Hướng dẫn mua laptop: Chọn chi tiết kỹ thuật phù hợp
lượt xem 62
download
Hướng dẫn mua laptop: Chọn chi tiết kỹ thuật phù hợp Bạn đang muốn mua một chiếc laptop, tuy nhiên không chắc về các tính năng mà mình cần thiết? Đây là một số thông tin về kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải biết trước khi quyết định. Sau khi đã xác định được loại laptop mình cần mua là gì xong thì đây chính là thời điểm cần quan tâm đến các chi tiết kỹ thuật cho máy. Bạn sẽ phải chọn giữa một “rừng” các tùy chọn về bộ vi xử lý, RAM, đồ họa, màn hình hiển...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn mua laptop: Chọn chi tiết kỹ thuật phù hợp
- Hướng dẫn mua laptop: Chọn chi tiết kỹ thuật phù hợp Bạn đang muốn mua một chiếc laptop, tuy nhiên không chắc về các tính năng mà mình cần thiết? Đây là một số thông tin về kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải biết trước khi quyết định.
- Sau khi đã xác định được loại laptop mình cần mua là gì xong thì đây chính là thời điểm cần quan tâm đến các chi tiết kỹ thuật cho máy. Bạn sẽ phải chọn giữa một “rừng” các tùy chọn về bộ vi xử lý, RAM, đồ họa, màn hình hiển thị cũng như các tính năng cần thiết khác. Quyết định tính năng nào cần và những gì không cần sẽ rất khó khăn, tuy nhiên bạn cần phải chọn ra một laptop mà mình ưa thích với một mức giá cả mà bạn có thể cáng đáng được. Nếu chưa hiểu về các chi tiết kỹ thuật máy nhưng có thể bạn sẽ phải trả ít tiền cho chiếc laptop của mình, tuy nhiên khi đó có một điều chắc chắn là nó sẽ thiếu một số tính năng cần thiết cũng như hiệu suất cần thiết cho các công việc của bạn. Hoặc ngược lại, bạn lại có thể tốn quá nhiều vào những thứ mà mình thực sự không cần thiết. CPU CPU luôn là trái tim của một máy tính, nó chịu tránh nhiệm vận hành hệ điều hành và mọi ứng dụng mà bạn sử dụng. Một CPU có tốc độ cao cũng có nghĩa các chương trình được chạy sẽ nhanh hơn, tuy nhiên bạn cũng phải chịu sự trả giá cho việc đó là thời lượng cung cấp pin cho máy cũng thấp hơn, và một điều chắc chắn nữa là laptop sẽ đắt tiền hơn. Có một điểm chung là hầu hết các laptop đều sử dụng CPU của các hãng AMD hoặc Intel. Nếu đang lên kế hoạch mua một netbook cho mình, bạn sẽ thấy các netbook này sử dụng các bộ vi xử lý Intel Atom. Và chắc chắn sẽ không có một khác biệt đáng chú ý nào về mặt hiệu suất giữa các chip Atom có
- trong các hệ thống hiện đại, tuy nhiên các bộ vi xử lý N450 Atom mới ra gần đây cho phép kéo dài thời lượng của pin hơn, đồng nghĩa với nó là việc tiêu thụ ít năng lượng hơn. Các máy tính Ultraportable thường sử dụng các bộ vi xử lý AMD hoặc Intel có điện áp thấp. Các chip này thường là các CPU dual-core khá giống với các CPU của netbook có trong các laptop lớn nhưng chạy ở tốc độ clock thấp hơn nhiều (ví dụ 1.2GHz thay vì 2.1GHz). Rất nhiều các bộ vi xử lý – quá nhiều để liệt vào danh sách ở đây – nằm trong nhóm này, tuy nhiên khi mua, bạn có thể tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau: Càng nhiều Cache và tốc độ clock càng cao sẽ càng tốt, tuy nhiên điều này cũng sẽ càng làm giảm thời lượng duy trì của pin. Các CPU của AMD có thể chậm hơn đôi chút so với các CPU của Intel nhưng giá cả lại thấp hơn. Lưu ý, một số laptop ultraportable không sử dụng các CPU điện áp thấp, và nhanh hơn đáng kể so với các laptop cùng loại của nó (tuy nhiên có thời lượng pin sẽ ngắn hơn). Các laptop đa mục đích và các laptop thay thế cho desktop thường sử dụng CPU dual-core và quad-core ở nhiều tốc độ khác nhau. CPU Core i3 và Core i5 của Intel khá tuyệt vời đối với hầu hết người dùng; chỉ những người thực sự cần các CPU quad-core (cần thiết cho encoding video, chơi game, hoặc chạy các ứng dụng tính toán lớn) mới cần đến bộ vi xử lý Core i7 quad-core. Cũng cần lưu ý, càng nhiều cache và tốc độ clock càng cao sẽ càng tốt, tuy nhiên các CPU trên 2.0GHz là đủ nhanh để bạn có thể thực hiện các tác vụ thông thường, giống như nghe nhạc, lướt web, chơi game trên mạng, hiển thị video trực tuyến và quản lý email. Bạn cũng sẽ thấy nhiều laptop được bán với các CPU Core 2 Duo, đây là các CPU thế hệ trước của các chip dual-core của Intel. Các model này khá tốt
- cho hầu hết các nhiệm vụ - chỉ nên tránh các CPU có tốc độ clock thấp và cache nhỏ (1MB hoặc 2MB) nếu có thể. Bên cạnh đó bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước các laptop rẻ với các CPU Celeron hay Pentium của Intel, hoặc các laptop có CPU Sempron của AMD; các bộ vi xử lý này giúp cho các nhà sản xuất có thể hạ được giá thành sản phẩm nhưng chúng phải gánh chịu hậu quả là hiệu suất thấp. Đồ họa GPU (Graphics Processing Unit) trong một máy tính khá hữu dụng không chỉ cho chơi game. Nó chịu trách nhiệm cho mọi thứ mà bạn thấy trên màn hình, từ các game 3D đến những hiển thị cơ bản. Có lẽ quan trọng hơn đối với một số người dùng, nhiều GPU có thể tăng khả năng mã hóa video decoding: Với phiên bản mới nhất của Adobe Flash và GPU đúng, các đoạn video trên Web của Hulu hay YouTube sẽ trở nên mượt mà hơn và đẹp mắt hơn (đặc biệt nếu bạn có một netbook hoặc một laptop ultraportable có CPU yếu). Hầu hết các laptop đều cho phép bạn lựa chọn giữa card đồ họa tích hợp (của Intel hoặc AMD) hoặc GPU rời (của nVidia hay ATI, một số phân khúc của AMD). Card đồ họa tích hợp được xây dựng bên trong chipset hệ thống, hoặc trong các hệ thống mới hơn là bản thân CPU. Chúng chia sẻ bộ nhớ chính của hệ thống với CPU. Còn các GPU rời là các chip riêng biệt được sử dụng chuyên dụng cho việc xử lý đồ họa và có bộ nhớ xử lý riêng của nó, điều này cho phép hệ thống của bạn có hiệu suất tốt hơn.
