intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ MỞ RỘNG DÂN CHỦ

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

139
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đó là mưu kế mở rộng thái độ tôn trọng, cởi mở của người lãnh đạo đối với cấp dưới trong hệ thống, khiến cho mọi người cảm thấy sự nghiệp của hệ thống là sự nghiệp chung; mỗi người đều có một vai trò và đều được tôn trọng trong hệ thống tuỳ theo mức đóng góp của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ MỞ RỘNG DÂN CHỦ

  1. KẾ MỞ RỘNG DÂN CHỦ (Dân chủ kế) Đó là mưu kế mở rộng thái độ tôn trọng, cởi mở của người lãnh đạo đối với cấp dưới trong hệ thống, khiến cho mọi người cảm thấy sự nghiệp của hệ thống là sự nghiệp chung; mỗi người đều có một vai trò và đều được tôn trọng trong hệ thống tuỳ theo mức đóng góp của mình. Nhà Trần những năm đầu phát triển sự nghiệp, các vua đều sử dụng mưu kế này để phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia và dòng họ. Trần Thái Tông từng nói với anh em trong họ tộc là: Trẫm với các khanh ở triều đình là vua tôi, nhưng ở nhà là anh em; phải cùng nhau chung lưng đấu cật vì đất nước để cùng yên hưởng thái bình. Chính với mưu kế mở rộng dân chủ dựa trên triết lý nho giáo và phật giáo, cộng thêm với hoạ ngoại xâm luôn luôn rình rập và nhà vua là người có khí độ lớn; mà nhân dân nước ta dưới thời Trần đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Ở nước ta ngày nay, dân chủ xã hội là một mục tiêu to lớn, lâu dài của cách mạng. Dân chủ xã hội được xây dựng trên cơ sở công bằng xã hội. Công bằng và dân chủ xã hội là hai phạm trù quan trọng và cũng là mục tiêu của mỗi chế độ xã hội phải định ra và đạt tới. Trong Điều lệ Đảng - của Đảng ta (tại Đại hội VIII tháng 7/1996) ghi rõ: "Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản" . Công bằng xã hội là một vấn đề đang được đặt ra hết sức bức bách và gay gắt trong cuộc sống xã hội của mọi nước trên thế giới; là sự thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, là nguyện vọng chính đáng, là tâm lý xã hội nói chung. Công bằng xã hội là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong mọi quan hệ xã hội và thiết chế xã hội; mà cốt lõi là sự bình đẳng về kinh tế, chính trị và pháp luật. Công bằng xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử chứa đựng một nội dung kinh tế, xã hội, chính trị và giai cấp nhất định, gắn liền với trình độ phát triển của xã hội.
  2. Dưới chế độ chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội được thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc "phân phối theo lao động đối với các điều chỉnh xã hội cần thiết thì mục tiêu chung xây dựng xã hội", hạn chế đi tới xoá bỏ bóc lột giai cấp, xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi cùng các tệ nạn và suy thoái đạo đức tư tưởng xã hội. Công bằng xã hội là nguyện vọng chính đáng của nhân dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời nó còn là mục tiêu, là động lực của chủ nghĩa xã hội, vì thiếu công bằng xã hội thì không thể nào động viên được con người hăng hái xây dựng xã hội và tất yếu xảy ra các bất thường trong xã hội. Công bằng xã hội được các thiết chế xã hội bảo đảm thông qua các chính sách xã hội, và luật pháp; nhằm xoá bỏ mọi vi phạm những tiêu chuẩn dân chủ, đối với những biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, của sự không tôn trọng nhân cách con người cũng như mọi hành vi phản xã hội khác (đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, quan liêu, phá hoại, ô dù, bè cánh, bất công, bạo lực, chà đạp pháp luật v.v...). Dân chủ xã hội là một hình thức biểu hiện tập trung của công bằng xã hội phản ánh mức độ tham gia của con người vào các hoạt động và quan hệ xã hội là tự nguyện không bắt buộc, là tích cực hay tiêu cực, là chủ động sáng tạo hay thụ động máy móc. Dân chủ xã hội thể hiện quan hệ của Nhà nước với con người trong xã hội, nó là phạm trù có tính lịch sử, bị chế ước bởi các điều kiện trường hợp xã hội trong xã hội có giai cấp. Dưới chủ nghĩa xã hội, dân chủ xã hội là một hình thức Nhà nước kiểu mới của những người lao động được giải phóng để làm chủ bản thân, tự nhiên, xã hội. Dân chủ xã hội các mối quan hệ xã hội thông qua mức độ bình đằng và bất công xã hội mà xã hội chế định trong mỗi giai đoạn lịch sử. Dân chủ xã hội còn thể hiện các giá trị xã hội nhất định (về đạo đức, về chính trị, về tư tưởng v.v...) của xã hội và vì thế cũng như công bằng xã hội, dân chủ xã hội trở thành mục đích, động lực và phương tiện quản lý và phát triển xã hội; loại bỏ các bất thường xã hội (quan liêu, bảo thủ, ỷ lại, trông chờ, lười biếng, trì trệ v...). Dân chủ xã hội được thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống trên mọi mạt của xã hội (kinh tế, chính trị, pháp luật, tư tưởng v.v...).
  3. Việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu quan trọng là thực hiện dân chủ hoá xã hội; củng cố hệ thống chính trị xã hội. Đây là một công việc lâu dài, khó khăn và bức bách của mỗi nước. Mưu kế dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề đạo lý, vấn đề bản chất tốt đẹp của xã hội. Nó khác hẳn so với mưu kế dân chủ ở các nước tư bản, đó là thứ dân chủ đơn chiếc và cá nhân. Ở các nước này kêu gọi con người đều được tự do và dân chủ, được mưu cầu hạnh phúc cá nhân (nhưng không hề nói gì đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong xã hội; tức là ai giàu hơn, ai mạnh hơn thì được tự do, được dân chủ nhiều hơn). Như vậy mưu kế mở rộng dân chủ chỉ thực sự mang ý nghĩa tích cực khi nó bảo vệ lợi ích cho cộng đồng đám đông người lao động trong xã hội; tức nó phải là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (đã loại bỏ tham nhũng, quan liêu, chế độ gia đình trị .v.v...).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2