intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý và thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý và thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam" khái quát những nội dung chủ yếu trong IFRS số 13 để giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về GTHL và cách xác định GTHL. Đồng thời bài viết cũng tìm hiểu thực trạng việc áp dụng kế toán GTHL tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng kế toán GTHL tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý và thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 IFRS 13 - XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM IFRS 13 - FAIR VALUE MEASUREMENT AND THE ACTUAL APPLICATION OF FAIR VALUE ACCOUNTING IN VIET NAM ThS. Nguyễn Thị Lan Phương Trường Đại học Nha Trang Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Việc sử dụng giá trị hợp lý (GTHL) để định giá trong kế toán đang là một xu hướng tất yếu và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế 13 (IFRS 13) - Xác định GTHL được ban hành là một bước tiến quan trọng nhằm phát triển cơ sở đo lường thống nhất trong việc ghi nhận, lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC). IFRS 13 đã phát triển nhất quán và giảm thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp một định nghĩa chính thức về GTHL, thống nhất phương pháp xác định GTHL và yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. Bài viết này khái quát những nội dung chủ yếu trong IFRS số 13 để giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về GTHL và cách xác định GTHL. Đồng thời bài viết cũng tìm hiểu thực trạng việc áp dụng kế toán GTHL tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng kế toán GTHL tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: IFRS 13; GTHL; xác định GTHL; Việt Nam ABSTRACT The use of fair value for valuation in accounting is an inevitable trend and is applied in many countries around the world. The issuance of The International Financial Reporting Standards 13 (IFRS 13) - Fair Value Measurement is an important step for developing a unified basis of measurement for the recognition, preparation and presentation of Financial Statements. IFRS 13 has developed the consistency and also reduced complexity by providing a formal definition of fair value, unifying a method of fair value measurement and disclosure information on International Financial Statements System. This article summarizes the main contents in IFRS 13 to help readers have a comprehensive understand of fair value and fair value measurement. At the same time, the article also figures out the reality of the application of fair value accounting in Vietnam during the past time, from which proposing a number of solutions to promote the application of fair value accounting in Vietnam in the context of globalization. Keywords: IFRS 13; Fair Value; Fair Value Measurement; Viet Nam. 1. Đặt vấn đề Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm mang lại sự thống nhất chung về công tác kế toán trong quá trình hội nhập toàn cầu. Tại Việt Nam, theo Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC đã được Bộ Tài chính phê duyệt, từ năm 2025 tổ chức 197
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 triển khai áp dụng chuẩn mực BCTC Việt Nam (VFRS) cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (trừ các đối tượng áp dụng IFRS hoặc chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ). Tuy nhiên, VFRS cũng phải được xây dựng dựa trên hệ thống IFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính thường xuyên rà soát lại VFRS, cập nhật những thay đổi của IFRS để đảm bảo VFRS phù hợp ở mức độ cao nhất với thông lệ quốc tế. Trong quá trình ghi nhận, lập và trình bày BCTC thì đo lường các thuộc tính được phản ánh trong các BCTC là một chức năng cơ bản của kế toán. Kể từ khi hoạt động kế toán ra đời, giá gốc đã trở thành thước đo cơ bản cho các nghiệp vụ kinh tế và là cơ sở đo lường chủ yếu của các yếu tố trong BCTC. Tuy nhiên đo lường theo giá gốc chỉ cung cấp thông tin quá khứ nên không thích hợp với các quyết định kinh tế trong nền kinh tế thị trường, quá trình nắm giữ tài sản kế toán không ghi nhận sự biến động về giá thị trường, GTHL,... của tài sản hay các khoản nợ phải trả. Do đó cần phải có một hệ thống đo lường các đối tượng kế toán trên BCTC một cách hợp lý và phù hợp hơn. IFRS 13 – Xác định GTHL được IASB ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2013 đã khẳng định ý nghĩa của GTHL trong việc cải thiện tính nhất quán của thông tin tài chính toàn cầu và đưa ra một khung lý thuyết chung cho quá trình đo lường theo GTHL. Tại Việt Nam, một số chuẩn mực kế toán đã có đề cập đến GTHL, đồng thời Luật Kế toán 2015 cũng đã bổ sung khái niệm về GTHL. Hệ thống kế toán GTHL ở Việt Nam tuy đã có những bước khởi đầu nhất định, song vẫn mang tính chấp vá, chưa có một định hướng rõ ràng, đồng thời cũng chưa có chuẩn mực kế toán nào quy định cụ thể về GTHL và các vấn đề liên quan. Do đó để thời gian tới Việt Nam có thể áp dụng tốt và triệt để IFRS 13 - Xác định GTHL thì việc nắm rõ các nội dung chính của chuẩn mực này và có những định hướng rõ ràng theo một lộ trình cụ thể là điều cực kỳ cần thiết. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập các thông tin và dữ liệu từ các tài liệu hoặc nghiên cứu có liên quan để làm rõ những nội dung chính của IFRS 13, đồng thời tìm hiểu thực trạng áp dụng IFRS 13 tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng IFRS tại nước ta. 2. Tổng quan lý thuyết Mục tiêu của IFRS 13: IFRS 13 có 3 mục tiêu chính: (1) Định nghĩa về GTHL; (2) Đưa ra khuôn khổ cho việc xác định GTHL; (3) Yêu cầu về trình bày và thuyết minh liên quan đến việc xác định GTHL. Phạm vi của IFRS 13: IFRS 13 được áp dụng trong trường hợp một Chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép việc ghi nhận hoặc trình bày BCTC theo GTHL. IFRS 13 không áp dụng cho các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 2 - Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu; các giao dịch cho thuê trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 16 - Thuê tài sản; và việc đo lường các giá trị tương tự GTHL nhưng không phải là GTHL, ví dụ xác định giá trị thuần có thể thực hiện được quy định tại IAS 2 - Hàng tồn kho hoặc giá trị sử dụng quy định tại IAS 36 - Tổn thất tài sản. Đồng thời, việc trình bày và thuyết minh theo yêu cầu của IFRS 13 không bắt buộc đối với những trường hợp các tài sản được ghi nhận theo GTHL theo quy định tại IAS 19 - Phúc lợi của người lao động; các khoản đầu tư quỹ phúc lợi hưu trí được xác định theo GTHL theo quy định tại IAS 26 - Kế toán và Báo cáo Quỹ Phúc lợi hưu trí; và các tài sản được ghi nhận theo giá trị có thể thu hồi là GTHL trừ chi phí thanh lý, theo quy định tại IAS 36 – Tổn thất tài sản. 198
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Định nghĩa về GTHL: GTHL là giá trị có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. Để xác định GTHL, đơn vị cần phải xác định các yếu tố sau: - Tài sản hoặc khoản nợ phải trả cụ thể là đối tượng để xác định GTHL. - Đối với tài sản phi tài chính, lập luận về xác định giá trị phù hợp với GTHL (phù hợp với cách thức sử dụng tài sản tối đa và tốt nhất). - Thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả. - (Các) kỹ thuật định giá thích hợp cho việc định giá. Đối với tài sản và nợ phải trả: Việc xác định GTHL được áp dụng cho một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả cụ thể. Do đó, khi xác định GTHL, đơn vị cần cân nhắc các đặc tính của tài sản hoặc khoản nợ phải trả nếu các đặc tính này được các bên tham gia thị trường xem xét đến khi xác định giá trị tài sản hoặc khoản nợ phải trả tại ngày xác định giá trị như hiện trạng và vị trí của tài sản hay các hạn chế trong việc bán hoặc sử dụng tài sản (nếu có). Đối với giao dịch: GTHL được xác định dựa trên giả định tài sản hoặc nợ phải trả được trao đổi trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả vào ngày xác định giá trị trong điều kiện thị trường hiện tại. GTHL được xác định dựa trên giả định giao dịch bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả diễn ra trên thị trường chính yếu đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó hoặc thị trường thuận lợi nhất cho tài sản và nợ phải trả đó trong trường hợp không có thị trường chính yếu. Trong đó, thị trường chính yếu là thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả. Thị trường thuận lợi nhất là thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu hóa số tiền sẽ phải trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả, sau khi xem xét chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển. Xác định GTHL của tài sản phi tài chính: Xác định GTHL của tài sản phi tài chính cần phải xem xét đến khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho các bên tham gia thị trường khi sử dụng tối đa và tốt nhất tài sản đó, hoặc khi bán tài sản đó cho một bên tham gia thị trường khác mà có thể sử dụng tài sản đó theo cách thức tối đa và tốt nhất. Việc sử dụng tài sản phi tài chính theo cách thức tối đa và tốt nhất có thể đem lại giá trị tối đa cho các bên tham gia thị trường thông qua việc kết hợp sử dụng nó với các tài sản khác để tạo thành một nhóm tài sản hoặc việc sử dụng tài sản đó một cách riêng lẻ. Xác định GTHL đối với nợ phải trả và các công cụ vốn chủ sở hữu: GTHL được xác định dựa trên giả định rằng khoản nợ tài chính, phi tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị được chuyển nhượng cho các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. Khi thông tin niêm yết về giá chuyển nhượng của một công cụ nợ hoặc một công cụ vốn chủ sở hữu tương tự không có sẵn và công cụ tương tự này đang được một đơn vị khác nắm giữ làm tài sản, đơn vị cần xác định GTHL của công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu này dựa trên quan điểm đánh giá của bên tham gia thị trường đang nắm giữ công cụ tương tự tại ngày xác định giá trị. Trường hợp này đơn vị sẽ xác định GTHL các khoản mục này bằng cách sử dụng giá niêm yết trên thị trường hoạt động của công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu tương tự, nếu có thể thu thập được giá niêm yết này. Nếu không có giá niêm yết, sử dụng các đầu vào có thể quan sát được khác, ví dụ như giá niêm yết trên một thị trường không hoạt động của công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu tương tự mà các bên 199
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 khác đang nắm giữ làm tài sản. Nếu vẫn không có giá quan sát được nêu trên thì đơn vị có thể sử dụng các kỹ thuật định giá khác như phương pháp thu nhập hoặc phương pháp thị trường. Xác định GTHL tại thời điểm ghi nhận ban đầu: Khi mua lại một tài sản hoặc chuyển nhượng khoản nợ, giá giao dịch là giá phải trả để có được một tài sản hoặc nhận được để thanh toán một khoản nợ phải trả (giá đầu vào). Ngược lại, GTHL của tài sản hoặc nợ phải trả là giá nhận được từ bán một tài sản hoặc chi ra để chuyển nhượng một khoản nợ (giá đầu ra). Trong hầu hết các trường hợp, giá giao dịch sẽ bằng với GTHL. Tuy nhiên trong một số tình huống giá giao dịch có thể không phản ánh GTHL của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả tại thời điểm ghi nhận ban đầu như giao dịch giữa các bên liên quan, giao dịch diễn ra do ép buộc hoặc bên bán buộc phải chấp nhận giá giao dịch, đơn vị áp dụng kế toán theo giá giao dịch khác với đơn vị áp dụng kế toán của tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó theo GTHL, giao dịch không diễn ra trên thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất). Lúc này, đơn vị sẽ ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá giao dịch và GTHL vào lãi lỗ trừ khi Chuẩn mực đó quy định khác. Các kỹ thuật định giá: Khi xác định GTHL, các đơn vị áp dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với các trường hợp và đảm bảo có đủ số liệu để xác định GTHL, sử dụng tối đa các đầu vào có thể quan sát được trên thị trường và hạn chế việc sử dụng các đầu vào không quan sát được trên thị trường. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi gồm: - Phương pháp giá thị trường: Sử dụng giá và các thông tin liên quan khác được tạo ra từ các giao dịch thị trường liên quan đến các tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả. - Phương pháp chi phí: Phản ánh giá trị cần có ở thời điểm hiện tại để thay thế công năng của một tài sản (thường được gọi là chi phí thay thế hiện tại). - Phương pháp thu nhập: Chuyển đổi số tiền trong tương lai về một số tiền hiện tại. Khi sử dụng phương pháp thu nhập, việc xác định GTHL sẽ phản ánh giá trị kỳ vọng của thị trường hiện tại về những khoản tiền trong tương lai. Thang đo GTHL: Để tăng cường sự nhất quán và tính so sánh trong việc xác định GTHL và trình bày các thuyết minh có liên quan, IFRS 13 thiết lập một hệ thống phân cấp đầu vào cho việc xác định GTHL gồm ba cấp. Cấp độ ưu tiên nhất là dựa trên giá niêm yết (không được điều chỉnh) của khoản nợ phải trả hoặc tài sản đó ở các thị trường hoạt động (các đầu vào cấp độ 1) và cấp độ có mức ưu tiên thấp nhất là dựa trên các đầu vào không quan sát được trên thị trường (các đầu vào cấp độ 3). - Đầu vào cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết (chưa điều chỉnh) trên các thị trường hoạt động của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày xác định giá trị. Giá niêm yết trên thị trường hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về GTHL và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để làm cơ sở xác định GTHL. - Đầu vào cấp độ 2: Là các đầu vào có thể quan sát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp được trên thị trường ngoài giá niêm yết được phân loại vào Cấp độ 1 của tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Đầu vào Cấp độ 2 bao gồm: giá niêm yết của tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự trên các thị trường hoạt động; giá niêm yết của tài sản hoặc đó hoặc tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự trên các thị trường không hoạt động; đầu vào có thể quan sát được khác ngoài giá niêm yết của tài sản hoặc khoản nợ phải trả, - Đầu vào cấp độ 3: Là đầu vào không thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả. 200
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Các đầu vào không quan sát được sẽ được sử dụng để xác định GTHL khi các đầu vào có thể quan sát được không có sẵn. Tuy nhiên, mục tiêu của việc xác định GTHL vẫn giữ nguyên, tức là xác định giá bán tại ngày xác định giá trị theo đánh giá của bên nắm giữ tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Do đó, các đầu vào không quan sát được sẽ phải phản ánh được các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc khoản nợ phải trả, bao gồm cả các giả định về rủi ro. Các giả định về rủi ro bao gồm rủi ro vốn có của kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định GTHL (như mô hình định giá) và rủi ro vốn có của đầu vào đối với kỹ thuật định giá. Thuyết minh về xác định GTHL: Đơn vị phải trình bày các thông tin để giúp người sử dụng BCTC đánh giá cả hai vấn đề sau: - Các kỹ thuật định giá và các đầu vào sử dụng trong quá trình xác định GTHL đối với tài sản và nợ phải trả được xác định GTHL trên cơ sở định kỳ hoặc không định kỳ sau thời điểm ghi nhận ban đầu và được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính. - Ảnh hưởng của việc xác định giá trị đến báo cáo lãi lỗ hoặc thu nhận toàn diện khác trong kỳ đối với các việc xác định GTHL định kỳ, sử dụng các đầu vào không quan sát được trọng yếu (đầu vào Cấp độ 3). Để đáp ứng các mục tiêu này các thông tin sau cần được trình bày đối với từng nhóm tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo GTHL sau khi ghi nhận ban đầu trên báo cáo tình hình tài chính: - Xác định GTHL vào cuối kỳ báo cáo. - Xác định GTHL không định kỳ và lý do phải xác định. - Kết quả phân loại việc xác định GTHL của tài sản hoặc khoản nợ phải trả trong hệ thống phân cấp đầu vào để xác định GTHL (Cấp độ 1, cấp độ 2 hoặc cấp độ 3). - Mô tả về các kỹ thuật định giá và đầu vào được sử dụng trong quá trình xác định GTHL. Nếu có sự thay đổi trong kỹ thuật định giá thì đơn vị cần trình bày và thuyết minh trên báo cáo tài chính sự thay đổi đó và các lý do của sự thay đổi. - Một số thông tin khác cần thuyết minh. 3. Thực trạng việc áp dụng hệ thống kế toán GTHL tại Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể thấy rằng GTHL được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu như: Ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác; ghi nhận ban đầu báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ… GTHL lần đầu tiên được định nghĩa trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, theo đó “GTHL là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá”. Đến nay Việt Nam chưa có chuẩn mưc kế toán nào riêng về GTHL và việc đo lường GTHL nhưng GTHL cũng được nhắc đến trong một số chuẩn mực kế toán, cụ thể: - VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác: VAS 14 nêu rõ doanh thu được xác định theo GTHL của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - VAS 04 – Tài sản cố định vô hình: VAS 04 định nghĩa “GTHL là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá”. Trong trường hợp mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp, nguyên giá tài sản cố định vô hình này chính là GTHL của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp). GTHL có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động hoặc giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự. Nếu không 201
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có. - VAS 06 – Thuê tài sản: “GTHL là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá”. Theo đó trong trường hợp thuê tài chính, bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với GTHL của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu GTHL của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. - VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái: Tại ngày lập bảng cân đối kế toán, các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo GTHL bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định GTHL. Sau đó, thông tư 200/2014/TT-BTC đã có các quy định rõ hơn về GTHL, cụ thể: - Đối với chứng khoán kinh doanh: Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo GTHL của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo GTHL tại ngày trao đổi. Việc xác định GTHL của cổ phiếu được thực hiện như sau: Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết, GTHL của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì GTHL của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi. Đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, GTHL của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi. Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì GTHL của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi. Đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác, GTHL của cổ phiếu là giá do các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi. - Đối với hàng tồn kho: Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo GTHL. Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. - Đối với các khoản đầu tư: Trường hợp công ty mẹ giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ (công ty mẹ kế thừa toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của công ty con), kế toán thực hiện theo nguyên tắc: Công ty mẹ ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty con; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể vào Bảng cân đối kế toán của công ty mẹ theo GTHL tại ngày sáp nhập; Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con và GTHL của tài sản và nợ phải trả được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính. - Đối với doanh thu: Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu nêu rõ doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo GTHL của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. Đồng thời, trong Luật kế toán sửa đổi, bổ sung số 88/2015/QH13, một trong các nội dung quan trọng được bổ sung đó là quy định các nguyên tắc kế toán liên quan đến GTHL. Theo đó đã bổ sung khái niệm GTHL, là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được 202
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo GTHL tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Đây được coi là một bước tiến mạnh mẽ nhưng khả năng áp dụng vẫn mang tính chắp vá, chưa có một định hướng rõ ràng về việc sử dụng GTHL, chưa được đưa cụ thể vào Chuẩn mực kế toán. (Đặng Thị Bích Ngọc, 2020) Thực tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp đều lập và trình bày BCTC theo giá gốc. Đối với các doanh nghiệp như các công ty chứng khoán có các khoản đầu tư là các chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán có giá biến động hàng ngày nhưng trên BCTC không phản ánh kịp thời theo giá thị trường biến động dẫn đến tình trạng người sử dụng BCTC như nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, chủ nợ không có đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của các doanh nghiệp đó. Do đó từ 2017 khi Luật Kế toán sửa đổi có hiệu lực áp dụng, thì các doanh nghiệp có thể áp dụng GTHL để lập và trình bày BCTC. Các công ty chứng khoán chính là các doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam áp dụng GTHL trong việc lập và trình bày BCTC. Tuy nhiên trên thực tế, các công ty chứng khoán khi áp dụng GTHL để lập và trình bày BCTC còn nhiều khó khăn và hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Ngọc Hùng khi tìm hiểu về việc áp dụng GTHL của 66 công ty có niêm yết trên sàn chứng khoán thì thấy rằng: Đối với các khoản mục có tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính có 54 doanh nghiệp (chiếm 81,81%) có thuyết minh và trình bày về GTHL, tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá về GTHL của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Cũng theo nghiên cứu này không có doanh nghiệp nào trình bày GTHL về hàng tồn kho hay ghi nhận và đánh giá khoản mục TSCĐ vô hình, doanh thu, thu nhập khác theo GTHL. Nhìn chung các doanh nghiệp gần như không ghi nhận và đánh giá các khoản mục trên BCTC theo GTHL mà mới chỉ dừng lại thuyết minh bổ sung (Đặng Ngọc Hùng, 2016) 4. Kết luận và kiến nghị GTHL dần khẳng định những ưu thế của mình trong định giá. Việc sử dụng GTHL đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Quá trình hội nhập về kinh tế và kế toán đòi hỏi Việt Nam cần phải nghiên cứu và sử dụng giá trị hợp như một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc tiến tới sử dụng GTHL như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có những định hướng và giải pháp phù hợp, đồng bộ, hiệu quả: Thứ nhất, cần điều chỉnh bổ sung Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam hòa hợp và gắn với thực tiễn. Các vấn đề lớn về GTHL như: Xác định GTHL, tổn thất do suy giảm giá trị tài sản, công cụ tài chính,…cần được ban hành và áp dụng ở Việt Nam. Do đó, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trình bày thông tin về GTHL trên BCTC, từ đó, tiến tới việc xây dựng chuẩn mực kế toán đo lường GTHL. Việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam về GTHL theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS 13 là điều cần thực hiện trong tương lai gần. Thứ hai, cần có lộ trình áp dụng kế toán GTHL phù hợp: Lâu nay kế toán Việt Nam vấn lấy nguyên tắc giá gốc làm nền tảng và là nguyên tắc định giá chủ yếu. Do đó muốn áp dụng nguyên tắc GTHL cần phải có một lộ trình cụ thể và dài hạn. Cần xây dựng được cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế tương xứng, đào tạo trình độ nhân lực về kế toán, kiểm toán bao gồm nhân sự quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như nhân viên kế toán. Đồng thời cần phát triển đội ngũ cán bộ xác định giá trị tài sản đủ năng lực để thực hiện xác định GTHL của tài sản và nợ phải trả một cách đáng tin cậy. 203
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ ba, nên duy trì mô hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau, không nên sử dụng GTHL là một cơ sở định giá duy nhất cho mọi tài sản và nợ phải trả. Tuy nhiên cần khuyến khích áp dụng định giá theo GTHL trong những thị trường mà GTHL được xác định một cách đáng tin cậy. Cuối cùng, để GTHL thực sự tồn tại, phải có một môi trường kinh doanh phù hợp. Muốn đạt được điều này cần đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, góp phần tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp, đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế và nâng cao môi trường kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, truy cập tại website https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/7051/he-thong-26- chuan-muc-ke-toan-viet-nam. [2] Bộ tài chính, TT 200/2014/TT - BTC – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, 22/12/2014. [3] Bộ Tài chính (2020), Quyết định số 345/ QЖBTC phê duyệt Ðề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, 16/3/2020 [4] Bộ tài chính (2021), Quyết định công bố bản dịch Chuẩn mực BCTC phiên bản 2019 ra tiếng Việt, website Bộ tài chính, 22/6/2021. [5] Đặng Ngọc Hùng (2016), Kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị giải pháp, Tạp chí kế toán kiểm toán, 4/2016. [6] Đặng Thị Bích Ngọc (2020), Mô hình giá gốc, giá trị hợp lý trong kế toán - Thực tiễn và định hướng áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí công thương, 6/2020 [7] IASB (May, 2011), IFRS 13 – Fair Value Measurement, 5/2011. [8] Nguyễn Thị Vân, Một số ý kiến về việc áp dụng giá trị hợp lý khi lập và trình bày báo cáo tài chính tại các công ty chứng khoán tại Việt Nam, truy cập 20/8/2021 tại https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/mot-so-y-kien-ve-viec-ap-dung-gia-tri-hop- ly-khi-lap-va-trinh-bay-bao-cao-tai-chinh-tai-cac-cong-ty-chung-khoan-tai-viet-nam/, [9] Nguyễn Thị Minh Thi, Nguyễn Thị Yến Nhi (2020), Một số vấn đề về đo lường giá trị hợp lý theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 5/2020. [10] Quốc hội (2015), Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13, năm 2015 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2