1<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG<br />
<br />
THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (19862016)<br />
<br />
<br />
Xu thế chung cho sự phát triển của lịch sử xã hội loài người luôn luôn theo <br />
hướng đi lên, ngày một tiến bộ hơn, văn minh hơn.Thật vậy, chưa bao giờ thế giới <br />
phát triển như ngày nay. Năng suất lao động tăng nhanh, sự phát triển mạnh mẽ của <br />
khoa học – kỹ thuật với công nghệ cao trở nên phổ biến, quá trình khu vực hóa, nhất <br />
thể hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc, <br />
và tác động tới hầu hết tất cả các đối tượng như con người, hàng hóa, dịch vụ, tiền <br />
tệ, tư tưởng, văn hóa,…một mặt nó tạo điều kiện cho sự hội nhập và vươn lên của tất <br />
cả các nước, nhưng mặt khác, nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt <br />
giàu nghèo giữa các nước với nhau, tạo ra thế siêu độc quyền của các trung tâm công <br />
nghiệp phát triển trong các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật công nghệ cao, sự đe dọa an <br />
ninh chủ quyền của nhiều quốc gia,….Vì thế, vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với <br />
sức mạnh thời đại trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi quốc <br />
gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, vấn đề kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh <br />
của thời đại luôn luôn được Đảng ta chú trọng, quan tâm và là mục tiêu hàng đầu, <br />
cần phải thực hiện song song với quá trình đổi mới. <br />
<br />
Với bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới như hiện nay, mỗi quốc gia, mỗi dân <br />
tộc cần phải biết và nhận thức rõ về đặc điểm, tính chất, nội dung cũng như xu thế <br />
phát triển của thời đại mà mình đang sống, nhằm giúp chúng ta có tầm nhìn sâu rộng, <br />
nắm bắt được khuynh hướng phát triển và quy luật vận động của xã hội thời hậu <br />
công nghiệp, từ đó có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với nội lực của từng quốc gia, <br />
từng dân tộc; đồng thời, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có thể dự đoán được những thách <br />
thức gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tránh được <br />
những hướng đi sai lệch, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để làm <br />
được điều này, đòi hỏi những nhà lãnh đạo quốc gia phải biết kết hợp hài hòa, phát <br />
huy cao độ nội lực, ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với <br />
sức mạnh thời đại nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển bền vững đất nước, <br />
bắt kịp nhịp sống của thời đại. Đây cũng chính là con đường nghệ thuật để một quốc <br />
gia phát triển bền vững, ứng biến linh hoạt trước thời đại có nhiều biến động cả về <br />
chính trị, kinh tế lẫn văn hóa –xã hội.<br />
<br />
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng chính là nội dung cơ bản <br />
của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa <br />
yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định và yếu tố bên ngoài có tác động, ảnh hưởng <br />
quan trọng đến sự phát triển của đất nước. Trong thời chiến, nhờ sự vận dụng, kết <br />
2<br />
<br />
<br />
hợp tài tình sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại mà Người đã dẫn dắt cách <br />
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong thời bình thì tư tưởng <br />
này chính là “kim chỉ nam” dẫn đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc <br />
của dân tộc Việt Nam. Vậy sức mạnh dân tộc là gì? Sức mạnh thời đại được hiểu <br />
như thế nào? Và mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cũng như <br />
vai trò của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đối với sự tồn tại <br />
của một quốc gia, một dân tộc ra sao? Hoặc để biết quá trình phát triển tư duy lý luận <br />
của Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời <br />
đại trong công cuộc đổi mới ở nước ta như thế nào? Tất cả sẽ được lần lượt làm rõ <br />
qua các phần tiếp theo.<br />
<br />
Nói đến sức mạnh dân tộc, tức là đề cập đến sức mạnh tổng hợp của những giá <br />
trị về vật chất và về tinh thần nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một <br />
quốc gia, một dân tộc. Trong đó, giá trị vật chất là những giá trị được đánh giá từ <br />
những sản phẩm lao động phục vụ cho nhu cầu vật chất của xã hội như ăn, mặc, ở, đi <br />
lại,….. Giá trị tinh thần của xã hội bao gồm những giá trị khoa học, đạo đức, nghệ <br />
thuật,… đánh dấu sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ, của đời sống xã hội. Đó là <br />
những quan hệ tốt đẹp mà xã hội đã đạt được nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống <br />
xã hội như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, như độc lập, tự do, dân chủ, hòa <br />
bình, bình đẳng, công lý,.... Có thể nói, sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định đến sự <br />
tồn vong của một quốc gia, một dân tộc; nó chính là tiêu chí để phân biệt các quốc gia <br />
dân tộc với nhau, ví dụ như khi nhắc dân tộc Việt Nam, có rất nhiều nhận xét khác <br />
nhau: (1) “Người Mỹ có thể tàn phá hết đất nước này bằng bom đạn, nhưng đất nước <br />
này thậm chí kể cả khi bị tàn phá hết cũng không chịu cúi đầu khuất phục” – R. Guy<br />
lanh, báo Pháp, Thế giới; (2) “Nhân dân Việt Nam đã cho thế giới một tấm gương <br />
hầu như không sao tưởng tượng nổi về khí phách anh hùng, ý chí kiên nhẫn và tài ba <br />
của họ” – Đac Ôxtơbéc giáo sư đại học Oslo, Nauy, tạp chí ba châu; (3) “Ở Phương <br />
Tây người ta thường đặt câu hỏi, lẽ nào người Việt Nam vẫn chưa mệt mỏi vì chiến <br />
tranh kéo dài ư? Thì ra đây là câu trả lời của tôi. Cái phát hiện kinh ngạc nhất mà tôi đã <br />
tìm ra cho mình trong thời gian đi thăm miền Bắc là không một lần nào, không một <br />
phút nào tôi cảm thấy sự mệt mỏi ở những con người Việt Nam. Ngược lại, tôi có <br />
cảm tưởng rằng tất cả đất nước này luôn luôn tràn trề sức sống. Đất nước này có thể <br />
động viên được tất cả sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất để gan góc chịu đựng <br />
một cách vô cùng bình thản bất cứ cuộc chiến tranh nào cho dù nó khốc liệt và kéo dài <br />
đến đâu” – Gôfrêđô Parizo, tuần báo Ý, Rôme express.... [Trần Văn Giàu (1980; tr. 295<br />
296] tất cả những lời nhận xét ấy đều chỉ nói lên một giá trị duy nhất, một giá trị mà <br />
dân tộc Việt Nam đã hun đúc từ ngàn xưa, đó là giá trị của tinh thần yêu nước, yêu tự <br />
do dân chủ, khác khao độc lập dân tộc đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến <br />
trình lịch sử Việt Nam, làm nên sức mạnh dân tộc trường tồn của dân tộc Việt Nam.<br />
3<br />
<br />
<br />
Sức mạnh thời đại, thực chất nó chính là những diễn biến về chính trị, kinh tế, <br />
khoa học công nghệ, văn hóa –xã hội của một quốc gia, một khu vực, một châu lục <br />
hay rộng hơn là trên phạm vi toàn cầu và nó có tác động, ảnh hưởng đến tất cả các <br />
nước trên thế giới thường theo hướng tích cực. Nếu như nội hàm của sức mạnh thời <br />
đại trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc là sức mạnh của ba dòng thác cách <br />
mạng: Một là, sức mạnh của nhân dân các thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải <br />
phóng dân tộc, sức mạnh này được nâng lên gấp bội khi kết hợp với cuộc cách mạng <br />
vô sản trong thời đại mới; Hai là, sức mạnh của giai cấp vô sản kết hợp với cuộc cách <br />
mạng vô sản của thời đại Hồ Chí Minh đã vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo việc <br />
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giai đoạn này, điều này càng <br />
được minh chứng rõ ràng qua tiến trình lịch sử cách mạng của Việt Nam từ đầu thế <br />
kỷ XX trở đi; Ba là, sức mạnh của lực lượng sản xuất phát triển cao kết hợp với sức <br />
mạnh của thời đại phát triển khoa học kỹ thuật với công nghệ cao. Ngày nay, “nội <br />
hàm của sức mạnh thời đại là sức mạnh đoàn kết đấu tranh của các lực lượng tiến bộ <br />
trên thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập, dân chủ và phát triển, là sức mạnh của lực <br />
lượng sản xuất, là sự tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học – công nghệ, là <br />
những mặt thuật lợi của quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế mang lại” [Đảng Cộng <br />
Sản Việt Nam (2006); tr. 276]. Sức mạnh thời đại ở mỗi giai đoạn lịch sử có nội hàm <br />
khác nhau, muốn khai thác, tiếp thu tốt sức mạnh của thời đại, thì ta phải luôn luôn <br />
củng cố và nâng cao sức mạnh dân tộc. Nếu sức mạnh nội lực (sức mạnh dân tộc) <br />
không vững, thì dù sức mạnh ngoại lực (sức mạnh thời đại) có mạnh, có nhiều đến <br />
đâu cũng không phát huy được tác dụng, đôi khi còn có thể có tác động ngược lại. <br />
<br />
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có nhận thức về thời đại rất rõ ràng và cụ thể qua <br />
từng thời kỳ, từng giai đoạn. Điều này được thể hiện qua các phương hướng, nhiệm <br />
vụ được đề ra qua các lần Đại hội, cụ thể: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III <br />
(1960), trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Bí thư Lê <br />
Duẫn trình bày đã nhận định: “chúng ta đang sống trong một thời đại vĩ đại chưa từng <br />
có trong lịch sử loài người. Đó là thời đại mà nội dung cơ bản là sự quá độ từ chủ <br />
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thời đại mà chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống <br />
thế giới và đã giành được ưu thế rõ rệt trên trường quốc tế, thời đại mà lực lượng xã <br />
hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình đã mạnh hơn lực lượng của chủ <br />
nghĩa đế quốc, thời đại mà phong trào cách mạng trên thế giới phát triển vô cùng <br />
mạnh mẽ và chủ nghĩa đế quốc đang trên đà diệt vong không thể cứu vãn được” <br />
[Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001); tr. 612,613]. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng <br />
đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội <br />
đã chỉ rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuôc đấu tranh <br />
giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân <br />
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử <br />
thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng <br />
nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử” [Đảng <br />
4<br />
<br />
<br />
Cộng Sản Việt Nam (2005); tr.314]. Cụm từ “trong giai đoạn hiện nay của thời đại” có <br />
hàm ý là thời đại chung vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã <br />
hội, song trong giai đoạn hiện nay thì cuộc đấu tranh rất gay go, phức tạp. Đai hội lần <br />
IX và Đại hội lần X của Đảng, trong các văn kiện không đề cập thời đại, mà chỉ đưa <br />
ra những nhận định về tình hình thế giới. Đến đại hội XI (2011), Cương lĩnh xây dựng <br />
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thông qua, ghi rõ: “Đặc <br />
điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và <br />
trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay <br />
gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. [Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011); tr. 69].<br />
<br />
Khi xét mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc (mang yếu tố tương đối tĩnh) với sức <br />
mạnh thời đại (mang yếu tố động), ta không thể không nhớ đến triết lý “Dĩ bất biết <br />
ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ giữa cái “bất biến” và cái <br />
“vạn biến”, giữa cái “không thay đổi” và cái “thay đổi, giữa cái “đơn lẻ” với “cái <br />
nhiều” đây chính là vấn đề trung tâm xuyên suốt của triết học từ cổ chí kim. Ứng <br />
dụng triết lý này, ta thấy sức mạnh dân tộc là không thay đổi về bản chất, có chăng <br />
chỉ là sự thay đổi về phương pháp, về cách thức, ..... còn sức mạnh thời đại luôn luôn <br />
thay đổi, luôn luôn biến động theo thời gian. Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với <br />
sức mạnh thời đại thực chất là sự kết hợp giữa “cái tĩnh” với “cái động”. Chúng có <br />
mối quan hệ biện chứng với nhau, sức mạnh dân tộc chính là nền tảng tạo điều kiện <br />
thuận lợi để tiếp thu và ứng dụng sức mạnh thời đại, sức mạnh thời đại chính là động <br />
lực, là cơ hội để củng cố và phát huy hơn nữa sức mạnh dân tộc, không có sức mạnh <br />
dân tộc hoặc sức mạnh dân tộc yếu sẽ làm cản trở quá trình tiếp nhận cũng như tranh <br />
thủ cơ hội mà thời đại tạo ra. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc <br />
với sức mạnh thời đại cũng như vai trò của mối quan hệ này đối với quá trình xây <br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cùng xét quan điểm của Đảng Cộng Sản <br />
Việt Nam về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại qua các kỳ đại <br />
hội Đảng.<br />
<br />
Quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc kết hợp <br />
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam được <br />
chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986) và thời kỳ đổi mới <br />
(19862016).<br />
<br />
Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986):<br />
<br />
Phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại luôn luôn được <br />
Đảng ta coi là hai nhiệm vụ có mối quan hệ biện chứng với nhau nằm trong một chủ <br />
trương có tính chiến lược, nhưng trong đó việc phát huy sức mạnh dân tộc được coi là <br />
nhiệm vụ tiên quyết. Do đó, phát huy sức mạnh toàn diện của dân tộc, tinh thần đoàn <br />
kết mọi tầng lớp nhân dân qua các thời kỳ cách mạng đã trở thành chiến lược cách <br />
5<br />
<br />
<br />
mạng xuyên suốt và là yếu tố quyết định tới những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta <br />
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.<br />
<br />
Để phát huy sức mạnh thời đại trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng <br />
dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra sức tranh thủ sự ủng hộ của hệ thống <br />
xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, của <br />
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, châu Phi, Mỹ latinh, của <br />
phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Trong <br />
đó, mối liên minh chiến đấu keo sơn giữa nhân dân ba nước Đông Dương, tình đoàn <br />
kết sâu nặng và sự ủng hộ quan trọng của Trung Quốc, Liên Xô, Cuba và các nước xã <br />
hội chủ nghĩa Đông Âu là sự thể hiện tiêu biểu nhất thành tựu của đường lối kết hợp <br />
sức mạnh trong nước với sức mạnh thế giới của Đảng, góp phần quan trọng vào <br />
thắng lợi của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Những thành công đó góp phần bổ sung, làm <br />
sinh động bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân <br />
dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, kiểu mới và <br />
phát triển trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.[Nhiều tác giả, Đảng Cộng <br />
Sản Việt Nam (2014); tr.407,408].<br />
<br />
Đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đặc biệt coi trọng tới việc vận <br />
dụng bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ngay <br />
trong thời kỳ 19541975, Đảng ta đặt công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền <br />
Bắc trong tổng thể quá trình phát huy mạnh mẽ sức mạnh của toàn dân tộc và tận <br />
dụng triệt để sự ủng hộ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu <br />
chuộng hòa bình trên thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. <br />
Chính đường lối đúng đắn, sáng tạo đó đã góp phần quan trọng để miền Bắc hoàn <br />
thành xuất sắc nhiệm vụ là hậu phương lớn, có vai trò quyết định tới thắng lợi vĩ đại <br />
của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. [Nhiều tác giả, Đảng <br />
Cộng Sản Việt Nam (2014); tr. 409].<br />
<br />
Từ sau năm 1975, do chưa đánh giá hết những chuyển biến của tình hình thế giới <br />
bao gồm cả cục diện địa – chính trị, sự phát triển của cách mạng khoa học – công <br />
nghệ và vai trò của nó trong đời sống kinh tế mỗi quốc gia – dân tộc, sự điều chỉnh <br />
của chủ nghĩa tư bản về các chiến lược lớn từ sau Chiến tranh thế giới II, khả năng <br />
và chiều hướng quốc tế hóa của lực lượng sản xuất cũng như khó khăn ngày càng gay <br />
gắt của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự tác động của nó đối với sự nghiệp cách mạng <br />
của nhân dân ta,… vì thế chưa tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi để <br />
xây dựng lại đất nước sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá. Mặt khác do chưa <br />
nhận thức đúng về tầm quan trọng việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời <br />
đại trên phương diện kinh tế, khoa học –kỹ thuật và tận dụng một cách triệt để <br />
những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, nên lực lượng sản <br />
xuất của đất nước những năm trước đổi mới ở tình trạng phát triển thấp và lạc hậu. <br />
6<br />
<br />
<br />
Đồng thời,những hạn chế trong chính sách đối ngoại, nhất là “vấn đề Campuchia” đã <br />
làm phương hại đến mối quan hệ bang giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế <br />
giới. Chính những hạn chế đó khiến cho công cuộc xây dựng đất nước sau Chiến <br />
tranh của ta chưa phát huy được thế chủ động trong quan hệ đối ngoại, mở rộng hợp <br />
tác vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nước ta bị rơi vào thế bị bao vây, cô lập và <br />
trong một mức độ nhất định chưa phát huy được sức mạnh dân tộc kết hợp với sức <br />
mạnh thời đại một cách cao độ. Đây là một trong những tác nhân đẩy tới những khó <br />
khăn toàn diện của tình hình kinh tế xã hội những năm cuối thập kỷ 70 trên đất nước <br />
ta. Thực tế đó đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải đổi mới nhận thức và có những <br />
chủ trương phù hợp nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại <br />
vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội. [Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); <br />
tr.410].<br />
<br />
Thời kỳ đổi mới (19862016):<br />
<br />
Bước đầu đổi mới nhận thức về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại <br />
trong điều kiện mới (19861996):<br />
<br />
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng với tinh thần “nhìn thẳng vào <br />
sự thật, đánh giá đúng sự thật” đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một bước <br />
phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và mặt trận đối <br />
ngoại nói riêng.<br />
<br />
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VI tổng kết bốn bài <br />
học lớn có ý nghĩa chỉ đạo công cuộc đổi mới, trong đó bài học thứ ba là “phải biết <br />
kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”. Khi <br />
đánh giá về sức mạnh thời đại, Đảng đã cho ra đời một số quan điểm mới, nhấn <br />
mạnh hơn yếu tố “sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay và <br />
xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế <br />
xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng <br />
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Chúng ta phải “sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan <br />
hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công <br />
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Quan điểm mới này đánh dấu bước chuyển từ trọng <br />
tâm của việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là phục vụ sự nghiệp <br />
đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc sang phục phụ phát triển kinh tế, từ <br />
quan hệ chính trị chủ yếu sang quan hệ chính trị kinh tế là chủ yếu; nhìn nhận khả <br />
năng mở rộng việc hợp tác với các nước có chế độ kinh tế xã hội khác nhau; nhấn <br />
mạnh hơn vai trò của nội lực, chủ thể của đất nước trong quá trình mở rộng quan hệ <br />
thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật.[Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản <br />
Việt Nam (2014); tr.411].<br />
7<br />
<br />
<br />
Vào cuối thập kỷ 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có <br />
nhiều diễn bến phức tạp, đặc biệt là những diễn biến xấu của tình hình Liên Xô và <br />
Đông Âu đã tác động mạnh mẽ tới công cuộc đổi mới của nước ta. Những biến động <br />
chính trị đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với Đảng ta trong sự nghiệp lãnh <br />
đạo cách mạng nói chung và lãnh đạo hoạt động đối ngoại nối riêng. Trong đó, việc <br />
tìm ra đường lối đối ngoại phù hợp, phát huy và tận dụng tốt bài học kinh nghiệm về <br />
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong những thời điểm trong những <br />
thời điểm lịch sử chứa đựng nhiều thử thách nêu trên là yêu cầu lớn đặt ra đòi hỏi bản <br />
lĩnh chính trị của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới mục tiêu chủ <br />
nghĩa xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (61991) , Đảng ta khẳng định <br />
hải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời <br />
đại trong tình hình mới. Đại hội VII còn chỉ rõ: “Cần nhạy bén nhận thức và dự báo <br />
được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát <br />
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế <br />
giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp. Trong điều kiện mới càng hải coi <br />
trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh <br />
trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục <br />
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. [Nhiều tác giả, Đảng <br />
Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.414].<br />
<br />
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (19962016)<br />
<br />
Những thành tựu đạt được trong 10 năm đầu của công cuộc đổi mới (19861996) đã <br />
tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. Về tình hình đất nước những nă 1991<br />
1996, Đại hội VIII của Đảng (1996) đánh giá: “ổn định chính trị xã hội được giữ <br />
vững. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; <br />
phá được thế bị bao vây, cô lập; mở rộng hợp tác và tham gia tích cực đời sống cộng <br />
đồng quốc tế”. Có được thành tựu trên là do Đảng ta đã rút ra một số bài học, trong đó <br />
có bài học về nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả việc kết hợp sức mạnh <br />
dân tộc với sức mạnh thời đại. Đại hôi VIII tiếp tục phát triển bài học mà Đại hội VII <br />
đã tổng kết: “Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của <br />
nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tôc với sức mạnh của thời đại. Động <br />
viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận <br />
lợi mới trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những <br />
nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc mở rộng quan <br />
hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và <br />
truyền thống tốt đẹp của dân tộc”[Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); <br />
tr.418].<br />
<br />
Đại hội VIII của Đảng quyết định đưa đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành <br />
8<br />
<br />
<br />
nước công nghiệp. Đại hội khẳng định, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời <br />
đại là một trong những điều kiện có tính chất quyết định đảm bảo thắng lợi của sự <br />
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. <br />
<br />
Đại hội IX của Đảng (42001) trong khi khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa, <br />
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh đến sức mạnh của <br />
dân tộc cần được phát huy trong tình hình mới là: “Với những thắng lợi giành được <br />
trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một <br />
quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc <br />
tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta <br />
từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta <br />
từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa”. Và sức mạnh dân tộc trong thời đại hiện nay là: “Thế kỷ XXI sẽ <br />
tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế <br />
tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn <br />
cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, <br />
vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu <br />
thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn <br />
tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp <br />
tục diễn gia gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc <br />
gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương….Chủ nghĩa <br />
xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ những khát <br />
vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kện và khả năng tạo ra bước phát triển <br />
mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã <br />
hội”. “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của <br />
các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, <br />
tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới”. [Nhiều tác giả, Đảng Cộng <br />
Sản Việt Nam (2014); tr.420].<br />
<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần X (42006) đã tổng kết bài học của 20 năm đổi <br />
mới, trong đó có bài học “phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại <br />
lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới”. Trên cơ <br />
sở những bài học kinh nghiệm đó và từ thực tiễn nhu cầu đổi mới đất nước thời gian <br />
tới, Đại hội X đã đề ra năm tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, trong đó có <br />
hai tư tưởng đề cấp đến yêu cầu kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. <br />
Về yếu tố nội lực, Đại hội đã nhấn mạnh: Nội lực có vai trò quyết định đối với sự <br />
phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. <br />
Nội lực được tăng cường mới đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội <br />
nhập kinh tế quốc tế thành công ;Về ngoại lực, cần chú ý khai thác các lĩnh vực như <br />
vốn, tri thức, công nghệ, kỹ năng quản lý và mở rộng thị trường, …nhằm bổ sung cho <br />
