intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn chăm sóc bé từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm tháng đầu đời là một trong những giai đoạn quan trọng đối với việc chăm sóc bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Lần đầu làm mẹ, bạn phát hiện ra có rất nhiều thứ bạn có thể sống mà không cần đến nó – ví dụ giấc ngủ hay rất nhiều thói quen khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn chăm sóc bé từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi

  1. Hướng dẫn chăm sóc bé từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi Những năm tháng đầu đời (sơ sinh đến 06 tháng tuổi) là một trong những giai đoạn quan trọng đối với việc chăm sóc bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Lần đầu làm mẹ, bạn phát hiện ra có rất nhiều thứ bạn có thể sống mà không cần đến nó – ví dụ giấc ngủ hay rất nhiều thói quen khác. Ngược lại, bạn sẽ không thể sống nếu thiếu một số thứ trước đây tưởng chừng như xa lạ. Bên cạnh nhu cầu sắm sửa nhiều vật dụng mới, các bà mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu còn có rất nhiều băn khoăn, lo lắng… Dưới đây là những lời khuyên ngắn gọn và hữu ích giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong năm đầu tiên có em bé.
  2. Bé sơ sinh thích được quấn trong chăn Trẻ sơ sinh vốn quen với sự bao bọc của tử cung và chưa kiểm soát được hoạt động của tay chân. Quấn chăn giúp bé bình tĩnh và kéo dài giấc ngủ của cả hai mẹ con. Thậm chí nhiều bé đến 6 tháng tuổi vẫn còn được quấn tã bông. Tắm cho bé sơ sinh đúng cách Quy trình tắm cho bé sơ sinh theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi đồng 2 + Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C. Nếu thời tiết lạnh mẹ không cảm nhận chính xác nhiệt độ nước có thể dùng sản phẩm “Đo nhiệt độ tắm” + Dùng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm chặt bé, ngửa đầu. + Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Mẹ có thể lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, đổi mặt khăn lau mắt còn lại. + Làm ướt tóc, gội đầu bé bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch, tốt nhất mẹ nên chọn loại xà bông không làm cay mắt bé.
  3. + Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước. + Bỏ khăn bông đang quấn quanh người bé. + Cho người bé vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu bé, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân. + Xong nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người bé. + Mặc quần áo sạch vào cho bé. Một số lưu ý khi tắm bé: + Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau. + Chú ý bế bé cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn. + Tắm bé nơi kín gió. + Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt bé. + Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục. + Nếu có thể, các bà mẹ nên có 2 thau nước: 1 thau nước tắm với xà phòng, 1 thau nước sạch. + Vệ sinh thau sau khi tắm bé xong.
  4. Mẹ nên mua chậu tắm lớn Đây là vật dụng đầu tiên mà mẹ cần sắm cho bé khi tắm gội. Các mẹ nên chọn mua chậu tắm có kích cỡ lớn, để khi bé lớn hơn, chậu tắm vẫn phát huy tác dụng. Tránh trường hợp phải đi sắm chậu mới sau vài tháng. Bé cần nhiều loại khăn tắm Khi tắm cho bé, mẹ cần sử dụng ít nhất 3 chiếc khăn gồm: khăn bông to để quấn người bé sau khi tắm, khăn bông nhỡ để lau đầu bé sau khi gội và 1 khăn nhỏ dùng khi tắm bé. Tuy nhiên, các mẹ nên sắm dư ra một vài bộ khăn tắm để sử dụng nhiều lần cho bé về sau. Có nên dùng miếng lót sơ sinh suốt 24/24? Miếng lót sơ sinh mang đến cho mẹ sự tiện dụng, bé cũng sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, để tránh sự hốt hoảng, đổ lỗi của mẹ chồng và sự nghi hoặc của chính bạn, hãy biết cách sử dụng ưu điểm của mỗi loại sản phẩm dành cho bé. Tránh lạm dụng 24/24 và ghi nhớ những điều sau: + Giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là mẹ nên chú ý kiểm tra tã của bé để thay ngay cả là ban đêm. + Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của bé! + Không nên thường xuyên chỉ dùng một loại miếng lót hoặc tã giấy. Mỗi khi trời nóng bức hoặc khi bé không khỏe trong người, mẹ nên cho bé dùng tã vải để bé cảm thấy thoải mái hơn. Tốt nhất là dùng xen kẻ tã vải và tả giấy. Mẹ có thể hơi cực một chút trong việc giặt giũ nhưng đó là cách an toàn cho con. Vào ban đêm, bé cần giấc ngủ liên tục nên mẹ có thể đóng bỉm cho bé, nhưng cũng phải thường xuyên kiểm tra để tránh trường hợp bé bị ướt, lâu ngày sẽ bị hăm tã.
  5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách nhất và những sai lầm cần tránh admin July 29, 2013 Dot Card Glenn Doman chia sẻ với các bà mẹ đang nuôi trẻ nhỏ 7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất đúng cách nhất, quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách cần phải có sự khéo léo và tính kiên trì của các mẹ nhé! 1. Hãy hát ru bé ngủ Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn. 2. Ngủ chung với bé Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều. 1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Khi cho bé bú mẹ, mẹ không chỉ nuôi dưỡng bé về mặt thể chất mà còn đem đến cho bé một nguồn an ủi lớn về tinh thần. Dòng sữa ngọt ngào và cả mùi vị thân quen của cơ thể người mẹ chính là liều thuốc an thần tuyệt hảo có thể xua tan mọi sự bất an ở bé. Tiếp cận với mẹ, mà cụ thể là bầu ngực mẹ, còn đem lại cho bé niềm tin đầu tiên vào thế giới an lành xung quanh. 3. Bế ẵm bé Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành…
  6. Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể. 4. Cần dỗ ngay khi bé khóc Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé. 6. Kịp thời thay tã lót Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu. 7. Quấn tã cho bé
  7. Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ. Nên và không nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh Hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối đầu nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày xoa nhẹ vùng đầu bé để kích thích sự phát triển của não bộ. Đặc điểm sinh lý thần kinh của trẻ sơ sinh Não bộ của trẻ lúc mới sinh nặng khoảng 400g, trong khi trọng lượng não của người lớn trung bình khoảng 1.400g. Khi trẻ mới sinh ra, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chỉ chứa ít myelin (chất béo giúp tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn). Vỏ não chưa được phát triển đầy đủ nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế, các cảm giác chưa phân hóa và thường gắn liền với xúc cảm. Để não bộ của bé phát triển tốt, lưu ý: - Cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để trẻ nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối của trẻ nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát như vỏ đậu, bông gòn, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày nên xoa nhẹ vùng đầu cho trẻ để kích thích sự phát triển của não bộ. - Trong thức ăn nên chứa nhiều chất béo để giúp trẻ sớm hoàn thiện tế bào não. - Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là sữa non. Sữa này chỉ có trong 2-3 ngày sau khi sinh, các loại sữa công thức không có sữa non. Sữa mẹ là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú mẹ còn là sợi dây tình cảm gắn kết yêu thương, thắt chặt tình mẫu tử.
  8. Đặc điểm vận động của trẻ từ lúc mới sinh đến hết 2 tháng tuổi: - Ngón chân bé xòe ra khi cù nhẹ bàn chân ở khu vực từ gót đến ngón chân. Đây có thể là tàn dư của sự tiến hóa. Những đứa trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này. - Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn. Vận động này nhằm bảo vệ mắt. - Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi. Vận động này giúp bé bám chặt mẹ. - Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay. Đây là dấu hiệu nắm bắt tự ý. - Phản xạ tìm kiếm: Khi lấy ngón tay khều nhẹ vào má trẻ, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng. Vận động này giúp bé tìm vú mẹ. - Phản xạ bước: Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu theo nhịp điệu. Đây là dấu hiệu bước đi tự ý. - Phản xạ bú: Bé bú “chùn chụt” khi người khác đưa đồ vật vào miệng. Đây là dấu hiệu cho phép nuôi ăn. - Phản xạ rút chân: Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác cù nhẹ. Cha mẹ nên bảo vệ bé để tránh các kích thích khó chịu. Từ lúc mới sinh đến hai tháng đầu, trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện sau: - Phản xạ với tư thế nằm khi ăn (biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu hay khó chịu). - Phản xạ định hướng: Từ 2 đến 3 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có phản ứng với âm thanh, đặc biệt khi nghe giọng nói của người lớn. Từ 3 đến 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu đưa mắt dõi theo những đồ vật di động, rồi dừng lại khi vật đứng yên. - Phản xạ khi ngủ và khi thức: Càng lớn trẻ sẽ ngủ ít và thức nhiều hơn.
  9. Lưu ý: Các bậc cha mẹ nên chú ý các phản xạ trên của trẻ. Nếu thấy bé không có những phản xạ như trên, thì nên đưa đi khám sớm để phát hiện một số dị tật bẩm sinh (nếu có). Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ. Cuối cùng ngày mà bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn con bằng xương bằng thịt, ngày bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, điều mà bạn đã thu thập từ trước đó để đưa vào thực tế. Ngày đầu tiên đón bé chào đời sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc mới lạ. Trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh có rất nhiều điểm đặc biệt mà bạn phải lưu tâm. Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm, yên bình nhất. Họ sẽ có cảm giác như mình rất phi thường vì đã vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó khăn.
  10. Tùy từng bệnh viện mà bạn sẽ được tiếp cận em bé của mình theo những cách thức khác nhau, có nơi các y bác sĩ sẽ đặt em bé lên ngực bạn, họ cho rằng việc tiếp xúc này sẽ khiến bé có được cảm giác an toàn, ấm áp, là sợi chỉ liên kết với mẹ đầu tiên khi bé chào đời. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động, tiếng khóc non nớt của bé, sau đó các y tá và bác sĩ sẽ quấn bé vào trong một cái khăn để giữ ấm cho bé. Hoặc cũng có bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ bế em bé ra chào mẹ sau khi đã được lau sạch máu và đờm nhớt. Chú ý đến những thay đổi của bé trong tuần đầu tiên Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài. Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé. Nếu bạn thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì bạn nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Sau 7 – 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Em bé của bạn có thể có một hoặc nhiều vết bớt, bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này, và điều này là hoàn toàn bình thường.
  11. Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn. Thêm vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà. Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, bạn hãy yên tâm rằng rồi bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình sau 1- 2 tuần. Nếu bạn thấy bé liên tục giảm cân, bạn cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng. Bú mẹ Bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da. Tiêm phòng Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:
  12. Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé. Giao tiếp với bé Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé. Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải Bạn sẽ phải làm quen với những cơn giật mình của bé, có thể ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn. Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này đó là hãy làm sạch và massage nhẹ nhàng cho mắt bé. Nhưng tốt hơn cả, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám. Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra. Chăm sóc người mẹ Người mẹ có khỏe thì em bé cũng mới khỏe mạnh. Do đó trong tuần đầu tiên, thậm chí cả vài tuần sau, việc tự chăm sóc bản thân cho mình là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn cần cố gắng ngủ khi bé ngủ, điều này sẽ giúp bạn thích nghi nhanh với sự có mặt của nhân vật mới trong nhà. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa
  13. giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cơ thể mình, vừa giúp bạn có được một nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2