãnh đạo, giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội do đồng chí Hà Thị Thu Hà – Phó bí thư Phụ trách Đảng ủy làm trưởng đoàn đã đến viếng lăng và tổ chức lễ báo công dâng Bác tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự có mặt của các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, các đồng chí lãnh đạo các đơn vị, đại diện BCH Công đoàn, Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên và 6 đồng chí có bài thi xuất sắc trong cuộc thi “Tìm hiểu về tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Đảng ủy Nhà trường chỉ đạo và phát động. Tại đây, đại diện lãnh đạo Nhà trường, TS. Đinh Công Tuấn đã phát biểu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn trước công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước, dân tộc; đồng thời báo cáo với Bác các thành tích xuất sắc mà Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua và xin hứa sẽ suốt đời noi theo tầm gương về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy, học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp. Số 26 - Tháng 12 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 107
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài: Xây dựng một số công cụ hỗ trợ tra cứu và tổng hợp thông tin trong thư viện số
127 p | 471 | 206
-
Thực tiễn công tác phân loại tài liệu ở Việt Nam
8 p | 149 | 13
-
Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt Nam – Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện
7 p | 103 | 11
-
Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên (TOT) sửa dụng bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã nông nghiệp
173 p | 19 | 10
-
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý mượn trả tài liệu tại thư viện Trường Đại học Tây Nguyên
1 p | 14 | 7
-
Về vấn đề áp dụng thống nhất AACR2 trong giảng dạy và trong công tác biên mục ở các cơ quan thông tin, thư viện Việt Nam
10 p | 69 | 6
-
Khảo sát thực trạng quản lý một số hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
4 p | 21 | 4
-
Hội đồng thư viện và công tác phát triển tài liệu thư viện
10 p | 86 | 3
-
Chuyển đối số với hoạt động thông tin - thư viện
9 p | 47 | 3
-
Hợp tác và chia sẻ trong hoạt động xây dựng và phát triển thư viện số trong hệ thống thư viện công cộng tại Việt Nam
6 p | 27 | 3
-
Thư viện thông tin khoa học xã hội vươn tới hiện đại hóa
5 p | 87 | 3
-
Cơ quan Thông tin – Thư viện ngành ở Việt Nam
9 p | 65 | 3
-
Hợp tác quốc tế là một đảm bảo cho các thư viện ASEAN phát triển và hiện đại hóa
13 p | 71 | 3
-
Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức và hoạt động của thư viện trường phổ thông
6 p | 48 | 2
-
Thư viện ảo CGIAR: Khai thác công nghệ mới cho việc truy cập thông tin nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp
12 p | 72 | 2
-
Từ manuscriptorium đến giải pháp quản lý và khai thác tài liệu cổ trong các thư viện Việt Nam
11 p | 49 | 1
-
Xu hướng, thách thức mới và định hướng phát triển thư viện thông minh ở Việt Nam
14 p | 12 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn