KẾT QUẢ CHÍCH XƠ TẠO BỌT TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI
lượt xem 18
download
Đặt vấn đề: chích xơ tạo bọt là phương pháp hiệu quả trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính, nhưng còn mới mẻ tại Việt Nam -Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu -Kết quả: Trong vòng 08 tháng (02/2006 đến 10/2006) chúng tôi đã thực hiện chích xơ tạo bọt cho 106 trường hợp, gồm 26 trường hợp dãn mao mạch, 47 trường hợp dãn TM mạng lưới và 62 trường hợp dãn varice. Không có tai biến và biến chứng trong và sau thủ thuật. Tác dụng phụ thường gặp là viêm TM nông huyết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KẾT QUẢ CHÍCH XƠ TẠO BỌT TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI
- KẾT QUẢ CHÍCH XƠ TẠO BỌT TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Tóm tắt -Đặt vấn đề: chích xơ tạo bọt là phương pháp hiệu quả trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính, nhưng còn mới mẻ tại Việt Nam -Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu -Kết quả: Trong vòng 08 tháng (02/2006 đến 10/2006) chúng tôi đã thực hiện chích xơ tạo bọt cho 106 trường hợp, gồm 26 trường hợp dãn mao mạch, 47 trường hợp dãn TM mạng lưới và 62 trường hợp dãn varice. Không có tai biến và biến chứng trong và sau thủ thuật. Tác dụng phụ thường gặp là viêm TM nông huyết khối, thường thấy ở chích xơ cho varice và tăng sắc tố da tại chỗ chích, thường thấy ở chích xơ cho dãn mao mạch. Tỷ lệ gây xơ cứng tắc mạch cao (89%), không thấy tái phát sau khi theo dõi hàng tháng bằng thăm khám và Doppler. Tính thẩm mỹ chưa cao do còn thường gặp tăng sắc tố da. -Kết luận: Chích xơ tạo bọt là phương pháp điều trị an toàn, ít xâm lấn, chi phí thấp và hiệu quả cho điều trị dãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, cần nghiên cứu tiếp tục để cải thiện thêm về tính thẩm mỹ của thủ thuật này.
- ABSTRACT -Introduction: Foam schlerotherapy is a effective method in treatment of CVI, but it has not been common in Vietnam. -Method: prospective study -Result: During 08 months (Feb to Oct 2006) we performed foam schlerotherapy in 106 patients with CVI. Indications were telangiectasia (26 patients), reticular vein (47 patients) and small local varicose vein (62 patients). No severe complication occurred in and after the procedure. The most common side effects were superficial thrombophlebitis (most in varicose schlerotherapy) and hyperpigmetation at injection sites (most in telangiectasia schlerotherapy). High venous obstruction rate (89%) was achieved and no recanalization screening by examination and Doppler monthly. The cosmetic result was not good due to high rate of hyperpigmentation. -Conclusion: Foam schlerotherapy is a safe, minimal invasive and cost-effective in treatment of varicose vein. Cosmetic result should be improved in telangiectasia schlerotherapy. Đặt vấn đề
- Từ nửa sau của thế kỷ 19, kỹ thuật chích xơ tĩnh mạch bắt đầu được giới thiệu tại châu Au. Tác giả Rynd được coi là người đầu tiên phát triển kỹ thuật này vào năm 1845(2). Những chất gây xơ tĩnh mạch ban đầu chỉ là những hóa chất gây huyết khối như carbolic acid, quinine hay thậm chí nước muối ưu trương. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều chất gây xơ có hiệu quả cao, an toàn, được đưa vào sử dụng rộng rãi. Phương pháp chích xơ trong điều trị suy và dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính đã được các nước châu Âu và Hoa Kỳ công nhận là một trong những phương pháp hiệu quả và đơn giản, ít tốn kém(1,6). Tại Việt Nam, phương pháp này chưa được quan tâm phát triển và đánh giá đúng mức. Có thể nói đây là một kỹ thuật tương đối mới mẻ, chỉ mới được áp dụng rải rác tại một số cơ sở y tế trong khoảng vài năm gần đây. Chúng tôi cũng chưa tìm thấy nghiên cứu trong nước nào đánh giá về hiệu quả của phương pháp này. Bắt đầu từ năm 2005, tại BV ĐH Y Dược, chúng tôi được tạo điều kiện triển khai và phát triển rộng rãi việc điều trị cho một số lượng lớn các bệnh nhân dãn tĩnh mạch chi dưới do suy van. Chính vì vậy, với sự hỗ trợ của tổ chức ADVASE, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả của phương pháp chích xơ tạo bọt trong bệnh lý suy tĩnh mạch mạn
- tính chi dưới, nhằm rút kinh nghiệm trong chỉ định, kỹ thuật và kết quả điều trị, tạo điều kiện tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả chích xơ tạo bọt trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Mục tiêu chuyên biệt Đánh giá hiệu quả về tác dụng gây xơ hoá và tắc mạch. Đánh giá về hiệu quả thẩm mỹ. Tỷ lệ các tai biến, biến chứng, tác dụng phụ. Rút kinh nghiệm trong chỉ định, kỹ thuật chích thuốc. Phương pháp nghiên cứu Thời gian Từ tháng 02 / 2006 đến 10 / 2006 (08 tháng) Địa điểm Phòng khám Ngoại Lồng ngực Mạch máu – phân khoa Siêu âm BV ĐH Y Dược TP HCM Đối tượng
- Các bệnh nhân khám ngoại trú có chỉ định chích xơ. Chỉ định Dãn mao mạch (Telangiectasia) Dãn tĩnh mạch mạng lưới đường kính từ 1-3mm (Reticular veins) Dãn tĩnh mạch nhỏ đường kính dưới 5mm (varice nhỏ) Dãn tĩnh mạch còn sót sau mổ Dãn tĩnh mạch tái phát sau mổ Can thiệp khẩn cho các trường hợp dãn tĩnh mạch chảy máu Dãn tĩnh mạch xung quanh ổ loét dinh dưỡng Dãn tĩnh mạch, bệnh nhân từ chối mổ, hoặc bệnh già yếu, có bệnh cơ bản nặng không mổ được Chống chỉ định Dị ứng, mẫn cảm với thuốc gây xơ tạo bọt Tắc tĩnh mạch sâu huyết khối cấp tính Hẹp tắc động mạch mạn tính Dãn tĩnh mạch lớn có thông nối lớn với tĩnh mạch sâu Kỹ thuật
- Pha thuốc với một lượng không khí, trộn lẫn hỗn hợp thuốc và không khí này thành một dung dịch bọt nhuyễn theo kỹ thuật Tessari. Chích thuốc gây xơ tạo bọt bằng kim nhỏ vào lòng tĩnh mạch, có hay không kèm hướng dẫn dưới siêu âm Doppler. Thuốc gây xơ tạo bọt sử dụng: Lauromacrogol 2% 2 mL / ống Thiết kế nghiên cứu Mô tả tiền cứu Thống kê và xử lý dữ liệu Phần mềm SPSS 14.0 Kết quả Tổng số 106 bệnh nhân Giới tính Nam / Nữ 6 / 100 Độ tuổi Nhỏ nhất 27, Lớn nhất 91, Trung bình 49,3 Phân độ CEAP Bảng 1 – Phân độ CEAP (chỉ đánh giá yếu tố lâm sàng Clinical)
- Số Tỷ lệ Độ C (Clinical) bệnh nhân % Độ C1 39 37 % Độ C2 42 40 % Độ C3 12 11 % Độ C4 11 10 % Độ C5 2 2% Độ C6 0 0% Tổng số 106 100% Chỉ định chích xơ Bảng 2 – Chỉ định chích xơ Số Chỉ Tỷ lệ định tôn % chích xơ thương 26 19 % Dãn mao
- mạch nhỏ (Telangiectasia) tĩnh Dãn mạch mạng lưới 47 35 % (Reticular vein) tĩnh Dãn 53 39 % mạch (Varices) tĩnh Dãn 9 7% mạch sót sau mổ Tổng số 135 100% Hiệu quả xơ hóa, gây tắc mạch Bảng 3 – Diễn tiến của các varice, tĩnh mạch mạng lưới, mao mạch sau chích Các Dãn Dãn mạch máu Varice TM mạng mao được chích mạch lưới xơ
- Xơ cứng hoặc 55 10 3 mờ lặn (89%) (21%) (12%) 100% Xơ cứng hoặc 7 29 10 mờ lặn (11%) (62%) (38%) 75% Xơ 4 13 cứng hoặc 0 mờ lặn (8,5%) (50%) 50% Xơ cứng hoặc 4 0 0 (8,5%) mờ lặn 25% Xơ 0 0 0 cứng hoặc
- mờ lặn 0% Tổng 62 47 26 số Doppler kiểm tra Bảng 4 – Kết quả siêu âm Doppler kiểm tra sau khi chích xơ varices Số Kiểm Tỷ lệ tra bệnh siêu âm Doppler % nhân hỗn Echo hợp, tắc hoàn 28 87,5% toàn, không còn dòng chảy hỗn Echo hợp, còn ít dòng 4 12,5% chảy không đáng kể 0 0% Không tắc
- tĩnh mạch Tổng số 32 100% Chỉ thực hiện Doppler kiểm tra trên những trường hợp chỉ định chích xơ cho varices. Thực hiện kiểm tra được 32/62 trường hợp chích xơ varices sau 01 tháng. Tính thẩm mỹ Bảng 5 – Diễn tiến của vùng da tại vị trí chích xơ Vùng Dãn Dãn Varice TM mạng mao da vị trí chích mạch lưới Không 42 28 để lại dấu 0 (68%) (59%) vết Vết 12 17 10 sắc tố mờ (19%) (37%) (37%) dần Vết 8 2 16
- sắc tố không (13%) (4%) (63%) mờ Loét 0 0 0 da Tổng 62 47 26 số Tai biến, biến chứng Bảng 6 – Các tai biến, biến chứng nặng Số Tai biến Tỷ lệ bệnh – Biến chứng % nhân Sốc phản 0 0% vệ Thuyên 0 0% tắc phổi 0 0% Tắc TM
- sâu huyết khối Loét, hoại 0 0% tử da Tổng số 0 0% Không xảy ra tai biến hay các biến chứng nặng trong khi chích xơ và sau theo dõi trong vòng 1 tháng Tác dụng phụ Bảng 7: Các tác dụng phụ nhẹ, tại chỗ sau khi chích Số Tác dụng Tỷ lệ bệnh phụ tại chỗ % nhân Viêm tĩnh 20 19% mạch nông dị Viêm 3 2% ứng da tại chỗ 13 12% Xuất
- Số Tác dụng Tỷ lệ bệnh phụ tại chỗ % nhân huyết dưới da nhẹ Tăng sắc 21 20% tố da Không 59 57% tác dụng phụ Tổng số 106 100% Tái phát Chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp tái phát nào trong suốt quá trình nghiên cứu cho tới nay. Bàn luận Các trường hợp chích xơ trong lô nghiên cứu của chúng tôi chiếm hầu hết là nữ giới, ở độ tuổi khoảng 45-55, nghĩa là thời điểm tiền mãn kinh-mãn kinh. Các bệnh nhân chủ yếu là mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mãn tính ở độ C1 và độ C2. Chúng tôi chỉ định vi chích xơ cho các trường hợp dãn mao mạch (đường
- kính dưới 1mm) và dãn tĩnh mạch mạng lưới (từ 1 đến 3mm đường kính). Đối với dãn tĩnh mạch to hơn (varice), trong thời điểm hiện tại chúng tôi mới chỉ tập trung triển khai chích xơ cho các trường hợp varices nhỏ không quá 1cm và khu trú, thực hiện không có sự trợ giúp của siêu âm Doppler. Các trường hợp dãn quá to hoặc dãn lan tỏa nhiều được chỉ định phẫu thuật. Sau quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm như sau: +Chích xơ tạo bọt là phương pháp điều trị nhẹ nhàng, ít đau, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật. Phương pháp này cũng tỏ ra an toàn, ít có tai biến hay biến chứng nặng trong và sau thủ thuật. Chúng tôi chỉ tìm thấy trong y văn 1 trường hợp nghi ngờ có thuyên tắc phổi(5), và chưa thấy ghi nhận trường hợp nào gây tắc TM sâu cấp tính, mặc dù đây là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra(2). +Chích xơ cho các trường hợp varice cho kết quả tốt đối với yêu cầu gây xơ cứng và tắc mạch (tỷ lệ xơ cứng 75%-100% cao, tỷ lệ Doppler kiểm tra không còn dòng chảy cao) và tương đối tốt đối với yêu cầu về thẩm mỹ (không loét da, ít để lại vết tăng sắc tố đậm màu). Các công trình nghiên cứu khác(1,3,5,7) cũng ghi nhận tỷ lệ tắc mạch sau chích cao, dao động khoảng 90-98%.
- +Các trường hợp chích xơ dãn tĩnh mạch mạng lưới cũng cho kết quả tạm chấp nhận được về yêu cầu làm mờ lặn tĩnh mạch và yêu cầu thẩm mỹ. +Chích xơ dãn mao mạch chưa tốt, chưa làm mờ lặn hoàn toàn các mao mạch nổi trên da, còn để lại các vệt tăng sắc tố sậm màu sau thủ thuật. +Tác dụng phụ thường gặp đối với chích xơ varice là viêm TM huyết khối. Những trường hợp này phải tiểu phẫu rạch lấy huyết khối, và đều tiến triển tốt. Theo tác giả Noppeney (Đức), tỷ lệ viêm TM huyết khối là rất thấp, khoảng 0,08%. Các biến chứng khác như loét da cũng rất hiếm gặp, khoảng 0,001 đến 0,02%(8). Đối với chích xơ mao mạch, tác dụng phụ thường gặp là tăng sắc tố da tại vị trí chích. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của phương pháp này. Kết luận Chích xơ là phương pháp nhẹ nhàng, rẻ tiền, an toàn, chưa thấy xảy ra tai biến và biến chứng. Chỉ định tương đối tốt cho các varices nhỏ đường kính dưới 5mm, khu trú và các dãn tĩnh mạch mạng lưới. Chỉ định chích xơ cho các dãn mao mạch: thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân: thiếu kim kích cỡ nhỏ, tay nghề thực hiện, loại thuốc sử dụng chưa phù hợp? nồng độ thuốc pha?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn