Để nắm bắt được nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về biến dị. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2017 trên website HỌC247.
Bài 9 trang 66 SGK Sinh học 12
Những phân tích di truyền tế bào học cho biết rằng, có 2 loài chuối khác nhau: chuối rừng lưỡng bội và chuối nhà trồng tam bội. Ở những loài này, gen A xác định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a xác định thân thấp. Khi gây đột biến nhân tạo, người ta thu được một số dạng tứ bội và các dạng này chỉ tạo các giao tử lưỡng bội có khả năng sống.
a) Xác định kết quả phân li về kiểu gen và kiểu hình ở các phép lai sau:
mẹ Aaaa X bố Aaaa
mẹ AAaa XbốAAaa
b) Hãy cho biết một số đặc điểm quan trọng khác nhau ở chuối rừng và chuối nhà.
c) Thử giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện chuối nhà.
Hướng dẫn giải bài 9 trang 66 SGK Sinh học 12:
a) P: V Aaaa X * Aaaa
Gp: (1/2Aa , 1/2aa) ; (1/2Aa , 1/2aa)
Tỉ lệ phân li kiểu gen: 1 AAaa: 2 Aaaa: 1 aaaa
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 3 cao : 1 thấp
(+) P: AAaa X AAaa
Gp: (1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6aa) ; (1/6AA , 4/6Aa, 1/6aa)
Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F,: 1 AAAA: 8 AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1 aaaa. Tỉ lệ phân li kiểu hình: 35 cao: 1 thấp.
b) Một số đặc điểm khác nhau của chuối rừng và chuối nhà
Đặc điểm
|
Chuối rừng
|
Chuối nhà
|
Lượng ADN
|
Bình thường
|
Cao
|
Tổng hợp chất hữu cơ
|
Bình thường
|
Manh
|
Tế bào
|
Bình thường
|
To
|
Cơ quan sinh dưỡng
|
Bình thường
|
To
|
Phát triển
|
Bình thường
|
Khoẻ
|
Khả năng sinh giao từ
|
Bình thường -> có hạt
|
Không có khả năng sinh giao tử bình thường nên không hạt
|
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài tiếp theo:
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 66 SGK Sinh học 12