intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thịt, gà trứng ở hộ gia đình: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thịt, gà trứng ở hộ gia đình sẽ tiếp tục cung cấp cho người đọc các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gà trứng bao gồm: Chọn giống gà, thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thịt, gà trứng ở hộ gia đình: Phần 2

  1. Phần thứ hai KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG I. GIỐNG 1. Gà Leghorn (Lơgo) Là giống gà nhập vào nước ta sớm nhất, với các giống thuần giống gốc do Cuba giúp đỡ. Gà có màu lông trắng cả trong và mái, thân hình nhỏ, gà mái trưởng thành 1,6 - l,7kg, gà trống 2,3 - 2,5kg, năng suất trứng cao 270 - 280 quả/năm. Trứng có khối lượng bình quân 55 - 60g/quả, lòng đỏ có màu vàng nhạt. Nhờ có vỏ trứng màu trắng nên dễ soi phôi thai phát triển, nhất là khi dùng trứng gà để chế thuốc và văcxin các loại. Bình quân tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 - l,6kg thức ăn hỗn họp, nếu thức ăn có chất lượng cao còn tiêu tốn thấp hơn. Gà đẻ tương đối sớm, 19 tuần tuổi đã chuyển lên chuồng gà đẻ, chọn loại những con xấu, phát dục chậm. Ghép trống mái tỷ lệ 1/9 - 10. Các dòng gà này được nuôi giữ ở xí nghiệp gà giông trứng dòng thuân Ba Vì và câp giông cho nhu câu chăn nuôi cả nước. Riêng gà thương phẩm chọn loại bỏ hống bằng phương pháp xem gai sinh dục ở lỗ huyệt. 77
  2. Từ năm 1993 có thêm dòng gà Lơgo L3, con mái mới nở có đặc tính ở cánh có lông ngoài mọc chậm, ngắn, hàng lông trong mọc dài hơn. Khi lai với dòng khác vẫn giữ được đặc tính mọc lông này nên phân biệt chọn trống mái dễ dàng bằng cách chọn tốc độ mọc lông cánh như trên. Các dòng đều được chọn lọc ghép phối giống theo gia đình và chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên hàng năm đều nâng cao được tính trạng năng suất, gà đẻ tăng trứng, ấp nở cao. Một số cơ sở chăn nuôi đã lai gà Lơgo với gà Rhode (Rốt) để tạo tổ hợp lai Rốt-Lơgo, trứng có màu nâu nhạt như trứng gà ta phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Gà Lơgo là gà trứng năng suất cao, nuôi theo phương pháp công nghiệp thì thích hợp hơn, trong thực tế nhiều hộ gia đình nuôi theo phương pháp bán công nghiệp thả vườn thì phải tập cho chúng quen dần với lối nuôi thả lúc đang còn là gà con và thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ được quy định. Ngày cho ăn 2 - 3 lần. Năng suất tuy có thấp hơn đàn gà nuôi theo phương pháp công nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế lại cao. Khi nuôi đàn gà theo phương pháp bán công nghiệp cần lưu ý chăm sóc đàn gà con, và những ngày mưa rét phải nhốt vào chuồng. Ke cả gà giò, gà đẻ nếu nuôi thả vườn với số lượng không lớn có thể kéo dài thời gian nuôi gà đẻ tới 2 năm, năng suất vẫn đạt trên 150 - 200 quả trứng, cao hơn gà Ri và gà Lơgo không mang tính ấp. 78
  3. 2. Gà Gold-lỉne Gà Gold-line nhập từ Hà Lan, là gà chuyên trứng thương phẩm, có tính biệt ừống mái lúc mới nở, gà mái lông màu nâu, gà hống lông màu trắng, do đó rất dễ loại bỏ ngay gà trống. Nuôi trong điều kiện nước ta gà có năng suât trứng 250 - 270 quả/năm, nêu nuôi dưỡng tôt sản lượng trứng còn cao hơn. Trứng vỏ nâu, trung bình nặng 50 - 60 g/quả và trên 60 - 65 g/quả lúc gà đạt hên 35 tuần tuổi. Ưu điểm của giống gà này là chu kỳ đẻ trứng kéo dài, có thể đến 15 tháng hoặc hơn và giai đoạn đẻ cũng kéo dài 32 - 35 tuần tuổi với tỷ lệ 85 - 90%. Vì vậy có thể nuôi đẻ kéo dài thời gian hên 1 năm đến 1,5 năm khi nuôi ở hộ gia đình theo phương pháp bán công nghiệp. Bình quân tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 - l,6kg thức ăn hỗn hợp. Nếu thức ăn cân đối các thành phần dinh dưỡng tốt thì còn thấp hơn hoặc ngược lại. 3. Gà Brown-nick Là gà nuôi lấy trứng ăn, có tính biệt autosex phân biệt gà thương phẩm trổng mái lúc mới nở: mái có màu lông vàng nâu, trống có lông màu trắng nên dễ chọn gà mái nuôi. Thể trọng gà mái 76 tuần tuổi 2,2- 2,27kg. Giống gà này có năng suất trứng cao, nuôi tốt đạt 280 - 300 quả/năm. v ỏ trứng màu nâu, khối lượng trứng bình quân cả chu kỳ đẻ 62 - 63 g/quả. 79
  4. Giống gà này của Mỹ chỉ mới nhập bố mẹ vào nước ta vài năm gần đây và đang được nuôi ở một số trại phía Nam và phía Bắc, tỷ lệ nuôi sống của gà đẻ từ 18 - 76 tuần tuổi là 91 - 94% và đều cho năng suất khá cao, tỷ lệ đẻ 80 - 90%. Đây là giống gà trứng thương phẩm được các hộ chăn nuôi gia đình ưa thích. 4. Gà Hy-Line Đây là một trong những giống gà đẻ trứng hiền lành, có năng suất trứng cao nhất so với các giống gà trứng được sản xuất tại Mỹ. Gà có tính biệt autosex, mái thương phẩm lông màu nâu, trổng lông màu trắng nén rất dễ loại trống ngay từ lúc mới nở. Gà có năng suất trứng cao, trong điều kiện chăn nuôi của ta chăm sóc tốt đạt 290 - 310 quả/năm. Khối lượng trứng bình quân 59 - 60 g/quả, khi gà đạt trên 50 tuần tuổi trứng to hơn, nặng trên 60 g/quả. Thức ăn cho 12 80
  5. trứng là l,7kg. Thể trọng lúc 70 tuần tuổi đạt 2,25kg. Tỷ lệ nuôi sống gà đẻ đạt 96 - 98% đến 80 tuần tuổi. 5. G à Isa-Brown Gà Isa-Brown có tính biệt autosex, gà mái thương phẩm lông màu nâu, gà trống lông màu trắng và được loại bỏ ngay lúc mới nở. Tỷ lệ nuôi sống 1 - 1 8 tuần tuổi 98%, giai đoạn đẻ đến 76 tuần là 93%. Đây là giống gà nhập từ Pháp có năng suất trứng cao 270 - 280 quả/năm, 329 quả lúc 76 tuần/mái đầu kỳ. Giong gà này có ưu điểm là trứng to, bình quân trện 63 - 64 g/quả, vô màu nâu. Gà bố mẹ nhập vào nước ta thể hiện tính thích ứng với khí hậu nóng, ẩm,... đạt năng suất cao, có chu kỳ đẻ 22 - 76 tuần tuổi. 6. G à Hisex Brown Giống gà này có nguồn gốc từ Hà Lan, gà chuyên trứng, gà giống bố mẹ được nhập vào nước ta ở một số trại gà phía Nam. Gà đẻ trứng màu nâu, phù hợp với khí hậu miền Nam nước ta. Tỷ lệ nuôi sống đến hết 17 tuần tuổi là 96 - 98%. Trung bình một mái đẻ 250 trứng/năm, tiêu tốn thức ăn 1,5 - 1,6 kg thức ăn/10 quả trứng, khối •lượng trứng 55 - 65 g/quả. 81
  6. 7. Gà Lohmann Brown Giống gà này nhập từ Đức, có năng suất trứng cao 290 - 300 quả/nãm/mái, trứng màu nâu, khối lượng trứng 63 - 65 g/quả, tiêu tốn l,5kg thức ăn/10 quả trứng. Sản lượng trứng giống 72 tuần tuổi đạt 266 - 276 quả, tỷ lệ ấp nở 78 - 82%. Giống gà này có ưu điểm gà con mới nở con mái có màu lông nâu đậm chọn nuôi, còn con trổng có màu lông trắng loại thải. Tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn cao. 8. Gà Hubbard Comet Giống gà này có lông màu vàng ừắng, đốm hoặc đốm trắng, đốm vàng giữa 2 giống New - Hamshire (bố màu trắng) với Hubba Srreder (mẹ màu trắng). Trung bình mỗi mái đẻ 220 - 240 quả/năm. v ỏ trứng màu nâu, dày. Khối lượng trứng trung bình 60g/quả. Sau 4 tháng nuôi gà nặng 2,2 - 2,5kg. Nấu nuôi theo phương thức bán công nghiệp thì trong thời gian đầu phải cho đàn gà này ăn thức ăn công nghiệp (do các cơ sở chế biến thức ăn sản xuất). Sau đó có thể tự pha trộn thức ăn nuôi gà ở 82
  7. hộ gia đình (gạo, lúa và các hợp chất). Nuôi theo phương thức này gà mái vẫn đẻ trứng đều nhưng năng suất có thấp hơn khi nuôi theo phương thức công nghiệp. Ngoài các giống gà siêu trứng đã được giới thiệu còn có một sổ giống gà kiềm dụng trứng - thịt như gà Rhode-Ri (do Viện Chăn nuôi quốc gia lai tạo), gà Tam hoàng, gà Lương phượng, gà Kabir, gà A i Cập, gà Sasso, gà ISA - S457 và ISA - S757 lông màu nhập nội cho năng suất trứng không cao bằng các giong gà siêu trứng nhưng trứng có vỏ màu nâu, lòng đỏ đậm, thơm ngon, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng (xem mục giới thiệu giống của Phần thứ nhất “K ỹ thuật chăn nuôi gà th ịt”, tr. 21). 83
  8. II. CHỌN GÀ GIÓNG TRỨNG Nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, trước hết phải chọn giống gà thích hợp với điều kiện nuôi, quá trình nuôi thường xuyên và theo định kỳ chộn gà mái giống đạt chất lượng để có hiệu quả chăn nuôi. 1. C họn gà m ói nở Chọn gà loại I khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đồng đều, loại bỏ gà loại II, không nuôi ép. * Chộn dựa vào đặc điểm ngoại hình: Khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn mỗi giống hoặc tổ hợp lai thương phẩm. Màu lông đặc trưng của giống, bóng mượt, bông, tơi xốp. Rốn kín, bụng thon nhẹ, đầu vươn cao, mắt sáng, hai mỏ khép kín. Chân cứng cáp, đi lại vững vàng, nhanh nhẹn. * Loại những con: Khối lượng quá nhỏ; khoèo chân, vẹo mỏ, hậu môn dính phân; lông xơ xác, dính bết; bụng xệ và cứng, màu xanh đen; rốn hở. Đối với gà con 2 - 3 tháng tuổi thì chọn những con chăm ăn (sờ thấy diều đầy thức ăn), chân cứng cáp, lông bóng mượt, đuôi gọn, cánh úp gọn vậo mông. Loại thải những gà lông xơ xác, da nhợt nhạt (suy dinh dưỡng). Sau 3 tuần gà trống lớn hơn, mào rõ hơn gà mái nên có thể tách gà trống nuôi riêng để loại những con không làm giống được thì nuôi bằng thức ăn cho gà thịt. 84 !/
  9. * Phương pháp chọn: Dựa vào các đặc điểm nêu trên để chọn lần lượt tùng con theo phương pháp sau: - Bắt gà lên quan sát toàn diện về màu lông, đầu, cổ, bụng, chân, hậu môn để xem có khuyết tật nào hay không, đặc biệt là bụng, rốn. - Thả gà cho đi lại tự do để xem dáng đi và chân có khuyết tật hay không. - Loại bỏ những con có khuyết tật như đã nêu trên. Chăn nuôi gà trống thường phải tách riêng trống mái lúc gà con mới nở ngay trong trạm ấp bởi vì chăm sóc nuôi dưỡng trống mái khác nhau, mật độ chuồng gà trông thấp hơn gà mái đến 4 - 5 lần. Phương pháp phân biệt trống mái bằng soi lồ huyệt: * Phương pháp này dựa vào cơ quan sinh dục tại lỗ huyệt của con trống khác con mái, có 2 cách: * Cách thủ công (tay và mắt): Người chọn giống ngồi trên ghế, phía trước mắt có đèn soi sáng với độ phản quang cao đặt trên bàn. Hộp gà cũng được đặt trên bàn. Dưói sàn nhà, bên phải và bên trái sát ghế người ngồi chọn đặt 2 hộp không để đựng gà sau khi chọn. Người chọn cầm gà ở tay trái, lưng gà úp vào lòng bàn tay, đầu gà chúc xuống dưới, tay cầm gà bóp nhẹ vào bụng để cho phân ra ngoài. Tay phải dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ nhàng mở lỗ huyệt ra. ở con trống thấy có mấu lồi lên, đó là gai giao cấu (dương vật), ở con mái không có mấu lồi lên. Soi xong đặt gà vào hộp: Gà mái cho vào hộp bên phải, gà trống hộp bên trái. 85
  10. Phương pháp thủ công chọn gà độ chính xác không cao, thường 85 - 90%, gà sợ hải (stress) nhiều, năng suất chọn không cao. * Cách chọn dùng thấu kính “sexkop” của Nhật: Cấu tạo đèn soi “sexkop” giống như “bút xoá mực”, đầu dưới tròn và nhỏ làm bằng thuỷ tinh, trong có dây tóc bóng đèn cực nhỏ được nối với nguồn điện. Trong thân phía trước của đèn có hệ thống thấu kính phóng đại vật được soi gấp 20 lần. Người chọn cầm gà bên tay trái, bóp nhẹ vào phía bụng dưói cho phân ra ngoài (làm như phương pháp chọn thủ công), tay phải cầm đèn đưa đầu có bóng đèn vào lỗ huyệt, mắt phải nhìn sát vào đầu trên của đèn (giống như soi kính hiển vi), có thể nhìn rất rõ và chính xác gai giao cấu của con trống tói 100%. Trong 1 giờ 1 người có thể chọn 1000 con. Để tránh xây xát lỗ huyệt, trước khi soi phải nhúng đầu có đèn vào dầu glyxerin để bôi trơn. 2. Chọn gà hậu bị giống Chọn gà hậu bị giống vào 2 thòi điểm 6 tuần tuổi và 20 tuần tuổi: vói gà giống trứng 133 ngày tuổi, vói gà giống thịt và kiêm dụng 140 ngày tuổi (thời điểm ghép đàn trống mái để nuôi sinh sản) vói nguyên tắc dưạ vào khối lượng cơ thể và đặc điểm ngoại hình của giống. Khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn của mỗi giống vào 2 thòi điểm như trên cho trống, mái riêng. - Đến 42 ngày tuổi đối với gà mái cần thải những con có khuyết tật, quá bé không làm giống được, gà ưống cũng chọn những con tốt nuôi giống khoảng 15 - 20% 86
  11. đàn để khi ghép phối giống vào đàn mái 140 ngày tuổi sao cho tỷ lệ 1 trống trên 8 - 1 0 mái và còn có thêm một số trống để dự phòng thay thế. - Đối vói gà trống vào thời điểm 6 tuần tuổi nên chọn những con tốt vói số lượng đủ cho tỷ lệ trống mái, có dự trữ 10 -15% rồi chuyển sang nuôi chế độ gà hống hậu bị, cho ăn hạn chế. Số gà hống không được chọn làm giống chuyển sang nuôi gà thịt cho ăn tự do. Những con được chọn làm giống phải rõ đặc điểm của giống. Đối vói gà mái chỉ chọn loại nhũng con bị khuyết tật, quá bé không làm giống được rồi chuyển cả đàn vào nuôi chế độ hậu bị cho ăn hạn chế. - Đặc điểm ngoại hỉnh của gà mái hậu bị tốt và xấu: B ộ phân cơ G à m ái hậu bị tốt G à mái hậu bị xấu ' thề Đầu Rộng, sâu Hẹp, dài Mắt To, sáng Nhỏ, nhạt màu Mào, tích Phát triển, màu tươi Nhỏ, nhợt màu Mỏ Chắc, ngắn Mảnh, dài Thân Dài, sâu, rộng Hẹp, ngắn, nông Bụng Phát triển, khoảng cách giũa cuấ Kém phát triển, khoảng cách xuơng luỡi hái và xuong háng giữa cuối xương lưỡi hái và rông xuong háng hẹp Chân Màu vàng, bóng, ngón chân Màu nhợt nhạt, thô ráp, ngón ngắn chân dài Lông Màu sáng, bóng mượt X ơ xảc, không bóng mượt, kém phát triển Tính tình Nhanh nhẹn Uể oải hay dữ tợn Đuôi Phát triển, xồe như nơm (chủ Kém phát triển, thót, cụp yếu con trống để dễ đạp mái 87
  12. 3. Kỹ thuật chọn gà mái lên đẻ Để chọn gà hậu bị lên đàn mái đẻ bà con cầif chọn vào thời điểm 20 tuần tuổi: - Cách chẹn: * * Đầu tròn, nhỏ, mắt to và sáng, cổ thanh. * Mỏ bình thường, mào và tích tai đỏ tươi. * Thân hình cân đối, bụng thon, mềm. * Khoảng cách giữa cuối xương lưỡi hái và xương háng rộng. * Chân bóng, lông mượt, dáng đi nhanh nhẹn. - Đàn gà hậu bị giống tốt phải có độ đồng đều cao: 80 cộng trừ 5 - 10% (độ đồng đều cho phép 75 - 85%, tuỳ đàn giống hậu bị có thể 70 - 90%). - Cần loại những gà mái gầy yếu, các tính trạng sinh dục kém, biểu hiện như mồng tích kém phát triển. Những gà mái biểu hiện bệnh, đít dúm đều cho loại. Chọn đinh kỳ dằn gà mái đẻ để loại những cá thể đẻ kém: - Nguyên tắc chọn phải dựa vào đặc điểm ngoại hình như mào, bộ lông, lỗ huyệt, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương hông,... - Đặc điểm ngoại hình của gà mái đẻ tốt và đẻ kém: B ộ phận c ơ thể G à mái đẻ tốt G à m ái đ ẻ kém Mâo và tích To, mém, màu đỏ tươi Nhỏ, nhọt nhạt, khổ L6 huyệt Ướt, cử động, màu nhạt Khố, bẽ, ít cử động 88
  13. Bộ lông Không thay lông cánh hàng Đã thay lông cánh ở thú nhất hàng thứ nhất Khoảng cách giữa Rộng, đặt lọt 2 - 3 ngón tay Hẹp, c h ỉ đặt lọt 1 2 xương háng ngón tay Màu sắc mỏ, chân Màu vàng của mỏ, chân nhạt Màu vàng của mỏ và dẩn theo thời gian đẻ chân vẫn giữ nguyên Bà con muốn biết gà mái đẻ hay không đẻ thì nên kiểm ưa khoảng cách giữa cuối xương lưõi hái và xương háng: - Nếu để vừa 4 ngón tay là gà đang đẻ. - Nếu chỉ để vừa 2 ngón tay là gà không đẻ. 89
  14. 4. Chọn gà trống để ghép đàn * Chọn những gà trống để ghép đàn như sau: - Dáng hùng dũng, thân hình cân đối, nhanh nhẹn, tiếng gáy vang. - Mắt to, sáng, mào tích đỏ tươi. Nếu là giống gà mào đơn thì mào phải thẳng đứng, răng cưa thưa đều. - Lông cổ, cánh ánh mượt, lông đuôi dài. Cánh áp sát vào thân. - Không chọn những gà trống có biểu hiện bệnh. * Tỷ ghép trống, mái cho các giống gà nhập nội chuyên trứng: 1/10 -12. * Rất cần thiết có gà trống được nuôi dự phòng, thường là 10% để thay thế cho những gà trống phải loại trong quá trình làm giống. Nuôi gà trống dự phòng phải cho ăn theo chế độ nuôi gà trống giống để gà khồng béo quá hoặc gầy quá và phải chăm sóc tốt vì gà trống dễ chọi nhau. 5. Vận chuyển gà con, gà hậu bị a. Vận chuyển gà con Do đặc điểm của gà con mới nở ở bụng có cục noãn hoàng chưa tiêu hết - là chất bổ dưỡng cho gà sống, hoạt động nên việc vận chuyển gà con từ trạm ấp về chuồng úm cần tiến hành nhanh nhất, trong ngày gà con mới nở ra chưa cần cho ăn uống gì cả. Gà con mới nở cần đảm bảo ở nhiệt độ 35 - 32°c để giữ cho thân nhiệt ổn định và có độ thoáng khí tốt. 90
  15. Vận chuyển gà con không kéo dài thời gian, tránh lúc trời năng nóng hoặc mưa to đê không giảm sức khỏe dẫn đến bệnh tật hao hụt. Gà con mới nở đựng vào hộp gà con để chuyên chở từ trạm ấp đến chuồng nuôi. Hộp làm bằng các-tông xốp cửng, xung quanh hộp và nắp đậy đục nhiều lỗ cho thông thoáng. Hộp làm hình thang, đáy dưới to hơn năp đậy trên, chia 4 ô để đựng 25 gà con ở mỗi ô, ữời nắng chỉ đựng 20 con/ô. Hộp có thể làm bằng gỗ để sử dụng nhiều lần, cần rửa sát trùng kỹ sau mỗi lân chở gà. Hộp gỗ thì chở xe máy cũng được, còn hộp giấy thì làm thêm khung gỗ để sắp hộp vào sẽ đảm bảo hơn. b. Vận chuyển gà hậu bị Gà hậu bị giống chở đi xa cũng phải cẩn thận như chở gà con, lồng nhỗt phải rộng thoáng và được sát trùng. Quá trình này đều bắt đầu bằng việc bắt gà cho vào lồng, sắp lồng lên xe, hạ lồng xuống, thả gà vào chuồng đều có tác động gây stress cho đàn gà nên mọi động tác phải rất nhẹ nhàng, vào lúc thòi tiết mát mẻ. * Lồng, hộp chở gà phải được sát trùng kỹ, thoáng, nhốt vừa đủ, không chật quá, không rộng quá làm gà dễ bay nhảy có hại. * Xe vận chuyển phải được rửa, sát trùng. Không dùng xe chở hoá chất, thuốc sâu để chở ga. Xe có thành, có mui, thoáng mát. * Xe chở gà đến nơi giao nhận phải hạ lồng chứa gà xuống ngay cho gà thoáng mát và thả gà vào chuồng đã chuẩn bị sẵn. 91
  16. m . THỨC ĂN VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG 1. Nguyên liệu thức ăn Các nguyên liệu dùng làm thức ăn cho gà được chia thành 4 nhóm chính: a. Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng cao (trên 2.500 kCal/kg nguyên liệu). Dùng cho các hoạt động sống: vận động, thở, tiêu hoá... Dùng để tạo sản phẩm. Các loại nguyên liệu trong nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm có: Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ: Ngô, thóc, tấm, cám gạo,... Các loại củ: sắn, khoai lang,... b. Nhóm thức ăn giàu đạm: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao. Dùng để tạo thành đạm của cơ thể. Nếu thừa đạm theo nhu cầu, gà sử dụng không hiệu quả, sẽ bị lãng phí. Các nguyên liệu trong nhóm thức ăn giàu đạm: Nguồn gốc thực vật: Đậu tương, vừng, lạc, và các loại khô dầu,.... Nguồn gốc động vật: Cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịt xương, bột nhộng tằm, giun đất, mối, dòi,... c. Nhóm thức ăn giàu khoáng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng các chất khoáng cao. Tham gia tạo xương. 92
  17. Các nguyên liệu trong nhóm thức ăn giàu khoáng: Bột đá, bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương,... d. Nhóm thức ăn giàu vitamin: Là nhóm nguyên liệu có nhiều vitamin. Rất cần thiết cho sức khoẻ con vật. Các nguyên liệu ứong nhóm thức ăn giàu vitamin: Các loại rau tươi, cỏ, lá cây,... các loại vitamin và premix khoáng. 2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà Nuôi gà giống trứng sinh sản và gà đ ẻ trứng thương phẩm thường chia ra 3 hoặc 5 giai đoạn theo tuần tuổi: Gà con 0 - 6 (hoặc 9) tuần tuổi (TT) Gà giò hậu bị 7 (hoặc 10) - 18 tuần tuổi Gà đẻ 19 - 72 tuần tuổi. Ở một số công ty nuôi gà đẻ người ta có thể chia thành 3 pha: Pha khỏi động đẻ từ 19 - 22 tuần tuổi, Pha đẻ 1 23 - 44 tuần tuổi, Pha đẻ I I 45 -72 tuần tuổi. 93
  18. Bảng 10. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà giống trứng sinh sản và gà đẻ trứng thương phẩm Thành phần d in h dưỡng G à co n Gà giò hâu G à đẻ t 0-6T T bị 7 - 18TT 1 9 - 2 2 TT Năng lượng tnao đổi, 2.800 - 2.900 2.800 2.800 - 2.850 kCai/kg Protein thô, % 19-20 15-16 17-18 M ỡ thô không quá, % 3 2,5 3 X ơ thô không quá, % 5 5 5 Ca, % 1 1 3,5-4 Phosphohấpth u,% 0,45 0,45 0,45 Lyân, % 1 0,70 0,75 Methionin, % 0,4 0,34 0,35 Muối, khống quá % 0,40 0,40 0,40 Bảng 11. Định mức ăn và số trứng đẻ ra của gà giống trứng sinh sản và gà đẻ trứng thương phẩm S ố trúng đẻ ra Tuần tuổi T h ứ c ăn (g/con/ngày) trung bình (quả/con) 1 12 2 14 3 28 4 32 5 36 6 40 7 44 8 48 9 51 94
  19. 10 54 11 57 12 60 13 63 14 69 15 72 16 76 17 81 18 86 19 93 20 97 21 100 0,3 22 105 1,4 23 110 2,6 24 115 3,8 25 115 5,2 26 115 5,2 27 115 5,3 28 115 5,9 29 115 6,2 30 115 6,3 40 115 (10 ngày) 10,0 50 115 7,7 60 110 7,0 70 110 7,0 74 110 (4 ngày) 2,4 Tổng 47,481 kg/cả đời gà 95
  20. Bảng 12. Nhu cầu dinh dưỡng của gà Leghom T h àn h phẩn G à hậu b ị (tuần tuổi) G à đ ẻ (tuẩn tuổi) d in h dư ỡng 0 -4 5 -9 1 0 -1 3 1 4 -1 9 2 0 -2 3 T ừ 24 22-23 20-21 16-17 15-16 18-19 17-18 NLTB, kCal/kg 2850-2900 2900 - 3000 2750-2850 2750 - 2850 2850-2950 2750-2950 Mỡ, % 2,5-5,0 2 ,5 - 5 ,0 2,5-5 ,5 2,5-5 ,5 2,5 -5 ,5 2 ,5-5 ,0 X ơ .% 2-5 3-5 3-6 3-6 3 -6 3-6 Ca, % 1 ,0 - 1 ,3 1 ,0 -1 ,3 1 , 0 - 1 ,3 1,0-1,3 2,0 -2 ,5 3,8-4,0 p hấp thu, % 0 ,4 5 - 0 ,6 0 ,4 5 - 0 ,6 0 , 4 5 - 0 ,5 5 0 , 4 5 - 0 ,5 5 0,5 - 0,55 0 ,5-0 ,6 Muối, % 0,3-0 ,5 0 , 3 - 0 ,5 0,3-0 ,5 0,3 -0 ,5 0,3 -0 ,5 0 ,3-0 ,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1