intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾT HỢP CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HIẾU KHÍ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

410
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

KẾT HỢP CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HIẾU KHÍ a) Bể lọc sinh học hoạt tính: giống như bể lọc sinh học nhỏ giọt cao tải, chỉ khác là bùn từ bể lắng thứ cấp được bơm hoàn lưu vào bể lọc sinh học hoạt tính để tăng mật độ vi sinh vật trong bể này. Ưu điểm của bể lọc sinh học hoạt tính là hiệu suất khử BOD cao hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾT HỢP CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HIẾU KHÍ

  1. KẾT HỢP CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HIẾU KHÍ a) Bể lọc sinh học hoạt tính: giống như bể lọc sinh học nhỏ giọt cao tải, chỉ khác là bùn từ bể lắng thứ cấp được bơm hoàn lưu vào bể lọc sinh học hoạt tính để tăng mật độ vi sinh vật trong bể này. Ưu điểm của bể lọc sinh học hoạt tính là hiệu suất khử BOD cao hơn, lưu lượng nạp BOD có thể tăng 4 5 lần so với bể lọc sinh học nhỏ giọt thông thường. Thông số thiết kế thường dùng là 3,21 4,00 kg/m3.d (hiệu suất khử BOD là 60 65%). Hiệu suất khử BOD của bể lọc sinh học hoạt tính và bể lắng thứ cấp được tính theo công thức:
  2. trong đó Le: nước thải sau xử lý L0: nước thải trước xử lý KT: khả năng khử BOD ở nhiệt độ T (oC) = T-20 K20 ; K20 = 12,16 TL: lưu lượng nạp chất hữu cơ kg/m3.d; = 1,016 đối với nước thải gia dụng. b) Bể lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp với bể sục khí: hệ thống này gồm bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể sục khí và bể lắng thứ cấp. Các bùn vi sinh vật từ bể lọc được đưa qua bể sục khí để tạo bông cặn và khử các chất hữu cơ hòa tan.
  3. c) Kết hợp bể lọc thô với bể bùn tính: giống như bể lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp với bể sục khí, tuy nhiên hệ thống này có thể hoạt động được với lưu lượng nạp chất hữu cơ cao hơn. Bể lọc thô dùng để khử chất hữu cơ của nước thải giúp cho hệ thống khỏi bị hoạt động quá tải hay dưới tải. d) Kết hợp bể lọc sinh học với bể bùn hoạt tính e) Kết hợp bể lọc sinh học và bể bùn hoạt tính theo dạng nối tiếp
  4. LƯU LƯỢNG KẾ Các thiết bị đo lưu tốc đã được thương mại hóa. Tuy nhiên việc lựa chọn, sử dụng và bảo trì cho các thiết bị đo lưu tốc chính xác là một yếu tố quan trọng cho việc vận hành các hệ thống xử lý đạt hiệu quả. Một thiết bị đo lưu tốc bao gồm hai bộ phận là (1) đầu dò; (2) bộ phận chuyển đổi các tín hiệu từ đầu dò sang kết quả trên bảng số của thiết bị. Hiện nay có nhiều loại lưu tốc kế của nhiều hãng khác nhau, trước khi lựa chọn nên tham khảo các thông tin từ nhà sản xuất và nên lưu ý đến các yếu tố sau: Loại lưu tốc kế đó thích hợp cho việc đo lưu tốc trong ống cống hay các rãnh hở? Kích thước của nó có phù hợp với dòng chảy cần khảo sát hay không? Các thành phần của nước thải có phù hợp cho lưu tốc kế hay không? Độ chính xác và tin cậy?
  5. Việc lắp lưu tốc kế vào dòng chảy có làm giảm áp dòng chảy hay không? Các yêu cầu về lắp đặt, vận hành và bảo trì?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2