Kế hoạch<br />
Chiến lược Du lịch ASEAN<br />
2016 - 2025<br />
(bản dịch phục vụ “Hội nghị Phổ biến Chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 và<br />
các nội dung liên quan đến hội nhập khu vực của Việt Nam”, ngày 30/3/2016)<br />
<br />
Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025<br />
<br />
Tài liệu được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt với sự hỗ trợ của Dự án Chương trình<br />
Phát triển Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU-ESRT), do Liên<br />
minh Châu Âu tài trợ.<br />
Đây không phải là bản dịch chính thức, do đó chỉ nên sử dụng văn bản này như tài<br />
liệu tham khảo phục vụ “Hội nghị Phổ biến Chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2016<br />
- 2025 và các nội dung liên quan đến hội nhập khu vực của Việt Nam”, ngày<br />
30/3/2016. Tài liệu không phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ<br />
góc độ nào.<br />
<br />
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm<br />
1967.<br />
Các quốc gia thành viên của Hiệp hội bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,<br />
Malaysia, Myanma, Philipinnes, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.<br />
<br />
Liên hệ:<br />
Ban thư ký ASEAN<br />
Phòng Du lịch – Bộ phận Cơ sở hạ tầng<br />
70A Jalan Sisingamangaraja<br />
Jakarta 12110 Indonesia<br />
Điện thoại<br />
Fax<br />
<br />
: (6221) 724 3372, 726 2991<br />
: (6221) 739 8234, 724 3504<br />
<br />
Để biết Thông tin Chung về ASEAN, truy cập www.asean.org<br />
<br />
Bản quyền thuộc về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2015<br />
Tất cả các quyền được bảo hộ<br />
Ấn bản này do Tổng Cục Du lịch Philippines - Điều phối chính Kế hoạch Chiến lược Du<br />
lịch ASEAN 2016-2025 thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, đại<br />
diện cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Xây dựng trên đà phát triển của Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011-2015, ngành<br />
Du lịch ASEAN nỗ lực đóng góp lớn hơn hướng tới mục tiêu hội nhập ASEAN vào cuối<br />
thập kỷ 2015 chuyển sang kịch bản tăng trưởng kinh tế “toàn diện", “ xanh" và "dựa trên tri<br />
thức”. Bối cảnh du lịch đã đặt ra nhu cầu củng cố những thành quả đã có và có phương pháp<br />
chiến lược hơn để giải quyết các thách thức về tiếp thị điểm đến duy nhất, tiêu chuẩn chất<br />
lượng, phát triển nguồn nhân lực, kết nối, đầu tư, tham gia cộng đồng, an toàn và an ninh,<br />
bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa đối với sự phát triển của ASEAN với vai trò là<br />
một điểm đến du lịch cạnh tranh, bền vững, toàn diện và hội nhập hơn về kinh tế xã hội.<br />
Trong bối cảnh này, tầm nhìn cho ngành Du lịch ASEAN trong thập kỷ tiếp theo đến năm<br />
2025 là:<br />
"Đến năm 2025 , ASEAN sẽ là một điểm đến du lịch chất lượng, cung cấp<br />
trải nghiệm về một ASEAN đa dạng và độc đáo, với cam kết phát triển du<br />
lịch có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng, để góp phần đáng kể<br />
vào sự thịnh vượng về kinh tế - xã hội của người dân ASEAN" .<br />
Để hành động hướng tới tầm nhìn cho ngành Du lịch ASEAN trong thập kỷ tiếp theo, cần<br />
hoàn thiện và tiếp tục thực hiện các sáng kiến hiện có như tiếp thị ASEAN là một điểm đến<br />
duy nhất, thực hiện các tiêu chuẩn du lịch ASEAN và thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn<br />
nhau về Nghề Du lịch trong ASEAN (MRA - TP); áp dụng các phương pháp mới và sáng<br />
tạo để phát triển và tiếp thị điểm đến sản phẩm; lồng ghép các sáng kiến du lịch tiểu vùng<br />
hiện có như Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS ), Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN<br />
bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippine (BIMP - EAGA) và Tam giác Tăng<br />
trưởng bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan (IMT - GT) trong khu vực ASEAN; và<br />
phối hợp với các cơ quan khác có nhiệm vụ kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến các thách thức<br />
về kết nối then chốt, đầu tư, an toàn và an ninh và bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa<br />
đối với hội nhập và phát triển của ngành Du lịch ASEAN. Những thách thức cốt lõi đối với<br />
việc đạt được tầm nhìn cho ngành Du lịch ASEAN đã được phân loại như sau :<br />
Định hướng chiến lược 1: Tăng cường năng lực cạnh tranh của ASEAN như một<br />
điểm đến du lịch duy nhất<br />
STT<br />
Hành động chiến lược<br />
Hoạt động<br />
1.1<br />
Tăng cường Xúc tiến và<br />
1.1.1 Tăng cường khung thống kê du lịch<br />
Tiếp thị<br />
ASEAN<br />
1.1.2 Mở rộng chương trình tiếp thị điểm đến<br />
khu vực ASEAN<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Đa dạng hóa các sản phẩm<br />
du lịch<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Thu hút đầu tư du lịch<br />
<br />
1.2.1 Hoàn thiện tiến trình và xác định các<br />
phương pháp phát triển và tiếp thị sản phẩm<br />
mới.<br />
1.2.2 Hỗ trợ phát triển các điểm đến/hành lang<br />
tiểu vùng hướng tới hiệu quả du lịch toàn diện<br />
hơn<br />
1.3.1 Chuẩn bị chương trình đầu tư du lịch<br />
ASEAN, xác định hành lang đầu tư có sự kết<br />
hợp và củng cố các khoản đầu tư vào cơ sở hạ<br />
tầng và các sản phẩm du lịch.<br />
1.3.2 Thúc đẩy tự do hóa hơn nữa các dịch vụ<br />
du lịch<br />
<br />
1.4<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.6<br />
<br />
1.7<br />
<br />
Nâng cao khả năng và<br />
1.4.1 Tiếp tục thực hiện Thoả thuận thừa nhận<br />
năng lực về đầu tư cho<br />
lẫn nhau về Nghề Du lịch trong ASEAN<br />
nhân lực của ngành Du lịch (MRA - TP)<br />
1.4.2 Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch phát triển<br />
nguồn nhân lực Du lịch ASEAN phù hợp với<br />
Mạng lưới Phát triển và Quản lý Tài nguyên Du<br />
lịch ASEAN (ATRM)<br />
Thực hiện và mở rộng Tiêu 1.5.1 Đẩy mạnh việc áp dụng và thực hiện hệ<br />
chuẩn Du lịch ASEAN về thống chứng nhận tiêu chuẩn du lịch ASEAN<br />
trang thiết bị, dịch vụ và vào các chính sách và khuôn khổ pháp lý và<br />
điểm đến<br />
khung phát triển nguồn nhân lực du lịch của các<br />
quốc gia thành viên<br />
1.5.2 Xác định và thực hiện các tiêu chuẩn du<br />
lịch mới của ASEAN<br />
1.5.3. Xây dựng các hướng dẫn bảo vệ khách du<br />
lịch ASEAN<br />
Thực hiện và mở rộng<br />
1.6.1 Tăng cường kết nối hàng không ASEAN<br />
kết nối và cơ sở hạ tầng bằng cách hỗ trợ thực hiện thị trường Hàng<br />
điểm đến<br />
không thống nhất ASEAN (ASAM)<br />
1.6.2 Đẩy mạnh phát triển du lịch đường biển và<br />
đường sông, bao gồm cơ sở hạ tầng của du lịch<br />
đường biển và đường sông.<br />
1.6.3 Thực hiện Hiệp định công nhận giấy phép<br />
lái xe do các nước ASEAN cấp để khuyến khích<br />
lái xe / du lịch đường bộ qua ASEAN<br />
1.6.4 Thúc đẩy sự phát triển của kết nối giao<br />
thông đường bộ dọc theo các hành lang du lịch<br />
chính<br />
Tăng cường tạo điều kiện<br />
1.7.1 Chuẩn bị báo cáo chuyên sâu để tạo điều<br />
thuận lợi cho du lịch<br />
kiện thuận lợi cho du lịch nội khối ASEAN và<br />
du lịch quốc tế (Điều 2 của Hiệp định Du lịch<br />
ASEAN 2002)<br />
<br />