intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HSBC: Năm yếu tố khiến chứng khoán Việt Nam suy giảm

Chia sẻ: Baodiv Baodiv | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

158
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo trong loạt báo cáo về tình hình phát triển kinh tế và thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HSBC: Năm yếu tố khiến chứng khoán Việt Nam suy giảm

  1. HSBC: Năm yếu tố khiến chứng khoán Việt Nam suy giảm Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo trong loạt báo cáo về tình hình phát triển kinh tế và thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam. Theo các chuyên gia của HSBC, có 5 yếu tố khiến thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục đi xuống trong những tháng qua, với chỉ số VN- Index đã giảm 8% trong tháng 7 và giảm 20% so với mức đỉnh điểm vào tháng 3. Yếu tố thứ nhất là giá cổ phiếu cao. Bất chấp những đợt điều chỉnh, chỉ số PE của các loại cổ phiếu trên sàn Tp.HCM hiện vẫn là 31 lần (so với mức đỉnh điểm là 37 lần), tương đương với PE của cả 12 tháng trong năm là 21 lần (với giả thiết, mức tăng EPS cho năm nay là 25% và năm tới là 15%.) Như vậy, giá cổ phiếu ở Việt Nam là quá đắt so với một thị trường mới nổi như Việt Nam, mặc dù thị trường này có triển vọng tăng trưởng rất tốt. Dựa trên chỉ số PE dự báo vào thời điểm cuối năm là 18 lần, các chuyên gia HSBC vẫn giữ nguyên dự báo VN-Index ở mức 900 điểm vào thời điểm cuối năm 2007 này. Yếu tố thứ hai là khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ. Với chỉ số CPI trong tháng 7 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức tăng trưởng GDP 8,1% trong quý 1, các chuyên gia của HSBC dự báo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiểm soát lạm phát. Khả năng này khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Cuối tháng 6, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố phải giảm tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán từ mức 7% hiện tại xuống dưới mức 3% trong thời gian từ nay đến cuối năm, trong nỗ lực giảm tình trạng dư thừa thanh khoản. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ phải bán đi một số cổ phiếu mà họ đã mua để trả nợ. Yếu tố thứ ba là những trì hoãn trong kế hoạch cổ phần hóa. BIDV, một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất có kế hoạch cổ phần hóa đã xin hoãn tiến hành IPO. Thủ tướng đã yêu cầu xem xét lại kế hoạch IPO trong thời gian còn lại của năm để tránh tình trạng dư thừa nguồn cung cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với thị trường. Việc cổ phần hóa bốn ngân hàng thương mại Nhà nước có thể sẽ bị hoãn cho tới khi đối tác chiến lược của các ngân hàng này được lựa chọn. Theo quan điểm của các chuyên gia HSBC, việc IPO sẽ tự tạo ra cầu cho các cổ phiếu được phát hành lần đầu ra công chúng vì sẽ thu hút được các nhà đầu tư mới vào thị trường, đồng thời giúp phục hồi niềm tin trên thị trường. Việc trì hoãn IPO có thể sẽ tạo ra mối lo rằng Chính phủ Việt Nam giảm bớt quyết tâm đối với tiến trình cải cách. Tuy nhiên, theo HSBC, có khả năng sẽ không có những đợt IPO lớn trong thời gian từ nay đến cuối năm, thậm chí là cả trong năm tới. Yếu tố thứ tư là kết quả không như mong đợi của những đợt IPO vừa qua. Giá cổ phiếu của Bảo Việt sau khi IPO giảm mạnh. Sau tuần đầu tiên IPO, giá cổ phiếu của Gỗ Thuận An và Cao su Tây Ninh lần lượt giảm 17% và 13%. Những ví dụ này làm nhiều nhà đầu tư lo rằng các đợt IPO tiếp theo cũng sẽ không thành công như thế. Yếu tố thứ năm là niềm tin bị sứt mẻ của các nhà đầu tư tư nhân. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam hồi đầu năm khiến nhiều người dân Việt Nam tin rằng đầu tư chứng khoán là cách kiếm tiền chắc chắn. Tuy nhiên, tình hình đáng thất vọng trong 4 tháng qua cho thấy nhiều người trong số họ đã lầm và có thể sự thất vọng này sẽ còn kéo dài. Cần phải có thêm thời gian để các nhà đầu tư lấy lại niềm tin. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn tiếp tục mua vào nhưng chỉ với khối lượng nhỏ. Lượng mua ròng trong tháng 7 (tính đến 26/7) chỉ là 54 triệu USD, so mức đỉnh điểm 345 triệu USD
  2. trong tháng 1. Do đó, khối lượng giao dịch hàng ngày đã giảm mạnh, chỉ còn 33 triệu USD/ngày trong tháng 7, chưa đầy một nửa so với mức đỉnh điểm kể từ đầu năm nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia HSBC, tình hình cơ bản vẫn là tốt. Các chỉ số kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay của các công ty đã công bố đều đạt dự kiến. Như Vinamilk, thu nhập ròng tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam vẫn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và nền kinh tế vẫn tăng trưởng vững, dù có một chút lo ngại về vấn đề lạm phát. Quan điểm của HSBC về thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không thay đổi và họ muốn tiếp tục tích lũy cổ phiếu của các công ty Việt Nam cho dài hạn, trong bối cảnh VN-Index đã tiến gần sát mức 900 điểm. Admin (Theo vneconomy.vn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2