intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn (Sách Cánh diều)

Chia sẻ: Diệp Khinh Châu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn (Sách Cánh diều) được biên soạn nhằm giúp học sinh yhực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; thực hiện được các bước đo huyết áp;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 - Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn (Sách Cánh diều)

  1. BÀI 31: THỰC HÀNH VỀ MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN Môn học: KHTN - Lớp: 8 Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực KHTN * Vận dụng KHTN - Thực hành: + Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; + Thực hiện được các bước đo huyết áp. - Thực hiện được dự án: Điều tra bệnh cao huyết áp của học sinh trong trường. Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường tại địa phương. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân để: + Nêu được thiết bị, dụng cụ và hóa chất cần thiết để tiến hành thực hành. + Trình bày được các bước tiến hành. + Quan sát video, phân tích được các bước và kết quả của buổi thực hành. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ trong quá trình thực hành và quan sát, rút ra kết luận. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu, ti vi. - Mực đỏ, bông, gạc, băng cuộn, băng thun, băng dán y tế, kéo, cồn sát trùng (nước muối sinh lý), cáng, máy đo huyết áp 2. Học liệu - Video về sơ cứu cầm máu ở động mạch, tĩnh mạch (Nguồn: Youtube): https://youtu.be/6a3ge4UD4Lc - Thể học tập. - Phiếu học tập số 1, 2,3. - Phiếu điều tra. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC III. Tiến trình dạy học 1
  2. Tiết Nội dung Phương pháp/kĩ Phương Phương án thuật day học pháp/ công ứng dụng cụ kiểm tra CNTT đánh giá PP: Dạy học thông CC đánh giá: Hình ảnh, Hoạt động 1. qua trò chơi Câu trả lời Powerpoint, Khởi động KTDH: Chia nhóm, ngắn máy tính, động não máy chiếu. Hoạt động 2: PP: Dạy học trực PP đánh giá: Video, Hình thành quan Sản phẩm học Powerpoint, 1 kiến thức tập. máy tính, KTDH: Chia nhóm, Hoạt động 2.1: động não Công cụ đánh máy chiếu. Thực hành sơ giá: phiếu học cứu cầm máu tập. Hoạt động 2.2: PP: Hỏi-đáp PPĐG: Sản Powerpoint, Thực hành cấp KTDH: Động não phẩm học tập. máy tính, cứu người đột Công cụ đánh máy chiếu. quỵ giá : Câu hỏi. 2 Hoạt động 2.3: PP: Hỏi-đáp PPĐG: Sản Powerpoint, Thực hành đo KTDH: Động não phẩm học tập. máy tính, huyết áp. Công cụ đánh máy chiếu. giá : Câu hỏi. Hoạt động 3: PP: Dạy học thông PP: Quan sát, Luyện tập qua trò chơi. thảo luận Máy tính, KT: Đặt câu hỏi. nhóm máy chiếu. 3 Công cụ đánh giá : Câu hỏi. Hoạt động 4: PP: Dạy học dự án PPĐG: Thông Video, kết Vận dụng hợp tác. qua sản phẩm quả dự án của KT: Điều tra. của HS. các nhóm. Công cụ đánh giá: Phiếu điều tra 1. Hoạt động 1: Khởi động: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về các bước sơ cứu cầm máu a. Mục tiêu - Giúp học sinh có tâm thế vui vẻ trước khi vào bài học và biết được nội dung tìm hiểu liên quan đến tình huống sơ cứu cầm máu 2
  3. b. Nội dung Học sinh dựa vào kiến thức trong SGK, kiển thức từ thực tiễn trong đời sống hàng ngày để vận dụng giải quyết tình huống như sau? Trong giờ lao động cắt cỏ ở vườn trường, bạn An dùng máy cắt cỏ chẳng may lưỡi máy lia phải mảnh thủy tinh trong đám cỏ, mảnh thủy tinh vỡ và bắn vào cổ tay bạn An và bị chảy máu khá nhiều. Em hãy lựa trọn các bước để cầm máu cho bạn An - Học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”: Gắn thẻ phù hợp vào các bước: Bước 1………. Bước 2………. Bước 3………. Bước 4………. Bước 5………. Nội dung các thẻ: Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu; Dùng tay bóp mạnh vào động mạch cánh tay trong vài phút; Sát trùng (rửa vết thương bằng nước sạch); băng vết thương bằng gạc và băng cuộn; Buộc garô ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương. c. Sản phẩm - Câu trả lời của các nhóm trên bảng phụ. d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV thông báo luật chơi: + Lớp chia thành 4 đội chơi; mỗi đội được phát 5 thẻ, tương ứng với 5 vị trí cần điền từ (lần lượt từ bước 1 đến bước 5). + Sau hiệu lệnh bắt đầu, các đội sẽ quan sát lên màn hình theo dõi đoạn bài tập và lựa chọn thẻ phù hợp với mỗi vị trí rồi dán vào bảng phụ. + Đội nào xong sẽ treo bảng phụ lên bảng (điểm cộng lần lượt từ 4,3,2,1 cho thứ tự các đội hoàn thành). + Mỗi đáp án đúng sẽ được 2 điểm. + Đội nhiều điểm nhất là đội chiến thắng, thời gian chơi là 05 phút. - GV phát bảng phụ, thẻ cho các nhóm và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm theo yêu cầu của GV, hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên: Theo dõi và hỗ trợ các nhóm khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV chiếu đáp án cho các nhóm theo dõi. 3
