YOMEDIA
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Hệ thức lượng trong tam giác (Định lí sin)
Chia sẻ: Tưởng Tiểu Mễ
| Ngày:
| Loại File: DOCX
| Số trang:5
5
lượt xem
1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Hệ thức lượng trong tam giác (Định lí sin) là tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp STEM, giúp học sinh khám phá và ứng dụng định lí sin trong thực tế. Bài học cung cấp kiến thức về mối quan hệ giữa các góc và cạnh trong tam giác, cách sử dụng định lí sin để tính toán khoảng cách hoặc đo đạc trong không gian. Ngoài phần lý thuyết, tài liệu còn hướng dẫn các hoạt động thực hành, như sử dụng phần mềm hình học hoặc mô hình thực tế để minh họa và kiểm chứng định lí. Mời quý thầy cô cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Hệ thức lượng trong tam giác (Định lí sin)
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM
TÊN BÀI HỌC: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC (ĐỊNH LÝ SIN)
Môn học: Toán – Lớp 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Yêu cầu cần đạt trong CT GDPT 2018:
– Giải thích được hệ thức lượng cơ bản trong tam giác: định lí sin.
– Mô tả được cách giải tam giác và vận dụng được vào việc giải một số bài toán có nội dung thực tiễn (ví dụ: xác định khoảng
cách giữa hai địa điểm khi gặp vật cản, xác định chiều cao của vật khi không thể đo trực tiếp,...).
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: định lí sin, giải tam giác.
2. Về năng lực:
- Phát hiện và dự đoán được mối liên hệ giữa tỉ số một cạnh bất kì của tam giác với giá trị sin của góc đối
diện cạnh đó và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác.
- Chứng minh được định lí sin; giải thích được cách chứng minh định lí sin.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để đo đạc thực tế khoảng cách (chiều cao) từ xa.
3. Về phẩm chất: Quan sát kĩ lưỡng sự thay đổi của các yếu tố trong tam giác và các số liệu tính toán để
đánh giá và dự đoán mối liên hệ giữa chúng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phần mềm Geogebra: Quan sát và so sánh sự thay đổi của các biểu thức và khi di chuyển các đỉnh của
- Thước đo góc, thước kẻ, compa.
- SGK Toán 10.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu: HS phát hiện và dự đoán mối liên hệ giữa các biểu thức và
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV di chuyển các đỉnh cho HS quan sát và so sánh sự thay đổi của các
biểu thức và
Nội dung:
GV di chuyển các đỉnh cho HS quan sát và so sánh sự thay đổi của các biểu thức và
- Bước 2: Thực hiện nhiện vụ: HS quan sát và nêu nhận xét. GV hướng dẫn HS tập trung vào giá trị của các đại lượng.
Sản phẩm:
Khi các đỉnh của tam giác thay đổi vị trí thì cạnh, góc và bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác cũng thay đổi theo nhưng
giá trị của các biểu thức các biểu thức và luôn bằng nhau.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV huy động tinh thần xung phong của HS; gọi 1-2 HS có nhận xét chi tiết phát biểu tại chỗ.
- GV tổ chức cho HS thảo luận: Ta có thể đưa ra những dự đoán gì từ kết quả quan sát ở trên?
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại: Dựa vào số liệu đã quan sát, ta có thể dự đoán
- Như vậy, có thể trong tam giác và ta có trong đó là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác Tiếp theo,
chúng ta sẽ tìm cách kiểm tra một các chính xác xem dự đoán trên đã đúng hay sai?
2. Hoạt động 2: Định lý sin trong tam giác (khoảng 30 phút)
a) Mục tiêu: HS chứng minh được định lí sin; giải thích được cách chứng minh định lí sin.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong mục Nội dung.
Nội dung: Cho tam giác nội tiếp đường tròn tâm bán kính như hình vẽ bên dưới.
Hình 1 Hình 2
- Nhóm 1: Tính theo và hình 1.
- Nhóm 2: Tính theo và hình 1.
- Nhóm 3: Tính theo và hình 1.
- Nhóm 4: Tính theo và hình 2.
- Nhóm 5: Tính theo và hình 2.
- Nhóm 6: Tính theo và hình 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện tính toán. GV gợi ý HS tạo ra đại lượng và nhắc lại kiến thức đã học về tỉ số lượng giác của
sin trong tam giác vuông, góc nội tiếp cùng chắn một cung trong đường tròn để định hướng cho HS biến đổi.
Sản phẩm:
Vẽ đường kính
Xét tam giác vuông tại có mà nên
Chứng minh tương tự và
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV chọn 3 nhóm có chuẩn bị tốt (biến đổi đúng hoặc gần đúng hướng) lên bảng trình bày: mỗi nhóm một
trường hợp của tính theo và ; yêu cầu nhóm khác nhận xét về bài làm trên bảng.
- GV tổ chức cho HS thảo luận: tổng hợp ba kết quả trên cho ta kết quả gì?
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại: trong tam giác bất kì, với thì ta luôn có
hay
3. Hoạt động 3: Xây dựng phương án tính chiều cao của cây (khoảng 40 phút)
a) Mục tiêu: HS nhận diện được khái niệm giải tam giác; vận dụng được định lí sin trong các bài toán gắn
với thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chọn 1 ví dụ cụ thể để áp dụng kiến thức vừa học. Dựa vào đó, GV
phân tích kĩ về việc xác định các yếu tố trong tam giác (giải tam giác). Tiếp theo, GV chia lớp thành từng
nhóm 2 HS và yêu cầu vận dụng tương tự vào bài toán gắn với thực tiễn ở mục nội dung.
Nội dung: Bạn An sử dụng giác kế, tại điểm , xác định góc ; tại điểm , đoạn mét; từ đó bạn An xác định được chiều cao của cây.
Em hãy giải thích cách làm của bạn An và tính xem chiều cao của cây bằng bao nhiêu mét?
- C
30° 45°
A 12,4 m B H
Mô tả cách đo chiều cao của cây
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu kết nối kiến thức vừa học với nhiệm vụ. GV có thể gợi ý HS tạo ra các tam giác để
sử dụng các hệ thức đã biết.
Sản phẩm:
- Bản vẽ phương án cho phép sử dụng các hệ thức trong tam giác.
- Các bước tính toán chi tiết để tìm ra chiều cao của cây.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV di chuyển trong lớp để quan sát, phát hiện và đặt câu hỏi gợi ý để HS định hướng xem xét lại phương
án của nhóm.
- GV tổ chức cho lớp thảo luận về các bước tính và cách áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét chung về hoạt động của lớp; chọn và nhận xét về tính hợp lí của 1-2 phương án; thu lại sản
phẩm của cả lớp để chấm điểm.
4. Hoạt động 4: Thực hành (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để đo đạc thực tế khoảng cách (chiều cao) từ
xa.
b) Tổ chức thực hiện:
#1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nếu không có điều kiện tổ chức một thực hành đo đạc kiểm chứng phương án
ở trên, GV có thể giao cho HS một nhiệm vụ nhỏ tương tự như mục Nội dung.
Nội dung: Đo khoảng cách (hoặc chiều cao của một vật) từ xa.
#2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lựa chọn đối tượng cần đo; thực hiện đo đạc số liệu và tính toán.
Sản phẩm: Bản báo cáo với nội dung là hình vẽ và các bước tính toán cụ thể, kết quả chính xác.
#3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS nộp báo cáo kết quả đo đạc và tính toán qua Zalo.
#4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét và chấm điểm trực tiếp vào báo cáo của HS.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...