nội lực và đảm bảo cho nội lực phát huy hiệu quả hơn. Giải pháp để phát huy ngoại <br />
9<br />
<br />
<br />
lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là “phải có một chiến lược <br />
phù hợp và môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, trước hết là có một hệ thống <br />
thể chế, chính sách đồng bộ, nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả” [Nhiều <br />
tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.423].<br />
<br />
Đại hội Đảng lần XI (12011) nhấn mạnh: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức <br />
mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh <br />
nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát <br />
huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với <br />
yếu tố hiện đại” [Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.423].<br />
<br />
Đại Hội lần thứ XII (2016) của Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn kiên trì tiếp tục chỉ <br />
rõ phương hướng, nhiệm vụ việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại <br />
thể hiện qua việc nhìn nhận và đánh giá những yếu kém, từ đó đưa ra những phương <br />
hướng và nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công cuộc xây dựng và <br />
bảo vệ Tổ quốc. <br />
<br />
Như vậy, ta có thể kết luận rằng: Qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt <br />
Nam đều chú trọng việc tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước <br />
nhanh và bền vững, trong đó lấy phát huy nội lực là nhân tố quyết định, khai thác <br />
ngoại lực là nhân tố quan trọng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Có <br />
thể nói ngoại lực được khai thác đã làm nhân lên sức mạnh nội lực, còn nội lực được <br />
phát huy tạo cơ sở cho việc sử dụng ngoại lực có hiệu quả hơn. Và sức mạnh thời <br />
đại được phát huy sẽ chuyển thành sức mạnh dân tộc, trái lại, sức mạnh của dân tộc <br />
được phát huy thì mới sử dụng có hiệu quả cơ hội, thuận lợi do sức mạnh của thời <br />
đại tạo ra, vượt qua nguy cơ, thách thức được khắc phục. Trong việc khai thác ngoại <br />
lực, sử dụng sức mạnh của thời đại chúng ta phải đứng vững trên các nguyên tắc như <br />
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội <br />
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội <br />
chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa ngày <br />
càng trở nên phổ biến, tác động mãnh mẽ đến nhiều quốc gia, nhiều dân tộc; trong <br />
điều kiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển gắn với phát triển nền <br />
kinh tế tri thức.<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa <br />
học xã hội, Hà Nội.<br />
<br />
2. GS.TS Vũ Văn Hiền, Việt Nam và Thế giới Đương Đại, Nxb Chính trị quốc <br />
gia, Hà Nội, 2014.<br />
<br />
3. TS Doãn Hùng – PGS.TS Đoàn Minh Huấn, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà –TS <br />
Nguyễn Thị Thanh Huyền (đồng chủ biên) (20140, Đảng Cộng Sản Việt Nam <br />
Những Tìm Tòi và Đổi Mới Trên Con Đường Lên Chủ Nghĩa Xã Hội (1986<br />
2011),Nxb Lý Luận Chính trị, Hà Nội.<br />
<br />
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc <br />
gia, Hà Nội, tập 21.<br />
<br />
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn Kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới <br />
(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Tham Luận tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc <br />
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
7. Việt Nam 20 năm đổi mới (2006), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần <br />
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.<br />
<br />
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần <br />
thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.<br />
<br />
10. Các trang điện tử: <br />
<br />
http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoc-tap-tu-tuong-<br />
dao-duc-chu-tich-Ho-Chi-Minh/Hoc-tap-tu-tuong-dai-doan-ket-dan-toc-cua-Chu-tich-<br />
Ho-Chi-Minh-trong-cong-cuoc-xay-dung-dat-nuoc-hien-nay-226<br />
<br />
http://vov.vn/chinh-tri/phat-huy-suc-manh-dai-doan-ket-toan-dan-toc-164433.vov<br />
<br />
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-<br />
dang-XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/11964/Phat-huy-suc-manh-dai-doan-ket-<br />
toan-dan-toc.aspx<br />