intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn

Chia sẻ: Caphesuadathemduong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng Trường học an toàn hơn trước thiên tai và biến đổi khí hậu” (Gọi tắt là “Trường học an toàn”) được biên soạn nhằm phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp giúp các trường học nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thảm họa; cung cấp các công cụ để trường học đánh giá tình trạng an toàn của mình, từ đó xây dựng được Kế hoạch Trường học an toàn hơn trước thiên tai và biến đổi khí hậu,1 (Gọi tắt là “Kế hoạch trường học an toàn”), đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn

  1.   Hướng dẫn thực hiện TRƯỜNG HỌC AN TOÀN Hà Nội, tháng 7 năm 2014
  2. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 1    Nội dung TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................................... 2 GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU....................................................................................................... 3 Kết quả mong đợi của tài liệu: ................................................................................................ 3 Phương pháp xây dựng tài liệu .............................................................................................. 3 Đối tượng sử dụng .................................................................................................................. 3 Nội dung và cấu trúc của tài liệu ............................................................................................. 4 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN........................................................... 6 1. “Trường học an toàn” là gì? ............................................................................................. 6 2. Tại sao cần xây dựng Trường học an toàn ...................................................................... 6 3. Nội dung Trường học an toàn .......................................................................................... 8 4. Các bên liên quan để tham gia xây dựng Trường học an toàn ........................................ 9 5. Các bước xây dựng Trường học an toàn ........................................................................ 9 PHẦN 2: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN ........................................... 10 1. Định hướng cho giáo viên và học sinh về hiểm họa và trường học an toàn .................. 11 2. Thành lập Ban quản lý rủi ro thảm họa tại trường học ................................................... 12 3. Đánh giá tình trạng an toàn của trường học .................................................................. 13 4. Xây dựng Kế hoạch trường học an toàn ........................................................................ 16 5. Thực hiện Kế hoạch Trường học an toàn ...................................................................... 18 6. Theo dõi và đánh giá việc thực hiện Trường học an toàn: ............................................ 20 DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................... 20 DANH MỤC ẢNH .................................................................................................................. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 22  
  3. 2  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   TỪ VIẾT TẮT AmRC Hội chữ thập đỏ Mỹ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐKH Biến đổi khí hậu BQL Ban quản lý rủi ro thảm họa tại trường học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GNRRTH Giảm nhẹ rủi ro thảm họa GRC Hội Chữ thập đỏ Đức IFRC Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Live&Learn Trung tâm Sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng Plan Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam PCLB Phòng, chống lụt, bão QLTT Quản lý thiên tai THCS Trung học cơ sở UNESCO Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc VNRC Hội Chữ thập đỏ Việt Nam  
  4. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 3    GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU Kết quả mong đợi của tài liệu Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng Trường học an toàn hơn trước thiên tai và biến đổi khí hậu” (Gọi tắt là “Trường học an toàn”) được biên soạn nhằm phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp giúp các trường học nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thảm họa; cung cấp các công cụ để trường học đánh giá tình trạng an toàn của mình, từ đó xây dựng được Kế hoạch Trường học an toàn hơn trước thiên tai và biến đổi khí hậu, 1 (Gọi tắt là “Kế hoạch trường học an toàn”), đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường hợp xảy ra thiên tai. Phương pháp xây dựng tài liệu Tài liệu được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các phương pháp, công cụ và qui trình hướng dẫn nhằm đảm bảo trường học an toàn trước, trong và sau thiên tai, do nhiều tổ chức thực hiện: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Đức, UNESCO, UNICEF, Save the Children, Seeds India… trên nhiều quốc gia và khu vực. Và đặc biệt trên kinh nghiệm đã thử nghiệm và áp dụng mô hình trường học an toàn tại Huế, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu của Hội Chữ thập đỏ Đức (GRC) và Chữ thập đỏ Việt Nam và tại Quảng Trị của tổ chức Plan. Bên cạnh đó, các tổ chức đã thực hiện nhiều thảo luận và phỏng vấn, và tham vấn các tổ chức trong quản lý rủi ro thảm họa tại Việt Nam. Đối tượng sử dụng Tài liệu này dành cho các cán bộ quản lý giáo dục, ban giám hiệu và giáo viên và các cán bộ chữ thập đỏ làm về công tác phòng ngừa thảm họa để xây dựng Trường học an toàn trong hoạt động phòng, tránh và giảm nhẹ rủi ro thảm họa. Ảnh 1: Giờ học ngoại khoá về BĐKH và thiên tai ở trường học tại Sóc Sơn                                                              1 Tên đề xuất khác: Kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, Kế hoạch GNRRTT.  
  5. 4  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   Nội dung và cấu trúc của tài liệu Tài liệu hướng dẫn tổng hợp các phương pháp, công cụ và đưa ra quy trình thực hiện trường học an toàn. Tài liệu bao gồm ba phần chính (Hình 1):  
  6.   Hình 1: Cấu trúc tài liệu hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn Phần 1 Giới thiệu về Trường học an toàn Trường học an toàn là gì? Tại sao cần xây dựng Trường học an toàn? Nội dung Trường học an toàn Các bên liên quan để xây dựng Trường học an toàn Các bước để xây dựng Trường học an toàn Phần 2 Các bước xây dựng Trường học an toàn 1. Định hướng cho giáo viên và học sinh về thực hiện Trường học an toàn 2. Thành lập ban quản lý thiên tai của trường học 3. Thực hiện đánh giá mức độ an toàn của trường học 4. Xây dựng và phổ biến Kế hoạch Trường học an toàn 5. Triển khai thực hiện kế hoạch Trường học an toàn 6. Theo dõi và cập nhật kế hoạch Trường học an toàn   Phần 3 Các phụ lục 
  7. 6  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN 1. “Trường học an toàn” là gì? 2 Xây dựng “Trường học an toàn” (an toàn hóa trường học) trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhà trường trước bất kỳ thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu nào. Nói một cách khác, trường học an toàn hơn trước thiên tai và biến đổi khí hậu là môi trường giáo dục có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ công nhân viên trong trường (và những người đang làm việc trong trường) và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. 2. Tại sao cần xây dựng Trường học an toàn Trường học an toàn cần được thực hiện vì những lý do sau: Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên chịu tác động bởi thiên tai. Trong đó, phổ biến và nghiêm trọng nhất là Việt Nam chịu nhiều bão, lũ, lụt, sạt lở đất, giông và sét… Thiên tai đã tàn phá rất thiệt hại do thiên tai và nhiều công trình, gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản của cộng trường học bị ảnh đồng và xã hội. Trong đó, các cơ sở giáo dục như trường học, hưởng nặng nề. các trung tâm giáo dục thường xuyên, v.v. phải hứng chịu các tổn thất nặng nề. Ảnh 2, 3 : Thiệt hại tại trường THCS Ba Lòng, Dakrong, Quảng Trị do cơn bão năm 2009 Năm 2009, cơn bão số 9, 10, 11 đã xảy ra ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, làm chết và bị thương 44 cán bộ, giáo viên và học sinh, 5.445 trường học đã bị đổ, ngập lụt và tốc mái, rất nhiều sách vở và đồ dùng, dụng cụ học tập của học sinh bị nước cuối trôi. Năm 2010, ba đợt mưa và lũ lớn trong tháng 10 và 11 đã làm cho hơn 12.260 trường học bị ngập từ 0,5 mét đến 2,5 mét. Chỉ riêng ở tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Nghệ An, hơn 1.000 phòng học, phòng chức năng và thư viện đã bị nước làm hỏng, hơn 1.300 nhà của giáo viên ngập                                                              2  Cẩm nang thực hành Trường học an toàn, Myanmar, 2010.  