- Các GPU tích hợp của Intel thường khá nghèo: Chúng không hỗ trợ tốt cho các game 3D và hỗ trợ video decoding cũng kém hơn. Các GPU có trong các CPU Core i5 mới tỏ ra tốt hơn nhiều so với các card đồ họa tích hợp trước đó, tuy nhiên nó vẫn không bằng các card đồ họa chuyên dụng của ATI hoặc nVidia. Nếu bạn muốn chơi game hơn là giải trí trên web thì nên chọn card đồ họa rời. Có rất nhiều chip đồ họa để bạn lựa chọn, tuy nhiên nhìn chung, series 5000 của ATI tỏ ra nhanh hơn series 4000 và series 300 của nVidia nhanh hơn series 200. Bên trong mỗi series này, các model càng đắt sẽ có tốc độ càng cao: Ví dụ như Mobility Radeon HD 5850 của ATI có tốc độ nhanh hơn Mobility Radeon 5650, GeForce 330M của nVidia cũng nhanh hơn GeForce 310M. RAM Bộ nhớ là một thành phần khá quan trọng trên laptop cũng như trên desktop. Nên chọn các laptop có tối thiểu Ram cỡ 4GB, tuy nhiên việc lựa chọn này cũng hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Cần phải lưu ý rằng, dù lợi ích thu được chỉ tính phần nào, nhưng giá thành chi phí cho việc mua thêm RAM là khá cao. Bộ nhớ laptop thường có hai kiểu, DDR2 và DDR3. Kiểu DDR3 nhanh hơn và có thể tăng tốc các hoạt động của bộ nhớ. Bạn cũng sẽ thấy tốc độ clock được liệt kê trên một số chi tiết kỹ thuật nói về bộ nhớ laptop, giống như 667MHz, 800MHz, hoặc 1066MHz. Con số này càng cao, RAM sẽ càng nhanh. Chính vì vậy bạn cũng nên cân nhắc sự kết hợp giữa chúng và dung lượng RAM. Màn hình
- Kích thước màn hình hiển thị sẽ được xác định một phần bởi kiểu laptop mà bạn sẽ mua: Theo định nghĩa, các netbook sẽ có các màn hình hiển thị nhỏ hơn so với các laptop thay thế cho desktop. Ngoài ra bạn còn có một vài hệ số bổ sung cần phải xem xét ví dụ như: độ phân giải màn hình, độ sáng của LED và màn hình gương (glossy) hay màn hình thường (chống chói - antiglare). Độ phân giải màn hình chính là số lượng pixel có trên màn hình tính theo chiều ngang và chiều dọc. Ví dụ, một netbook có màn hình 10-inch có thể cung cấp độ phân giải 1024x600 hoặc 1280x768; trong trường hợp này, nếu kích thước của màn hình là giống nhau thì tùy chọn sau sẽ có số pixel nhiều hơn so với kích thước màn hình. Tùy chọn sau cũng sẽ cho phép bạn có thêm không gian hiển thị và cho phép bạn thấy nhiều phần trong các trang web hoặc bảng tính hơn. Nói theo cách khác, độ phân giải càng cao sẽ làm cho các biểu tượng và chữ xuất hiện trên màn hình càng nhỏ, nên người dùng có thể thể khó khăn hơn trong việc quan sát. Hầu hết người dùng đều thích màn hình có độ phân giải cao, tuy nhiên bạn có thể quan sát hai laptop với các độ phân giải khác nhau để quyết định xem mình thích có màn hình có nhiều không gian trên desktop hơn hay là màn hình có chữ và các biểu tượng lớn hơn. Nhiều laptop có LED hiển thị chiếu sáng lưng. Thay vì sử dụng các ống huỳnh quang compact, các LED (đi ốt phát sáng) sẽ được đặt phía sau panel LCD. LED hiển thị chiếu sáng lưng sẽ có
- hiệu quả về năng lượng hơn, vì vậy pin sẽ được duy trì lâu hơn và thường cho độ tương phản màn hình tốt hơn. Loại công nghệ này ngày nay cũng được sử dụng nhiều và bạn có thể tìm thấy trong tất cả các phân khúc laptop và hầu hết các model netbook. Bạn cũng sẽ thấy một số laptop có màn hình gương khá hào nhoáng, trong khi một số khác lại có bề mặt mờ mềm. Đây là lớp vật liệu phủ lên bề mặt hiển thị. Lớp tạo gương sẽ làm tăng thêm độ chói của màn hình, tuy nhiên nó cũng cho phép ánh sáng xuyên quan một cách dễ hơn, kết quả các màn hình gương này trông giống như chúng có sự tương phản và độ sáng tốt hơn. Màn hình mờ mềm có thể có độ tương phản kém hơn nhưng nó cũng sản sinh ra ít độ chói hơn. Nếu bạn nên kế hoạch sử dụng laptop ngoài trời hoặc các cùng có nhiều ánh sáng thì bạn cần phải tránh sử dụng các màn hình gương. Gần đây các màn hình cảm biến cũng bắt đầu xuất hiện trên một số laptop, từ các laptop tablet đến các laptop đa mục đích và thậm chí cả một số netbook. Việc tìm được cho mình một màn hình cảm biến vào thời điểm này là khá khó, tuy nhiên theo thời gian chắc chắn chúng sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Kết nối Mỗi laptop, từ netbook đến laptop có thể thay thế cho desktop, đều có tính năng kết nối mạng không dây. Chuẩn mà chúng ta thường bắt gặp nhất ở các địa điểm công cộng là Wi-Fi 802.11g, bạn khó có thể tìm thấy một laptop nào ngày nay không có sự hỗ trợ chuẩn 802.11b/g (802.11b là một chuẩn cũ, chuẩn này hỗ trợ kết nối với tốc độ thấp hơn so với các chuẩn được sử dụng nhiều ngày nay). Đó là một điều hoàn toàn tốt đẹp.
- Vậy vấn đề ở đây là gì. Cho dù nhanh hơn, ít lỗi hơn, chuẩn kết nối mạng 802.11n đang thể hiện những ưu điểm vượt trội của nó so với các chuẩn trước nhưng không phải mọi laptop đang được bán ngày nay hỗ trợ chuẩn này. Sẽ là một ý tưởng tốt nếu bảo đảm rằng laptop của bạn có hỗ trợ chuẩn kết nối mạng 802.11n để tránh lạc hậu trong tương lai, hoặc có thể lợi dụng các ưu điểm của 802.11n mà bạn đã có trong hệ thống mạng gia đình cũng như doanh nghiệp. May mắn thay các laptop có tính năng 802.11n vẫn có thể kết nối với chuẩn 802.11g, các hotspot 802.11n cũng cho phép các thiết bị 802.11g kết nối đến nó; kết nối của bạn sẽ chỉ chậm hơn đôi chút. Nếu bạn cần kết nối máy tính của mìn với một mạng chạy dây, khi đó cần chắc chắn rằng laptop mà bạn mua có giắc cắm ethernet. Hầu hết các laptop đều có giắc cắm này nhưng cũng có một số ít không có. Chuẩn hiện nay là ethernet GB, nhưng một số laptop vẫn có các giắc ethernet tốc độ thấp hơn (hạn chế ở tốc độ 100MB/s) cũng vẫn chưa thành vấn đề. Chỉ khi nào cần đến các kết nối tốc độ GB để truyền tải rất nhiều dữ liệu khi đó bạn phải chắc chắn mình sẽ kết nối nó với một mạng chạy dây GB. Nhiều laptop cũng cung cấp các kết nối Bluetooth, đây là kết nối khá hữu dụng cho việc sử dụng các thiết bị như chuột, bàn phím và tai nghe Bluetooth hoặc cho việc đồng bộ danh bạ và thông tin lịch biểu với điện thoại Bluetooth. Nếu muốn kết nối trên đường nhưng không có các Wi-Fi hotspot gần đó, khi đó bạn cần phải truy cập thông qua hệ thống băng thông rộng của hệ thống di động. Bạn có thể mua một card bổ sung, nhiều laptop có cung cấp card
- băng thông rộng này như một tùy chọn. Những laptop loại này sử dụng đến sóng mang của các hãng cung cấp di động và yêu cầu có một kế hoạch dữ liệu di động từ trước. Nếu bạn sử dụng liên tục laptop của mình trên đường thì đây có thể là một tùy chọn khá thuận tiện. Một số netbook cũng có hỗ trợ các bộ thu phát sóng di động với giá thành trợ cấp cùng với một kế hoạch dữ liệu không dây, tuy nhiên không nên sử dụng tùy chọn này – chi phí mà bạn tiết kiệm lúc ban đầu sẽ không đáng với việc bị buộc vào một hợp đồng trong một vài năm. Ổ đĩa quang Hầu hết các laptop đa mục đích hoặc các laptop có khả năng thay thế cho laptop đều có ổ đĩa quang nhưng hầu hết các netbook thì không; với các laptop ultraportable có model có, có model không. Tất cả các ổ đĩa quang trong laptop ngày nay đều có thể chạy và burn DVD. Một số laptop thậm chí còn có cả thiết bị Blu-ray và burn DVD, CD, điều đó có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng các model này để xem phim độ phân giải cao. Ổ ghi Blu- ray Disc thường ít gặp trong các laptop và thường rất đắt so với bộ đọc Blu- ray hay bộ ghi DVD, CD. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng về đánh giá hiệu suất của các ổ đĩa quang (ví dụ như tốc độ 8X hay gì đó) trừ khi bạn có kế hoạch thực hiện nhiều công việc ghi. Nếu có phần mềm trên CD hoặc DVD cần phải cài đặt, hoặc nếu muốn xem phim trên đĩa, khi đó bạn có thể mua một DVD ngoài cắm theo cổng USB trên laptop của mình. Bạn không bắt buộc phải mua một ổ đĩa từ nhà sản xuất netbook, nhìn chung mỗi ổ đĩa thường có giá khoảng 40 đến 60$, đôi khi còn thấp hơn. Để ý đến ổ đĩa "bus-powered", với loại ổ đĩa này nó có thể
- lấy nguồn từ bus USB trên laptop và không cần đến adapter nguồn chuyên dụng. Lưu trữ Không gian ổ cứng trên laptop cũng rất quan trọng như trên máy tính desktop. Các netbook và các laptop ultraportable thường không có được các ổ cứng dung lượng lớn hơn 250GB trong khi đó các ổ cứng trong các laptop đa mục đích hoặc các laptop thay thế cho desktop có thể lên đến 500GB hoặc hơn nữa. Bạn sẽ thấy trên các ổ cứng sẽ có các thông số kỹ thuật như 4200 rpm, 5400 rpm hoặc 7200 rpm, đây là các thông số chỉ thị tốc độ quay của đĩa, tính theo vòng/phút. Nói chung, các ổ cứng tốc độ cao sẽ cho phép truy cập dữ liệu nhanh hơn, điều đó có nghĩa rằng việc copy, khởi chạy ứng dụng và tốc độ khởi động cũng sẽ nhanh hơn các ổ cứng có tốc độ thấp. Nếu bạn muốn lưu trữ nhiều ảnh, nhạc hoặc video trên laptop (hoặc muốn dự định cài đặt nhiều game khủng) thì bạn cần mua một ổ cứng có dung lượng lớn. Một số laptop thay thế desktop có cung cấp các cấu hình dual-hard-drive. Một số model laptop cung cấp khả năng sử dụng SSD thay vì các ổ cứng chuẩn vẫn được sử dụng. Các ổ SSD thường có giá thành cao và cũng có dung lượng thấp hơn nhiều so với các ổ thường, tuy nhiên chúng cho phép truy xuất nhanh hơn vì không phải di chuyển đầu đọc từ vị trí này đến vị trí khác. Các ổ SSD cũng cho phép hiệu quả về năng lượng hơn các ổ đĩa thông thường. Đây là một ý tưởng tốt cho bất cứ ai quan tâm đến vấn đề hiệu suất
- và độ bền, tuy nhiên chắc chắn chi phí cho nó sẽ mất nhiều hơn cũng như dung lượng sẽ kém hơn các ổ đĩa loại khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn