Trần Công Quân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 3 - 6<br />
<br />
KẾT QUẢ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT CHO TRỒNG RỪNG<br />
NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG ĐÔNG BẮC - VIỆT NAM<br />
Trần Công Quân*, Đặng Kim Vui<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng nguyên liệu công nghiệp nhằm đề xuất<br />
các giải pháp ở khu vực Đông Bắc - Việt Nam. Vùng này đã có nhiều thành công trong việc ứng<br />
dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng, đặc biệt là trong cải thiện giống cây trồng, đã tạo ra những<br />
loài tăng trƣởng nhanh nhƣ cây keo lai, bạch đàn europhylla ... sử dụng kỹ thuật cao trong nhân<br />
giống nhƣ: Giâm hom và nuôi cấy mô. Trồng rừng đã chú ý đến các biện pháp kỹ thuật thâm canh<br />
và nâng cao vai trò của tiến bộ trong quản lý bảo về rừng, đặc biệt các biện pháp sinh học, nhƣ:<br />
quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM)... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cơ bản trong chƣơng trình<br />
trồng rừng ở đây chƣa đƣợc giải quyết, nhƣ: Sử dụng giống xô bồ, không rõ nguồn gốc hoặc vẫn<br />
gieo ƣơm và trồng rừng bằng hạt, khi cây đó Bộ NN&PTNT quy định trồng bằng cây hom, cây mô<br />
mới có hiệu quả. Hệ thống các biện pháp quản lý, bảo vệ chƣa đƣợc áp dụng đồng bộ. Tỷ lệ đầu tƣ<br />
trồng rừng 1 ha còn thấp, nên năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng rừng rất thấp. Vì vậy cần phải có<br />
những giải pháp khắc phục những tồn tại trên.<br />
Từ khóa: Tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, rừng nguyên liệu, vùng Đông Bắc<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trồng rừng là hoạt động của con ngƣời nhằm<br />
thiết lập mới hoặc tái tạo lại các lâm phần<br />
rừng với các mục đích khác nhau: Trồng rừng<br />
nguyên liệu công nghiệp ngày càng đƣợc con<br />
ngƣời chú ý vì rừng tự nhiên ngày càng giảm<br />
về diện tích và trữ lƣợng. Với sự áp dụng tiến<br />
bộ khoa học công nghệ con ngƣời đã chọn tạo<br />
ra nhiều giống cây rừng mới có năng lực sinh<br />
trƣởng nhanh, sản phẩm phù hợp với yêu cầu<br />
về số lƣợng và chất lƣợng. Hầu hết các khâu<br />
trong tạo lập rừng đều đƣợc áp dụng tiến bộ<br />
khoa học công nghệ, nhờ vậy có thể rút ngắn<br />
chu kỳ sản xuất, cung cấp nguyên liệu đều và<br />
chủ động điều tiết các hoạt động trong quá<br />
trình tạo lập rừng. Vì vậy phải có những nghiên<br />
cứu để thống kê và chỉ ra đƣợc những tiến bộ kỹ<br />
thuật phù hợp cần áp dụng, những tồn tại, lạc<br />
hậu, không đúng quy định thì cần phải loại bỏ.<br />
Nghiên cứu này sẽ giải đáp đƣợc những vấn đề<br />
đó ở khu vực Đông Bắc - Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Hệ thống và phân tích các tiến bộ kỹ thuật đã<br />
đƣợc áp dụng cho trồng rừng nguyên liệu khu<br />
vực Đông Bắc - Việt Nam, nhằm đề xuất một<br />
số giải pháp nâng cao vai trò của áp dụng<br />
khoa học công nghệ mới, nâng cao năng suất,<br />
hiệu quả rừng trồng nguyên liệu trong khu<br />
vực nghiên cứu.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ khoa học<br />
kỹ thuật mang lại trong quá trình tạo lập rừng<br />
nguyên liệu trong khu vực nghiên cứu<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng<br />
nguyên liệu công nghiệp trong khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập, phân tích, tổng kết từ các tài liệu<br />
thông tin có sẵn<br />
- Hội thảo đánh giá từ các nhà quản lý và<br />
khoa học trực tiếp tham gia chƣơng trình<br />
<br />
Tel: 0915706512, Email: Minhquan_TN@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
3<br />
<br />
Trần Công Quân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trồng rừng nguyên liệu công nghiệp khu vực<br />
Đông Bắc Việt Nam.<br />
- Quan sát trực tiếp các khu rừng trồng<br />
nguyên liệu công nghiệp, các cơ sở nghiên<br />
cứu và chuyển giao khoa học công nghệ điển<br />
hình trong khu vực.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
Đánh giá những tiến bộ kỹ thuật áp dụng<br />
cho trồng rừng nguyên liệu công nghiệp ở<br />
vùng Đông Bắc - Việt Nam<br />
Phân chia lập địa trồng rừng<br />
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ứng<br />
dụng điều tra lập địa phục vụ trồng rừng có<br />
nhiều tác giả, nhiều dự án đã quan tâm đến<br />
việc ứng dụng này, nổi nhất ở vùng này là:<br />
Năm 2000, theo yêu cầu của dự án trồng rừng<br />
Việt - Đức, dự án trồng rừng KFW3 [7] (Lạng<br />
Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh) đã tiến hành<br />
điều tra khảo sát vùng dự án và đề xuất một<br />
phƣơng pháp ứng dụng điều tra lập địa phục<br />
vụ cho trồng rừng.<br />
Các thành tựu về chọn giống cây lâm nghiệp<br />
Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, 2005 [5] cho<br />
biết: Đến nay đã có 67 giống cây rừng lâm<br />
nghiệp đƣợc công nhận là giống tiến bộ kỹ<br />
thuật và giống quốc gia, trong đó có các dòng<br />
Keo lai cao sản nhƣ: BV10, BV16, BV32,<br />
TB3, TB5, TB6, TB12, KL2; Các dòng Bạch<br />
đàn cao sản nhƣ: U6, PN2, PN10, PN14,<br />
PN46, PN47...đã đƣợc gây trồng rộng rãi ở<br />
nhiều nơi trong cả nƣớc.<br />
Tổng hợp nghiên cứu của Võ Đại Hải và cộng<br />
sự, 2005 [4] đã thống kê đƣợc một số nghiên<br />
cứu sử dụng ƣu thế lai cũng đã đạt đƣợc<br />
những thành tựu đáng kể, cụ thể là:<br />
- Đối với Bạch đàn: Các tổ hợp UC, UT, UM,<br />
SM, GM cho sinh trƣởng bình quân tăng từ 20<br />
30%, đặc biệt có tổ hợp trồng nơi lập địa tốt<br />
cho sinh trƣởng tăng 70 80 % so với giống<br />
sản xuất hiện hành sau 5 năm khảo nghiệm.<br />
- Đối với Keo: Các tổ hợp AM1, AM2, MA1,<br />
MA2 cho sinh trƣởng tăng bình quân 30% so<br />
với giống sản xuất hiện hành....<br />
Bộ NN & PTNT, 2005 [3] ban hành: Danh mục<br />
các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất<br />
4<br />
<br />
62(13): 3 - 6<br />
<br />
theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp (Ban hành<br />
kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày<br />
15 tháng 3 năm 2005), Ví dụ nhƣ: Vùng Đông<br />
Bắc (ĐB) có 15 loài cây khác nhau, trong đó có:<br />
1) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis); 2)<br />
Keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild ); 3)<br />
Mỡ (Mangletia conifera Dandy); ....9) Bạch đàn<br />
urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake);<br />
10) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch<br />
đàn uro, camal, tere); 11) Keo lai (Acacia<br />
mangium x A. auriculiformis);....<br />
Các thành tựu trong kỹ thuật tạo cây con<br />
Ở vùng Đông Bắc đã có rất nhiều trung tâm<br />
giống, vƣờn ƣơm cây giống hiện đại, đã và đang<br />
áp dụng các giống tiến bộ bằng kỹ thuật tạo cây<br />
con, nhƣ:<br />
Theo Sở CN - KH&CN Bắc Kạn<br />
(18/06/2008) cho biết: Với mục tiêu là nhằm<br />
ứng dụng thành công công nghệ giâm hom<br />
Keo lai và kỹ thuật nhân giống Luồng. Dự án<br />
đã xây dựng 2 vƣờn cây Keo lai mẹ để cung<br />
cấp hom đủ nhu cầu trồng rừng nguyên liệu<br />
giấy theo kế hoạch hàng năm; 24 mô hình<br />
trồng cây nguyên liệu giấy tại 4 huyện (Chợ<br />
Đồn, Chợ Mới, Bạch Thông, Na Rì).<br />
Theo cổng TTĐT Bắc Giang (10/9/2009)<br />
nhận định: Các công ty lâm nghiệp (lâm<br />
trƣờng trƣớc đây) ứng dụng thành công tiến<br />
bộ kỹ thuật vào trồng rừng (chuyển từ trồng<br />
rừng bằng hạt sang trồng cây nhân giống bằng<br />
công nghệ nuôi cấy mô, giâm hom). Nhờ đó,<br />
hàng năm tỉnh Bắc Giang trồng mới 4-5 nghìn<br />
ha rừng tập trung. Sản lƣợng gỗ khai thác từ<br />
rừng trồng những năm gần đây đạt hơn 100<br />
nghìn m3/năm, tăng hơn 2 lần so với trƣớc<br />
năm 2000…<br />
Theo http://www.ips.gov.vn/tt-khcn thì:<br />
Công ty Lâm nông nghiệp Đông Bắc là thành<br />
viên thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt<br />
Nam. Hiện tại Công ty có trên 5000 ha rừng<br />
trồng kinh tế, trong đó loài cây bạch đàn<br />
Urophylla chiếm 80%, keo 15%, mỡ và thông<br />
mã vĩ 5%....Từ năm 1997, Công ty bắt đầu<br />
trồng thử nghiệm rừng kinh tế, tỷ lệ rừng<br />
trồng từ mô và hom đƣợc nâng dần sau các<br />
năm, cụ thể năm 1998 là 70 ha, năm 1999 là<br />
270 ha, năm 2000 là 608 ha, năm 2001 trồng<br />
100 % từ mô hom = 880 ha...<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Công Quân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Theo http://www.ips.gov.vn/tt-khcn: Trung<br />
tâm Khoa học và sản xuất lâm, nông nghiệp<br />
Quảng Ninh đã bắt đầu sản xuất nhiều loại<br />
cây thƣơng phẩm, đạt sản lƣợng ngày càng<br />
cao. Các sản phẩm thƣơng mại của Trung tâm<br />
hiện nay gồm Bạch đàn Urophylla các dòng<br />
U6, PN2, PN14; keo các dòng BV10,16, 32 và<br />
phi lao 701. Trong các sản phẩm trên thì Bạch<br />
đàn dòng U6 là loại sản phẩm có tỷ trọng lớn<br />
nhất và có nhiều ƣu điểm vƣợt trội....<br />
Các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng<br />
Phƣơng thức trồng rừng đã có những tiến bộ<br />
từ trồng thuần loài (thông, bồ đề, mỡ, bạch<br />
đàn, keo...) đến trồng hỗn loài, trồng cây phù<br />
trợ “tạo áo” nâng cao độ ổn định sinh thái của<br />
các hệ sinh thái rừng trồng. Các kỹ thuật về<br />
thời vụ trồng, mật độ trồng tối ƣu, tiêu chuẩn<br />
cây con đem trồng cũng đã đƣợc ứng dụng.<br />
Một số loài đã có qui trình trồng rừng và quản<br />
lý rừng trồng nhƣ: Thông, bồ đề, bạch đàn,<br />
keo... đƣợc các cơ sở sản xuất áp dụng.<br />
Về kỹ thuật bón phân, đã có những thành tựu<br />
trong việc xác định lƣợng phân hữu cơ vi sinh<br />
và NPK tổng hợp để bón lót và bón thúc cho<br />
các loài cây trồng, nhƣ: Trồng rừng nguyên<br />
liệu ván dăm ở Thái Nguyên ngƣời trồng rừng<br />
đƣợc hỗ trợ cây con và bón phân khi trồng<br />
rừng.<br />
Các thành tựu trong kỹ thuật quản lý lâm<br />
phần rừng trồng<br />
Các tiến bộ kỹ thuật đã đƣợc ứng dụng, nhƣ:<br />
- Qui trình phòng chống bệnh rơm lá thông.<br />
QTN 13-78 ban hành kèm theo quyết định<br />
1201 ngày 5/7/1978 của Tổng cục lâm<br />
nghiệp.<br />
- Qui phạm phòng chống cháy, chữa cháy<br />
rừng thông, rừng tràm và một số rừng dễ cháy<br />
khác. QPN 8-96 ban hành kèm theo quyết<br />
định 801 ngày 26/5/1996 của Bộ Lâm nghiệp.<br />
- Qui trình phòng trừ ong ăn lá mỡ. QTN 1679 ban hành kèm theo quyết định 1148 ngày<br />
26/11/1979 của Tổng cục Lâm nghiệp<br />
- Quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu xanh ăn<br />
lá bồ đề. QTN 23-83 ban hành kèm theo<br />
quyết định 218 ngày 2/3/1983 của Tổng cục<br />
Lâm nghiệp.<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13): 3 - 6<br />
<br />
- Tạo ra những khu rừng trồng an toàn về sâu<br />
bệnh bằng việc chọn giống cây trồng có khả<br />
năng kháng bệnh cao. Đẩy mạnh công tác<br />
kiểm dịch thực vật, thực hiện tốt quy trình kỹ<br />
thuật cho từng công đoạn sản xuất lâm nghiệp<br />
(tạo cây con - trồng rừng - chăm sóc bảo vệ<br />
rừng - khai thác rừng - sơ chế bảo quản lâm<br />
sản - tái sinh rừng)<br />
- Đƣa công tác phòng trừ sâu bệnh cho rừng<br />
trồng thành nề nếp, biết sử dụng phƣơng pháp<br />
quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) và lợi<br />
dụng triệt để phòng trừ tự nhiên (lợi dụng<br />
thiên địch, ký sinh sâu hại). Nghiên cứu bảo<br />
vệ các nhóm thiên địch đặc thù trong từng hệ<br />
sinh thái, nuôi nhân giống và sử dụng các chế<br />
phẩm sinh học (ví dụ chế phẩm Boverin)…<br />
- Ứng dụng công nghệ viễn thám để đo vẽ bản<br />
đồ các loại rừng, độ che phủ rừng, dự báo<br />
cháy rừng,....<br />
Đánh giá chung<br />
Nguyễn Xuân Quát và các tác giả (2003) [6]<br />
cho rằng: Các thành tựu kỹ thuật lâm sinh đƣợc<br />
ứng dụng trong trồng rừng sản xuất đã từng<br />
bƣớc góp phần nâng cao năng suất và chất<br />
lƣợng rừng trồng; từ năng suất bình quân 8-9<br />
m3/ha hiện nay đã tăng gần gấp hai lần, cụ thể :<br />
- Rừng trồng bạch đàn uro bằng cây mô đạt<br />
năng suất 16 m3/ha/năm ở tuổi 7-8 ở vùng<br />
Đông Bắc và Bắc bộ.<br />
- Keo tai tƣợng trồng bằng hạt cho năng suất<br />
17-18 m3/ha/năm ở tuổi 8 ở miền Bắc; thâm<br />
canh cao ở miền Nam có thể đạt 20-25<br />
m3/ha/năm.<br />
- Keo lai trồng bằng hom ở nhiều vùng đã đạt<br />
năng suất 20m3/ha/năm ở tuổi 7 năm và có<br />
những khu rừng thí nghiệm đạt 3035m3/ha/năm.<br />
Nhƣ vậy, việc ứng dụng những tiến bộ khoa<br />
học kỹ thuật ở vùng Đông Bắc - Việt Nam đã<br />
đƣợc quan tâm, tuy nhiên xét một cách toàn<br />
diện thì các kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng<br />
nguyên liệu công nghiệp vẫn chƣa đƣợc hoàn<br />
thiện, nhiều khâu quan trọng chƣa đƣợc chú ý,<br />
vẫn còn nhiều khoảng trống chƣa đƣợc giải<br />
quyết thậm chí còn bế tắc. Rất nhiều cơ sở sản<br />
xuất vẫn còn sử dụng giống không có nguồn<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
5<br />
<br />
Trần Công Quân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
gốc rõ ràng, không sử dụng cây con sản xuất<br />
bằng công nghệ mô hom vì lý do giá thành cao.<br />
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU<br />
- Cần phải có chế đầu tƣ cho nghiên cứu công<br />
nghệ lâm sinh một cách có hệ thống, kế thừa<br />
đƣợc những kết quả nghiên cứu trƣớc và giải<br />
quyết trọn vẹn tất cả các khâu trong các giai<br />
đoạn sản xuất một cách liên hoàn cho từng<br />
loài chủ lực từ việc cải thiện giống, chọn vi<br />
lập thích hợp, xác định phƣơng thức trồng,<br />
các biện pháp thâm canh và quản lý lâm phần.<br />
- Để các thành tựu nghiên cứu lâm sinh đƣợc<br />
nhanh chóng đi vào sản xuất có hiệu quả, cần<br />
phải có các cơ chế và giải pháp gắn kết các cơ<br />
quan nghiên cứu với các cơ sở sản xuất lâm<br />
nghiệp, có mạng lƣới phổ cập, chuyển giao và<br />
khuyến lâm rộng rãi đến cấp cơ sở. Có hệ<br />
thống giám sát thực hiện qui trình, qui phạm<br />
kỹ thuật một cách hiệu quả.<br />
- Cần có chính sách tạo sự chủ động cho các<br />
doanh nghiệp trồng rừng sản xuất trong việc<br />
quyết định suất đầu tƣ thích đáng và chịu<br />
trách nhiệm hạch toán hiệu quả kinh tế của<br />
hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật<br />
phát triển và bảo vệ rừng. Nhà nƣớc chỉ<br />
kiểm soát bằng việc giám sát các doanh<br />
nghiệp về việc chấp hành các văn bản pháp<br />
qui về qui trình kỹ thuật liên quan đến môi<br />
trƣờng sinh thái và quản lý bền vững tài<br />
nguyên đất lâm nghiệp.<br />
<br />
62(13): 3 - 6<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,<br />
2001: Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, NXB.<br />
Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.<br />
[2]. Quyết định số 2490/QĐ/BNN/KL ngày<br />
30/7/2003 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT về việc<br />
công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn<br />
quốc năm 2002.<br />
[3]. Bộ NN&PTNT, 2001 Vụ khoa học, Công<br />
nghệ và Chất lƣợng sản phẩm: Văn bản tiêu chuẩn<br />
về kỹ thuật lâm sinh, 2001.<br />
[4]. Võ Đại Hải và cộng sự, 2005. Đánh giá hiệu<br />
quả trồng rừng sản xuất ở một số tỉnh trọng điểm<br />
vùng Miền núi phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên<br />
cứu, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. (tr<br />
30,32).<br />
[5]. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, 2005. Danh lục<br />
các giống cây lâm nghiêp được cải thiện và tiến<br />
bộ ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[6]. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân,<br />
Phạm Quang Minh. Thực trạng về trồng rừng<br />
nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và<br />
lâm sản trong 5 năm qua (1998-2003). Tài liệu hội<br />
thảo Nâng cao năng lực hiệu quả trồng rừng sản<br />
xuất ở Việt Nam, Hoà Bình 22-23/12/2003.<br />
[7]. Ngô Đình Quế, Nguyễn Khắc Ninh (2000).<br />
Quy trình tạm thời điều tra xây dựng bản đồ dạng<br />
lập địa cho các Dự án trồng rừng Việt - Đức<br />
KFW3 (Lạng Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh).<br />
[8]. Sở CN - KH&CN Bắc Kạn (18/06/2008): Kết<br />
quả thực hiện dự án: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật<br />
trong việc nhân giống và trồng mới cây nguyên<br />
liệu giấy tại tỉnh Bắc Kạn".<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
RESULTS OF ADVANCED TECHNIQUE APPLICATION FOR AFFORESTATION<br />
OF INDUSTRIAL RAW MATERIALS IN THE NORTHEAST – VIETNAM<br />
Tran Cong Quan , Dang Kim Vui<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
Evaluation results apply advanced techniques for afforestation of industrial raw materials in order to propose<br />
solutions in the Northeast - Vietnam. This region has many successful applications of technical progress in<br />
afforestation, especially in improving plant varieties, created the fast-growing species such as acacia hybrid,<br />
eucalyptus europhylla ... Breeding has used high technology such as tissue culture and cutting edge drabble.<br />
Afforestation has been paying attention to the technical measures and improve intensive role of advances in<br />
management of forest protection, particularly biological measures, such as pest management integrated<br />
(IPM)... However, still many basic issues in the afforestation program here has not been resolved, such as:<br />
Using the gross plant, unknown source, or is planted with seed nursery and plantation forests, the tree that<br />
MARD prescribet by planting trees growing cutting edge drabble, plant tissue culture. The system measures<br />
the management, protection has been applied simultaneously. Rate of 1 hectare of forest plantation<br />
investment is low, so the productivity, quality, forest productivity is very low. So should have the solutions to<br />
overcome the existing on.<br />
Keywords: Progress, science, techniques, plantation material, Northeast area<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
Tel: 0915706512, Email: Minhquan_TN@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />