Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
KẾT HỢP hs-CRP VỚI THANG ĐIỂM GRACE<br />
TRONG TIÊN ĐOÁN TỬ VONG NỘI VIỆN<br />
BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP<br />
Danh Phước Quý *, Phạm Hòa Bình **, Hồ Huỳnh Quang Trí ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm nguy cơ GRACE<br />
và lợi ích của việc kết hợp hai số đo này trong dự báo tử vong trong bệnh viện của bệnh nhân hội chứng mạch<br />
vành cấp.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca mô tả dọc trên những bệnh nhân được chẩn đoán hội<br />
chứng mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015.<br />
Nồng độ hs-CRP được định lượng trong mẫu máu lấy lúc nhập viện. Tất cả bệnh nhân được tính điểm GRACE.<br />
Tính diện tích dưới đường cong ROC cùng với độ nhạy và độ đặc hiệu của hs-CRP trong dự báo tử vong trong<br />
bệnh viện. Tính hệ số tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm GRACE. So sánh tử vong của<br />
bệnh nhân có nồng độ hs-CRP huyết tương trên ngưỡng và dưới ngưỡng ở nhóm nguy cơ cao theo GRACE.<br />
Kết quả: Có 153 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu (8% đau thắt ngực không ổn định, 21% NMCT cấp<br />
không ST chênh lên và 71% NMCT cấp ST chênh lên). Bệnh nhân có tuổi trung bình 67,8, nam giới chiếm<br />
54,1%. Có 15 ca tử vong (tỉ lệ 9,8%). Nồng độ hs-CRP huyết tương của 15 ca này cao hơn có ý nghĩa so với các<br />
ca sống sót. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,868 (0,790-0,960). Nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l<br />
có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử vong trong bệnh viện. Hệ số tương quan r giữa nồng độ hs-<br />
CRP huyết tương với điểm GRACE là 0,46 (p < 0,001). Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao theo thang điểm<br />
GRACE, tử vong của phân nhóm có nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l là 27,4% và của phân nhóm có<br />
nồng độ hs-CRP huyết tương < 11,5 mg/l là 2,9% (OR 12,9; p < 0,0001).<br />
Kết luận: Ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, đo nồng độ hs-CRP huyết tương lúc nhập viện góp phần<br />
quan trọng vào việc dự báo tử vong trong bệnh viện, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao theo thang điểm<br />
GRACE.<br />
Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp, nồng độ hs-CRP huyết tương, điểm nguy cơ GRACE.<br />
ABSTRACT<br />
THE COMBINATION OF HS-CRP MEASUREMENT WITH GRACE SCORE<br />
FOR RISK STRATIFICATION OF PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROMES.<br />
Danh Phuoc Quy, Pham Hoa Binh, Ho Huynh Quang Tri<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 128 - 132<br />
<br />
Aim of the study: To determine the correlation between plasma hs-CRP concentration with GRACE risk<br />
score and the benefit of combining these two values in predicting in-hospital mortality of patients with acute<br />
coronary syndromes.<br />
Patients and methods: We performed an observational case-series in patients admitted to the Kien Giang<br />
<br />
<br />
* Khoa Nội tim mạch, BV đa khoa Kiên Giang.<br />
** BM Lão Khoa, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. HCM. *** Viện tim TP. HCM.<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Danh Phước Quý ĐT: 0919020940 Email: danhquyntm@gmail.com<br />
<br />
128 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
general hospital with a diagnosis of acute coronary syndrome from October 2014 to April 2015. Plasma hs-CRP<br />
concentration was measured in a blood sample collected on admission. All patients were evaluated with the<br />
GRACE risk score. Area under the ROC curve, sensitivity and specificity of plasma hs-CRP concentration in<br />
predicting mortality were defined. The coefficient of correlation between plasma hs-CRP concentration and the<br />
GRACE score was calculated. In high-risk patients (GRACE score > 140), mortality of the two subgroups with<br />
plasma hs-CRP concentration above and below the threshold was compared.<br />
Results: 153 patients were included (8% had unstable angina, 21% had NSTEMI and 71% had STEMI).<br />
Patients’ mean age was 67.8, and 54.1% were men. 15 patients died (mortality 9.8%). Plasma hs-CRP<br />
concentration of these 15 patients was significantly higher compared to patients who survived. Area under the<br />
ROC curve was 0.868 (0.790-0.960). Plasma hs-CRP concentration ≥ 11.5 mg/l had a sensitivity of 93% and a<br />
specificity of 62% in predicting mortality. The coefficient of correlation r was 0.46 (p < 0.001). In high-risk<br />
patients, in-hospital mortality of the subgroups with plasma hs-CRP concentration ≥ 11.5 mg/l and < 11.5 mg/l<br />
was 27.4% and 2,9% (OR 12.9; p < 0.0001).<br />
Conclusions: In patients with acute coronary syndromes, the measurement of plasma hs-CRP concentration<br />
on admission greatly contributed to the prediction of in-hospital mortality, especially in patients with a high risk<br />
according to the GRACE score.<br />
Key word: Acute coronary syndrome, plasma hs-CRP concentration, the GRACE risk score.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ khoa Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp<br />
bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 10/2014<br />
Trong hội chứng mạch vành cấp, phân tầng đến tháng 4/2015. Bệnh nhân gồm những người<br />
nguy cơ cần được thực hiện sớm nhằm hướng đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim<br />
dẫn cho điều trị. Thang điểm GRACE đã được (NMCT) cấp không ST chênh lên và NMCT cấp<br />
nghiên cứu rộng rãi và được khẳng định là có ST chênh lên. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: mới chấn<br />
giá trị cao trong dự báo tử vong trong bệnh viện thương hoặc phẫu thuật trong vòng 2 tháng,<br />
cũng như tử vong sau 6 tháng của bệnh nhân hội<br />
đang có tình trạng nhiễm khuẩn, viêm, bệnh lý<br />
chứng mạch vành cấp(4,9,15). Bên cạnh đó, một số<br />
hệ thống, sốt không rõ nguyên nhân, bệnh ác<br />
nghiên cứu cho thấy nồng độ hs-CRP huyết tính, bệnh gan và bệnh nhân không đồng ý tham<br />
tương khi nhập viện có thể dự báo độc lập tử gia nghiên cứu.<br />
vong và cũng giúp cho việc phân tầng nguy cơ ở<br />
Phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu thuận<br />
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp(10,12). Cho<br />
tiện liên tiếp với cỡ mẫu được tính theo công<br />
đến nay, chưa có nhiều thông tin về lợi ích của<br />
thức: N = [(z + z)2 / 1/4 [loge(1 + /1 – )]2] + 3,<br />
việc kết hợp điểm GRACE với nồng độ hs-CRP<br />
với = 0,33 là hệ số tương quan giữa nồng độ hs-<br />
huyết tương khi nhập viện. Chúng tôi thực hiện<br />
CRP huyết tương với điểm nguy cơ GRACE ở<br />
nghiên cứu này nhằm xác định tương quan giữa<br />
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp theo tác giả<br />
nồng độ hs-CRP huyết tương khi nhập viện với<br />
Raposeiras-Roubin(10), là sai lầm loại I bằng 0,01<br />
