intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY CHÂN MIỆNG

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

843
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng của các bậc cha mẹ và học sinh về Phòng chống bệnh tay chân miệng. Phổ biến rộng rãi cho các bậc cha mẹ và trẻ nội dung 3 thông điệp của ngành y tế. Thường xuyên rửa sạch bàn tay đúng cách đối với trẻ và người lớn. Thường xuyên rửa, giặt vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Lau chùi, cọ rửa sạch khu sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn. Phát hiện sớm các dấu hiệu trở bệnh nặng: sốt cao, giật mình,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY CHÂN MIỆNG

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦY BAN NHÂN DÂN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSố: 466 TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 03 /GDĐT-MN năm 2009 Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục các Quận, Huyện;- Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY CHÂN MIỆNGNăm 2009 -------------------- Căn cứ công văn số 926/SYT-NVY của Sở Y tế về kế hoạch Phòng chống dịch tay chân miệng năm 2009 của thành phố, Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch trên tại cơ sở như sau: I. Mục đích yêu cầu: 1) Truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng của các bậc cha mẹ và học sinh về Phòng chống bệnh tay chân miệng. 1.1 Phổ biến rộng rãi cho các bậc cha mẹ và trẻ nội dung 3 thông điệp của ngành y tế.
  2. 1.2 Thường xuyên rửa sạch bàn tay đúng cách đối với trẻ và người lớn. 1.3 Thường xuyên rửa, giặt vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ. 1.4 Lau chùi, cọ rửa sạch khu sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn. 1.5 Phát hiện sớm các dấu hiệu trở bệnh nặng: sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, thở mệt để đưa trẻ đến ngay các bệnh viện: Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 hoặc bệnh viện Nhiệt đới. 2) Huấn luyện cán bộ, giáo viên, công nhân viên về: Tổ chức giám sát và phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng với các nội dung cơ bản: 2.1 Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại nhóm, lớp và nhà trường. 2.2 Giám sát, phát hiện sớm trẻ mắc bệnh. 2.3 Thực hiện cách ly đúng quy định, nếu có trẻ mắc bệnh. 2.4 Xử lý môi trường, xử lý phân đúng phương pháp, đúng quy trình. 2.5 Báo cáo ngay các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. 3) Thực hành dự phòng phổ quát ở nhóm trẻ, lớp mầm non tư thục, trường mầm non, trường mẫu giáo, nơi có nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh. 3.1 -Thường xuyên thực hiện vệ sinh (theo thông điệp 1 và 2 của Sở Y tế) để tiêu diệt mầm bệnh.
  3. 3.2 - Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường vào thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần vào các đợt cao điểm tháng 3, tháng 9/2009. 4) Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mới mắc; tổ chức xứ lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng. 4.1 - Tổ chức hệ thống giám sát, phát hiện sớm, xử lý ca bệnh theo quy định. 4.2 - Cảnh báo và xử lý sớm các ổ dịch tay chân miệng trong cộng đồng. II. Tổ chức thực hiện: 1. Công tác huấn luyện:Phòng Giáo dục và đào tạo các Quận, huyện chủ động phối hợp với Phòng Y tế triển khai nhiều đợt, nhiều lớp tập huấn cho toàn thể đội ngũ các nội dung cơ bản về phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những đơn vị đã tổ chức lớp cần rà soát danh sách để mở các lớp vét, đảm bảo 100% cán bộ-giáo viên-công nhân viên đều được tập huấn, thao tác thực hành thuần thục, xử lý tình huống nhanh nhạy và đúng quy định. 2. Công tác truyền thông:Phòng Giáo dục và đào tạo các Quận, huyện chủ động phối hợp với Phòng Y tế để tiếp nhận, phân phối và sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông do ngành y tế cung cấp đến tất cả các trường, lớp của các bậc học.
  4. 3. Công tác giám sát ca bệnh:3.1 Khi có trẻ nghỉ học không rõ lý do, nhà trường phải liên hệ với gia đình. Nếu có thông tin học sinh bị mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết hoặc các bệnh truyền nhiễm khác nhà trường có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay Trung tâm y tế dự phòng Quận, huyện để phối hợp giám sát, điều tra dịch tễ. 3.2 Khi có trẻ đi học lại sau một thời gian nghỉ học, nhà trường chỉ cấp giấy vào lớp sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân. Nếu mắc các bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền phải báo cáo ngay cho tạm y tế trên địa bàn để xử lý dịch tễ. 3.3 Các trường hợp bệnh truyền nhiễm cần cách ly tại nhà cần hướng dẫn rõ cho cha mẹ. Nếu trẻ nghỉ chưa đủ thời gian quy định phải kiên quyết không nhận nhằm tránh lây lan cho trẻ khác. 4. Công tác can thiệp dự phòng tại trường học. 4.1 Trong giai đoạn cao điểm chống dịch hiện nay, ngành y tế bảo đảm cung cấp đầy đủ cơ số Chloramin cho các cơ sở giáo dục mầm non do Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện chịu trách nhiệm cung cấp trực tiếp. Khi hết hóa chất các trường liên hệ trực tiếp với Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện để được cấp thêm. 4.2 Các cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện đúng các quy định về "Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng tại nhà trẻ mẫu giáo" đính kèm theo công văn số 4624/SYT-SGDĐT ngày 13/8/2008.
  5. Đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai ngay kế hoạch và đưa vào nội dung báo cáo tháng để theo dõi tiến độ, thúc đẩy công tác phòng chống dịch tay chân miệng năm 2009 chuyển biến tích cực và hiệu quả. Nơi nhận: - Đ/c Nguyễn Thị Thu Hà - P.CT UBNDTP (để báo cáo); - Sở Y tế (để phối hợp); - Như trên;- Ban Giám đốc Sở;- Y tế trường học-SGD&ĐT;- P.GDMN, P.Tiểu học, P.Trung học;- Lưu VP.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2