intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng đi nào cho ngành da giày

Chia sẻ: Nguyễn Văn Hộ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

370
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành công nghiệp Da giầy luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, chỉ sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt tốc độ phát triển cao, luôn chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia . Hiện nay , da giày VN được xếp trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường 25 nước EU và Mỹ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng đi nào cho ngành da giày

  1. Ngành công nghiệp Da giầy luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng có giá trị XK cao nhất, chỉ sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta. Kim ngạch XK của ngành đạt tốc độ phát triển cao, luôn chiếm 10% trong tổng kim ngạch XK của quốc gia. Hiện nay, da giay VN được xếp trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường 25 nước EU và Mỹ (hai thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới). ở khu vực châu Á, Nhật Bản đang là một trong những thị trường XK giay dép lớn nhất của VN. Chúng ta đứng thứ ba trong số các nước XK giay dép lớn nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia. I.Thách thức xuất phát từ yếu tố khách quan (thay đổi trong nhu cầu thị trường) xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Xu hướng tiêu dùng 2010 Hàng hóa xa xỉ ngày nay không còn giới hạn trong những sản phẩm to nhất và đắt tiền nhất nữa. Xa xỉ là tất cả những gì mà người tiêu dùng muốn định nghĩa về nó. Nghe có vẻ hơi trừu tượng, nhưng bây giờ là thời đại của sự độc đáo, của cái tôi, của những yếu tố cá nhân, và hàng hóa xa xỉ là những thứ đáp ứng được các yếu tố đó. Đừng quên điều đó khi bạn muốn cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ mang tính "xa xỉ". WTO Áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam tại EU: Bất công, vô lý Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2001-2006. Thị trường chủ yếu của ngành đến nay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tuy từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế 10%, còn những sản phẩm giày dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU song cần phải có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU. Quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam của Hội đồng châu Âu là mang tính chính trị Tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, ngày 22/12, Hội đồng Châu Âu quyết định gia hạn áp thuế chống bán phá
  2. giá thêm 15 tháng đối với giày, mũ da xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu. Việt Nam rất bất bình trước quyết định này. Đây là một quyết định không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. Quyết định này ảnh hưởng bất lợi tới những người lao động nghèo tại một quốc gia đang phát triển còn nghèo như Việt Nam, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng châu Âu. Quyết định này cũng làm giảm hiệu quả các nỗ lực của châu Âu trong hợp tác với Việt Nam xóa đói giảm nghèo. Theo phân tích của Bộ Công Thương, đa số các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là gia công, tổng mức nhập khẩu của châu Âu đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam chỉ trên dưới 10% nên các doanh nghiệp Việt Nam không thể bán phá giá để cạnh tranh được, vì nếu bán phá giá thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Ở đây, nguyên nhân cơ bản là do những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp gia dày châu Âu như, điều kiện sản xuất không đủ để sản xuất ra lượng sản phẩm đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường; lao động có tay nghề thiếu hụt, do đó đã làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tại châu Âu so với các nước khác. Chính vì thế, việc tiếp tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là chỉ để nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm các nhà sản xuất giày ở châu Âu có năng lực cạnh tranh yếu kém. Kim ngạch giày da có nguy cơ tiếp tục giảm Bắt đầu từ 3/1/2010, sản phẩm giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tiếp tục “mắc cạn” 10% "thuế chống bán phá giá". Mặc dù, suốt ba năm qua, việc EU áp thuế mức thuế 10% đối với mặt hàng giày da của Việt Nam, đồng thời quyết định loại bỏ ngành giày da Việt Nam khỏi diện được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009 – 2011 mà EC đưa ra vào tháng 6/2008 đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho ngành công nghiệp giày da của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã giảm sút rất lớn. Cụ thể những năm bị áp thuế chống bán phá giá, kim ngạch của lĩnh vực này xuất khẩu vào EU trung bình giảm trên 20%/năm. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu đã giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2008. Sức cạnh tranh của sản phẩm gia dày Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của
  3. các nước khác nói chung đã giảm đáng kể tại thị trường này,gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu.Ngoài ra, đời sống của khoảng 650.000 lao động trong ngành này, chủ yếu là lao động nữ cũng đã và đang phải chịu tác động tiêu cực bởi những quy định “trái ngược” trên của EU.Việc áp thuế này cũng sẽ gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu, phân phối giày gia của châu Âu, vì thuế được áp sẽ tính vào trong giá bán và người tiêu dùng của châu Âu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Báo chí Italia: EU cần dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da Việt Nam Mạng tin độc lập "Phương Tây" rất có uy tín của Italia cho rằng, những biện pháp áp thuế này là đã quá lỗi thời. Theo quy định này, các sản phẩm giày da của Trung Quốc và Việt Nam sẽ vẫn bị đánh thuế lần lượt là 19,4% và 16,8%. Italia là nước tích cực nhất trong việc đòi hỏi EU tiếp tục gia hạn việc áp thuế này, với lý do giày dép da giá rẻ của Việt Nam và Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp giày da nước này.Vấn đề là ở chỗ, Italia đã đóng vai trò hết sức tích cực trong việc ủng hộ Việt Nam vào WTO, bằng các hỗ trợ về kĩ thuật nhằm giúp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn mà WTO đưa ra và tạo điều kiện mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi 15/27 nước EU, hầu hết là các nước không xuất khẩu giày da, đề nghị bãi bỏ quy định áp thuế trên vì cho rằng, nó tạo ra cản trở lớn đến người tiêu dùng, thì Italia muốn gia hạn việc đánh thuế thêm một thời gian nữa nhằm bảo vệ các doanh nghiệp của họ. Mức thuế hiện tại 16,8% cho các sản phẩm giày da Việt Nam, được áp dụng từ 12 đến 15 tháng nữa để tạo điều kiện cho việc điều tra của EU, trên thực tế cũng không giúp gì nhiều cho Italia và các nước sản xuất giày da châu Âu khác, bởi nó khiến cho các thương lượng về mức thuế giữa EU với các nước sản xuất (trong đó có Italia) và các nhà nhập khẩu trở nên hết sức khó khăn. Việc chính phủ Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hỗ trợ vốn, thuế và cơ chế cho các doanh nghiệp giày da, là hoàn toàn hợp lệ đối với thương mại quốc tế, và điều đó đã góp phần làm tăng thêm tính cạnh tranh của sản phẩm. Do đó, tiếp tục xu hướng bảo hộ thị trường là không cần thiết, vì việc gia hạn biểu thuế cuối cùng cũng phải chấm dứt. Trước sau gì Italia cũng phải mở cửa thị trường cho giày da Việt Nam. Hiệp hội giày dép Đức phản đối áp thuế giày da VN Hiệp hội công nghiệp giày dép Đức (HDS) vừa lên tiếng cảnh báo mặt hàng này tại thị trường Đức có thể sẽ đắt hơn đáng kể trong năm tới do Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã thông qua quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Chủ tịch Hiệp hội HDS, ông Ralph Rieker- cho biết, ngành công nghiệp giày dép nước này sẽ phải mất thêm mỗi năm khoảng 400 triệu euro và gánh nặng này cuối cùng sẽ chất lên vai người tiêu dùng. Tại Đức có khoảng 100 nhà sản xuất giày dép, nhưng chỉ có khoảng 14.000 nhân công trong các lĩnh vực thiết kế, phát triển và tiếp thị, còn khâu hoàn thiện ở nước này hầu như không có. Trong khi đó, các quốc gia như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan đã gây áp lực lớn để kéo dài thời hạn áp thuế nói trên nhằm bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giày trong nước của họ. Trung Quốc đã gửi đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới và cho rằng EU đã "đi quá xa".
  4. Nhiều nhà bán lẻ hàng đầu, các nhóm người tiêu dùng ở châu Âu và một số nhà sản xuất thương hiệu ở Đức như Adidas và Puma còn biểu tình phản đối vì hiện tại có tới 50% giày trên thị trường Đức là sản phẩm từ Trung Quốc và Việt Nam sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty Đức. Liên minh giày dép châu Âu (EFA) cũng phản đối động thái trên của EC và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức loại thuế chống bán phá giá này. Những hướng đi khác Mỹ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày da nam nữ. Tuy nhiên, để xâm nhập vào kênh phân phối và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ thông tin, lựa chọn đối tác tin cậy và thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Dự kiến đến năm 2010, giày dép của Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật cũng như vào các nước Đông Nam Á. II.Thách thức xuất phát từ điểm yếu của giày da Việt Nam Bỏ trống thị trường trong nước, không chú ý làm tốt công tác marketing cũng như tự hoàn thiện, chấp nhận gia công cho các tập đoàn giày, dép nước ngoài... Đó đang là những điểm yếu mà ngành Giày da Việt Nam cần biết và có biện pháp khắc phục để phát triển bền vững./.
  5. …Hướng đi nào cho ngành da giày? Ngành giày da đang bỏ trống thị trường trong nước Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu giày dép xấp xỉ 1 tỷ USD/năm, đứng thứ 4 trên thế giới, nên một thời gian khá dài, các công ty da giày Việt Nam gần như bỏ quên thị trường nội địa để cho giày dép các loại của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore xâm nhập. Với kiểu dáng đa dạng, hợp thời trang, màu sắc phong phú, giá không quá chênh lệch với giày nội địa, các loại giày dép ngoại dễ dàng chinh phục người tiêu dùng dễ tính. Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, những năm gần đây ngành Da giày Việt Nam đang bỏ trống thị trường trong nước mà chỉ tập trung cho các sản phẩm xuất khẩu. Điều này đang ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của một ngành có thế mạnh trong lĩnh vực CN nhẹ. Các DN lớn của Ngành Da giày VN có quy mô đồng bộ hiện cũng chỉ chú trọng làm hàng xuất khẩu mà không chú trọng tới tiêu thụ trong nước. Thậm chí, trong mục tiêu phát triển ngành da giày VN đến 2010 cũng nhấn mạnh tới xuất khẩu... Chính vì vậy mà ngươì tiêu dùng trong nước cũng không mặn mà gì đối với hàng nội, mặc dù chất lượng giày, dép của VN không thua kém gì hàng ngoại, thậm chí có phần còn trội hơn. Hàng ngoại làm tốt công tác tiếp thị nên đã tràn lan trên thị trường giày, dép của Việt Nam với mẫu mã, kiểu dáng phong phú, giá rẻ... nên đã gây không ít khó khăn cho các DN lấy thị trường trong nước làm mục tiêu phục vụ. Các nhà sản xuất cần lưu ý: tuy chọn giày ngoại cho những buổi dạo phố, dạ tiệc, nhưng để sử dụng hằng ngày, người tiêu dùng vẫn trung thành với các sản phẩm Việt Nam. Những thương hiệu đi vào “ bộ nhớ” người tiêu dùng hiện chưa nhiều, hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay: Vina - Giày, Pasteur, T&T, Hồng Thạnh, Hồng Anh, Hạnh Dung, Đông Hải, Long Thành, Kim Thành… Chọn giày Việt, người tiêu dùng không chỉ an tâm về chất lượng mà còn hưởng được nhiều chế độ hậu mãi: thẻ khách hàng thân thiết, thẻ giảm giá, phiếu quà tặng, phiếu bảo hành. Chúng ta là nước xuất khẩu giày da có thứ hạng trên thế giới? Một điều dễ thấy là ngay trong các sản phẩm da giày xuất khẩu tỷ lệ nội địa hoá của Việt nam còn rất thấp (chỉ chiếm chưa tới 30%), trong khi nguyên vật liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu (nhất là mũ giày). Các DN liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài chiếm tới 52% kim ngạch xuất khẩu da giày VN, trong khi các DN Việt Namcòn bộc lộ nhiều yếu kém như chưa hình thàh được thị trường nguyên liệu, chưa đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, chưa có thương hiệu lớn, kém về tiếp thị, mẫu mã kém, chưa có sức cạnh tranh. Hầu hết các DN da giày VN đều phải làm gia công cho nước ngoài, bởi chưa chủ động được nguyên liệu cũng như chưa thiết kế được mẫu mã sản phẩm...
  6. Chiến lược XK đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 của ngành da - giày VN là chuyển đổi từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện để năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD kim ngạch XK; tỷ lệ nội địa hoá đạt 50%. Tới năm 2015, đạt kim ngạch XK 11,4 tỷ USD và nội địa hoá 65-70%. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại và tình hình hiện nay, những con số trên có thể chỉ là kế hoạch. Thống kê của Hiệp hội Da Giày VN cho thấy, hiện cả nước có 235 DN đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực da giày. Trên 50% DN XK có kim ngạch lớn vẫn là các Cty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài với xấp xỉ 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, các DN VN chỉ đóng góp được trên dưới 30%. 60-80% nguyên phụ liệu cho sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Khâu thiết kế được coi là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất vẫn nằm ngoài tầm của các DN VN. Hiện nay 70% số lượng các DN da giày trong nước chỉ dừng lại ở mức làm gia công cho nước ngoài. Chưa kể phần lớn giày dép của VN thuộc loại có giá bán lẻ dưới 40 USD/đôi. Nhiều DN còn phải kinh doanh thông qua đối tác thứ 3. Sau khi EU công bố, từ ngày 1/1/2009 loại mặt hàng giày da VN ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP (thuế quan ưu đãi dành cho những quốc gia nghèo), khiến một số hợp đồng gia công đã bị chuyển dịch sản xuất từng bước sang các nước Châu Á khác như ấn Độ, Indonesia, Campuchia hay Myanmar dẫn tới kim ngạch XK giảm. Tới đầu tháng 11/2009, với kim ngạch 3,209 tỷ USD chỉ bằng hơn 80% kim ngạch của cùng kỳ năm 2008. Những hạn chế và khó khăn kể trên cho thấy việc VN trở thành nước XK giày da có thứ hạng không phải do chúng ta có một chiến lược phát triển hay có nền công nghiệp da giày mạnh mà cơ bản do ta có nguồn nhân lực rẻ. Xem ra cả hai vấn đề cần giải quyết là giành lại thị trường nội địa và nội địa hoá giày da VN để nâng cao hiệu quả cho ngành sản xuất này đều vượt quá khả năng của ngành da giày VN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2