  8. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 7    trong nước và hư hại nặng nề, 12.700 bộ bàn ghế và 383.000 bộ sách giáo khoa đã bị nước cuốn. 3 Tương tự như Việt Nam, nhiều nước ở châu Á cũng bị tác động mạnh bởi thiên tai. Trong thời gian từ năm 2009 đến 2012, hơn 11.000 trường học đã bị phá hỏng, tốc mái ở các nước ASEAN. Tính trung bình, mỗi tháng có 230 trường học bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tác động tới 275.000 học sinh mỗi năm. 4 Riêng cơn bão Nargis năm 2008 đã làm cho hơn 2.200 trường học bị phá huỷ. Để nâng cao năng lực phòng ngừa, thích nghi và ứng phó cho giáo viên và học sinh đối với thiên tai, nhiều nước ở châu Á đã xây dựng mô hình Trường học an toàn trong hoạt động phòng, tránh thiên tai như Myanmar, Indonesia, Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật,v.v... Bên cạnh đó, việc đầu tư để xây dựng Trường học an toàn đã được Ngân hàng thế giới chứng minh là sẽ giảm được rất nhiều chi phí để khắc phục hậu quả sau này, do cứ mỗi đô la đầu tư vào giảm nhẹ rủi ro sẽ giúp tiết kiệm được bảy đô la dùng cho công tác phục hồi 5 . Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai xảy ra. Theo thống kê, hơn 100 triệu trẻ em ở các nước Học sinh là nhóm dễ bị ASEAN có thể gặp nguy hiểm do trường học nằm trong khu tổn thương và là đối vực dễ bị động đất. Hằng trăm triệu trẻ em phải đối mặt tượng bị ảnh hưởng thường xuyên với lũ lụt, sạt lở đất, gió lốc và rủi ro do cháy nhiều nhất khi thiên nổ. 6 ; tử vong ở trẻ em thường chiếm tới 30-50% số người chết tai/thảm họa xảy ra. do thiên tai 7 ; và trong thập kỷ tới, dự báo có khoảng 175 triệu trẻ em có khả năng bị ảnh hưởng bởi thiên tai mỗi năm 8 . “Giáo dục cho trẻ em là giáo dục cho thế hệ thứ 3”, các trẻ em được giáo dục sẽ chia sẻ các kiến thức với cha mẹ của các em và khi các em trở thành cha mẹ các em sẽ chia sẽ kiến thức này cho con cái. Các trường học, đặc biệt là các trường ở khu vực nông thôn thường được sử dụng như là trung tâm của cộng đồng và nhiều hoạt động cộng đồng Trường học được sử được tổ chức tại đây. Ngoài ra, các trường học thường là nơi dụng như là địa điểm trú ẩn an toàn cho cộng đồng trong suốt thời gian xảy ra sơ tán đến và là nơi trú thảm họa. Nếu trường học bị hư hại hoặc tàn phá thì sẽ gây ẩn an toàn của cộng khó khăn cho các hoạt động sơ tán và cứu trợ. đồng. Bên cạnh đó, nếu các trường học bị hư hại thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và học tập của trường. Mặt khác, do trẻ em là đối tượng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong thảm họa và cần được hỗ trợ về mặt tâm lý- xã hội. Mở lại trường học một cách nhanh chóng sau thảm họa là một việc quan trọng để hỗ trợ cho trẻ em và giúp các em nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, trường lớp.                                                              3 Bộ Giáo dục và đào tạo. 4 Bài trình bày trong hội thảo Sáng kiến Trường học an toàn của các nước ASEAN (ASSI) tại Myanmar, 2013. 5 Thiên tai: Tính toán chi phí, Thông cáo báo chí, World Bank, 2004. 6 Bài trình bày trong hội thảo Sáng kiến Trường học an toàn của các nước ASEAN (ASSI), 2012. 7 Quản lý rủi ro thiên tai vì sức khoẻ, WHO, 2011. 8 Hậu quả của thiên tai: Tác động của BĐKH tới trẻ em, Save the Children UK, 2007.  
  9. 8  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   Hiện nay, có nhiều cách hiểu và kinh nghiệm khác nhau về quản lý thiên tai trong trường học và các phương pháp, công cụ xây dựng Trường học an toàn. Một số nước đã thực hiện mô hình trường học an toàn và đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân như: Myanmar, Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, v.v… Do đó, việc xây dựng một mô hình Trường học an toàn toàn diện để giúp học sinh, giáo viên và các cán bộ trong trường học giảm được tối đa các rủi ro thiên tai là điều rất cần thiết. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. 3. Nội dung Trường học an toàn 9 Để xây dựng Trường học an toàn, cần đáp ứng được ba nhóm tiêu chí sau: Quản lý Trường học an toàn, Cơ sở vật chất giúp trường học an toàn trước thiên tai, Giáo dục Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) trong trường học. Ba nội dung này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quản lý Cơ sở vật chất giúp trường Giáo dục GNRRTT trong học an toàn trước thiên tai trường học Trường học an toàn ƒ Các chính sách, hướng ƒ Trường học có vị trí an ƒ Giáo viên được đào dẫn về GNRRTT cho toàn; có thiết kế theo tiêu tạo về các chương trình, trường học được ban chuẩn và được xây dựng tài liệu về GNRRTT; hành, ví dụ: đánh giá mức kiên cố có khả năng chống ƒ Giáo dục về GNRRTT độ an toàn của trường chịu trong điều kiện thiên được xây dựng và tích học, kế hoạch quản lý tai, đảm bảo duy trì công hợp vào chương trình thiên tai; tác dạy và học; học; ƒ Ban quản lý thiên tai tại ƒ Các rủi ro thiên tai liên ƒ Học sinh được học về trường học được thành quan tới cơ sở vật chất thiên tai và biết cách lập và/hoặc nâng cao được giảm tối đa, ví dụ: ứng phó trước, trong và năng lực (Ban quản lý bao khuôn viên nhà trường cần sau khi thiên tai xảy ra; gồm cả các cán bộ trong có không gian mở, có ƒ Giáo viên, học sinh trường, phụ huynh và đường dốc trượt cho xe được tham gia các hoạt những người có liên quan lăn; công trình/thiết bị nước động giáo dục về khác); sạch và vệ sinh ứng phó GNRRTT tại cộng đồng được với thiên tai, lối vào ƒ Xây dựng và thực hiện trường học phải an toàn,... kế hoạch quản lý rủi ro thảm họa tại trường. Ví ƒ Có các thiết bị, phương dụ kế hoạch diễn tập sơ tiện để trường học có thể tán cùng cộng đồng… chống chịu với nhiều loại thiên tai, và trong trường hợp cần thiết, là nơi trú ẩn của cộng đồng;                                                              9  Trường học an toàn toàn diện, UNICEF, ADPC, Plan, World Vision, UNESCO, Save the Children.  
  10. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 9    4. Các bên liên quan để tham gia xây dựng Trường học an toàn Xây dựng trường học an toàn không phải là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, cần có sự tham gia chủ động của giáo viên, học sinh, phụ huynh và các cơ quan chức năng. Dưới đây là các bên cần tham gia vào quá trình xây dựng Trường học an toàn: • Hiệu trưởng, các thành viên ban giám hiệu nhà trường • Các giáo viên • Học sinh • Các cán bộ, công nhân viên khác trong nhà trường • Phụ huynh học sinh • Các cán bộ quản lý giáo dục, Phòng/Sở/Bộ Giáo dục&Đào tạo • Lãnh đạo chính quyền địa phương • Phòng cảnh sát Phòng cháy - chữa cháy (tại thành phố) • Cơ quan phòng, chống lụt, bão huyện và xã • Công an • Hội Chữ thập đỏ • Trạm y tế • Các tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong vùng • ….. 5. Các bước xây dựng Trường học an toàn • Bước 1: Định hướng cho giáo viên và học sinh về thiên tai và trường học an toàn • Bước 2: Thành lập BQL thiên tai tại trường học • Bước 3: Đánh giá tình trạng an toàn của trường học • Bước 4: Xây dựng Kế hoạch Trường học an toàn • Bước 5: Thực hiện Kế hoạch Trường học an toàn • Bước 6: Theo dõi và đánh giá việc thực hiện Trường học an toàn  
  11. 10  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   PHẦN 2: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN Việc thực hiện Trường học an toàn cần được tiến hành theo những bước nhất định. Trước hết, cần giới thiệu cho Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh ý thức về thiên tai, rủi ro thiên tai và sự cần thiết phải xây dựng Trường học an toàn. Sau đó, trường cần thành lập Ban quản lý thiên tai. Ban quản lý thiên tai sẽ tiến hành việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của trường học, nghĩa là đánh giá trường có kinh nghiệm và những điểm yếu, điểm mạnh như thế nào trong quản lý thiên tai (cần sử dụng Bảng kiểm tra Trường học an toàn để đánh giá về tình trạng an toàn của trường học). Từ kết quả đánh giá đó, BQL thiên tai trường học biết được những gì mình đã có, những gì cần phải làm để đạt được trường học an toàn; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế của trường và khả thi. Bước tiếp theo là toàn trường triển khai thực hiện Kế hoạch trường học an toàn đã đề ra và thường xuyên đánh giá và cập nhật kế hoạch. Sơ đồ các bước xây dựng và thực hiện Trường học an toàn Bước 1: Định hướng cho giáo viên và học sinh về thiên tai và trường học an toàn Bước 2: Thành lập Ban quản lý thiên tai của trường học Bước 3: Thực hiện đánh giá mức độ an toàn của trường học Bước 4: Xây dựng và phổ biến Kế hoạch Trường học an toàn Bước 5: Thực hiện Kế hoạch Trường học an toàn Bước 6: Theo dõi và cập nhật Kế hoạch Trường học an toàn  
  12.   1. Định hướng cho giáo viên và học sinh về thiên tai và trường học an toàn 1.1. Kết quả mong đợi: - Nâng cao nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên và học sinh về: o Thiên tai, rủi ro thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương của trường học liên quan tới các sự kiện thiên tai tại địa phương o Tầm quan trọng của việc thực hiện Trường học an toàn; o Mục tiêu và kết quả cần đạt được của quá trình xây dựng Trường học an toàn ‐ Tất cả các bên liên quan nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại trường học. 1.2. Nội dung chính: Tiến hành họp và các hoạt động trao đổi, tìm hiểu và giới thiệu về thiên tai và trường học an toàn. Các hoạt động định hướng bao gồm các nội dung sau: ‐ Thiên tai và trường học: o Các loại hình thiên tai có thể xảy ra ở địa phương và tác động đến trường học? o Các loại thiên tai đó tác động thế nào đến trường học? ‐ Các nội dung cơ bản về Trường học an toàn ‐ Thảo luận sơ bộ về các bước thực hiện Trường học an toàn
  13. 12  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   2. Thành lập Ban quản lý thiên tai tại trường học 2.1. Kết quả mong đợi: ‐ Ban quản lý thiên tai tại trường học (BQL) được thành lập để tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. ‐ Các thành viên BQL được phân công trách nhiệm cụ thể. 2.2. Nội dung/hoạt động chính ‐ Họp mặt các bên liên quan. ‐ Thảo luận về Kết quả mong đợi và hoạt động của BQL. ‐ Xác định các thành viên chính của BQL: o Trưởng BQL có thể là hiệu trưởng hoặc thành viên ban giám hiệu. o Thành viên có thể bao gồm: ƒ Các giáo viên ƒ Đại diện hội phụ huynh học sinh ƒ Tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ ƒ Cán bộ trạm y tế ƒ Đại diện Ban chỉ huy PCLB xã/phường ƒ Phòng giáo dục huyện ƒ Đại diện của các tổ chức xã hội dân sự ƒ …… ‐ Lưu ý: việc đưa học sinh tham gia vào BQL được khuyến khích ở tất cả các trường. Tuy nhiên để tránh hình thức và quan trọng nhất là tạo sự tham gia thực sự của học sinh trong BQL, nhà trường cần cân nhắc kỹ việc chọn đối tượng học sinh phù hợp. Khi học sinh đã tham gia thì cần tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn nêu ý kiến như là các thành viên khác của BQL, tránh việc lựa chọn các em tham gia BQL với mục đích hình thức hóa. ‐ Xác định trách nhiệm o Xây dựng quy chế hoạt động cho ban quản lý o Đánh giá tình trạng an toàn của trường học. o Lập Kế hoạch trường học an toàn. o Thực hiện Kế hoạch với sự hỗ trợ của các bên liên quan. o Tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực quản lý thiên tai. o Tổ chức diễn tập với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn để kiểm tra khả năng ứng phó với thiên tai tại trường học và xác định những điểm mạnh cần được phát huy, các điểm yếu cần được khắc phục hoặc cải thiện. o Cập nhật Kế hoạch Trường học an toàn thường xuyên (tốt nhất là 6 tháng 1 lần). o Tham gia và thực hiện các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai do phòng giáo dục tổ chức. o Họp mặt các bên liên quan. ‐ Hiệu trưởng ký quyết định thành lập BQL. 2.3. Phụ lục: Phụ lục 2.3:   Thành phần và Bảng phân công trách nhiệm của Ban quản lý thiên tai
  14. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 13    3. Đánh giá tình trạng an toàn của trường học 3.1 Kết quả mong đợi: - Các rủi ro thảm họa mà trường học đang phải đối mặt được xác định. - Các khả năng hiện có để giảm nhẹ, khắc phục rủi ro thảm họa được đánh giá. ‐ Bảng kiểm tra trường học an toàn được hoàn thành và đưa vào hệ thống để theo dõi. ‐ Nhận thức của giáo viên và học sinh được nâng cao. Ảnh 4: Sơ đồ hiểm hoạ (Trường Tiểu học Trung Giang I, Quảng Trị, 2013) 3.2 Nội dung 10 : ‐ Thành lập nhóm đánh giá từ những người thực hiện đánh giá trên, bao gồm nhóm học sinh, nhóm giáo viên, nhóm phụ huynh. ‐ Giới thiệu mục đích và kế hoạch đánh giá với những người thực hiện. ‐ Giới thiệu các khái niệm cơ bản về đánh giá tình trạng an toàn của trường học và cách thức thực hiện. ‐ Tiến hành đánh giá theo các công cụ như bên dưới ‐ Phân tích và tổng hợp thông tin * Tuỳ thuộc vào thời gian và số người tham gia, thực hiện các công cụ và phương pháp đánh giá sau: o Lược sử thiên tai: thu thập thông tin về những tác động của thiên tai/thảm họa đã xảy ra tại trường học và khu vực xung quanh....Công cụ này dùng cho cả nhóm học sinh và nhóm phụ huynh và giáo viên. o Lịch thiên tai và hoạt động: lịch này nhằm thu thập thông tin về các thời gian, tần suất các loại thiên tai hiểm họa tại trường học và cộng đồng và các hoạt động quan trọng của trường và cộng đồng. Mục đích của công cụ là dùng để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. o Quan sát thực tế: Đi quan sát môi trường xung quanh, cơ sở hạ tầng, và xem xét các rủi ro trong và ngoài phạm vi trường học. Sau đó, xác định các giải pháp để giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với trường học và cộng đồng. Nhóm quan sát sẽ điền vào Bảng kiểm tra Trường học an toàn trong quá trình đi quan sát.                                                              10 Tham khảo tài liệu của nhiều tổ chức khác nhau: Công cụ đánh giá trường học - Lập kế hoạch GNRRTT tại trường học với sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương, UNESCO, 2013; UNICEF, 2013, Plan International tại Việt Nam, 2012; Save the children, 2012; World Vision, 2012...  
  15. 14  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   o Sơ đồ hiểm hoạ: Vẽ sơ đồ hiểm hoạ và đánh dấu các địa điểm nguy hiểm do tác động của thiên tai; Xác định nơi an toàn; vẽ các nguồn lực ứng phó ứng của trường. Công cụ này áp dụng cho nhóm học sinh.                                                                                                           Ảnh 5: Vẽ sơ đồ hiểm hoạ trong trường học (Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Bạc Liêu, 2013) Ảnh 6: Sơ đồ trường học và khu vực xung quanh (Trường Tiểu học Trung Giang I, 2013) o Thảo luận nhóm có trọng tâm: Thảo luận được thực hiện theo từng nhóm đối tượng: giáo viên, học sinh, phụ huynh về những vấn đề cụ thể trong ciệc xây dựng trường học an toàn (Dùng bảng kiểm tra trường học an toàn) o Phân tích vấn đề: công cụ nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ đó xác định các biện pháp giải quyết các vấn đề rủi ro của trường học trước, trong và sau khi thảm họa xảy ra. ‐ Bảng tổng hợp tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro khả năng của trường : o Sau khi hoàn thành các công cụ trên, các nhóm tập hợp thông tin và điền vào bảng tổng hợp hiểm họa, khả năng, tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro của trường.  
