YOMEDIA
ADSENSE
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần)_7
81
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH II. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI “CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU” Từ thế kỷ XI, nước Đại Việt đã có quân đội chính quy, biểu hiện trên các mặt tổ chức, chỉ huy, trang bị, huấn luyện và sức chiến đấu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần)_7
- Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH
- II. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI “CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU” Từ thế kỷ XI, nước Đại Việt đã có quân đội chính quy, biểu hiện trên các mặt tổ chức, chỉ huy, trang bị, huấn luyện và sức chiến đấu. Triều đình nhà Lý thường xuyên chú ý xây dựng quân đội mạnh như mong muốn của vua Lý Nhân Tông: “nên sửa sang võ bị đề phòng việc bất ngờ”. Đến thế kỷ XIII, để chống lại các thế lực ngoại xâm lớn mạnh, nhà Trần càng chăm lo củng cố tiềm lực đất nước, trong đó chú trọng nâng cao sức chiến đấu của quân đột quốc gia. Đầu năm 1287 đất nước chuẩn bị bước vào cuộc đọ sức quyết liệt lần thứ ba với quân Nguyên - Mông, trong triều đình nhà Trần có một số đại thần xin tăng quân số để chống giặc, Trần Quốc Tuấn lúc đó là Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy quân đội - đã bác lời đề nghị trên và nói rằng: “Quân cốt tinh không cốt nhiều, dù đến như Bồ Kiên có một trăm vạn quân có làm được gì đâu”1. Nhà vua và cả triều đình đã chấp thuận ý kiến của ông. Quan điểm “quân cốt tinh” là một quan điểm chiến lược được đúc kết từ thực tiễn lịch sử đất nước, từ quá trình xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh giữ nước trong các thế kỷ trước, cũng như trong thế kỷ XIII, khi Trần Quốc Tuấn trực tiếp lãnh đạo quân đội nhà Trần xây dựng và chiến đấu chống ngoại xâm. Tại sao tổ tiên ta từ sớm đã có quan điểm “quân cốt tinh” và thực tế lịch sử đã thể hiện như thế nào? Sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh, đến năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, nhân dân ta đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Nam Hán, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên Đại Việt, độc lập tự chủ. Nhưng đến đây chưa phải đã kết thúc cuộc đụng đầu giữa dân tộc ta với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Chiến tranh xâm lược từ phương
- Bắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các đế chế phong kiến phương Bắc thường xuyên dòm ngó và mưu toan tìm cơ hội thôn tính đất Việt. Tình hình đó đòi hỏi những người lãnh đạo quốc gia phải có phương lược thích hợp nhằm xây dựng thế nước, chú ý quốc phòng, coi việc giữ nước luôn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, cách đánh của tổ tiên ta ngay từ đầu là lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều. Vì vậy bên cạnh yêu cầu có một nghệ thuật quân sự giỏi, nghệ thuật quân sự của chiến tranh toàn dân, còn yêu cầu chất lượng cao trong tổ chức quân đội, trong từng đơn vị và ở mỗi một người lính. Mặt khác, ở nước ta công cuộc dựng nước và giữ nước luôn luôn đi đôi với nhau. Cùng với nhiệm vụ xây dựng kinh tế, còn có nhiệm vụ xây dựng quân đội sao cho đỡ phần chi phí tốn kém, ít ảnh hưởng đến sản xuất. Chính vì vậy, bớt phần số lượng, nâng cao chất lượng quân đội là một yêu cầu quan trọng. Nhưng cả hai yếu tố số lượng và chất lượng đều cần để tạo nên sức mạnh quân đội trong chiến tranh. Cho nên ở hoàn cảnh nước ta, phải có phương thức xây dựng quân đội làm sao lúc hòa bình, quân thường trực có số lượng vừa đủ mà chất lượng cao, lại có quân dự bị hùng hậu, được huấn luyện tốt, để khi chiến tranh xảy ra, nhà nước có thể nhanh chóng huy động được số quân đông, đủ sức đánh thắng quân thù. Đó là bài toán chiến lược, những lý do mà cha ông ta từ sớm đã thường xuyên quan tâm xây dựng quân đội có chất lượng tốt. Sức mạnh quân đội trước hết biểu hiện trên lĩnh vực tổ chức. Thời Lý - Trần, tổ tiên ta không ngừng kiện toàn cơ cấu tổ chức quân đội, chú trọng xây dựng quân thường trực chính quy có biên chế tổ chức hợp lý, gọn nhẹ.