  4. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả thực hiện của nhóm bạn (chấm chéo). - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả chung cuộc. ->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 4-5 lít máu Nếu mất ½ lượng máu thì ta không thể sống nổi. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có kĩ năng sơ cứu vết thương chảy máu tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, vậy xử lý như nào là đúng chúng ta sẽ tìm hiểu vào nội dung bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Thực hành sơ cứu cầm máu a. Mục tiêu Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; b. Nội dung - Giáo viên sử dụng 4 nhóm, HS nghiên cứu thông tin SGK để : Nêu thiết bị, dụng cụ, hóa chất để tiến hành sơ cứu. - HS kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ và hóa chất của nhóm mình. - HS tiến hành thực hành băng bó vết thương chảy máu ở tĩnh mạch (bàn tay) và chảy máu ở động mạch (cổ tay) sau đó hoàn thành nội dung số 1 trong phiếu thu hoạch nhóm. PHIẾU THU HOẠCH SỐ 1 Lớp:……………………………. Nhóm: ………………………………………… Họ và tên các thành viên : …………………………………………………..... ………………………………………………………………………………… …..…………………………………………………………………………….. Nội dung 1: Sơ cứu cầm máu Trả lời câu hỏi: ? Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch. ………………………………………………………………………………… ….. ………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………….... ? Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương? ………………………………………………………………………………….. 4
  5. …………………………………………………………………………………. ….…………………………………………………………………………….... ….…………………………………………………………………………….... c. Sản phẩm - HS đại diện các nhóm trình bày kết quả băng bó vết thương của các nhóm và trả lời được 03 câu hỏi SGK trang 149 - Bảng thu hoạch nhóm. d. Tổ chức thực hiện *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm cử ra 02 bạn giả định bị thương (01 bạn bị chảy máu ở mao mạch- bàn tay, 01 bạn bị chảy máu ở động mạch -cổ tay), - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK cho biết tên thiết bị, dụng cụ, hóa chất liên quan đến bài thực hành? - GV chiếu video sơ cứu vết thương, HS quan sát. https://youtu.be/6a3ge4UD4Lc - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và hóa chất của nhóm mình. - GV yêu cầu các nhóm thực hành sơ cứu cầm máu máu ở mao mạch- bàn tay và ở động mạch -cổ tay sau đó hoàn thành nội dung số 1 trong bảng thu hoạch nhóm *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - HS theo dõi video, ghi nhớ các bước tiến hành; vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Bước 1: Phân loại dạng chảy máu là do tổn thương động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch Các vị trí động mạch chủ trên cơ thể dùng trong sơ cứu Bước 2. Thực hiện các bước sơ cứu để cầm máu với từng loại tổn thương như sau: - Sơ cứu cầm máu ở mao mạch và tĩnh mạch + Dùng bông, gạc bịt chặt vết thương tới khi máu ngừng chảy. + Sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lí hoặc nước sạch + Đặt tấm gạc sạch lên vết thương rồi băng kín vết thương bằng băng cuộn. Nếu vết thương nhỏ có thể sử dụng băng dán y tế 5
  6. - Sơ cứu chảy máu động mạch: Tùy từng vết thương có biện pháp sơ cứu phù hợp + Biện pháp đè ấn động mạch ở vị trí tổn thương: Dùng tay ấn chặt vào động mạch, động mạch bị ép chặt giữa tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy. + Biện pháp garo: - Dùng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt làm ngừng sự lưu thông máu từ trên xuống dưới. - Vị trí đặt garo phía trên vết thương khoảng 5cm - Đặt gac lót ở chỗ định đăt garo.- Đặt dây garo và siết chặt dần đến khi máu ngừng chảy thì cố dịnh lại (không buộc garo quá 1 giờ vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới chỗ thắt garo) - Băng kín vết thương bằng gac và băng cuộn - Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và chốt nội dung số 1 trong bảng thu hoạch nhóm. - GV cho HS tự đánh giá về sản phẩm học tập của nhóm mình qua Bảng kiểm sau: 6
  7. Các tiêu chí Có Không Trình bày đủ, đúng các bước băng bó vết thương theo quy định. Sử dụng đúng các dụng cụ y tế theo từng loại vết thương. Thao tác băng bó đúng theo yêu cầu loại vết thương. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. Hoạt động 2.2: Thực hành cấp cứu người bị đột quỵ a. Mục tiêu Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến, đột quỵ; b. Nội dung HS nghiên cứu thông tin SGK để: biết được các dấu hiệu đột quỵ, và các bước xử lý khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ và trả lời câu hỏi ở nội dung số 2 trong phiếu thu hoạch nhóm. c. Sản phẩm - HS nghiên cứu thông tin SGK để lên trình bày và thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến. - Bảng thu hoạch nhóm. d. Tổ chức thực hiện *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Các dấu hiệu đột quỵ, các bước xử lý khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ . - GV yêu cầu đại diện học sinh lên thực hiện tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến, đột quỵ - GV yêu cầu hoàn thành nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. - HS theo dõi, ghi nhớ các bước tiến hành; vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. - Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115). 7
  8. - Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức (Quỳ xuống một bên của người bệnh, đưa tay người bệnh ở tư thế vuông góc → Kéo tay đối diện của người bệnh đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài → Kéo chân của người bệnh co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, giữ tư thế đó và kéo người bệnh quay vào phía của bạn → Hoàn thành tư thế hồi sức (Hình 31.3) - Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên giường, gối đầu cao, đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức, nới lỏng quần áo. - Bước 4 Đưa người bệnh đi cấp cứu. Khi đưa người bệnh đi cấp cứu cần dùng cáng hoặc giường bệnh, không dùng ghế ngồi. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu. - Đại diện học sinh trong các nhóm tiến hành thực hành, học sinh khác trong nhóm quan sát nhóm mình, nhóm bạn và quay lại video theo yêu cầu *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm. PHIẾU THU HOẠCH SỐ 2 Lớp:……………………………. Nhóm: ………………………………………… Họ và tên các thành viên : …………………………………………………..... ………………………………………………………………………………… …..…………………………………………………………………………….. Nội dung 2: Thực hành cấp cứu người bị đột quỵ Trả lời các câu hỏi: ? Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức. …………………………………………………………………………………. ….. ………………………………………………………………………………. ……. ………………………………………………………………………………… ….................................................................................................................. ? Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động. ………………………………………………………………………………….. ….. ………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………. 8
  9. ……….................................................................................................................. Hoạt động 2.3: Thực hành đo huyết áp a. Mục tiêu Thực hiện được các bước đo huyết áp. b. Nội dung - HS nghiên cứu thông tin SGK để trình bày được các bước thực hiện, các thiết bị, dụng cụ liên quan? - HS quan sát đại diện các bạn trong lớp lên thực hành đo mẫu và trả lời câu hỏi ở nội dung số 3 trong phiếu thu hoạch. PHIẾU THU HOẠCH SỐ 3 Lớp:……………………………. Nhóm: ………………………………………… Họ và tên các thành viên : …………………………………………………..... ………………………………………………………………………………… …..…………………………………………………………………………….. Nội dung 3: Đo huyết áp Trả lời các câu hỏi: ? Vì sao người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên? ………………………………………………………………………………… ….. ………………………………………………………………………………… ….…………………………………………………………………………… c. Sản phẩm - HS thực hiện được các bước đo, đọc kết quả huyết áp gồm trị số huyết áp tối đa, trị số huyết áp tối thiểu và nhịp tim trên thiết bị và trả lời được câu hỏi ở nội dung số 3. - Bài thu hoạch: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường tại địa phương. d. Tổ chức thực hiện *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trình bày được các bước thực hiện, các thiết bị, dụng cụ để đo huyết áp cánh tay? - GV yêu cầu đại diện học sinh lên giải thích các chỉ số hiện trên máy đo huyết áp 9
  10. Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu Nhịp tim - GV yêu cầu đại diện học sinh các nhóm lên đo huyết áp cánh tay, HS làm mẫu vật. HS khác quan sát để nhận xét, đánh giá và trả lời câu hỏi ở nội dung số 3 trong bảng thu hoạch theo nhóm. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK để ghi nhớ các bước tiến hành; vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Bước 1. Người được đo ngồi tư thế thỏa mái, để tay lên bàn, quấn túi khí vừa đủ chặt quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay, cách nếp gấp khuỷu tay từ 1-2 cm, cố định lại Bước 2. Ấn nút khởi động đo, máy sẽ tự bơm khí, xả khí và cho kết quả cuối cùng, Bước 3. Khi quá trình đo hoàn thành, đọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy bao gồm trị số huyết áp tối đa, trị số huyết áp tối thiểu và nhịp tim. Lưu ý: - Huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau. Chỉ số huyết áp tối đa từ 90 – 140 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 60 – 90 mmHg. - Nhịp tim chuẩn có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính,... Trong đó, nhịp tim bình thường từ 60-100 lần/phút. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho các bạn học sinh trong nhóm trình bày, học sinh khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 10
  11. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung số 3 trong bảng thu hoạch của cá nhân. 3. Hoạt động 3: Thu hoạch- Luyện tập a. Mục tiêu Hệ thống được kiến thức trong bài thực hành. b. Nội dung - HS nêu lại nội dung của bài thực hành. - Các nhóm hoàn thiện nội dung phiếu học tập. - Các nhóm vệ sinh và sắp xếp lại đồ dùng của nhóm. c. Sản phẩm - Phiếu thu hoạch hoàn chỉnh của các nhóm d. Tổ chức thực hiện *Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã làm trong bài thực hành. + GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện và nộp bài thu hoạch nhóm. + GV yêu cầu các nhóm vệ sinh và sắp xếp lại đồ dùng của nhóm. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận + GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. + Các nhóm nộp lại phiếu thu hoạch của nhóm. + Các nhóm báo cáo về phần vệ sinh và sắp xếp đồ dùng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét phần thực hành của các nhóm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu - Thu được video video thực hành sơ cứu cầm máu và cấp cứu người bị đột quỵ. - Thực hiện được dự án: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường tại địa phương. b. Nội dung - Làm và quay lại video thực hành sơ cứu cầm máu và cấp cứu người bị đột quỵ - Thực hiện được dự án điều tra bệnh cao huyết áp tại nơi em sinh sống. 11
  12. PHIẾU KHẢO SÁT Bệnh cao huyết áp ở người trưởng thành tại ………. Lớp:……………………………. Nhóm: …………………………………… Họ và tên các thành viên : ………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ….. ………………………………………………………………………………… ….…………………………………………………………………… 1. Mục tiêu……………………………………. 2. Phương pháp nghiên cứu…………………… 3. Kết quả (có bảng số liệu kèm theo) Giới Chỉ số huyết Chỉ số huyết Trunh bình Ghi chú áp tối đa áp tối thiểu Nam Nữ Chung 2 giới 4. Kết luận……………………………… 5. Phần nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn………………………… c. Sản phẩm - Video thực hành của HS. - Kết quả điều tra bệnh cao huyết áp tại nơi em sinh sống. d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS tự làm và quay lại video thực hành sơ cứu cầm máu và cấp cứu người bị đột quỵ - Các nhón tiến hành điều tra bệnh cao huyết áp tại nơi em sinh sống . *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 12
  13. Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm sau 01 tuần học. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
162=>0