intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn sử dụng máy cầy tay và máy gặt đập liên hợp

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

107
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Sử dụng máy cầy tay và máy gặt đập liên hợp giới thiệu đến các bạn những nội dung về máy làm đất đa năng VNAGR-1Z-41A, máy gặt đập liên hợp VNAGR-GĐLH1300. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt được một số nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn sử dụng máy cầy tay và máy gặt đập liên hợp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM DỰ ÁN KHOA HỌC KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012
  2. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP A. MÁY LÀM ĐẤT ĐA NĂNG VNAGR-1Z-41A 1. Cấu tạo, các thông số kỹ thuật và linh kiện của máy: a. Cấu tạo - Động cơ: Là động cơ diezen 8hp, được làm mát bằng nước hoặc không khí. + Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. + Cơ câu phân phối khí. 3
  3. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP + Hệ thống bôi trơn. + Hệ thống làm mát. + Hệ thống cung cấp nhiên liệu. + Hệ thống điện. - Máy cày: Dùng để lắp toàn bộ các bộ phận và các chi tiết lên đó + Tay điều khiển: Nó gồm có hai tay điều khiển, tay trái và tay phải, trên đó có lắp các tay điều khiển li hợp chính và li hợp chuyển hướng. + Hộp số: Trục chủ động của hộp số được lắp li hợp chính, li hợp chính nhận mô men từ động cơ qua truyền đông đai thang. Hộp số được thiết kế bốn số, trong đó ba số tiến và một số lùi. Ngoài mô men mà hộp số truyền ra bánh chủ động, hộp số còn được thiết kế để truyền mô- men đến trục để lắp các bánh công tác (trục trích công suất) nhờ các bánh răng. Trên hộp số người ta lắp giá để đặt động cơ. * Tuỳ thuộc vào công việc mà chọn các linh kiện sao cho phù hợp b. Các thông số kỹ thuật và linh kiện của máy - Công suất động cơ 8hp, làm mát bằng nước. - Máy cầy. - Bánh lồng ruộng nước. - Bánh lồng ruộng cạn. - Bánh lốp. - Lưỡi phay ruộng nước - Lưỡi cầy phay. - Lưỡi đánh luống. - Định vị độ sâu. 4
  4. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Chắn bùn ruộng nước. - Chắn bùn ruộng cạn. 2. Chức năng - Cầy bừa đất trồng lúa (ruộng khô, ruộng nước) theo hình thức phay, băm gốc rạ. Chỉ cần cầy bừa 2-3 lần đạt tiêu chuẩn ruộng cấy. - Cầy bừa, đánh luống đất trồng mầu. - Xới đất, làm cỏ vườn cây ăn quả. - Phá gốc các cây trồng mầu, cây công nghiệp: ngô, dứa, mía,… 3. Trước khi vận hành - Xác định mục đích sử dụng để chuẩn bị máy và các linh kiện cho phù hợp. - Kiểm tra và xiết chặt các bu lông, đai ốc, khớp nối, cần số, cần chuyển động, côn chuyển hướng, côn, dây ga, dây curoa… 5
  5. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Tra dầu mỡ vào các khớp truyền động. Chú ý tránh để dầu mỡ dính vào dây cu roa và puly gây trượt và văng dây cu roa ra ngoài. - Kiểm tra nhớt động cơ, nhớt hộp số, dầu diesel cho động cơ, nước làm mát. Nếu thiếu cần đổ bổ sung cho đầy đủ. - Tập lái thử trước khi xuống ruộng. + Làm quen với máy và thao tác đúng kỹ thuật. + Cho vận hành thử động cơ ở chế độ không tải. + Vận hành máy di chuyển máy thử trên sân hoặc trên đường dùng bánh lốp. Cho máy vận hành tiến, lùi, cắt côn, sang trái, sang phải dùng cắt hướng. + Vận hành thử bộ phận công tác bằng cách gạt cần cho trục công tác quay ngược chiều kim đồng hồ hay thuận chiều kim đồng hồ (trục công tác quay được 02 chiều): * Nếu dùng cho công tác phay đất trồng lúa, phay đất khô cho ruộng màu, xới đất, làm cỏ vườn cây ăn quả thì cho trục công tác quay thuận chiều. * Nếu dùng cho công tác cày tơi đất , xới và vun đất thì cho trục công tác quay ngược chiều. + Kiểm tra xem có sự cố gì xảy ra với toàn bộ linh kiện của máy để căn chỉnh và khắc phục kịp thời trước khi xuống ruộng vận hành thực tế. 4. Chuẩn bị ruộng - Kiểm tra ruộng trước khi làm đất. - Làm cho công tác phay đất trồng lúa ruộng phải có nước vừa phải. - Làm cho công tác cày, vun, xới ruộng phải khô hoàn toàn. 6
  6. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Chọn vị trí thuận lợi để cho máy xuống ruộng, lối xuống có độ dốc vừa phải, di chuyển dễ dàng Chuẩn bị đất trồng lúa (Ảnh: TTKN Ninh Thuận) 5. Đưa máy vào vận hành thực tế a. Công tác phay đất trồng lúa, phay đất khô cho ruộng màu, xới đất, làm cỏ vườn cây ăn quả: - Dùng các linh kiện có hình dưới: Bánh lồng 7
  7. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP Tấm chắn đất Lưỡi phay - Lắp các linh kiện trên vào máy: TT Nội dung công việc Yêu cầu - Lắp đúng chiều. 1 Lắp bánh lồng - Đảm bảo chắc chắn - Lắp đúng chiều. 2 Lắp lưỡi phay - Đảm bảo chắc chắn 3 Lắp tấm chắn đất - Đảm bảo chắc chắn - Vận hành máy TT Nội dung công việc Yêu cầu Trước khi nổ máy phải kiểm tra máy như mục 3, để cần gạt số của máy kéo ở vị trí số 0, để tay ga ở vị trí trung bình. 1 Nổ máy 2 Cắt côn. Gạt cần đẩy về phía trước vào - Bánh công tác quay thuận 3 tải cho trục công tác hoạt chiều kim đồng hồ động. 4 Gạt cần số về số 1. 8
  8. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 5 Điều tiết ga hợp lý. - Trước khi nhả côn, phải nâng máy lên để bánh công Từ từ nhả côn cho máy hoạt tác không chạm đất. 6 động. - Khi máy cày bắt đầu di chuyển mới cho bánh công tác từ từ ăn sâu xuống đất Chạy máy ở số 1 hay số 2 tùy theo chất đất rắn hay tơi 7 xốp và tùy theo tay nghề của người sử dụng. Chú ý: - Với ruộng màu thì đất phải khô. - Khi quay vòng phải nâng máy lên, không để bánh công tác chạm đất b. Linh kiện dùng cho công tác cày tơi đất: Bánh lồng 9
  9. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP Bánh bám Tấm chắn đấm - Dùng các linh kiện có hình dưới: Lưỡi cày Cữ - Lắp các linh kiện trên vào máy: TT Nội dung công việc Yêu cầu - Lắp đúng chiều. 1 Lắp bánh bám - Đảm bảo chắc chắn - Lắp đúng chiều. 2 Lắp cày phay - Đảm bảo chắc chắn 10
  10. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Đảm bảo chắc chắn 3 Lắp cữ điều chỉnh - Điều chỉnh độ nông sâu của cày 4 Lắp tấm chắn đất - Đảm bảo chắc chắn - Vận hành máy TT Nội dung công việc Yêu cầu Trước khi nổ máy phải kiểm tra máy như mục 3, để cần gạt số của máy kéo ở vị trí số 0, để tay ga ở vị trí trung bình. 1 Nổ máy 2 Cắt côn. - Kéo cần về phía sau - Bánh công tác quay ngược 3 vào tải cho trục công tác chiều kim đồng hồ hoạt động. 4 Gạt cần số về số 1. 5 Điều tiết ga hợp lý. - Trước khi nhả côn, phải nâng máy lên để bánh công tác không Từ từ nhả côn cho máy chạm đất. 6 hoạt động. - Khi máy cày bắt đầu di chuyển mới cho bánh công tác từ từ ăn sâu xuống đất Chạy máy ở số 1 hay số 2 tùy theo chất đất rắn hay 7 tơi xốp và tùy theo tay nghề của người sử dụng. Chú ý: - Ruộng cày đất phải khô hoàn toàn. - Khi quay vòng phải nâng máy lên, không để bánh công tác chạm đất 11
  11. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP c. Linh kiện dùng cho công tác xới , vun đất, đánh luống: Bánh bám Tấm chắn đấm Dùng các linh kiện có hình dưới: Lưỡi vun, xới Cữ 12
  12. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Lắp các linh kiện trên vào máy: TT Nội dung công việc Yêu cầu - Lắp đúng chiều. 1 Lắp bánh bám - Đảm bảo chắc chắn - Lắp đúng chiều. 2 Lắp vun, xới - Đảm bảo chắc chắn - Đảm bảo chắc chắn 3 Lắp cữ điều chỉnh - Điều chỉnh độ nông sâu của lưỡi vun xới 4 Lắp tấm chắn đất - Đảm bảo chắc chắn - Vận hành máy: TT Nội dung công việc Yêu cầu Trước khi nổ máy phải kiểm tra máy như mục 3, để cần gạt số của máy kéo ở vị trí số 0, để tay ga ở vị trí trung bình. 1 Nổ máy 2 Cắt côn. - Kéo cần về phía sau - Bánh công tác quay ngược 3 vào tải cho trục công tác chiều kim đồng hồ hoạt động. 4 Gạt cần số về số 1. 5 Điều tiết ga hợp lý. 13
  13. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Trước khi nhả côn, phải nâng máy lên để bánh công Từ từ nhả côn cho máy tác không chạm đất. 6 hoạt động. - Khi máy cày bắt đầu di chuyển mới cho bánh công tác từ từ ăn sâu xuống đất Chạy máy ở số 1 hay số 2 tùy theo chất 7 đất rắn hay tơi xốp và tùy theo tay nghề của người sử dụng. Chú ý: - Ruộng cày đất phải khô hoàn toàn - Khi quay vòng phải nâng máy lên, không để bánh công tác chạm đất 6. Chú ý - Do động cơ làm mát bằng nước nên trong quá trình vận hành phải chú ý việc đổ thêm nước làm mát vào két nước cho dộng cơ: quan sát thấy hơi nước bốc lên nhiều là phải bổ sung nước ngay. - Vận hành máy một thời gian cần kiểm tra lượng dầu diesel nếu thiếu cần bổ sung. - Trong quá trình vận hành phải chú ý tới các bộ phận của máy nếu có sự cố hay tiếng động bất thường phải dừng máy kiểm tra và khắc phục sửa chữa ngay. Chú ý tới các chốt hãm của bánh lồng, bánh bám, lưỡi công tác. 14
  14. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Khi di chuyển trên đường phải dùng bánh lốp để di chuyển và tháo toàn bộ các lưỡi công tác. Mỗi lần đưa máy vào vận hành cần kiểm tra trước khi vận hành như mục 3. 7. Bảo dưỡng sửa chữa a. Sau mỗi ngày làm việc, ca làm việc cần: - Vệ sinh rửa máy móc sạch sẽ gọn gàng. - Để máy vào nhà thoáng mát có mái che, tránh mưa nắng. - Kiểm tra và xiết chặt các bu lông, đai ốc, khớp nối, cần số, cần gạt trục công tác, cắt hướng, côn, dây ga, dây curoa, bánh lồng, bánh bám, bộ lưỡi công tác… - Tra dầu mỡ vào các khớp truyền động. Chú ý tránh để dầu mỡ dính vào dây cu roa và puly gây trượt và văng dây cu roa ra ngoài. - Kiểm tra nhớt động cơ, nhớt hộp số, dầu diesel cho động cơ, nước làm mát (Nếu thiếu cần đổ bổ sung cho đầy đủ). - Cho vận hành thử động cơ, vào tải bộ phận công cắt cho hoạt động hoạt động ở chế độ không tải. b. Sau mỗi vụ làm đất cần: - Vệ sinh máy móc sạch sẽ, các bộ phận cần thiết tháo ra vệ sinh… - Kiểm tra và xiết chặt các bu lông, đai ốc, khớp nối, cần số, cần gạt trục công tác, cắt hướng, côn, dây ga, dây curoa, bánh lồng, bánh bám, bộ lưỡi công tác… - Tra dầu mỡ vào các khớp truyền động. Chú ý tránh để dầu mỡ dính vào dây cu roa và puly gây trượt và văng dây cu roa ra ngoài. 15
  15. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP - Xúc rửa và thay mới nhớt động cơ, nhớt hộp số, dầu diesel cho động cơ, nước làm mát. - Cho vận hành toàn bộ máy ở chế độ không tải thấy hoạt động bình thường thì cất máy đi. - Để máy vào nhà thoáng mát có mái che, tránh mưa nắng, nước ngập vào máy. 8. An toàn lao động - Trong quá trình vận hành máy cần chú ý vấn đề an toàn lao động cho người vận hành máy, người phục vụ và cả người dân. Chỉ có những người đã được hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng mới được tham gia vận hành máy. - Những người không liên quan không được tới gần máy trong khi vận hành. - Cấm không được đưa tay vào bộ phận công tác, các bánh lồng, bánh bám hay các bộ phận truyền động khác trong khi vận hành. - Không được đi trước máy trong lúc vận hành. 16
  16. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP B. MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VNAGR-GĐLH1300 1. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và các thông số kỹ thuật của máy: a. Cấu tạo - Động cơ: Là động cơ diezen 26hp, được làm mát bằng nước hoặc không khí. + Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. + Cơ câu phân phối khí. + Hệ thống bôi trơn. + Hệ thống làm mát. + Hệ thống cung cấp nhiên liệu. + Hệ thống điện. - Bộ phận cắt và thu gom lúa: 17
  17. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP Được gắn và hệ thống di chuyển và đặt ở phía trước máy, nó được nâng hoặc hạ nhờ hệ thống nâng hạ thuỷ lực. + Chiều rộng cắt 1300mm. + Bàn dao cắt: Bàn dao cắt sử dụng trên máy gặt đập liên hợp là dao cắt kiểu tông đơ, nó gồm các dao cắt được lắp trên thanh dao bằng các đinh tán và chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong các tấm kê, chuyển động này được thực hiện nhờ cơ cấu biên tay quay được gắn trên máy. + Guồng gạt: Trên máy gặt đập liên hợp thường sử dụng guồng gạt lệch tâm có răng chải, nó được lắp trên các bàn dao, guồng gạt có nhiệm vụ gạt lúa vào cho bộ phận cắt và giữ lúa cho bàn dao cắt cắt lúa. Guồng gạt gồm có các cánh gạt, trên đó có lắp các răng chải. Khi máy tiến về phía trước, guồng gặt quay, thanh gạt và răng chải nâng cây lúa lên và gạt về phía sau, đỡ cây lúa cho dao cắt cắt lúa, sau khi bị cắt lúa được gạt vào trục xoắn tải lúa. + Trục xoắn tải lúa: Trục xoắn tải lúa có nhiệm vụ gom và vận chuyển lúa đã cắt đến băng tải lúa trung gian. + Mũi rẽ lúa: Có hai mũi rẽ, mũi rẽ trái và mũi rẽ phải, chúng được lắp hai bên khung bàn cắt. Nó có nhiệm vụ rẽ lúa vào phía trong để máy cắt cắt lúa thuận lợi hơn. + Các cơ cấu truyền động cho guồng gạt, bàn dao cắt và bộ phận làm sạch. Nó có nhiệm vụ nhận mômen từ động cơ truyền cho thanh dao, guồng gạt và bộ phận làm sạch hoạt động. - Bộ phận đập và thu gom thóc: Được gắn và hệ thống di chuyển và đặt ở phía trước sau bộ phận cắt. + Trống đập dọc trục: Trống đập có dạng hình trụ tròn, được quay trên trục, thường có đường kính 400mm, chiều dài 18
  18. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 1000mm, trên đó có lắp các thanh răng, trên thanh răng lắp các răng, các răng này được lắp nghiêng về phía sau. + Nắp trống: Nắp trống có dạng như một nửa hình trụ rỗng, mặt trong có các gân dẫn hướng cho lúa đi ra ngoài. + Máng trống: Máng trống là dạng máng thanh, cung máng và các thanh ngang được hàn chặt với nhau. + Thùng gom thóc: dùng để hứng thóc khi lúa được đập. - Bộ phận làm sạch và đóng bao: Làm sạch thóc sau khi nó được tách ra khỏi lúa, bộ phận làm sạch được đặt phía sau máy gặt + Quạt làm sạch: thường dùng quạt li tâm + Sàng làm sạch + Cửa hứng thóc sạch + Ghế ngồi cho người đóng bao - Hệ thống di chuyển: Hệ thống di chuyển có nhiệm vụ đỡ toàn bộ các bộ phận và các chi tiết của máy cắt lúa. + Khung máy + Tay lái + Côn + Hôp số + Đai truyền động, xích truyền động + Bánh xích và hệ thống bánh xích - Hệ thống thuỷ lực: Hệ thống thuỷ lực có nhiệm vụ nâng hạ bộ phận cắt, điều chỉnh độ nhô và độ cao của guồng gạt. 19
  19. SỬ DỤNG MÁY CẦY TAY VÀ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP + Thùng dầu + Bơm dầu + Ngăn kéo thuỷ lực + Xilanh lực + Các van điều tiết lưu lượng + Van điều áp + Bấu lọc dầu và hệ thống đường ống - Hệ thống điện: Trên máy gặt đập liên hợp thường được trang bị các thiết bị điện như: Máy phát điện, động cơ khởi động, acquy, đèn chiếu sáng, còi báo tín hiệu… b. Nguyên lí làm việc Khi máy cắt hoạt động , guồng gạt quay gạt lúa vào trong máy, thanh dao chuyển động tịnh tiến khứ hồi để cắt lúa, lúa đã cắt được gạt vào trục xoắn, trục xoắn gom và đẩy lúa vào bộ phận đập, tại đây được tách thóc ra rơi vào thùng chứa, rơm được đẩy ra ngoài, thóc lại được chuyển đến bộ phận làm sạch, sau khi được làm sạch nó được đóng vào bao nhờ người ngồi đằng sau máy. c. các thông số kỹ thuật của máy - Công suất động cơ: 26hp. - Chiều rộng cắt: 1300mm. - Trọng lượng máy: 980kg. - Kích thước(DxRxC): 3250 x 1600 x 1580 (mm). - Hệ thống nâng hạ: Thủy lực 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2