intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _27

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ, HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1228 - 1300) Trần Quốc Tuấn quê ở phủ Thiên Trường (Nam Hà), sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm vua trong một đất nước đầy biến động. Lúc đó vua Trần Cảnh (Trần Thái Tông) mới 11 tuổi là chồng Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh do xếp đặt của Trần Thủ Độ nên không tránh khỏi sự dị nghị của hàng ngũ tông thất nhà Lý. Bấy giờ câ triều đình mới đều mong mỏi Trần Thái Tông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _27

  1. Kế sách giữ nước thời Lý-Trần QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ, HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1228 - 1300)
  2. Trần Quốc Tuấn quê ở phủ Thiên Trường (Nam Hà), sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm vua trong một đất nước đầy biến động. Lúc đó vua Trần Cảnh (Trần Thái Tông) mới 11 tuổi là chồng Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh do xếp đặt của Trần Thủ Độ nên không tránh khỏi sự dị nghị của hàng ngũ tông thất nhà Lý. Bấy giờ câ triều đình mới đều mong mỏi Trần Thái Tông sớm có hoàng tử để thế ngôi. Công chúa Thuận Thiên, vợ Trần Liễu, anh vua, đang có mang. Trần Thủ Độ bắt ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để vua sớm có người kế vị. Trần Liễu túc giận dấy binh nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan, nhưng tha chết cho Liễu. Tuy vậy, Trần Liễu mang nặng hận thù, kén thầy giỏi dạy cho con trai thành bậc văn võ toàn tài và ký thác vào con mình mối thù riêng sâu nặng ấy. Trước khi mất Liễu cầm tay con nói: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Người con ấy của Trần Liễu chính là Trần Quốc Tuấn. Từ nhỏ, Quốc Tuấn đã có tướng mạo oai hùng, tỏ ra thông minh hơn người, ai cũng khen Quốc Tuấn kỳ tài, ngày sau có thể kinh bang tế thế. Lớn lên, Quốc Tuấn càng thông minh xuất chúng, đọc rộng biết nhiều, tài kiêm văn võ. Trần Liễu thấy vậy càng mừng vì cho là con mình sẽ thực hiện được ước vọng riêng tư. Cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn, nhưng ông luôn luôn tỏ ra là một bậc hiền lương, anh hùng, Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi của dân nước, xã tắc. Ông dẹp thù riêng để vun trồng cho mối đoàn kết trong tông tộc, trong triều đình, khiến cho nó trở thành cuội nguồn của mọi chiến thắng. Quốc Tuấn để
  3. lời cha dặn trong lòng, nhưng không cho là phải. Khi đã có quyền cao chức trọng, ông đem lời cha dặn thử hỏi gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng. Cả hai người đều can ông: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời, nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chăng đã phú quý rồi sao? Chúng tôi xin thề chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu...” . Quốc Tuấn nghe vậy cảm phục đến khóc khen ngợi hai người. Ông lại đem chuyện riêng vờ hỏi con mình. Hưng Vũ Vương trả lời ngay: “Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là một họ”. Quốc Tuấn nhìn con mà vui trong lòng. Còn Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng lại nói: “Tống Thái Tổ vốn là một người làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”; tức là có ý khích việc cướp ngôi. Quốc Tuấn giận lắm, tuốt gươm kể tội Quốc Tảng nói rằng: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và toan chém Quốc Tảng, may nhờ có Hưng Vũ Vương xin cho. Quốc Tuấn dặn Vũ Vương: “Khi ta chết, hãy đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”. Trần Quốc Tuần và Trần Quang Khải là hai đại thần trong triều, nhưng hai người lại là đại diện hai chi họ Trần vốn có hiềm khích. Một người là con Trần Cảnh, một người là con Trần Liễu, là hai anh em dối đầu của thế hệ trước. Khi quân Nguyên sắp sang xâm lược, trước cảnh xã tắc lâm nguy, Trần Quốc Tuấn vì lợi ích chung mà xóa thù nhà, chủ động hòa giải với Trần Quang Khải. Sử chép, tại bến Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư sang thuyền mình chơi cờ, trò chuyện và sai nấu nước thơm, rồi tự mình tắm cho Quang Khải, làm cho Quang Khải càng cảm kích. Sự hòa hợp đó chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều, củng cố thêm sức mạnh đánh giặc. Trong chiến tranh, ông luôn luôn hộ giá bên vua. Tuy ông chỉ cầm chiến gậy bịt sắt thế mà vẫn có người dị nghị, gờm mắt vì sợ ông giết vua. Biết ý ông liền vứt bỏ đầu
  4. sắt nhọn, chỉ chống gậy trơn khi ở gần vua. Sự nghị kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, yên lòng quân để giữ lòng dân, đoàn kết nội bộ vì nghĩa lớn quốc gia, quả Trần Quốc Tuấn đã có tấm lòng trung trinh, son sắt vì vua vì nước. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp”. Ông tuy ngôi cao chức trọng mà vẫn giữ tiết nhã nhặn, lòng trung trong sáng, được mọi người tôn quý vì tin yêu. Trần Quốc Tuấn dùng người hiền lương và thường tiến cử những người tài giúp nước. Môn khách của ông có nhiều người sau trở nên anh hùng, văn chương chính sự đều có tiếng trên đời như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, v.v… Ông đánh giá cao những người bên mình, cho rằng: “Chim hồng hộc bay cao được nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không thì chỉ là chim thường thôi”. Trần Quốc Tuấn rất thương yêu binh lính, họ cũng rất trung thành với ông, đội quân cha con ấy đã trở thành một đội quân bách thắng. Trần Quốc Tuấn là bậc tướng cột đá chống trời, rường cột của quốc gia. Ông là nhà quân sự đại tài, được vua giao quyền tiết chế, thống đốc tất cả vương hầu, tông thất, điều động binh nhung, khí giời... Ông có công lao đệ nhất trong ba lần đại phá Nguyên - Mông. Là vị thống soái luôn luôn chủ động linh hoạt, biết mình biết người, biết rút lui, phòng ngự và tiến công đúng lúc. Khi đại quân rút, ông vẫn giữ vững được lòng dân, lòng quân. Cái tài giỏi của ông là biết chuyển từ thế hiểm nghèo thành điều kiện thuận lợi, tạo nên thời cơ lớn; khi chuyền sang phản công - tiến công, ông biết chọn đúng hướng, đánh những
  5. trận quyết định khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị đánh bại. Ông “xem xét quyền biến, tùy thời mà làm” Tài năng quân sự của ông dựa trên cơ sở sức mạnh quyết chiến của quân và dân, với mềm tin sắt đá và năng lực chỉ huy của các tướng. Câu nói bất hủ “năm nay đánh giặc nhàn”, khi hàng chục vạn quân Nguyên sắp sang xâm lược (1288) càng chứng tỏ tầm nhìn biết rõ địch, ta, tinh thần làm chủ chiến trận của ông. Tư tưởng quân sự tiên tiến của Trần Quốc Tuấn nảy sinh và phát huy trong thực tiễn chiến tranh giữ nước của dân tộc. Từ lời hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản di chúc lịch sử đều khẳng định cái cốt cách của tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn là “dĩ đoản chế trường”, “chúng chí thành thành” cả nước chung sức quyết tâm chiến đấu, vua tôi đồng tâm, quân với tướng như cha con một nhà... Trần Quốc Tuấn là nhà lý luận quân sự nổi tiếng. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là sách gia truyền, để dạy các tướng lĩnh cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời khen: đó là sách “năm hành cảm ứng với nhau, chín cung cân nhắc với nhau, cương và nhu phối hợp với nhau, chẵn và lẻ quanh vòng với nhau, không lẫn âm với dương, thần với sát ...”. Trần Quốc Tuấn là bậc tướng giỏi gồm đủ tài đức trọn vẹn. Là tướng Nhân, ông hết lòng thương yêu quân dân, chỉ cho mọi người con đường sống. Là tướng Nghĩa, ông luôn coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng Trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng Dũng, ông sẵn sàng xông pha vào chiến trận dẫu lúc nguy nan nhất để đánh giặc, lập công; cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông vậy. Là tướng Tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông sẽ
  6. được gì, trái lời ông sẽ bị gì. Bởi vậy, ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông, ông đã lập công lớn, được vua tin dùng, gia phong Thượng Quốc công, cho quyền muốn phong tước cho ai cũng được. Khi Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng, vua Trần Anh Tông đến thăm, hỏi về kế đánh phòng; ông khuyên vua: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Đó là lời trăng trối cuối cùng, lời căn dặn thấm thía và sâu sắc của ông đối với các thế hệ con cháu, cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước. Mùa thu, năm Canh Tý (20-8 âm lịch 1300), Thượng Quốc Công, Bình Bắc Đại nguyên soái, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn qua đời. Theo lời dặn, thi hài ông được hỏa táng, thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh ở miền Đông Bắc. Sau khi ông mất, vua phong tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình và nhân dân lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Bảo Lộc và nhiều nơi khác. Công lao và sự nghiệp của ông ít ai so sánh được. Vua coi ông là bậc thượng phụ (ông nội), trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo Đại Vương, hoặc là Đức Thánh Trần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2