Bài tập 2 trang 70 SGK Lịch sử 6
Cuộc đấu tranh của nhân dân trogn thời Bắc thuộc
Hướng dẫn giải bài 2 trang 70 SGK Lịch sử 6
Số thứ tự
|
Thời gian
|
Tên cuộc khởi nghĩa
|
Người lãnh đạo
|
Tóm tắt diễn biến chính
|
Ý nghĩa
|
1
|
Năm 40
|
Hai Bà Trưng
|
Hai Bà Trưng
|
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu.
|
Báo hiệu các thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị nước ta vĩnh viễn
|
2
|
Năm 248
|
Bà Triệu
|
Triệu Thị Trinh
|
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ) rồi lan rộng khắp Giao Châu.
|
Tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc.
|
3
|
542 - 602
|
Lí Bí
|
Lí Bí
|
Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa . Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân nhanh chóng chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân.
|
Nước ta có độc lập chủ quyền sánh vai ngang hàng với Trung Quốc.
|
4
|
Đầu thế kỉ VIII
|
Mai Thúc Loan
|
Mai Thúc Loan
|
Đầu thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết được nhân dân Giao Châu và Chăm - Pa chiếm được thành Tống Bình.
|
Tiếp tục khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc, không chịu lảm nô lệ.
|
5
|
Trong khoảng 776 - 791
|
Phùng Hưng
|
Phùng Hưng
|
Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động cuộc khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình
|
Ý chí quyết tâm giành độc lập chủ quyền cho Tổ quốc.
|
Bài tập 3 trang 70 SGK Lịch sử 6
Sự chuyển biễn về kinh tế và văn hóa xã hội
Hướng dẫn giải bài 3 trang 70 SGK Lịch sử 6
Câu a:
- Kinh tế: Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
- Văn hoá:
- Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
- Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.
Câu b:
- Sau hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán cổ truyển như làm bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu,...
- Ý nghĩa: chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của các phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1 trang 69 SGK Lịch sử 6
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 73 SGK Lịch sử 6