- Về tổ chức, đã phân định rõ quân triều đình và quân các lộ, phủ (tức quân trung ương và quân địa phương). Ở trung ương có Cấm quân bảo vệ vua, triều đình và kinh đô Thăng Long; có Sương quân canh giữ các cửa thành và là lực lượng cơ động. Ở địa phương có quân các lộ, phủ canh giữ bảo vệ các nẻo miền đất nước. Khi có chiến tranh tất cả chịu sự điều động và chỉ huy thống nhất của triều đình. Nhà nước đã quy định tổ chức biên chế quân ngũ thành các đơn vị như tướng,vệ quân, đô, đội, ngũ, v.v… Chẳng hạn thời Lý, Cấm vệ có 10 quân, mỗi quân 200 người; thời Trần Thái Tông biên chế “mỗi quân có 30 đô, mỗi đô có 80 người”, v.v… Quân đội quốc gia từng bước được chuyên hóa thành các binh và quân, như lục quân và thủy quân. Trong lục quân có bộ binh, kỵ binh và tượng binh. Nhưng do đặc điểm đất nước, tổ chức quân đội Đại Việt có những nét khác với quân đội các nước khác đương thời. Lúc đó ở châu Âu, người ta đua nhau hiệp sĩ hóa, kỵ sĩ hóa quân đội. Họ thành lập những đạo kỵ binh nặng, những đạo quân “giam mình trong vỏ thép”2. Một số nước ở châu Á như Mông Cổ lại chủ yếu phát triển “khinh kỵ binh” tức là kỵ binh nhẹ. Còn bộ binh hầu như bị lãng quên, “người ta coi bộ binh là một thứ hàng kém phẩm chất, cố gắng bố trí nó ở xa nơi chiến đấu và chỉ sử dụng nó để đồn trú mà thôi”3. Ở trung Quốc, cùng với việc phát triển kỵ binh vẫn duy trì phát triển bộ binh với chủ trương lấy mười bộ binh để chống lại một kỵ binh địch. Trái lại, Ở Đại Việt không coi kỵ binh là binh chủng chủ yếu như ở châu Âu hay Mông Cổ, không chủ trương phát triển kỵ binh để chống lại kỵ binh giặc như quan điểm của một số nhà quân sự thế giới đương thời. Tổ tiên ta vẫn coi bộ binh là loại binh chủ yếu, đổng thời phát
- huy truyền thống anh hùng của nó trong giáp chiến, phục kích, tập kích và tạo thời lập thế đánh giặc. Bên cạnh bộ binh có tượng binh và kỵ binh, tuy bấy giờ chưa được chuyên hóa, phát triển thành binh chủng độc lập, song những đội kỵ binh và voi chiến phối thuộc bao giờ cũng chiến đấu hợp đồng có hiệu quả với bộ binh. Voi chiến, với ưu thế của nó, trở thành nỗi kinh hoàng của quân xâm lược mỗi lần gặp phải. Thời Lý, đã sử dụng voi đánh công thành Ung Châu, đánh chặn quân Tống ở ải Quyết Lý (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác. Thời Trần, voi chiến đã tham gia các trận Bình Lệ Nguyên, Nội Bàng, Vạn Kiếp, v.v… Voi uy hiếp, giẫm nát bộ binh và chặn phá quân kỵ mã của giặc. Kỵ binh của Đại Việt tuy chưa nhiều, nhưng thường sử dụng bất ngờ trong chiến đấu hiệp đồng hay khi truy kích quân địch. Đặc biệt, thủy binh Đại Việt là loại quân tinh nhuệ với truyền thống thạo nghề sông nước, giỏi thủy chiến. Vốn đã nổi tiếng từ thời Ngô - Đinh - Lê, trong những chiến công đánh tan thủy binh Nam Hán (938) và Tống (981), thủy binh càng được quan tâm phát triển dưới thời Lý - Trần. Từ thế kỷ XI, quan niệm về thủy quân và vai trò của nó trong sự nghiệp bào vệ chủ quyền quốc gia ngày một rõ ràng. Cùng với ý thức quan tâm bảo vệ và khai thác các nguồn lợi trên sông biển, nhà nước đã tăng cường về tổ chức và trang bị cho thủy quân. Vua Lý nhiều lần ra lệnh “sắm sửa vũ khí và đóng chiến thuyền”. Năm 1043, Lý Thái Tông xuống chiếu đóng vài trăm chiến thuyền; năm 1068 nhà vua lại ra lệnh đóng chiến hạm. Vua Lý Thần Tông (1106) sai đóng loại thuyền Mông đồng để trang bị cho quân đội và sau đó cho đóng các loại thuyền chỉ huy gọi là Cảnh Hưng và Thanh Lan. Bấy giờ, trang bị cho quân đội chủ yếu là thuyền Mông đồng vừa và nhỏ, an toàn và cơ động, đồng thời đã xuất hiện loại lớn chở được vài trăm quân cùng vũ khí, lương thảo và có khả năng vượt biền xa hàng ngàn kilômét.
- Vốn xuất thân từ vùng ven biển, lại ưa chuộng nghề võ, nhà Trần càng ý thức được vai trò của sông biển và thủy quân. Lê Phụ Trần (tức Lê Tần), một võ quan cao cấp của triều đình do có công lao lớn trong cuộc kháng chiến năm 1258 đã được phong chức Thủy quân đại tướng quân. Trần Khánh Dư, phó tướng của Trần Quốc Tuấn được giao trọng trách trấn giữ ở Vân Đồn, xây dựng căn cứ hải quân và tổ chức đơn vị hải quân độc lập đầu tiên - đội quân Bình Hải. Những điều đó chứng tỏ quy mô tổ chức và vị trí, vai trò quan trọng của thủy quân thời ấy. Chiến thuyền thời Trần lớn nhỏ gồm nhiều loại, trong đó có loại hiện đại nhất thời bấy giờ như thuyền Châu Kiều, thuyền Đinh Sắt, Trung tàu tải lương hay Cổ lâu thuyền với hàng trăm tay chèo có khả năng vượt biển xa và trang bị tốt. Thủy thủ gọi là các đoàn đội “trạo nhi”, xuất thân từ những người dân vốn quen sông nước, do đó rất giỏi bơi lội và thủy chiến. Trong kháng chiến chống Nguyên có những đạo quân đã được trang bị hàng ngàn chiếc thuyền, trong đó có cả thuyền chiến và thuyền vận tài, như đạo quân của Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp hay đạo quân do hai vua Trần chỉ huy... Không phải riêng ta mà người nước ngoài cũng đã từng thừa nhận tài thủy chiến của quân Đại Việt. Thế kỷ XI, người Tống truyền tụng rằng: người Giao Chỉ giỏi thủy chiến. Từ xưa đã truyền lại, người Việt lặn xuống biển đội thuyền địch để lật úp. Đỗ Mục nói, “họ có người đi ngầm dưới đáy biển 500 dặm mà không thở. Nay “thuyền buôn” đi biển thường bị họ lặn xuống nước đục thủng” (Việt kiệu thư). Trong ba lần gây chiến tranh xâm lược Đại Việt, giặc Nguyên - Mông buộc phải thú nhận rằng, quân đội của chúng “không thi thố được tài năng” khi đụng phải thủy quân Đại Việt. Bên cạnh tổ chức tốt, các triều Lý và Trần còn rất lưu tâm luyện rèn
- quân sĩ. Thời Lý có Điện giảng võ và Xạ đình, thời Trần có Giảng võ đường và Trường đua. Đó là những trường học quân sự cấp cao đầu tiên của nước ta. Ở đó, vua cùng với các vương hầu tướng lĩnh được học binh thư, binh pháp, học cách bày trận và phá trận. Thời Lý huấn luyện tướng lĩnh theo một binh pháp thống nhất mà người Tống thường gọi là An Nam hành quân pháp. Vua Tống khi đọc được binh pháp nhà Lý đã khen ngợi mãi và ra lệnh phỏng theo đó mà thi hành ngay trong quân đội Tống. Thời Trần, có Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Đó là những binh thư mà Trần Quốc Tuấn đã dày công nghiên cứu, biên soạn. Việc học tập và giảng dạy quân sự có lúc đã theo phương pháp mới và có thể gọi là khoa học, như lời dặn của Trần Quốc Tuấn: “con cháu và bồi thần của ta có theo bí thuật này thì hãy lấy lòng sáng suốt mà thi hành bày xếp, không nên lấy ngu tối mà dạy truyền; trái thế thì không chỉ phải chịu tai ương mà còn vạ lây đến con cháu đời sau”4. Như vậy theo Trần Quốc Tuấn, học binh pháp của ta hay của nước ngoài đều phải sáng tạo, linh hoạt, chứ không rập khuôn máy móc. Việc học binh thư, binh pháp là điều bắt buộc đối với vua, thái tử, với vương hầu và tướng lĩnh. Bởi vì bấy giờ vua là chỉ huy tối cao của quân đội, vua thường “tự làm tướng” đi đánh giặc, thái tử là người kế vị, còn các vương hầu, tướng lĩnh đều là những người trực tiếp chỉ huy các đạo quân. Trần Quốc Tuấn đỏi hỏi các tướng soái phải dày công nghiên cứu binh pháp, nhất là bộ Binh thư yếu lược. Ông nói: “Các người biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo thì trọn đời là tôi chủ, nhược bằng kinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù”. Hơn nữa, tuyển chọn tướng cầm quân phải gồm đủ các tiêu chuẩn đức và tài. Người tướng phải có lòng trung, phải công minh chính trực, phải có tình cảm “phụ tử” với binh si. Đặc biệt đối với những kẻ thù xảo quyệt, khi xâm lược “nó tiến chậm như tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng” thì
- như Trần Quốc Tuấn dặn, phải “bạt dụng lương tướng”, “phải chọn dùng tướng giỏi và quyền biến như đánh cờ”. Vua Trần ra lệnh: “Chọn trong các quan viên, người nào có tài năng luyện tập nghề võ, tinh thông thao lược thì không kể tông thất đều cho làm tướng coi quân”. Đó là những biện pháp để nâng cao chất lượng người cầm quân.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn