
Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 0
download

Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh vẽ được sơ đồ tư duy để hệ thống và củng cố kiến thức về chủ đề Vi khuẩn; tuyên truyền với bạn, gia đình và cộng đồng cùng phòng chống bệnh tả, bệnh lao phối;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn (Sách Chân trời sáng tạo)
- ÔN TẬP BÀI CHỦ ĐỀ VI KHUẨN 21 (1 tiết) 1. Yêu cầu cần đạt 1.1. Năng lực khoa học tự nhiên – Vẽ được sơ đồ tư duy để hệ thống và củng cố kiến thức về chủ đề Vi khuẩn. – Tuyên truyền với bạn, gia đình và cộng đồng cùng phòng chống bệnh tả, bệnh lao phổi. 1.2. Năng lực chung – Năng lực tự chủ và tự học trong việc tổng kết bài học và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công ở trường, ở lớp. – Năng lực giao tiếp và hợp tác trong tiến hành tạo sản phẩm, thảo luận và tuyên truyền. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thiết kế sơ đồ tư duy, vẽ tranh tuyên truyền phòng chống bệnh tả, bệnh lao phổi. 1.3. Phẩm chất chủ yếu – Trách nhiệm: Cẩn thận, tuân thủ các hướng dẫn trong quá trình thực hành. – Trung thực trong tiến hành, thảo luận và báo cáo kết quả. – Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về các bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh tả và bệnh lao phổi. 2. Đồ dùng dạy học Hoạt động GV HS Khởi động Trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Sơ đồ hoá chủ đề Vi khuẩn – Giấy A1 (8 tờ). – Bút màu, bút chì (mỗi nhóm). – Bút màu, bút chì (2 bộ). – SGK trang 74. – Kệ treo tranh (8 cái). – SGK trang 74. Em tập làm tuyên truyền viên – Giấy khổ A3 hoặc A0 (tuỳ – Giấy, bút. điều kiện của nhà trường). – SGK trang 74. – SGK trang 74. 3. Các hoạt động dạy học 3.1. Hoạt động khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi cho HS nhớ lại những kiến thức đã học trong chủ đề Vi khuẩn để dẫn dắt vào bài học. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi.
- c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV chia lớp thành hai đội chơi. – HS chia đội. – GV tổ chức cho HS thi đua tìm tên bài hát, câu– HS tham gia trò chơi, tuỳ theo năng lực của thơ hoặc câu chuyện, từ khoá,… có liên quan từng đội, HS có thể tìm tên bài hát hay câu đến từ “vi khuẩn”. thơ,… Ví dụ: Bài hát Vũ điệu diệt khuẩn, Vi khuẩn xấu xa,… – GV khuyến khích HS khai thác, phân tích và – HS lắng nghe và thực hiện. tìm một số câu, từ để diễn tả hình dạng và nơi sống, tác hại hoặc ích lợi của vi khuẩn đối với con người và sinh vật. – GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Ôn – HS lắng nghe. tập chủ đề Vi khuẩn”. d) Dự kiến sản phẩm: HS tham gia tích cực và tìm được tên các bài hát, bài thơ, câu chuyện hoặc từ khoá có liên quan đến từ “vi khuẩn”. 3.2. Hoạt động 1: Sơ đồ hoá chủ đề Vi khuẩn (15 phút) a) Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ tư duy củng cố kiến thức, ôn tập và khái quát hoá nội dung về chủ đề Vi khuẩn. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV chia lớp thành các nhóm. – HS chia nhóm. – GV yêu cầu HS tham khảo sơ đồ gợi ý (SGK – HS các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trang 74), thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm trong thời gian 7 phút. vụ: Vẽ hoặc viết những điều em đã học được từ chủ đề Vi khuẩn và chia sẻ với bạn. – GV hướng dẫn, gợi mở để HS nhớ lại các kiến – HS lắng nghe và thực hiện. thức cốt lõi đã học được trong chủ đề Vi khuẩn. GV cần khuyến khích HS sáng tạo, phát huy các năng lực như vẽ, viết,… để hoàn thành sơ đồ khái quát các kiến thức đã học được trong chủ đề một cách đầy đủ và đẹp nhất. * Lưu ý: GV khuyến khích HS vẽ, viết bằng sơ đồ tư duy theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. – GV tổ chức cho các nhóm treo sản phẩm lên kệ – Các nhóm đính sản phẩm lên kệ tranh. tranh (đặt ở xung quanh lớp) để chia sẻ với bạn. – GV tổ chức cho HS của các nhóm tham quan – Tất cả HS di chuyển trật tự để quan sát sản và nhận xét lẫn nhau. phẩm của nhóm bạn và nhận xét. – GV mời một số nhóm chia sẻ sản phẩm – Đại diện một số nhóm lên chia sẻ sản phẩm. trước lớp. – GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét chung và nhắc lại các kiến thức – HS lắng nghe và ghi nhớ. cốt lõi đã học được trong chủ đề Vi khuẩn.
- d) Dự kiến sản phẩm: – HS thực hiện theo nhóm 6. – HS thực hành vẽ được sơ đồ tư duy vừa khái quát các kiến thức cốt lõi của chủ đề Vi khuẩn vừa có tính thẩm mĩ. HS chia sẻ sản phẩm của nhóm với cả lớp. 3.3. Hoạt động 2: Em tập làm tuyên truyền viên (15 phút) a) Mục tiêu: – HS củng cố, ôn tập kiến thức về bệnh tả và bệnh lao phổi. – HS bước đầu tập làm tuyên truyền viên nhằm phát triển năng lực thuyết trình, có ý thức tuyên truyền phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra và định hướng nghề nghiệp. b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác. c) Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho – HS chia nhóm và đọc nội dung yêu cầu của HS đọc yêu cầu của mục 2 trong SGK trang 74: mục 2. Viết hoặc vẽ tranh phòng chống bệnh tả hoặc bệnh lao phổi và tuyên truyền với các bạn, gia đình, cộng đồng cùng thực hiện. – GV phân công 2 – 3 nhóm viết hoặc vẽ tranh cổ – HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. động tuyên truyền về phòng chống bệnh tả, các nhóm còn lại viết hoặc vẽ tranh cổ động tuyên truyền về phòng chống bệnh lao phổi trên giấy khổ A3 hoặc A0 (tuỳ điều kiện của trường, lớp). – GV mời đại diện các nhóm lên đóng vai là – Đại diện các nhóm đóng vai là tuyên truyên tuyên truyên viên để tuyên truyền về cách phòng viên để tuyên truyền về cách phòng chống bệnh chống bệnh tả, bệnh lao phổi. tả hoặc bệnh lao phổi. – GV mời HS các nhóm khác nhận xét. – HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung. – GV tổng kết, khen ngợi những HS có khả năng – HS lắng nghe. tuyên truyền tốt, tự tin, sáng tạo và có sản phẩm trình bày đẹp, nội dung hay. – GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. – HS rút ra kết luận: Để góp phần bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và mọi người xung quanh, chúng ta cần chia sẻ và tuyên truyền nội dung phòng chống bệnh tả, bệnh lao phổi và các bệnh khác do vi khuẩn gây ra đến bạn bè, người thân trong gia đình và cộng đồng để cùng thực hiện. – GV yêu cầu HS hoàn thiện các sản phẩm để – HS lắng nghe và thực hiện. trưng bày ở góc sáng tạo của lớp. d) Dự kiến sản phẩm: – HS thực hiện theo nhóm 6. – HS rút ra được kết luận: Cần chia sẻ và tuyên truyền nội dung phòng chống bệnh tả, bệnh lao phổi và các bệnh khác do vi khuẩn gây ra đến bạn bè, người thân trong gia đình và cộng đồng để cùng thực hiện nhằm bảo vệ sức khoẻ.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 - Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (Sách Cánh diều)
13 p |
4 |
2
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (Sách Cánh diều)
9 p |
5 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 - Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở (Sách Cánh diều)
9 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 - Bài 1: Công và công suất (Sách Cánh diều)
13 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (Sách Cánh diều)
19 p |
8 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (Sách Cánh diều)
13 p |
12 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 28: Tập tính ở động vật (Sách Cánh diều)
8 p |
15 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật (Sách Cánh diều)
19 p |
7 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (Sách Cánh diều)
18 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật (Sách Cánh diều)
10 p |
11 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (Sách Cánh diều)
11 p |
9 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật (Sách Cánh diều)
17 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (Sách Cánh diều)
6 p |
6 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 21: Hô hấp tế bào (Sách Cánh diều)
11 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh (Sách Cánh diều)
12 p |
7 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp (Sách Cánh diều)
8 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 - Bài Mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 (Sách Cánh diều)
11 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 18: Quang hợp ở thực vật (Sách Cánh diều)
14 p |
4 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