điểm nguy cơ GRACE và lợi ích của việc kết hợp<br />
và là sai lầm loại II bằng 0,2. Từ công thức này<br />
hai số đo này trong dự báo tử vong của bệnh<br />
tính được N = 103.<br />
nhân hội chứng mạch vành cấp nhập bệnh viện<br />
đa khoa Kiên Giang. Bệnh nhân nhập viện đều được khai thác<br />
bệnh sử, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
cận lâm sàng bao gồm hs-CRP và men tim (CK-<br />
Đây là một nghiên cứu loạt ca mô tả dọc. Đối MB, troponin T-hs). Nồng độ hs-CRP huyết<br />
tượng là những bệnh nhân được chẩn đoán hội tương được định lượng tại khoa sinh hóa bệnh<br />
chứng mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập viện đa khoa Kiên Giang trên máy Roche/Hitachi<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 129<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
COBAS c701/702 và được biểu thị bằng đơn vị Đặc điểm Trị số<br />
mg/l. Tất cả bệnh nhân được tính điểm GRACE Đái tháo đường 63 (41,2%)<br />
Thừa cân/béo phì 41 (26,8%)<br />
và phân tầng nguy cơ tùy theo điểm này: nguy<br />
(BMI 23 kg/m2)<br />
cơ thấp nếu điểm dưới 109, nguy cơ trung bình Cholesterol toàn phần 58 (37,9%)<br />
nếu điểm trong khoảng 109-140 và nguy cơ cao ≥ 200 mg/dl<br />
LDL ≥ 100 mg/dl 95 (62,1%)<br />
nếu điểm trên 140(5).<br />
HDL < 40 mg/dl 71 (46,4%)<br />
Xử lý thống kê: Khảo sát tính bình thường của TG ≥ 150 mg/dl 92 (60,2%)<br />
phân phối bằng phép kiểm Kolmogorov-<br />
Nồng độ hs-CRP huyết tương có phân phối<br />
Smirnov. Biến liên tục được trình bày dưới dạng<br />
không bình thường (lệch phải) với trung vị 10,2<br />
trung bình ± độ lệch chuẩn. Biến định tính được<br />
biểu diễn dưới dạng tỉ lệ phần trăm. So sánh hai mg/l, bách phân vị thứ 25 5,9 mg/l, bách phân vị<br />
số trung bình bằng phép kiểm Mann-Whitney và thứ 75 19,8 mg/l, trung bình 17,5 mg/l và độ lệch<br />
hơn hai số trung bình bằng phép kiểm Kruskal- chuẩn 18,1 mg/l. Hình 1 biểu diễn phân phối<br />
Wallis. Vẽ đường cong ROC và xác định diện nồng độ hs-CRP huyết tương lúc nhập viện.<br />
tích dưới đường cong ROC cùng với độ nhạy và Bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên có nồng độ<br />
độ đặc hiệu của hs-CRP trong dự báo tử vong<br />
hs-CRP huyết tương cao hơn so với bệnh nhân<br />
trong bệnh viện. Tính hệ số tương quan<br />
hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên:<br />
Spearman giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với<br />
điểm GRACE. So sánh tử vong của bệnh nhân có 20,4 ± 19,3 mg/l so với 10,5 ± 12,1 mg/l (p < 0,001).<br />
nồng độ hs-CRP huyết tương trên ngưỡng và Có 15 bệnh nhân (9,8%) chết trong bệnh<br />
dưới ngưỡng ở nhóm nguy cơ cao theo GRACE viện. Nồng độ hs-CRP huyết tương của 15 ca này<br />
bằng phép kiểm chính xác Fisher. Ngưỡng có ý cao hơn có ý nghĩa so với các ca sống sót: 41,8 ±<br />
nghĩa thống kê là p < 0,05. Xử lý thống kê được<br />
22,7 mg/l so với 14,9 ± 15,4 mg/l (p < 0,001). Hình<br />
thực hiện với phần mềm STATA 12.0.<br />
2 biểu diễn đường cong ROC dự báo tử vong<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
trong bệnh viện của nồng độ hs-CRP huyết<br />
Từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015 có 153 tương lúc nhập viện. Diện tích dưới đường cong<br />
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được ROC là 0,868 với khoảng tin cậy 95% 0,790-0,960.<br />
tuyển vào nghiên cứu. 153 bệnh nhân này gồm<br />
Nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l có độ<br />
12 người (8%) đau thắt ngực không ổn định,<br />
33 người (21%) NMCT cấp không ST chênh nhạy 93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử<br />
lên và 108 người (71%) NMCT cấp ST chênh vong trong bệnh viện. Trong lô bệnh nhân của<br />
lên. Đặc điểm của bệnh nhân được nêu trên chúng tôi, tử vong của những người có nồng độ<br />
bảng 1. Phân tầng nguy cơ theo GRACE có 40 hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l là 20,6% và của<br />
ca nguy cơ thấp, 27 ca nguy cơ trung bình và những người có nồng độ hs-CRP huyết tương <<br />
86 ca nguy cơ cao. Tỉ lệ Killip I, II, III và IV lần 11,5 mg/l là 1,2% (p < 0,0001).<br />
lượt là 66%, 15%, 10% và 9%.<br />
Nồng độ hs-CRP có tương quan trung bình<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân được tuyển vào nghiên<br />
cứu (n = 153). với điểm nguy cơ GRACE với hệ số tương quan<br />
Đặc điểm Trị số r bằng 0,46 (p < 0,001). Ở nhóm bệnh nhân nguy<br />
Tuổi (năm) 67,8 ± 21,1 cơ cao theo thang điểm GRACE, tử vong của<br />
(nhỏ nhất 35, lớn nhất 98)<br />
Nam giới 84 (54,1%)<br />
phân nhóm có nồng độ hs-CRP huyết tương ≥<br />
Tăng huyết áp 132 (86,3%) 11,5 mg/l là 27,4% và của phân nhóm có nồng độ<br />
Hút thuốc lá 79 (51,6%)<br />
<br />
<br />
<br />
130 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hs-CRP huyết tương < 11,5 mg/l là 2,9% (OR 12,9 kết hợp đo nồng độ hs-CRP huyết tương lúc<br />
với khoảng tin cậy 95% 1,6-103,1; p < 0,0001). nhập viện với tính điểm nguy cơ GRACE cho<br />
phép phân tầng nguy cơ tốt hơn, đặc biệt là ở<br />
nhóm nguy cơ cao (điểm GRACE > 140): Trong<br />
nhóm này, nếu nồng độ hs-CRP huyết tương ≥<br />
11,5 mg/l, nguy cơ tử vong tăng gấp 12,9 lần (p <<br />
0,0001).<br />
Không chỉ được mô tả bởi các tác giả nước<br />
ngoài, hiện tượng tăng nồng độ hs-CRP huyết<br />
tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp<br />
cũng được ghi nhận bởi nhiều tác giả trong<br />
nước. Các trị số nồng độ hs-CRP huyết tương<br />
do các tác giả trong nước báo cáo cũng gần với<br />
các trị số của chúng tôi: theo Nguyễn Minh<br />
Hình 1: Phân phối nồng độ hs-CRP huyết tương lúc Đức trung vị là 10,8 mg/l và trung bình là 16,2<br />
nhập viện. mg/l, theo Trương Phi Hùng trung vị là 8,5<br />
1.00<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mg/dl và trung bình là 10 mg/l(7,13). Nghiên cứu<br />
của các tác giả này và các tác giả nước ngoài<br />
0.75<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
như Correia và Diercks đều cho thấy nồng độ<br />
hs-CRP huyết tương có phân phối lệch<br />
Sensitivity<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
phải(2,3,7,13). Về giá trị dự báo tử vong của nồng<br />
0.50<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
độ hs-CRP huyết tương trong hội chứng mạch<br />
vành cấp, diện tích dưới đường cong ROC<br />
0.25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
được báo cáo trong các nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước dao động từ 0,699 dến<br />
0.00<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.00 0.25 0.50<br />
1 - Specificity<br />
0.75 1.00<br />
0,836(1,3,6,8,11,14). Sở dĩ có sự dao động tương đối<br />
Area under ROC curve = 0.8686<br />
rộng này, theo chúng tôi là do sự khác biệt về<br />
Hình 2: Đường cong ROC dự báo tử vong trong thời điểm lấy mẫu máu và máy móc, hóa chất<br />
bệnh viện của nồng độ hs-CRP huyết tương. được sử dụng ở từng nơi. Với thời điểm lấy<br />
mẫu và phương pháp xét nghiệm giống với<br />
BÀN LUẬN<br />
chúng tôi, nghiên cứu của Nguyễn Quyền My<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở những cho thấy diện tích dưới đường cong ROC là<br />
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp nhập viện 0,836 và ở ngưỡng > 10,9 mg/l nồng độ hs-CRP<br />
trong 24 giờ đầu, nồng độ hs-CRP huyết tương huyết tương có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu<br />
cao hơn so với ngưỡng bình thường, có phân 75% trong dự báo tử vong ở bệnh nhân hội<br />
phối lệch phải (trung vị 10,2 mg/l, khoảng tứ chứng mạch vành cấp(8).<br />
phân vị 5,9-19,8 mg/l, trung bình 17,5 mg/l) và có Ra đời từ đầu thập niên 2000, thang điểm<br />
tương quan trung bình với điểm nguy cơ GRACE hiện được sử dụng rất phổ biến nhằm<br />
GRACE. Nồng độ hs-CRP huyết tương có giá trị phân tầng nguy cơ bệnh nhân hội chứng mạch<br />
khá cao trong dự báo tử vong trong bệnh viện vành cấp vì hai lý do. Lý do thứ nhất là giá trị<br />
với diện tích dưới đường cong ROC là 0,868 không còn gì phải bàn cãi của thang điểm này.<br />
(0,790-0,960). Ở ngưỡng ≥ 11,5 mg/l, nồng độ hs- Lý do thứ hai là các thành phần của thang điểm<br />
CRP huyết tương có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu GRACE, gồm những thông số lâm sàng và cận<br />
62% trong dự báo tử vong. Điểm đáng lưu ý là lâm sàng, có thể được thu thập một cách dễ dàng<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 131<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
tại hầu hết các cơ sở y tế tiếp nhận và điều trị 3. Diercks DB, Kirk JD, Naser S, et al (2011). Value of high-<br />
sensitivity C-reactive protein in low risk chest pain observation<br />
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Xét unit patients. International J Emerg Med; 4:37.<br />
nghiệm nồng độ hs-CRP huyết tương cũng có 4. Elbarouni B, Goodman SG, Yan RT, et al (2009). Validation of<br />
the Global Registry of Acute Coronary Events (GRACE) risk<br />
thể thực hiện tại hầu như tất cả các cơ sở y tế tiếp<br />
score for in-hospital mortality in patients with acute coronary<br />
nhận và điều trị bệnh nhân hội chứng mạch syndrome in Canada. Am Heart J; 158:392-399.<br />
vành cấp. Xét nghiệm này có giá thành không 5. Hamm CW, Bassand JP, Agewall S, et al (2011). ESC guidelines<br />
for the management of acute coronary syndromes in patients<br />
cao và kết quả thường được trả về nhanh chóng presenting without persistent ST-segment elevation: The Task<br />
cho khoa lâm sàng. Xuất phát từ ghi nhận này, Force for the management of acute coronary syndromes in<br />
chúng tôi muốn tìm hiểu liệu việc kết hợp tính patients presenting without persistent ST-segment elevation of<br />
the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J; 32:2999-<br />
điểm GRACE với đo nồng độ hs-CRP huyết 3054.<br />
tương của bệnh nhân lúc nhập viện có giúp dự 6. Lương Kim Liên (2007). Khảo sát nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân<br />
hội chứng vành cấp. Luận văn thạc sĩ y học Nội tổng quát. Đại<br />
báo một cách chính xác hơn tử vong trong bệnh<br />
học Y Dược TP. HCM.<br />
viện hay không. Dù đây chỉ là một nghiên cứu 7. Nguyễn Minh Đức (2009). Khảo sát mối tương quan giữa hs-<br />
đơn trung tâm với cỡ mẫu tương đối nhỏ, kết CRP và tổn thương giải phẫu động mạch vành ở bệnh nhân hội<br />
chứng vành cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Nội tổng<br />
quả của nó là một chứng cứ thuận lợi cho việc quát. Đại học Y Dược TP. HCM.<br />
kết hợp, đặc biệt là đối với bệnh nhân có nguy cơ 8. Nguyễn Quyền My (2012). Kết hợp nồng độ hs-CRP huyết<br />
cao theo thang điểm GRACE. tương và thang điểm TIMI trong tiên lượng ngắn hạn bệnh<br />
nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ<br />
KẾT LUẬN nội trú Nội khoa. Đại học Y Dược Cần Thơ.<br />
9. Pieper KS, Gore JM, Fitzgerald G, et al (2009). Validity of a risk-<br />
Từ khảo sát trên 153 bệnh nhân hội chứng prediction tool for hospital mortality: the Global Registry of<br />
Acute Coronary Events. Am Heart J; 157:1097-1105.<br />
mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập bệnh viện<br />
10. Raposeiras-Roubin S, Barreiro PC, Rodino JB, et al (2012). High-<br />
đa khoa Kiên Giang, chúng tôi rút ra một số kết sensitivity C-reactive protein is a predictor of in-hospital cardiac<br />
luận. Thứ nhất là nồng độ hs-CRP huyết tương events in acute myocardial infarction independently of GRACE<br />
risk score. Angiology; 63:30-34.<br />
lúc nhập viện tăng và có tương quan trung bình 11. Raposeiras-Roubin S, Barreiro PC, Roubin-Camina F, et al<br />
với điểm GRACE. Thứ hai là nồng độ hs-CRP (2013). High-sensitivity C-reactive protein predicts adverse<br />
huyết tương có giá trị khá cao trong dự báo tử outcomes after non-ST-segment elevation acute coronary<br />
syndrome regardless of GRACE risk score, but not after ST-<br />
vong trong bệnh viện với diện tích dưới đường segment elevation myocardial infarction. Revista Portuguesa de<br />
cong ROC là 0,868 (0,790-0,960). Ở ngưỡng ≥ 11,5 Cardiologia; 32:117-122.<br />
12. Ribeiro DR, Ramos A, Vieira PL, et al (2014). High-sensitivity C-<br />
mg/l, nồng độ hs-CRP huyết tương có độ nhạy<br />
reactive protein as a predictor of cardiovascular events after ST-<br />
93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử vong. elevation myocardial infarction. Arquivos brasileiros de<br />
Thứ ba là kết hợp đo nồng độ hs-CRP huyết cardiologia; 103:69-75.<br />
13. Trương Phi Hùng, Đặng Vạn Phước (2007). Nghiên cứu nồng<br />
tương lúc nhập viện với tính điểm nguy cơ độ hs-CRP bệnh nhân hội chứng vành cấp. Tạp chí Y học TP.<br />
GRACE giúp cải thiện việc phân tầng nguy cơ ở HCM; 11:80-85.<br />
nhóm có điểm GRACE > 140. Trong nhóm này, 14. Võ La Cường (2014). Nghiên cứu giá trị tiên lượng ngắn hạn của<br />
nồng độ hs-CRP và sự thay đổi sau điều trị bằng atorvastatin ở<br />
nếu nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l, bệnh nhân hội chứng vành cấp. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại<br />
nguy cơ tử vong tăng gấp 12,9 lần (p < 0,0001). học Y Dược Cần Thơ.<br />
15. Yusufali A, Zubaid M, Al-Zakwani I, et al (2011). Validation of<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO the GRACE risk score for hospital mortality in patients with<br />
1. Correia LC, Esteves JP (2011). C-reactive protein and outcomes acute coronary syndrome in the Arab Middle East. Angiology;<br />
in acute coronary syndromes: a systematic review and meta- 62:390-396.<br />
analysis. Arquivos brasileiros de cardiologia; 97:76-85.<br />
2. Correia LC, Vasconcelos I, Garcia G, et al (2014). Does C-reactive<br />
protein add prognostic value to GRACE score in acute coronary<br />
Ngày nhận bài báo: 24/11/2015<br />
syndromes?. Arquivos brasileiros de cardiologia; 102:449-455. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
132 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />