intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 121

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

129
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'hướng dẫn hạch toán tài khoản 121', tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 121

  1. Hướng dẫn hạch toán tài khoản 121 Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…) có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm: - Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán; - Trái phiếu gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ; - Các loại chứng khoán khác theo qui định của pháp luật. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU 1. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. 2. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua vào để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không quá một năm.
  2. 3. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư ngắn hạn bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn. 4. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà đơn vị đang nắm giữ (Theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác; Theo từng loại đối tác đầu tư; Theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế). KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 121 - ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN Bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào. Bên Có: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán. Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do nghiệp đang nắm giữ. doanh Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1212 - Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn.
  3. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU 1. Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào chi phí thực tế mua (Giá mua cộng (+) Chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi: Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Phải trả cho người bán Có TK 331 - Tiền mặt Có TK 111 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 112 - Tạm ứng Có TK 141 - Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. 2. Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu: a) Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi: Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. b) Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi; Nợ các TK 111, 112,.... Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. c) Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền
  4. lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi: Nợ các TK 111, 112,... (Tổng tiền lãi thu được) Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần tiền lãi của kỳ mà doanh nghiệp mua các khoản đầu tư này).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2