intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huỳnh Ngọc Huệ - Người con ưu tú xứ Quảng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:340

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Huỳnh Ngọc Huệ - Người con ưu tú xứ Quảng" gồm có 3 phần chính, phần mở đầu với bài viết Chân dung người chiến sĩ cách mạng Huỳnh Ngọc Huệ (1914-1949); phần thứ nhất-Huỳnh Ngọc Huệ - Cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng, gồm 16 bài viết; phần thứ hai-Huỳnh Ngọc Huệ qua hồi ức và tư liệu, với 13 bài viết với nhiều thể loại;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huỳnh Ngọc Huệ - Người con ưu tú xứ Quảng

  1. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG NAM TỔ CHỨC THỰC HIỆN BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY ĐẠI LỘC TỔ CHỨC BẢN THẢO LƯU ANH RÔ LÊ NĂNG ĐÔNG VÕ HÀ
  2. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG - 2019
  3. LỜI GIỚI THIỆU C ách đây tròn 105 năm, vào tiết trời lập Thu năm 1914, tại quê hương Đại Lộc đã sinh ra một người chiến sĩ cộng sản kiên cường của cách mạng Việt Nam, thuộc thế hệ tiền khởi nghĩa, đó là Huỳnh Ngọc Huệ - người con ưu tú của xứ Quảng. Đại Lộc là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng; là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, nhà khoa học...; là nơi khởi xướng nhiều phong trào đấu tranh cách mạng, tiêu biểu nhất là phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908, làm rung chuyển bộ máy thống trị của thực dân Pháp và phong kiến đương thời. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhiều người con của Đại Lộc đã có những đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc mà Huỳnh Ngọc Huệ là một trong số những nhân vật tiêu biểu đó. Đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ đã cống hiến và hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, cho phong trào công nhân của quê hương, đất nước. Trong quãng thời gian tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí luôn thể hiện được dũng khí của một người chiến sỹ kiên 5
  4. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM trung, bất khuất; luôn toát lên tinh thần hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Cuộc đời đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ có hai điểm nhấn quan trọng: Một là, đồng chí bị địch bắt, giam cầm tại nhiều nhà lao trong gần 7 năm trời, thì có đến 2 lần đồng chí cùng đồng đội tổ chức vượt ngục thành công và nhanh chóng tiếp tục móc nối với cơ sở để xây dựng phong trào ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Hai là, đồng chí trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, dù ở cương vị nào, cũng luôn thể hiện tinh thần ham học hỏi, sự nỗ lực không ngừng nghỉ và lòng nhiệt huyết với công việc, với nhiệm vụ được giao - trở thành tấm gương sáng ngời về bản lĩnh chính trị, về đạo đức cách mạng cao cả, về trí tuệ và phong cách làm việc. Rất tiếc là đang trong thời kỳ sung sức cống hiến cho cách mạng, chuẩn bị ra Trung ương nhận nhiệm vụ mới thì không may đồng chí bị nhiễm trùng uốn ván, từ trần ngày 27-4-1949, để lại niềm thương tiếc vô hạn của Trung ương Đảng, của cán bộ, chiến sĩ, công nhân và nhân dân Liên khu V. Cuộc đời của đồng chí tuy ngắn về tuổi đời nhưng có bề dày về sự cống hiến cho đất nước. Nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh (1914-2019) và 70 năm ngày mất đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ (1949- 2019); ngày 9-8-2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Lộc tổ chức hội thảo 6
  5. HUỲNH NGỌC HUỆ - NGƯỜI CON ƯU TÚ XỨ QUẢNG khoa học: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ. Đây là dịp để thế hệ sau tưởng nhớ, tri ân những công lao to lớn của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ cho phong trào cách mạng, phong trào công nhân trên quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng và đất nước nói chung. Đồng thời, cũng là dịp để thế hệ hiện nay học tập và noi theo tấm gương một người lãnh đạo tài năng, đức độ, một tấm lòng trung kiên với Đảng, trung thành và tận tụy với nhân dân. Qua đó, mỗi chúng ta cũng nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình, cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao để chung tay cùng xây dựng quê hương, đất nước trong bối cảnh mới có nhiều thời cơ lẫn thách thức. Vào năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 75 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ (1914-1989), Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Lộc biên soạn, phát hành tập sách Anh Huỳnh Ngọc Huệ, được cán bộ, công nhân, viên chức, đoàn viên công đoàn, bạn đọc trong và ngoài tỉnh hoan nghênh. Năm 2003, nhân dịp chào mừng Đại hội Công đoàn huyện Đại Lộc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2003-2008, hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày sinh của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ (9/8/1914- 9/8/2004); Ban Chấp hành Công đoàn khối Đảng huyện Đại Lộc tổ chức biên soạn và phát hành tập sách Huỳnh Ngọc Huệ: Chiến sĩ cách mạng - lãnh tụ Công đoàn Việt Nam trên cơ sở tập hợp các bài viết, 7
  6. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM hồi ký được đăng trên các sách, báo Trung ương và địa phương. Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam về việc giao cho Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Lộc từ cơ sở hai tập sách nêu trên, với tinh thần kế thừa có chọn lọc, sửa chữa một số thông tin sai sót, kết hợp với một số bài tham luận được công bố trong dịp Hội thảo về Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ vừa được tổ chức vào tháng 8-2019 tại huyện Đại Lộc, nhất là Ban Biên soạn đã sưu tầm bổ sung nhiều tài liệu mới là tài liệu lưu trữ và hồi ký liên quan đến đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ, để hình thành nên tập sách Huỳnh Ngọc Huệ - Người con ưu tú xứ Quảng này. Ngoài phần mở đầu với bài viết Chân dung người chiến sĩ cách mạng Huỳnh Ngọc Huệ (1914-1949), tập sách sách gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất: Huỳnh Ngọc Huệ - Cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng, gồm 16 bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ cơ quan, đơn vị, địa phương gắn liền với các thời kỳ hoạt động cách mạng của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ; góp phần làm rõ nét về truyền thống quê hương, gia đình, về hành trình dấn thân với những đóng góp xuất sắc cho đất nước của người con ưu tú xứ Quảng Huỳnh Ngọc Huệ. Phần thứ hai: Huỳnh Ngọc Huệ qua hồi ức và tư liệu, với 13 bài viết với nhiều thể loại: hồi ký cách mạng, thơ ca, hò vè, thông tin báo chí, điện chia buồn…; qua đó, cung cấp những thông 8
  7. HUỲNH NGỌC HUỆ - NGƯỜI CON ƯU TÚ XỨ QUẢNG tin, hình ảnh sinh động, mới lạ, thú vị về cuộc đời, đạo đức, phong cách làm việc, về tấm lòng của đồng chí, bạn bè, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ. Tập sách này là một ngọn nến tri ân, tưởng nhớ đến đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ - Một chiến sỹ cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của xứ Quảng. Hy vọng tập sách sẽ góp phần vào công tác giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước với trái tim nóng và cái đầu lạnh cho mỗi người trong bối cảnh hiện nay, nhất là thái độ dấn thân vì sự nghiệp cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên của quê hương Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, theo tinh thần mà cuộc đời Huỳnh Ngọc Huệ đã gửi gắm cho mỗi chúng ta. Xin trân trọng giới thiệu tập sách Huỳnh Ngọc Huệ - Người con ưu tú xứ Quảng cùng các đồng chí và bạn đọc gần xa. TRẦN ĐÌNH HỒNG Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng 9
