intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài C5,C6,C7 trang 38 SGK Vật lý 6

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tiến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm phần lý thuyết hướng dẫn giải bài tập trang 38 là tài liệu tham khảo hữu ích nhằm giúp các em ôn lại kiến thức đã học và gợi ý phương pháp giải các bài tập trong sách. Mời các em tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài C5,C6,C7 trang 38 SGK Vật lý 6

Bài C5 trang 38 SGK Vật lý 6

Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân:
Dụng cụ đó gồm:
– Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nó, có một sợi chỉ buộc vào quả cân.
– Một bình chia độ có GHĐ 250 cm3, miệng rộng để có thể cho lọt quả cân vào trong bình. Bình chứa khoảng 100 cm3nước.
Một lực kế có GHD ít nhất 2,5 N.
Hướng dẫn giải bài C5 trang 38 SGK Vật lý 6:
Xem lại khái niệm trọng lượng riêng.
Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Vậy để tính trọng lượng riêng của chất làm quả cân thì cần biết trọng lượng và thể tích quả cân đó
– Trọng lượng quả cân đo bằng lực kế (không thể lấy khối lượng * 10 vì lực trọng trường mỗi nơi mỗi khác!) —> biết được trọng lượng P
– Thể tích quả cân thì đo bằng cách: đổ nước vào bình chia độ, đổ 200cm3 thôi, rồi nhúng ngập hoàn toàn quả cân vào. Mức độ nước tăng lên chính là thể tích quả cân —> V
Trọng lượng riêng d=P/V

Bài C6 trang 38 SGK Vật lý 6

Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc đầm sắt có thể tích 40 dm3
Hướng dẫn giải bài C6 trang 38 SGK Vật lý 6
Khối lượng của chiếc đầm sắt có thể tích là V= 40 dm3 là:
m = D x V = 7800 kg/ m3 x 0,04 m3 = 312 kg.
Trọng lượng của chiếc đầm sắt là :
P = 10 m = 10.312 = 3120 (N)

Bài C7 trang 38 SGK Vật lý 6

Mỗi nhóm học sinh hòa 50g muối ăn vào 0,5 l nước rồi đo khối lượng của nước muối đó.
Hướng dẫn giải bài C7 trang 38 SGK Vật lý 6
Tính rồi so sánh với khối lượng riêng của nước.
D = m : V ; m = m (muối) + m (nước)
Dùng bình chia độ để đo thể tích.
 

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài C2,C3,C4 trang 37 SGK Vật lý 6 

 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3 trang 42 SGK Lý 6

 

 

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2