  16. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 15    o Dựa trên kết quả các hoạt động đánh giá trên, các nhóm thực hiện cùng thống nhất với nhau cách xác định và giảm nhẹ rủi ro cũng như người chịu trách nhiệm thực hiện. o Xác định các hoạt động ban quản lý rủi ro thiên tai của nhà trường cần thực hiện để giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp trước, trong và sau thiên tai. Và các biện pháp này nên được nhóm vào 3 nội dung của THAT gồm các biện pháp về quản lý, các biện pháp về giáo dục GNRRTT và các biện pháp công trình. o Cần xác định rõ trong các biện pháp trên, các biện pháp nào nhà trường có thể tự thực hiện, các biện pháp nào cần sự hỗ trợ, phối hợp với các bên liên quan và chính quyền địa phương. 3.3 Phụ lục Phụ lục 3.3a: Bảng kiểm tra Trường học an toàn Phụ lục 3.3b: Các công cụ đánh giá Phụ lục 3.3c: Bảng tổng hợp khả năng, tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro của trường  
  17. 16  Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn   4. Xây dựng Kế hoạch trường học an toàn 4.1. Kết quả mong đợi : ‐ Các mục tiêu và biện pháp cụ thể để quản lý rủi ro thiên tai tại trường học được thảo luận và thống nhất trong kế hoạch bởi ban quản lý. ‐ Nhiệm vụ của các bên liên quan được phân công rõ ràng trong kế hoạch. ‐ Nhà trường và các bên liên quan thống nhất và chủ động trong việc thực hiện các hoạt động trước, trong và sau thảm họa. 4.2. Nội dung của kế hoạch: 11 Dựa trên kết quả của các bước trên, nhà trường và các bên liên quan xây dựng nội dung của Kế hoạch Trường học an toàn, bao gồm các nội dung như sau: - Giới thiệu về trường học - Mục tiêu cụ thể của kế hoạch - Bảng tổng hợp thông tin về tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro và khả năng ứng phó của trường học - Quyết định thành lập ban quản lý thiên tai của trường. - Sơ đồ hiểm họa của trường và sơ đồ trường học với cộng đồng. - Mục tiêu của kế hoạch - Các kế hoạch cụ thể (bao gồm các hoạt động trước, trong và sau thiên tai) - Các số điện thoại cần thiết Ảnh 7: Sơ đồ thoát hiểm (Trường tiểu học Lê Văn Tám, Bạc Liêu, 2013)                                                              11  Tham khảo tài liệu của UNESCO, 2013; Save the Children, 2012, Plan International tại Việt Nam 2012, Cơ quan quốc gia về quản lý thiên tai Indonesia, ...   
  18. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 17    Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường mà có thể bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung Kế hoạch Trường học an toàn cho phù hợp. 4.3. Phụ lục: Phụ lục 4.3a: Mẫu Kế hoạch Trường học an toàn  
  19.   5. Thực hiện Kế hoạch Trường học an toàn 5.1. Kết quả mong đợi: ‐ Các hoạt động để tăng cường khả năng phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro của trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên và trường học được thực hiện theo kế hoạch. 5.2. Những hoạt động có thể thực hiện: 5.2.1. Quản lý trường học an toàn: các trường có thể thực hiện những hoạt động sau: ‐ Trước thiên tai: o Lập kế hoạch và tổ chức diễn tập, sơ tán lớp học/trường học đến nơi an toàn. ‐ Trong thiên tai: o Thực hiện kế hoạch sơ tán phối hợp với chính quyền địa phương. Ảnh 8: Tập huấn sơ cấp cứu cơ bản cho giáo ‐ Sau thiên tai: viên và học sinh, trường tiểu học Thủy Biều, Huế, năm 2012) o Đánh giá tình hình thiệt hại sau thiên tai. o Kế hoạch sửa chữa trường học sau khi thiên tai tác động. o Kế hoạch mở lại trường nếu trường phải cho học sinh nghỉ học tạm thời. 5.2.2. Cơ sở vật chất của trường học ‐ Trước thiên tai: o Thi công xây dựng, sửa chữa các hạng mục cơ sở hạ tầng giúp cho trường học an toàn, đường đến trường an toàn… o o o Ảnh 9, 10: Lớp học trước và sau khi xây dựng
  20. Hướng dẫn thực hiện Trường học an toàn 19    o Trang bị túi sơ cấp cứu và các trang thiết bị cứu hộ khẩn cấp ‐ Trong thiên tai: o Kế hoạch sơ tán tài sản (phối hợp với chính quyền địa phương) ‐ Sau thiên tai: o Dọn dẹp vệ sinh trường học. o Sửa chữa trường học, bàn ghế, đồ dùng học tập. 5.2.3. Giáo dục GNRRTT ‐ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thảm họa cho giáo viên và học sinh Tích hợp giáo dục về GNRRTT vào chương trình học chính khoá và ngoại khoá. ‐ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp về thiên tai và trường học an toàn ‐ Tập huấn kỹ năng PNTH cho học sinh. ‐ Đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên và học sinh. ‐ Dạy bơi cho giáo viên, học sinh. 5.3. Phụ lục Phụ lục 5.3a: Hướng dẫn tổ chức diễn tập, sơ tán lớp/trường học đến nơi an toàn (AmRC) Phụ lục 5.3b: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động GNRRTT trong trường học (GRC)  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2