  8. CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG HUỲNH NGỌC HUỆ (1914 - 1949) BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM Một trong những chiến sĩ cộng sản tiền khởi nghĩa của vùng đất xứ Quảng mà khi nhắc đến, đồng chí, đồng đội luôn dành sự quý mến, khâm phục về đức độ và tài năng - tấm gương đó không ai khác chính là đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ. Để có góc nhìn toàn cảnh về quê hương - gia đình, về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ; trên cơ sở các tài liệu đã công bố trước đó và cả những tư liệu được bổ sung gần đây, bài viết này phác họa chân dung người chiến sĩ cách mạng Huỳnh Ngọc Huệ. I. TỪ QUÊ HƯƠNG “CON TẰM ĐẠI LỘC XE TƠ” Đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ, có bí danh là Hoa, Ngọc và Hồng Chinh, sinh ngày 10-8-1914, tại làng Mỹ Hòa, tổng Mỹ Hòa, nay thuộc xã Đại Hòa, huyện 11
  9. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam(1). Quê hương Đại Lộc, với tính cách con người “họ vui làm việc nghĩa và rất sốt sắng việc công” - một đức tính quý báu hiếm có; và cũng vì thế không phải ngẫu nhiên mà sau khi phong trào Cần Vương được phát động trong toàn quốc (năm 1885), Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885-1887) ở Đại Lộc nhiều người đã hưởng ứng ngay. Rồi đến phong trào “kháng sưu, cự thuế” diễn ra long trời lở đất khắp các tỉnh miền Trung mà khởi đầu là ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chính các giá trị lịch sử này đã góp phần làm nên chủ nghĩa yêu nước, người trước ngã người sau xốc tới, ghi nên những trang sử hào hùng của quê hương Đại Lộc. Khi thực dân Pháp bước vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, cuộc sống gia đình, quê hương Đại Lộc dưới ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, phong kiến đã sớm để lại trong Huỳnh Ngọc Huệ những ấn tượng sâu sắc, góp phần tạo nên nhân cách cao quý của người cán bộ cách mạng. Lúc này, Đại Lộc tuy không phải là trung tâm kinh tế - chính trị của đất Quảng Nam, nhưng trong những năm đầu thế kỷ XX, Đại Lộc sớm trở thành một trong những đầu mối giao lưu quan trọng trong vùng. Bên cạnh những cánh đồng phì nhiêu, hai con sông Thu Bồn, Vu Gia với điểm hội tụ là Giao Thủy biến nơi đây thành một vùng đất trù phú với những  Các tài liệu trước đây ghi ngày sinh của đồng chí Huỳnh Ngọc (1) Huệ là ngày 9-8-1914, nay chúng tôi ghi ngày sinh theo gia phả của gia đình đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ. 12
  10. HUỲNH NGỌC HUỆ - NGƯỜI CON ƯU TÚ XỨ QUẢNG bãi dâu bạt ngàn: Con tằm Đại Lộc xe tơ/ Bãi dâu Đại Lộc lờ mờ bên sông. Từ Đại Lộc, Hà Mật, Thi Lai... tơ lụa theo các đoàn thuyền buôn dọc sông Thu Bồn, Vu Gia... xuôi về Hội An, Đà Nẵng hoặc ngược lên Thạnh Mỹ, Trung Phước, Tân An, tạo ra những luồng giao lưu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trung du. Nhận thấy tiềm năng và những điều kiện ấy, ngay sau khi thực dân Pháp đàn áp xong phong trào Cần Vương, căn bản hoàn thành công cuộc chinh phục đất nước ta, tư bản Pháp - đại diện là hãng Đờlinhông (Delignon) nhanh chóng nhảy vào Đại Lộc, xây dựng các cơ sở hấp kén ở Phú Lương, Quảng Huế, Hà Dục và một cơ sở ươm tơ, dệt lụa tại Đại Hòa. Với các cơ sở trên, phương thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thực sự xuất hiện ở Đại Lộc và cùng với phương thức bóc lột phong kiến đã tạo ra một sự phân hóa mới trong mọi tầng lớp nông dân, thợ thủ công, thay đổi phần nào hình ảnh của một Đại Lộc xa xưa, vốn êm đềm, trữ tình và nhân hậu: Sáng trăng sáng tỏ hai hàng/ Bên chàng đọc sách, bên nàng quay tơ. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh ấy, Huỳnh Ngọc Huệ có điều kiện tiếp xúc với những biến đổi của quê hương, đất nước. Vốn ham hiểu biết, thông minh và chăm chỉ, anh nhìn thấy giá trị thực của bãi dâu, bến nước, con sông - nơi cha ông đã tốn bao xương máu để vun đắp, giữ gìn. Từ các câu chuyện về Tán Tương Bình Yên, Trần Huy, Đỗ Đăng Tuyển - những nghĩa sĩ dũng cảm của phong trào Cần Vương và Chống sưu 13
  11. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM cao thuế nặng rung chuyển khắp Trung kỳ; hay từ sự kiện những người thợ dệt vùng Giao Thủy ngày đêm miệt mài bên khung cửi, trên những chiếc thuyền đậu dọc sông Thu Bồn, Vĩnh Điện dệt vải làm quân trang cho nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Trần Cao Vân, Thái Phiên (năm 1916)... đã vun đắp trong Huỳnh Ngọc Huệ về ý thức trách nhiệm của mình, đưa anh đến với giai cấp công nhân từ khi tuổi đời còn trẻ. II. THAM GIA VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TẠI TRƯỜNG KỸ NGHỆ THỰC HÀNH HUẾ (1934-1939) Tháng 9-1934, Huỳnh Ngọc Huệ rời quê hương Đại Lộc yêu dấu giữa lúc phong trào cách mạng có nhiều biến động để thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành Huế. Đây là một trường dạy nghề do thực dân Pháp thành lập để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa. Học sinh thi đậu vào Trường được Nhà nước thực dân cấp từ một phần tư đến toàn phần học bổng trong ba năm học. Lúc này, Huế vừa trải qua thời kỳ thoái trào nhưng phong trào cách mạng từng bước được phục hồi. Những ngày đầu tiên trên đất kinh thành Huế, Huỳnh Ngọc Huệ chứng kiến ngay cảnh chị em chợ Đông Ba bãi thị đấu tranh chống thuế khóa. Cuộc đấu tranh này làm sống dậy trong nhân dân lao động Huế tinh thần của cuộc đấu tranh trước đó vào tháng 6-1933 của công nhân và chủ xe kéo bãi công để phản 14
  12. HUỲNH NGỌC HUỆ - NGƯỜI CON ƯU TÚ XỨ QUẢNG đối thực dân Pháp cho ô tô buýt chạy trên đường ga. Cuộc đấu tranh của chị em chợ Đông Ba đã để lại trong Huỳnh Ngọc Huệ ấn tượng sâu đậm về tinh thần yêu nước, đấu tranh của quần chúng nhân dân. Khi vào học tại Trường Kỹ nghệ thực hành, anh bắt gặp ngay một chế độ quản lý ngạt thở như: cấm đọc sách báo tiến bộ, phân biệt đối xử giữa học sinh người Pháp với người Việt Nam, giữa học sinh Thượng và Kinh, hạn chế không cho ra ngoài, mắng nhiếc, xỉ vả, cấp phát trang bị thiếu thốn, học sinh không có màn, bữa ăn bị cắt xén... Thực trạng xã hội này do thực dân Pháp nặn ra ở Việt Nam, trong đó hình ảnh thu nhỏ là Trường Kỹ nghệ đã thôi thúc anh sớm dấn chân vào con đường tranh đấu, vào cuộc sống mới: Đấu tranh để học tập và học tập trong đấu tranh. Trường Kỹ nghệ thực hành Huế vốn là một trong những cơ sở mạnh của phong trào cách mạng những năm 1930-1931, do đó sau cuộc khủng bố trắng, Trường dần xây dựng lại được phong trào. Tuy mới vào Trường, nhưng Huỳnh Ngọc Huệ nhanh chóng nắm bắt được những gì đang xảy ra nơi đây. Từ những hiểu biết ban đầu về phong trào cách mạng, về chủ nghĩa cộng sản, chỉ trong một thời gian ngắn vừa tìm hiểu vừa liên hệ với cơ sở cũ, Huỳnh Ngọc Huệ từng bước trở thành hạt nhân của phong trào trong nhà trường. Với sự hướng dẫn của một số cựu tù chính trị vừa ra khỏi tù, cuối năm 1936, Huỳnh Ngọc Huệ và một số thanh niên tích cực đã tổ chức hoạt động đưa 15
  13. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM phong trào học sinh Trường Kỹ nghệ lên một bước mới, nhất là chuẩn bị tranh thủ danh nghĩa đón Gôđa (Justin Godart) dẫn đầu sang Đông Dương để điều tra tình hình để tổ chức đấu tranh. Sáng ngày 24-2-1937, tất cả học sinh đã xếp hàng hai, tập hợp trước cổng trường, yêu cầu mở cửa để đón đại điện chính phủ Pháp. Thấy số lượng học sinh quá đông, Hiệu trưởng nhà trường ra lệnh đóng chặt cửa trường, nhưng sau đó do học sinh đấu tranh quá mạnh, nên lãnh đạo nhà trường phải nhượng bộ, mở cửa để học sinh ra. Đoàn học sinh Trường Kỹ thuật thực hành Huế đưa kiến nghị với nội dung: [1] Hủy bỏ chế độ bao thầu cơm học sinh; trừng trị bọn quản lý nhà ăn; bảo đảm tiêu chuẩn ăn quy định. [2] Bổ sung thầy giáo có kinh nghiệm vào chuyên ngành, nghề. [3] Sau khi tốt nghiệp, được hưởng lương ngang với người có bằng thành chung (diplôme). [4] Cho thành lập Hội Ái hữu Trường Kỹ nghệ để gắn bó tình cảm tương thân, tương ái. Kể từ đây, Huỳnh Ngọc Huệ thực sự nhập cuộc và gắn bó với phong trào, trở thành hạt nhân lãnh đạo, góp phần quan trọng đưa phong trào đấu tranh của Trường Kỹ nghệ thực hành Huế tiến lên một bước mới. Tiếp đó, sôi nổi nhất là cuộc biểu tình rải truyền đơn ngày 1-5-1937 nhằm ủng hộ công nhân Vinh, Bến Thủy, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng đấu tranh đòi cải thiện đời sống. Hoảng sợ trước làn sóng 16
  14. HUỲNH NGỌC HUỆ - NGƯỜI CON ƯU TÚ XỨ QUẢNG đấu tranh mạnh mẽ, Khâm sứ Trung kỳ Maurice Fernand Graffeuil ra lệnh đuổi 13 học sinh, cảnh cáo cắt học bổng 43 học sinh khác. Để uy hiếp phong trào, nhà trường đã gọi hàng loạt học sinh bị đuổi, bị cắt học bổng lên phòng làm việc để dụ dỗ, dọa nạt nhưng không đạt kết quả. Vốn nhạy cảm với tình hình, Huỳnh Ngọc Huệ đã lợi dụng các hình thức đấu tranh để đưa phong trào không ngừng phát triển. Cụ thể như khi được tin Viện Dân biểu Trung kỳ họp, dưới danh nghĩa Hội Ái hữu, anh tổ chức lấy ý kiến và gửi lên các dân biểu kiến nghị của giai cấp công nhân. Nội dung ghi rõ: [1] Thi hành luật lao động ngày làm việc 8 giờ. [2] Tăng lương cho công nhân tương đương với giá sinh hoạt, định lại tiền lương tối thiểu. [3] Chính phủ và chủ phải công nhận đại biểu của lao động, phải có đại biểu là thợ trong ban đấu tranh. Và cũng chính từ phong trào này xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có cảm tình với Đảng như Phạm Giá, Nguyễn Côn, Trần Văn Trà... Đến giữa năm 1937, tổ chức Đảng thành phố Huế từng bước được khôi phục, xuất hiện một chi bộ ghép gồm các đảng viên hoạt động trong các giới thợ thuyền, học sinh. Tháng 10-1937, chấp hành chủ trương của Xứ ủy Trung kỳ, Thành ủy Huế đẩy mạnh cuộc vận động đưa các hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai lên quy mô lớn, đồng thời duy trì và củng cố các hoạt động bí mật. Thành ủy cử ban vận động thành 17
  15. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM lập các hội ái hữu, tương tế và truyền bá chữ Quốc ngữ. Hưởng ứng chủ trương này, các ngành, các giới đã giới thiệu những người tiêu biểu trong ngành, giới mình tham gia vào ban vận động. Huỳnh Ngọc Huệ cùng các đồng chí Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành), Đào Duy Zếnh được cử làm đại diện cho Đoàn Thanh niên Dân chủ của Trường và Hội hướng đạo. Cũng trong thời gian này, Hội Ái hữu Trường Kỹ nghệ thực hành Huế được thành lập do Huỳnh Ngọc Huệ làm Thư ký. Hòa nhập vào phong trào chung, Hội đã có những hình thức hoạt động phong phú, sáng tạo như tổ chức cắm trại, đi thăm các lăng tẩm, thăm cụ Phan Bội Châu, dạo chơi núi Ngự... Thông qua các hoạt động này, Huỳnh Ngọc Huệ đã tích cực tuyên truyền đường lối chủ trương, quan điểm của Đảng bằng các phương thức thích hợp trong học sinh nhà trường. Cũng trong năm 1937, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh hoạt tại chi bộ ghép giữa Trường Quốc học và Trường Kỹ nghệ thực hành cùng với các đồng chí Trần Tống, Tố Hữu và làm Bí thư chi bộ. Với trách nhiệm là Bí thư chi bộ, là Ủy viên Thành ủy thanh niên Huế, thành viên Ban Lãnh đạo nghiệp đoàn nhà trường, Huỳnh Ngọc Huệ không chỉ hoạt động trong Trường Kỹ nghệ thực hành Huế, mà còn đi vận động, tuyên truyền cách mạng học sinh trong các trường học khác, kể cả các trường tư và nhiều cơ sở ở bên ngoài như nhà đèn, công chánh... để hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện chủ trương đấu tranh 18
  16. HUỲNH NGỌC HUỆ - NGƯỜI CON ƯU TÚ XỨ QUẢNG đòi các quyền dân sinh dân chủ do Đảng đề ra, hễ có cơ hội là tuyên truyền cách mạng. Sau đó, theo sự phân công của nhà trường, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ ra Thanh Hóa dạy nghề một thời gian. Tại đây, đồng chí tích cực tuyên truyền, diễn thuyết, vận động nhân dân đấu tranh theo chủ trương của Đảng, tích cực tham gia phong trào cách mạng. Sau một thời gian ngắn ở Thanh Hóa, Huỳnh Ngọc Huệ bị gọi về Huế, nhưng khi về đây anh lại tiếp tục hoạt động mạnh mẽ hơn. Để tập hợp lực lượng, giáo dục số học sinh tiến bộ, phát triển cơ sở đảng trong trường, ngày 26-3-1938, Đoàn Thanh niên dân chủ Huế được thành lập do các đồng chí Tố Hữu, Huỳnh Ngọc Huệ, Đào Duy Zếnh lãnh đạo. Lúc đầu chỉ có 6 phân đoàn với hơn 400 đoàn viên. Chỉ trong một thời gian ngắn, đoàn đã thành lập được 13 câu lạc bộ đọc sách, báo tiến bộ, một tổ bán báo và 2 đội bóng đá, thu hút đông đảo thanh niên vào các hoạt động giải trí lành mạnh. Ngày 20-11-1938, Đoàn Thanh niên dân chủ Huế triệu tập đại hội, với sự tham dự của 157 đại biểu. Ngày 1-5-1939, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ cùng với Đoàn Thanh niên Tân Tiến tổ chức lên tham quan khu Nam Giao(1), với mục đích chính là tuyên truyền về ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động ngày 1-5; bàn về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong phong trào đấu tranh cách mạng.   Là nơi tế lễ của vua quan nhà Nguyễn tại Huế trước đây. (1) 19
  17. THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG - TỈNH ỦY QUẢNG NAM III. NHỮNG NĂM THÁNG SÔI SỤC ĐẤU TRANH TRONG CẢNH TÙ ĐÀY (1940-1945) Giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh thì chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Tại Pháp, Mặt trận Bình dân sụp đổ, nhân cơ hội này, thực dân Pháp ở Đông Dương đã phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Để tránh bị mật thám theo dõi, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ lánh vào Diêu Trì, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tại đây vào tháng 4-1940, đồng chí bị địch bắt và chuyển về nhà lao Thừa Phủ, Huế, bị kết án một năm tù giam. Ở nhà lao Thừa Phủ, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ phụ trách huấn luyện về Chủ nghĩa Mác - Lênin cho anh em tù. Đầu năm 1941, sau khi mãn hạn tù, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ bị địch đày lên Đăk Glei - một vùng núi non hiểm trở ở Kon Tum. Tại đây, đồng chí gặp lại đồng chí Tố Hữu cũng bị đưa lên an trí sau đó một thời gian và được người bạn cùng hoạt động ở Huế tặng bài thơ Tiếng hát đi đày. Muốn được ra tù để trở về với phong trào cách mạng luôn là ước vọng của đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ. Do đó, ngày 14-3-1942, được sự thống nhất và giúp đỡ của bạn tù, nhất là các đồng chí Lê Văn Hiến, Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Huỳnh Ngọc Huệ và đồng chí Tố Hữu tổ chức vượt ngục. Đồng chí Hà Văn Tính, người cùng ở tù với Huỳnh Ngọc Huệ tại Đăk Glei, sau này kể lại: Vượt ngục ở Đăk Glei là chuyện không dễ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0