Kẻ lấp mộ
lượt xem 3
download
- Chưa bao giờ người dân làng Thanh Vàng lại xôn xao như thế. Mấy hôm nay cả làng Thanh Vàng như phát điên lên. Từ sáng tới tận khuya đâu đâu cũng một không khí sôi sùng sục. Người phát điên nhất làng và cũng sôi sùng sục nhất làng không ai khác ngoài ông Tô Tùng. Câu chuyện khiến cả làng Thanh Vàng, khiến ông Tô Tùng phát điên và sôi lên không gì khác ngoài câu chuyện chỉ trong vòng một đêm cả cánh bãi Thứa, nơi từ lâu đã mặc nhiên được coi là bãi tha...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kẻ lấp mộ
- Kẻ lấp mộ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TRỌNG VĂN - Chưa bao giờ người dân làng Thanh Vàng lại xôn xao như thế. Mấy hôm nay cả làng Thanh Vàng như phát điên lên. Từ sáng tới tận khuya đâu đâu cũng một không khí sôi sùng sục. Người phát điên nhất làng và cũng sôi sùng sục nhất làng không ai khác ngoài ông Tô Tùng. Câu chuyện khiến cả làng Thanh Vàng, khiến ông Tô Tùng phát điên và sôi lên không gì khác ngoài câu chuyện chỉ trong vòng một đêm cả cánh bãi Thứa, nơi từ lâu đã mặc nhiên được coi là bãi tha ma của làng bỗng dưng biến mất. Sự biến mất cứ như trò đùa khi mà vừa mới sáng ra cả cánh bãi Thứa ngập ngụa trong bùn. Lớp bùn lỏng tuồn tuột, bốc lên mùi tanh tanh. Lớp bùn lỏng sền sệt, tỏa lên thứ màu nâu đen anh ánh. Cánh bãi Thứa bây giờ chỉ lô nhô, xô dạt trong lớp bùn lỏng những hình thù mà ai cũng biết trước đó nó là nóc, là mái, là bia của những ngôi mộ. Ông Tô Tùng suýt ngất khi hay tin đó. Nhìn dáng ông xiêu xiêu, bước đi như chỉ chực ngã quỵ xuống làm bà vợ ông Tô Tùng phát hoảng. Bà vợ lúc đó hẳn đã hình dung ra cái cảnh ông chồng mình sẽ bị tai biến lần thứ hai. Lần trước ông Tô Tùng cũng thế, ông ngồi xiêu xiêu, bưng bát mì tôm lên đưa ngang miệng thì bát mì tôm như chẳng có ai đỡ mà tượt khỏi tay rơi xuống đất. May mà bà vợ còn đứng cạnh đó, bà hét vội anh con rể cũng đứng cạnh đó tới dìu ông lên giường. Trận ấy cũng may là có thuốc tốt, thứ thuốc hoàn tán bọc mấy lần giấy có tên là "An cung ngưu hoàng hoàn" giá mỗi viên tới cả triệu đồng của Tàu mà bà vợ ông Tô Tùng vốn lo xa đã mua trước cất kỹ trong tủ. Thuốc Tàu tốt thật, ông Tô Tùng tai qua nạn khỏi nhưng từ đó căn nhà này tuyệt nhiên cấm tiệt những chuyện làm đau đầu, làm trí óc phải bận tâm suy nghĩ. Căn nhà từ đấy im ắng như nhà vắng người, khác hẳn hồi ông Tô Tùng chưa mắc bệnh. Hồi trước căn nhà này thường ồn ã bởi những khách khứa vào ra suốt ngày. Ông Tô Tùng ưa hoạt động nên dù
- đã về hưu lâu rồi nhưng bên bàn trà luôn nhộn nhịp mọi chuyện. Chuyện gì cũng ồn ào hết. Tác phong sôi nổi từ thời ông còn công tác trên tỉnh nên hưu rồi ông Tô Tùng vẫn như "đương thì", nghĩa là chuyện nào cũng được ông phân tích và giảng giải cho thấu tình đạt lý, tàn ấm trà này thì thay ấm trà khác. Cái sáng ông Tô Tùng bị tai biến lần đầu bắt nguồn từ câu chuyện tối hôm trước. Tối hôm trước, một tối thứ bảy bình thường như bao tối thứ bảy khác, anh con rể của ông chẳng hiểu vô tình hay cũng có tâm trạng gì đó mà đem chuyện cơ quan cũa của ông ra nói. Chuyện tưởng đơn giản không ngờ làm ông Tô Tùng bỗng chốc "tăng xông". Hai bên thái dương của ông nổi cục, rồi giật đùng đùng. Máu bốc lên đầu khiến ông phát hỏa, ông chau mày nhíu mặt đầy bức bối. Thì ra ông nghe chuyện từ anh con rể mà ông sinh ấm ức. "Cái ngữ ấy chỉ giỏi....giỏi.... luồn cúi". Anh con rể lớn biết mình trót nói ra nhưng thu lời lại thì không kịp. Cơ quan cũ của ông vừa có Giám đốc mới, người cũ cả thôi. Nghe đâu chính cái tay mà hồi ông Tô Tùng còn làm việc ông đã nhắc nhở hắn. Ông nhắc nhở bằng cách cho hắn về cơ sở để rèn luyện. Không ngờ hắn quay về cơ quan "thật ngoạn mục". Hắn quay về làm người đứng đầu chính cái cơ quan đã "đuổi" hắn đi. Thực ra ông Tô Tùng đâu có hẹp hòi. "Cái tay ấy học cũng mua, mà chức cũng mua. Suốt ngày cắp cặp đi "giao lưu" cầu thân, cầu vinh". Ông Tô Tùng nghe chuyện "thăng tiến" của tay ấy, biết là vậy nhưng vốn là người thẳng tính nên ông cứ ầm ầm lên. Ầm ầm lên rồi cả đêm trằn trọc mà nghĩ ngợi. Nghĩ ngợi mà thấy chán cho cơ sự. Chán rồi đến lo âu khiến ông tai biến. Ông chỉ lo "Không hiểu ngữ cán bộ chỉ quen luồn cúi với chạy chọt thì lãnh đạo anh em ra sao?". Sau lần ấy anh con rể của ông Tô Tùng đành im mà nghe nhưng còn hậm hực lây. Anh lẳng lặng ngồi uống nốt ấm trà "Thanh Sửu" lừng danh, thứ trà uống đến nước thứ tư vẫn còn ngát mùi thơm, còn ngọt chan chát trong họng. Đôi mắt của anh chốc chốc lại nhơn nhớn như thể đang tìm thứ gì. Anh nhìn như dán mắt mình vào chiếc iPad vỏ màu đen, trông bề ngoài cứ tưởng anh đang xem gì trong cuốn sổ tay công tác. Dạo này anh con rể của ông Tô Tùng cũng ít nói hơn. Anh có những mối quan tâm còn lớn hơn chuyện "tay giám đốc mới" ở cơ quan cũ của ông bố vợ. ***
- Đó là vào sáng sớm ngày mùng một tháng ba ta. Nắng đầu hè mới sớm ra đã sáng trắng, thứ nắng oi ả lại cộng thêm tiếng ve kêu ra rả trên vòm nhãn khiến không khí cũng căng thêm lên. Cái tin dữ do thằng cháu ngoại mười hai tuổi được ông sai ra bãi tha ma để cắm mấy nén nhang trên ngôi mộ "xí" của nhà mình. Nhà ông Tô Tùng vốn xưa nay không chôn cất ai ở ngoài cánh bãi Thứa nhưng từ khi phong trào. "Người người xây mộ. Nhà nhà xây mộ. Dòng họ xây mộ. Cả làng xây mộ" rầm rộ phát triển ở làng Thanh Vàng thì cái cánh bãi Thứa mồ mả tùm lum, không hàng, không lối, vốn là nơi lũ hút hít vào đó giấu diếm cũng được ông Tô Tùng để mắt tới. "Nhanh chân thì được". Quán triệt quan điểm đó nên ông Tô Tùng đã "xí" cho nhà mình một khoảnh đất rộng nằm bên mép phải cánh bãi Thứa. Ông mạnh dạn bỏ tiền riêng của mình ra, món tiền ông vẫn giấu không cho bà vợ biết, để xây bức tường chỉ cao chừng hơn hai gang tay bao quanh mảnh đất vừa "xí" được, nó rộng phải trên trăm mét vuông. Trong cái mảnh đất đã khoanh bờ khoanh thửa ấy ông Tô Tùng cho xây ở ngay chính giữa của mảnh đất một bệ thờ đường bệ, cao bằng tầm người đứng cúi. Một bệ thờ vẫn còn thơm mùi gạch mới với những chân hương mới như chứng tỏ lòng thành với người quá cố. Chính tâm bệ thờ có tấm bia đá đen bóng, đứng thẳng đoành hoành. Trên tấm bia đó những dòng tên ông bà, cha mẹ của ông Tô Tùng được khắc nắn nót. Nét chữ mới khắc chắc đanh, đẹp đến sững sờ. Nó còn được ngầm xác định là bệ thờ cho tất cả những phần mộ sau này sẽ được táng trong mảnh đất đó. Vào ngày đầu tuần hay hôm rằm ông đều tự tay ra đó thắp hương hoặc đi đâu vắng cũng không quên sai thằng cháu ngoại ra đấy cắm mấy nén nhang. Làng Thanh Vàng là một ngôi làng cổ. Tuổi của làng không ai nhớ nhưng cứ nhìn vào từng thớ đất trong làng, hay nhìn vào từng nét chạm đắp trên vòm cổng vào từng nhà cũng đủ đoán làng cổ Thanh Vàng phải đến mấy trăm năm tuổi. Nó cổ xưa không phải vì làng có những con đường lát gạch ngiêng, dấu tích của "luật lệ" một thời khiến bao cô gái làng bên phải méo mặt vì "lỡ" yêu trai làng Thanh Vàng. Luật xưa chỉ rõ. "Con gái làng khác muốn lấy con trai làng Thanh Vàng phải cống cho làng đúng ba trăm viên gạch chỉ để lát đường làng". Vậy thôi nhưng chuyện có tiền mua ba trăm viên gạch chỉ thời phong kiến là cả "vấn đề". Nhưng. Lại vẫn nhưng. Con trai làng Thanh Vàng nức tiếng học
- nhiều, hiểu rộng và sinh con nền nếp nên con gái mấy làng bên cho dù "méo mặt" nhưng vẫn cố kiếm tiền mua gạch chỉ. Thứ gạch chỉ Bát Tràng trăm viên như một, đều tăm tắp, đỏ như son đem lát đường, trâu bò có đi trên đó cả trăm năm gạch vẫn không nứt vỡ. Đám con gái mấy làng bên từ "thói thành tục" nên khi bước vào tuổi chọn chồng lại đua nhau mua gạch Bát Tràng về cúng cho làng Thanh Vàng để mong dược làm dâu con của làng. Thành thử lại từ "tục thành lệ" đám con trai làng Thanh Vàng không bao giờ lấy gái trong làng mà chỉ lấy đám con gái mấy làng bên về làm vợ. Chuyện đó mới lại nẩy sinh chuyện con gái làng Thanh Vàng cũng chỉ lấy trai thiên hạ làm chồng. Lâu rồi "lệ thành luật". Gái thiên hạ trở thành "dâu con" của làng Thanh Vàng. Và hệ lụy là trai thiên hạ bỗng ồ ạt trở thành "khách" của làng. Trong những người "khách" ấy có anh con rể ông Tô Tùng, đó là anh Trần Trịnh. Anh Trần Trịnh về làm rể làng Thanh Vàng hay chính xác hơn là làm rể ông Tô Tùng lại không giống "lệ" của làng. Anh là rể nghĩa là "khách của làng" nhưng lại được ở rể tại làng giống như đám con trai trong làng. Trong "lịch sử" làng Thanh Vàng thì đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất tính cho tới thời điểm cả làng Thanh Vàng bỗng một sớm mở mắt ra và như phát điên cả lên. Chuyện anh Trần Trịnh ở rể cũng là cả câu chuyện đau đầu cả làng nhưng không đến nỗi sôi sùng sục, không đến nỗi xôn xao. Ông Tô Tùng được làng Thanh Vàng trọng chính bởi ông từng làm cán bộ cấp tỉnh. Chuyện này cũng đau đầu cả làng Thanh Vàng một dạo ngắn. Cũng bởi vì con trai làng Thanh Vàng xưa nay học nhiều, hiểu rộng nhưng đi "làm quan" thì dứt khoát "không". Cái ý dứt khoát không làm quan thể hiện người đàn ông làng Thanh Vàng có nghĩa khí với đồng đất. Học để làm giàu cho mình bằng sự học. Học để làm sang cho làng bằng sự học chứ nhất quyết không lấy sự vụ lợi của chốn quan trường để mở mặt cho mình và cho làng. Thành thử trai làng trải qua bao đời có lắm người học nhiều, hiểu rộng nhưng làng Thanh Vàng lại là làng không "có quan". Cái chí chăm chỉ học hành và cái đức chăm chút làm ăn đã mang lại cho làng Thanh Vàng cái tiếng cái danh là "làng thanh sạch". Cái tên "Thanh Vàng" của làng đã nói lên. "Một ngôi làng rạng rỡ nhưng nền nếp. Chói sáng nhưng thanh cao".
- Làng Thanh Vàng là làng cổ nên việc đó cũng đồng nghĩa với cái thế "Cao mà lại phẳng. Bằng mà lại rộng" của làng. Làng cổ nên cũng đồng nghĩa với quý và hiếm. Đất đai như thế người dân làng Thanh Vàng cần gì tới chuyện quan tước cho nhọc tâm. Chỉ cần có đầu óc mở mang cũng đủ làm cho làng thêm hiển thêm bền. Dường như đất đai nơi này "tụ" nên làng Thanh Vàng ngày một khá lên. Người dân chỉ cần biết lo toan vun vén là ổn. Nên cho dù đã mấy trăm năm nhưng ở làng Thanh Vàng tuyệt nhiên không có chuyện tranh giành kèn cựa hay những gì đại loại thế. Cái tiếng "làng thanh sạch" cũng giữ cho người dân của làng cái nếp làm ăn và sống bên nhau hòa đồng thân ái. Thảo nào đám con gái mấy làng bên cứ đua nhau để được bước chân vào làng Thanh Vàng. Thảo nào con trai thiên hạ cũng cố cất công để về làng hỏi vợ. Được cả đôi đường. Đám con gái xa bỗng dưng được tiếng mát. Đám con trai thiên hạ cũng được tiếng thơm. Cái thơm của làng Thanh Vàng nức cho thiên hạ. Cái mát của làng Thanh Vàng rợp sang cả làng bên. Bà vợ của ông Tô Tùng là người sướng nhất. Bà vốn là con gái mãi trong xứ Nghệ. Con gái xứ Nghệ cô nào cũng sắc sảo, lại khéo thu vén nên bà vợ ông Tô Tùng chẳng tốn viên gạch nào. Thực ra thời ông Tô Tùng lấy vợ cái lệ "cúng gạch Bát Tràng" đã đi vào dĩ vãng. Thời của những người dân làm chủ nên chuyện cúng nạp cho dù là cúng nạp cho làng cũng là "chuyện của thời phong kiến lạc hậu". Lạc hậu thì phải bỏ. Đám đàn ông con trai làng Thanh Vàng học nhiều, hiểu rộng nên cũng "tiến bộ". Thế là những gì lạc hậu đều được tự nhiên xóa bỏ. *** Anh Trần Trịnh, con rể ông Tô Tùng ăn nói dè xẻn lại có dáng người đầm đậm chứ không như ông Tô Tùng cao lều khều nhưng được cái hoạt ngôn và thẳng tính. Dáng thế "khôn" phải biết, năm nay anh mới hơn năm mươi tí chút. Anh sinh năm sáu mươi, tuổi Tý, chỉ kém ông bố vợ của mình đúng mười lăm tuổi. Nói như vậy có nghĩa là anh còn công tác và phải cỡ gần chục năm nữa mới nghỉ hưu. Như thế anh còn đóng góp cho làng được nhiều hơn. Anh Trần Trịnh công tác trong ngành giao thông, chức đâu phó Sở nên làng cũng được nhờ. Con đường liên tỉnh mới mở, trải nhựa At phan phẳng lỳ, bốn làn xe chạy xe êm ru thẳng từ chân đê sông Hồng rồi chạy ngang qua đầu làng như món quà "ở
- rể" của anh cho làng nhân dịp làng Thanh Vàng đón nhận danh hiệu "Làng văn hóa" đầu năm kia. Đấy cũng là lý do mà tại sao làng đồng ý "phá lệ". Thời đổi mới nên mọi suy nghĩ cũng phải đổi mới. Không lẽ làng Thanh Vàng mãi "trói mình" bởi những "luật lệ" xưa cũ. Việc con đường liên tỉnh chạy ngang đầu làng cũng có chuyện để nói. Ban đầu con đường này dự kiến chạy cách làng Thanh Vàng cỡ một cánh đồng. Nghĩa là nó cách rất xa làng. Nhờ anh con rể ông Tô Tùng công tác trong ngành giao thông mà nó được "uốn" chạy sát đầu làng Thanh Vàng. Cái làng cổ xưa vẻ đầy xa khuất bỗng dưng được nhiều người phương xa để mắt tới bởi nó như điểm nhấn bên con đường mới mở. Từ đây lên Hà Nội chỉ chạy xe nửa tiếng, về tỉnh cũng chừng ba mươi phút. Hiếm có ngôi làng nào lại có vị trí thuận đến thế. Làng cổ đẹp đã đành, lại là làng có nếp làm ăn sung túc nên ai đi qua cũng thấy mê mê, thấy suýt soa rồi thầm mường tượng một tương lai khác đang hé mở. Đất đai ở làng Thanh Vàng xưa nay từ vườn tới ruộng đều như tấc vàng tấc bạc. Từ ngày có thêm con đường chạy ngang việc làm ăn canh tác ngày một thuận tiện. Người làng Thanh Vàng có nghề trồng cây có giá trị kinh tế cao. Vào dịp cuối năm, giáp Tết khách đổ về "ăn" đào quất nườm nượp. Vào dịp đầu năm, mùa xuân nhàn nhã khách cũng xúm về "đánh" hàng chục hàng trăm xe cây thế cây cảnh. Người làng Thanh Vàng khéo tay, chăm chỉ lại có kiến thức nên từ lai giống cho cây, đến việc tạo thế cho cây đều tăm tắp. Đất đai như vẽ ra tiền. Dọc những con đường lát gạch nghiêng chạy trong làng Thanh Vàng có những hàng cây nhãn tốt xum xuê. Thuở xa xưa làng ra "phép" bắt những chàng trai trong làng đến tuổi lập gia đình phải trồng dọc đường làng mỗi xuất đinh ba cặp cây nhãn lồng. Những cây nhãn cứ theo thế mà hình thành mà đua nhau tươi tốt. Phải nói tuy khắt khe nhưng làng được việc. Những cây nhãn lồng có tuổi đời không thua mấy tuổi của làng vào mùa nhãn chín như nhuộm khắp làng mùi thơm ngòn ngọt. Thứ mùi nhãn chín níu kéo bất cứ chân ai còn dùng dằng trên đê. Rủ rê bất cứ con con trùng nào chưa bay về. Đông nhất là bầy ong làm mật. Những cánh ong mật đập ríu vào gió, kêu ru ru như tiếng ruồi bay, kêu rì rì như tiếng cối xay lúa làm dậy lên khắp làng thứ âm thanh độc đáo. Làng lại có thêm nghề nuôi ong lấy mật. Thứ mật ong nhãn vừa mở nắp đã thơm ngọt lại rất ngậy đắt như tôm
- tươi, làm không đủ bán. Nhà ông Tô Tùng có vườn nhãn vào loại sum nhất làng. Vừa sum cây vừa sum chuồng nuôi ong mật. Khu vườn rộng ba sào rưỡi Bắc Bộ ấy lại chính là một ký ức đầu đời của ông. Năm đó khắp vùng đói thê thảm nhưng mùa nhãn lại vừa tròn nắng. Ánh nắng soi xanh đẫm màu lá nhãn, soi vàng từng chùm quả lắc lỉu trên những cành nhãn. Buổi sáng năm ấy, bà mẹ ông Tô Tùng vừa trở dậy, bà bước ra vườn và đụng ngay phải một cái bọc đặt bên gốc nhãn cao đứng đầu lối vào vườn. Từ cái bọc ấy như cảm thấy có người đi đến mà nó chợt phát ra tiếng kêu oe oe thôi thúc. Tiếng kêu lúc đầu làm bà mẹ ông Tô Tùng phát hoảng. Bà đã nghĩ hay là mình vô ý dẫm chân phải cái bọc. Bà cúi xuống, xoay xoay người xem xem có đúng là mình vừa dẫm phải cái bọc không? Không thấy điều mình nghĩ bà mới yên tâm nhắc cái bọc đó lên và hốt hoảng nhận thấy một hình hài đỏ hỏn. Cái hình hài khóc ré lên rất khỏe cho dù nó đã nằm bên gốc nhãn từ hồi đêm. Ông Tô Tùng chính là cái hình hài đỏ hỏn nằm trong cái bọc bên gốc nhãn đó. Chắc người đem cái bọc đó đặt bên gốc nhãn phải hiểu rõ gia cảnh nhà cha mẹ ông Tô Tùng nên mới làm việc đó. Cha mẹ ông Tô Tùng có với nhau bốn mặt con gái nhưng vẫn chưa có con trai. Chuyện như vậy ở làng Thanh Vàng là điều tệ hại nhất. Không có con trai cũng có nghĩa là rồi đây nhà này sẽ không có người được ở lại. Con gái lớn sẽ đi lấy chồng thiên hạ và ở bên làng thiên hạ. Nhà không có con trai coi như "đứt". Coi như "sạch lộc". Ơn giời cái bọc nằm bên gốc nhãn vườn nhà lại là thằng bé khóc khỏe như không hề có chuyện bị bỏ rơi. Đang giữa năm đói đến chuyện nuôi người đã khó lại tự dưng thêm miệng ăn khác chi khó càng thêm khốn. Cha ông Tô Tùng lại nghĩ khác, ông cụ cho rằng. "Người tới trước lộc đến sau" nên bảo bà vợ cố giữ mà nuôi. Ông đặt tên là Tô Tùng hàm ý sẽ sau này đứa trẻ lớn lên nó sẽ rền vang, khác hẳn ý của bà vợ định đặt tên là thằng Dậu để muốn nhắc về cái năm Ất Dậu đói que đói quắt đó. Ông Tô Tùng thành con trai nhà ấy từ sáng hôm đó. Con nuôi nhưng mà là con "giời cho" nên làng và dòng họ Tô có tiếng siêng học đều chăm chút coi sóc còn hơn con đẻ. Đấy cũng chính là lý do ông Tô Tùng sau này lớn lên được làng "phá lệ" cho đi làm cán bộ. Tức là người đầu tiên trong làng được làng cho ra "làm quan". Nói cho cùng thì về lý ông không phải
- con trai chính tông của làng nên không phải tuân theo "tục" học mà không ra làm quan. Còn về tình thì ông là con trai nuôi, con nuôi mà ngăn cản thì chẳng ra làm sao. Tục là tục dành cho con đẻ chứ đâu dành cho con nuôi? *** Qua hai ngày rưỡi nằm phơi nắng với hai đêm nằm phơi sương lớp bùn lỏng sền sệt bắt đầu cô lại. Cánh bãi Thứa giờ nhìn như một bãi đất màu nâu đen và không còn ai có thể nhận ra nó từng là bãi tha ma cho cả làng nữa. Lớp bùn đang khô và cô lại nên có thể dùng tay để bẻ thành từng miếng trông giống hệt như những miếng tiết bò. Ông Tô Tùng cùng anh con rể dạo những bước chân bộ chắc chắn trên cái nền bùn đang đặc lại đó. Bàn chân của họ đặt tới đâu là để lại dấu chân mềm mềm, man mát in rõ từng đầu ngón chân. Ánh mắt của ông không còn mê dại như cái hôm ông nhận "hung tin" từ thằng cháu ngoại. Nhìn cánh bãi Thứa giờ trông giống một cái ao nhà mới được tát cạn nước, cỏ rác nhặt sạch, bùn được trang phẳng, nằm phơi gió đông chờ se se để cấy rau cần vào dịp cuối năm. Năm xưa người dân làng Thanh Vàng thường chờ dịp cuối năm là tát ao để làm bùn. Lớp bùn ao được trang phẳng rồi đánh thành luống. Những luống bùn đó cấy rau cần đợi Tết đến nấu bát canh cá thật tuyệt. Đang bước những bước chân dọc ngang cánh bãi Thứa lòng ông Tô Tùng lại nhớ tới chuyện ngày xưa. Ông bỗng thấy thèm vô cùng cái mùi hăng hăng của bát canh rau cần nấu với cá. Lâu rồi ông không được ăn thứ rau cần cấy ở luống bùn ao nên nhìn thấy tự dưng lại nhớ. Ông chợt ví von nếu bây giờ cho ông cấy rau cần ở cánh bãi Thứa chắc nhà ông sẽ có những bữa canh gợi nhớ nhiều ý vị. Ánh mắt của ông Tô Tùng chợt dừng lại ở một nóc mái mộ đang xô dạt nửa lật ngửa nửa vùi trong bùn. Ông nhận ra đó chính là mảnh mái của ngôi bệ thờ trong phần mộ "xí" của nhà mình. Nhìn thấy mà ông mới tỉnh ra hết hú hồn. Từ bữa cánh bãi Thứa bị lớp bùn sền sệt làm biến mất trong nháy mắt ông đã lo mất ăn mất ngủ. Ông lo nhà mình rồi đây không có chỗ để chôn. "May quá!". Ông Tô Tùng kêu lên nho nhỏ nhưng anh con rể vẫn nghe thấy. Anh đứng khựng lại nhưng bàn tay còn vê vê trên mặt chiếc iPad mà anh cầm khư khư kể từ lúc anh theo ông bố vợ lội bộ trên lớp bùn se se ở cánh bãi Thứa. "May
- quá!". Ông Tô Tùng nhắc lại với thái độ rất phấn khởi. Hồi ông còn công tác trên tỉnh nghĩa là ông có ngôi nhà trên phố. Cũng rất may, dịp ấy hai tỉnh Y và D lại tách ra. Tỉnh nào trở về tỉnh ấy như hồi trước năm 1968. Là người Y nên dĩ nhiên ông Tô Tùng phải cùng anh em cán bộ người tỉnh Y trở lại thị xã Y để làm việc. May thế đấy, ngày còn ở thị xã D cả nhà ông chen chúc trong căn nhà tập thể mười tám mét vuông quanh năm nóng bức. Trở về thị xã Y ông được phân một suất đất những hơn trăm mét nằm trên dãy phố mới mang tên Chu Văn An. Một dãy phố có quy hoạch hẳn hoi với những lô đất chia đều như bàn cờ chạy dọc con đường vừa mới kịp rải đá cấp phối. Đó là dãy phố mới quy hoạch dành cho anh em cán bộ "phải về" lại tỉnh nhà sau tách tỉnh. Bài toán được đặt ra nhờ công của bà vợ vốn là gái xứ Nghệ khéo thu vén. Bà vợ bàn với ông bán đi nửa suất đất để lấy tiền xây ngôi nhà năm tầng trên diện tích nửa suất đất kia còn lại. Vẫn còn rộng chán so với ngày chưa tách tỉnh. Ông nhớ tới bố mẹ nuôi nên cất công động viên hai cụ lên ở cùng mình. Mấy chục năm làm con trai họ Tô làng Thanh Vàng giờ mới là lúc ông được báo đền công đức với người dưỡng dục. "May quá!". Ông Tô Tùng kêu liên tục khiến anh con rể cho dù cũng là cán bộ cấp Sở cũng phải nhớn nhác không hiểu ý ông nói may cái gì. Chiếc iPad cầm trên tay di di một hồi thì chựng lại. Trên màn hình bỗng xuất hiện những hình ảnh quen thuộc. "Bọn Google nhậy thật" anh con rể cũng thốt lên liên tục át cả tiếng kêu may quá của ông bố vợ. Trên màn hình iPad chập chờn một lúc rồi rõ ràng khu đất vuông vức. Đó là cánh bãi Thứa đang ánh lên màu nâu đen rất hứa hẹn. "Bọn này "ấp đếp" còn thánh hơn hơn các nhà quy hoạch". Nhìn trên màn hình cả làng Thanh Vàng nói chung và cánh bãi Thứa nói riêng trông rất nổi bên con đường liên tỉnh mới mở. Anh con rể chìa tận mặt cho ông Tô Tùng nhìn, anh còn bật bật những ngón tay để hình ảnh trên màn hình miêu tả kỹ hơn hình ảnh trên bản đồ vệ tinh do Google cập nhật. Từ cái dấu chấm cứ hình dung cho là làng Thanh Vàng ta thấy nó được nối với Hà Nội và thành phố mới Y như một gạch nối phải thế. Ông Tô Tùng rồi cũng hiểu ra và lại kêu lên "May quá!". Ông cũng hình dung ra rồi đây cánh bãi Thứa này, làng Thanh Vàng này sẽ như một đô thị vệ tinh thuận đường và thuận lý.
- Ngày bố mẹ nuôi của ông Tô Tùng mất. Hai cụ được ông chôn cất ngay tại nghĩa trang thành phố Y. Ngày ấy ông giải thích với các cụ trong làng rằng. "Đâu thuận thì táng các cụ ở đó". Đấy là lý do tại sao cánh bãi Thứa nhà ông Tô Tùng không có ai chôn ở đấy. Ngay hai cụ sinh thành ra bố mẹ nuôi của ông cũng không chôn ngoài cánh bãi Thứa. Thời xa xưa ruộng nhà nào chôn người nhà nấy nên hai cụ nội được chôn ở cánh đồng Phan. Cánh đồng Phan xa lắc xa lơ, lại sát làng Sủi nên chẳng hề hấn gì như cánh bãi Thứa. May quá với ông Tô Tùng là thế. Giờ lại thêm may bởi chẳng chóng thì chầy cánh bãi Thứa vuông vức ngay cạnh con đường bốn làn xe chạy êm ru nối từ đê sông Hồng về thành phố Y này cũng nằm trong tầm ngắm "đô thị vệ tinh". Ông Tô Tùng vui ra mặt. Hóa ra trong cái rủi cũng có cái may. Cái may của ông là được sống ở một thời kỳ mà mọi giá trị đều quy ra đất. Lớp bùn trên mặt cánh bãi Thứa đang khô thành đất. Đất đai thế này trong ngon như miếng tiết bò ai mà chẳng thích. Vừa nuốt nước bọt vào sâu trong họng ông Tô Tùng quay sang cố nghển đầu nhìn qua vai anh con rể. Phải nói ông có anh con rể hiền và cũng nhanh nhẹn. Nhà có mỗi cô con gái gả được cho rể quý cũng mát cả mặt. Anh con rể của ông rất cảm thương bố mẹ vợ nên thấy ông cùng vợ về quê nhường lại căn nhà năm tầng trên phố Chu Văn An cũng không lỡ. Vợ chồng anh con rể về quê theo bố mẹ vợ còn căn nhà năm tầng kia cho Vietel thuê lại làm Văn phòng. Tiền như nước mưa theo chỗ trũng mà đọng lại. *** Mọi sự còn hơn cả tính toán. Ông Tô Tùng vui bao nhiêu thì dân làng Thanh Vàng lại điên thêm bấy nhiêu. Họ sôi sùng sục khi cánh bãi Thứa ngày qua ngày lại xóa đi dấu vết của một nơi từng chôn cất người quá cố của gần như cả làng này. "Ai là thủ phạm?" . Không lẽ những người từ hành tinh khác đợi đêm xuống đổ bùn lên cánh bãi Thứa? Không tìm ra thủ phạm cùng căn nguyên của nó thì làm sao giải thích được và giải quyết được. Mấy trăm hộ dân làng Thanh Vàng đang yên ổn làm ăn bỗng xoay ra bàn tán, lo âu và bí cực. Người dân trong làng xưa nay vốn chăm chỉ làm ăn, không tơ hào hay tí máy tí mẻ ruộng vườn làng bên cạnh, thì thù oán với ai mà bị chơi ác? Từ ngày ăn nên làm ra cộng với đời sống tâm linh thấm dần mà người dân làng Thanh Vàng biết dành dụm
- chăm lo với phần mộ gia đình tổ tiên. Họ vừa mới mừng chưa được bao lâu thì câu chuyện tưởng như đùa lại chọc vào từng góc nhà mà chí. Đau hơn hoạn. Người dân thấy như chính mình đang bị thiên hạ đem ra làm trò đùa. Nhưng thiên hạ lại là ai? Không lẽ cũng người từ hành tinh khác tới? Khắp làng đi đâu cũng gặp cảnh bàn tán. Người già bàn tán theo kiểu sợ hãi. Những tin tức bắt đầu loang ra với lời đồn. "Làng Thanh Vàng sắp đi vào thời kỳ mạt". Đấy là điều người già sợ hãi nhất. Kinh nghiệm cho thấy sau mỗi thời kỳ "hưng" thì đến thời kỳ "lụi". Làng Thanh Vàng hưng lâu quá rồi. Hưng hết phần làng khác nay sắp tới lúc phải tàn. Âu cũng là cái "mệnh". Lời đồn như thế và giải thích như thế tuy có đau nhưng còn có lý. Ở đời chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Điềm báo thì đã thấy rồi. Lớp bùn lỏng sền sệt ngày qua ngày lại chai cứng thêm. Nhưng sôi nổi nhất là đám đàn bà trong làng. Không hiểu đám này nghe được từ đâu mà lời đồn của họ nghe ra rất ác. "Mồ mả lẫn lộn. Xương cốt trộn trong bùn. Dòng giống, họ mạc chen nhau nằm tan tác như chỗ vô chủ. Làng Thanh Vàng tới đây sẽ bị triệt tiêu". Chao ôi lời đồn này ác khẩu thật và cũng đúng thật. Trong lớp bùn dính bết vào nhau kia ai mà biết được đâu là mộ của nhà nào với nhà nào. Cho dù có làm sạch lớp bùn thì mọi sự đã nháo nhào hết cả rồi. Đám đàn bà thập thụt, người này rình mặt người kia xem xem cứ như thủ phạm xuất phát từ chính họ vậy. Đấy là đám đàn bà người làng Thanh Vàng đi làm dâu thiên hạ nghe hung tin chạy về làng đoán sự thực hư. Đám này rách việc vào loại nhất. Họ đã là "con" làng khác rồi nay về làng "bàn chuyện hôi" thì thôi rồi. Bàn vào thì ít mà toàn bàn ra mới rách việc. Từ đâu đó âm rỉ tin đồn. "Chẳng qua là vì làng làm sai luật nên mới ra cơ sự". Những ánh mắt thầm thì bắt đầu nhìn vào gia đình ông Tô Tùng. Nhìn rồi quay phắt đi chỉ vì sợ mang tiếng độc miệng. Tin này quả cũng đang lưu tâm. Thứ nhất là ông Tô Tùng là con nuôi của làng. Con nuôi cũng như con rể nghĩa vẫn là khách. "Khách ngủ trong nhà khác chi nuôi ong tay áo?". Mối nghi hoặc âm ỉ chỉ chờ dịp bùng lên. Thứ hai là anh con rể của ông Tô Tùng ấy. Anh ta đâu có thiện ý gì với làng? Chuyện con đường liên tỉnh trải nhựa Át phan phẳng lỳ ấy?
- Lại rộ lên lời đồn đại khác. Lời đồn đại này do mấy thằng choai choai lười lao động mải ăn chơi loang ra. Bắt đầu từ đình làng. Chuyện ở làng xưa nay mỗi khi làng có việc thường bàn ngoài đình. Nhưng lần này khác. Không phải bàn ở ngoài đình mà nó loang tin từ đình về. Lời đồn nói rằng. "Chính con đường chạy ngang qua đầu làng là thủ phạm. Chỗ con đường liên tỉnh mới mở kia đã vô tình chạm vào long mạch của làng. Lời đồn nghe ra cũng có lý bởi xưa nay đầu làng là điểm huyệt của làng. Nơi ấy có cây đa cổ thụ bốn mùa rậm rì lá với lá. Khi con đường được "uốn" vào đó dĩ nhiên cây đa kia phải đốn hạ. "Hồn cây đa mà". Những linh hồn của người đã khuất của làng giờ bơ vơ không có chỗ treo mà để bấu. Những linh hồn ấy đang bồng bềnh phiêu dạt, trôi lô xô khác nào những nấm mộ phiêu du trong lớp bùn sền sệt ngoài cánh bãi Thứa? Đám choai choai mải ăn chơi loang tin đó rất nhanh. Chúng còn hí hửng khoe với nhau về "hình ảnh trên Google" mà không biết từ đâu mà chúng cũng hay mới lạ. Cứ theo đà suy diễn rất chặt chẽ của chúng thì chẳng còn lâu nữa làng Thanh Vàng cổ lỗ này sẽ thành một "đô thị vệ tinh". Và dĩ nhiên người làng Thanh Vàng sẽ thành người "đô thị vệ tinh". Đám choai choai mải ăn chơi đã hình dung ra cái ngày chúng vè vè lượn xe không lên Hà Nội thì cũng xoài sang thành phố Y để ngao du, tha hồ mát mặt. "Mọi sự cứ như tính toán". Anh Trần Trịnh con rể của ông Tô Tùng thứ bảy tuần này không leo lên chiếc Lexus loại bảy chỗ ngồi màu xanh Cô ban nữa. Anh cùng ông bố vợ mình có những mối quan tâm còn hơn cả chuyện "đều như vắt chanh" thứ bảy hàng tuần lên Hòa Bình chơi "Gol". Khư khư chiếc iPad trên tay, nhưng ngón tay của anh di di rồi vê vê trên màn hình. Ở đó những hình ảnh liên tục cập nhật cho phép anh liên hệ với thế giới một cách hoàn hảo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài Nhập môn Công nghệ phần mềm: Quản lý khách sạn
44 p | 711 | 165
-
Lăng mộ Maussollo
7 p | 116 | 22
-
Chiếc Chìa Khoá Vàng ( Alecxei Tolxtoi) - 5
23 p | 83 | 12
-
Khúc Đồng Dao Lấm Láp
62 p | 86 | 9
-
Cô Gái Tuyết Sơn
738 p | 80 | 8
-
Bạn cùng bàn
25 p | 61 | 6
-
Xác định trọng tâm đổi mới trong kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh 2015-2020
8 p | 70 | 5
-
ĐỒ ĐẰNG Phần 8
8 p | 71 | 4
-
Chồng và vợ
4 p | 65 | 4
-
Thăm NagaWorld ở Campuchia
3 p | 50 | 4
-
Cùng Nhau Xây Dựng
3 p | 59 | 4
-
Em Sao
5 p | 62 | 3
-
Truyện ngắn Tin nhắn chưa gửi
12 p | 70 | 3
-
Nghỉ dưỡng tại NagaWorld, Campuchia
4 p | 48 | 3
-
Bảo tàng của những tên sát nhân man rợ
8 p | 53 | 3
-
Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực (Ngành: Quản trị khách sạn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
46 p | 10 | 1
-
Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
47 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn