Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM TỔ HỢP LAI CAO SẢN HYT127<br />
SỬ DỤNG DÒNG MẸ MỚI D116STr CÓ GEN TƯƠNG HỢP RỘNG<br />
Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Lê Hùng Phong,<br />
Nguyễn Thị Thu Trang, Lê Diệu My, Nguyễn Thị Hải Yến,<br />
Nguyễn Thị Hằng và các cộng sự<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.<br />
TÓM TẮT<br />
Báo cáo trình bày kết quả quá trình chọn tạo dòng TGMS-D116STr mang gen tương hợp rộng sử<br />
dụng phương pháp lai truyền thống kết hợp với sử dụng phương pháp dùng chỉ thị phân tử RM162 và<br />
RM253. Dòng D116STr có ngưỡng nhiệt độ gây bất dục là 240C, có đặc tính nông sinh học tốt: Tỷ lệ hạt<br />
phấn bất dục đạt 100%, tỷ lệ thò vòi nhụy đạt 70-75%, thời gian sinh trưởng ngắn, dạng hình chấp nhận<br />
tốt,có thể làm mẹ cho tổ hợp lai trong lai Indica/Japonica. Tổ hợp lai triển vọng HYT 127 có dòng mẹ là<br />
D116STr cho năng suất cao hơn rõ so với đối chứng trong vụ xuân ở 3 vùng thử nghiệm, tuy nhiên<br />
trong vụ mùa HYT 127 chỉ cho năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa chỉ ở Đắk Lắk (Tây Nguyên)<br />
và cho năng suất tương đương đối chứng ở ĐBSH và MNPB. Về mặt chất lượng HYT127 cho gạo có<br />
chất lượng ngon trung bình, cơm mềm. Qua thử nghiệm trên đồng ruông cho thấy HYT127 kháng tốt<br />
với các loại sâu bệnh chủ yếu như đạo ôn, bạc lá, khô vằn, sâu cuốn lá và sâu đục thân.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiềm năng năng suất của các tổ hợp lúa<br />
lai trong cùng loài phụ India hoặc Japonica<br />
hiện nay hầu như không tăng trong những năm<br />
gần đây. Để có đột phá mới về năng suất lúa lai<br />
chúng ta phải tiến hành khai thác lúa lai thế hệ<br />
mới là lúa lai giữa hai loài phụ Indica/Japonica<br />
(Yuan LP.2002). Điểm cản trở lớn nhất của<br />
con lai Indica/Japonica là độ bất dục cao của<br />
con lai F1 dẫn tới sự kết hạt của con lai F1 rất<br />
thấp. Theo kết quả nghiên cứu từ Nhật Bản để<br />
có cây F1 của tổ hợp lai giữa hai loài phụ<br />
Indica/Japonica có độ kết hạt cao thì dòng bố<br />
hoặc mẹ phải mang gen tương hợp rộng<br />
(IKehashi et al., 1994, Virmani-2003). Do vậy<br />
để tạo ra con lai giữa hai loài phụ<br />
Indica/Japonica thì việc đầu tiên là chọn tạo<br />
các dòng bố hoặc mẹ có mang gen tương hợp<br />
rộng. Trong định hướng nghiên cứu của mình,<br />
Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai đã<br />
kết hợp sử dụng phương pháp lai tạo truyền<br />
thống kết hợp với chọn giống nhờ chỉ thị phân<br />
tử, đã chọn tạo thành công nhiều dòng bố mẹ<br />
có mang gen tương hợp rộng. Chính nhờ vậy<br />
mà nhiều dòng bố mẹ Japonica hoặc dòng bố<br />
mẹ có một phần genome của loài phụ Japonica<br />
đã được sử dụng để tạo nên một thế hệ lúa lai<br />
mới. HYT127 là một tổ hợp lai được lai tạo<br />
trong thời gian gần đây đã thể hiện được ưu thế<br />
lai cao hơn rõ so với những tổ hợp lúa lai<br />
truyền thống được nhập nội từ Trung Quốc.<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
− Dòng Peiai 64 có gen tương hợp rộng,<br />
đây là dòng TGMS được chọn tạo ở Trung Quốc,<br />
dòng này không ổn định tính bất dục trong điều<br />
kiện sinh thái ở Việt Nam. Dòng R242 là dòng<br />
lúa thuần Japonica có khả năng chịu rét rất tốt<br />
trong điều kiện Miền Bắc, Việt Nam.<br />
− Các dòng bố TQ5, IR7.<br />
− Các dòng thử Indica: IR36; Japonica:<br />
Taihoku 127.<br />
− Sử dụng 29 mồi (primer) trong nghiên<br />
cứu chỉ thị liên kết với gen tương hợp rộng và<br />
các hóa chất cần thiết khác.<br />
− Các phân bón N, P, K cho thí nghiệm<br />
đồng ruộng.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Lai tạo và chọn lọc dòng TGMS có gen<br />
tương hợp rộng (Wc) được tiến hành theo tổ<br />
hợp lai: Peiai64S/R242//R242. Con lai F1BC1<br />
được tự thụ và chọn lọc theo phương pháp<br />
chọn lọc phả hệ đến F10 BC1.<br />
- Các dòng TGMS mới được chọn tạo<br />
sau khi có độ thuần cao và đặc tính nông học<br />
mong muốn được sử dụng để xác định cây có<br />
gen tương hợp rộng theo 2 phương pháp:<br />
<br />
337<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br />
<br />
o Phương pháp chỉ thị phân tử: Từ 29<br />
mồi được sử dụng để xác định độ<br />
đa hình của bố mẹ của 2 tổ hợp lai,<br />
chúng tôi chọn được 2 chỉ thị liên<br />
kết với gen tương hợp rộng Wc.<br />
Hai chỉ thị này được sử dụng để<br />
thanh lọc các cây TGMS trong<br />
quần thể tìm cây TGMS có gen<br />
tương hợp rộng.<br />
o Sử dụng cây TGMS –D116S để lai<br />
thử với giống chuẩn Indica và<br />
Japonica sau đó xác định độ kết hạt<br />
của con lai F1. Nếu con lai hữu dục<br />
với cả dòng bố Indica và Japonica<br />
thì dòng mẹ đó có chứa gen tương<br />
hợp rộng.<br />
<br />
- Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng và<br />
các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo<br />
phương pháp của IRRI 1996.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Kết quả chọn tạo dòng TGMS có gen<br />
tương hợp rộng<br />
Năm 2005 dòng TGMS-D116S được<br />
phân lập trong quần thể F4 của tổ hợp lai<br />
backcross Peiai 64/IR242/R242 tại Trung Tâm<br />
nghiên cứu và PTLLai. Dòng D116S tiếp tục<br />
được chọn thuần và đánh giá đến thế hệ F10<br />
BC1 thì độ thuần và độ bất dục rất ổn định. Kết<br />
quả về đặc tính nông sinh học của dòng D116S<br />
thời kỳ bất dục và các dòng TGMS triển vọng<br />
khác được trình bày trong bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1: Kết quả đánh giá các đặc tính nông sinh học của các dòng TGMS thời kì bất dục.<br />
(mùa 2011)<br />
Dòng TGMS<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
Thời gian từ gieo đến trỗ (ngày)<br />
Số lá trên thân chính (lá)<br />
Tỉ lệ thò vòi nhụy (%)<br />
Tỉ lệ phấn bất dục (%)<br />
Số dảnh tối đa trên khóm (rảnh)<br />
Số bông trên khóm (Bông)<br />
Tỉ lệ phân ly về hình dạng (%)<br />
Chiều cao cây (cm)<br />
<br />
D52S-14 D59S-3 D60-3 MTr D60S-3 MT D64 D116S<br />
78<br />
13.2<br />
70<br />
100<br />
8.2<br />
7.8<br />
0.001<br />
70.8<br />
<br />
Qua Bảng 1 cho thấy dòng mẹ TGMSD116S có thời gian sing trưởng ngắn 78 ngày<br />
từ gieo đến trỗ 10%, cao cây trung bình 72,3<br />
cm, đẻ nhánh khá 7,3 dảnh tối đa/khóm. Đặc<br />
biệt dòng D116S có độ thuần cao, độ bất dục<br />
<br />
76<br />
13.2<br />
70<br />
100<br />
9.7<br />
8.6<br />
0.001<br />
72.5<br />
<br />
77<br />
14.0<br />
75<br />
100<br />
8.0<br />
7.2<br />
0.001<br />
72.1<br />
<br />
75<br />
14.2<br />
70<br />
100<br />
7.0<br />
6.5<br />
0.001<br />
72.8<br />
<br />
76<br />
78<br />
13.2 14.0<br />
75<br />
75<br />
100<br />
100<br />
9.2<br />
7.3<br />
7.5<br />
6.3<br />
0.001 0.001<br />
70.6 72.3<br />
<br />
100% ở điều kiện nhiệt độ cao, tỷ lệ thò vòi<br />
nhụy khá tốt 75%. Những đặc tính trên khá tốt<br />
cho một dòng mẹ trong sản xuất hạt lai.<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ hạt phấn hữu dục của các dòng TGMS khi quan sát ở ngưỡng nhiệt độ xử lý:<br />
24°C và 25°C (mùa 2011).<br />
TT<br />
<br />
Tên dòng<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
D52S<br />
D60S<br />
D59S<br />
D116 SMtr<br />
D116 SMT<br />
D64S<br />
<br />
% hạt phấn hữu dục (10 cây)<br />
Ngưỡng T0gây bất<br />
dục hạt phấn<br />
Đối chứng<br />
Nhiệt độ 240C Nhiệt độ 250C<br />
0<br />
0-1<br />
0<br />
≥240C<br />
0<br />
30-70<br />
1-10<br />
> 250C<br />
0<br />
1-20<br />
0<br />
≥250C<br />
0<br />
0-0,1<br />
0<br />
≥240C<br />
0<br />
0-1<br />
0<br />
≥240C<br />
0<br />
0-5<br />
0<br />
≥250C<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu về ngưỡng nhiệt độ<br />
gây bất dục hoàn toàn: trong điều kiện tự nhiên<br />
cho thấy nhiệt độ gây bất dục cho dòng mẹ<br />
D116S từ 24,6°C trong gia đoạn từ (1-10/5) và<br />
<br />
338<br />
<br />
24,4°C trong giai đoạn từ 11-20/8. Đến 28,5°C<br />
(1-10/9). Như vậy ở nhiệt độ trung bình ngày<br />
từ 24,4°C trở lên dòng D116S cho độ bất dục<br />
hạt phấn 99-100%. Đây là mức bất dục khá lý<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
tưởng cho sản xuất hạt lai F1 cho hạt lai có độ<br />
thuần cao.<br />
<br />
Dòng D60Sr có nhiệt độ gây bất dục hoàn toàn<br />
> 250C.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ngưỡng nhiệt độ gây<br />
bất dục hoàn toàn trong điều kiện nhân tạo cho<br />
thấy (Bảng 2):<br />
<br />
3.2. Kiểm tra gen tương hợp rộng (WC) của<br />
các dòng TGMS mới chọn tạo<br />
<br />
Trong khi nghiên cứu chúng tôi phát hiện<br />
trong quần thể của dòng D116S có 2 dạng hạt<br />
có mỏ hạt mầu trắng và một dạng có mỏ hạt<br />
màu tím. Do vậy chúng tôi tách riêng 2 dòng<br />
trong nghiên cứu về nhiệt độ gây bất dục đực.<br />
Bảng 2 cho thấy: các dòng D52, D116S<br />
Mtr, D116 SM tím có T0 gây bất dục ở 240C .<br />
Riêng dòng D64S có T0 gây bất dục ở 250C.<br />
<br />
3.2.1. Chạy điện di acrylamide nhằm kiểm tra<br />
sự có mặt của gen tương hợp rộng WC<br />
- Chạy đa hình các dòng bố mẹ 64S/TQ5<br />
và 64S/IR78 với các chỉ thị xác định gen WC.<br />
Sử dụng 29 mồi SSR đã xác định được 2 chỉ thị<br />
cho khoảng đa hình rõ là RM162 và RM253.<br />
Các chỉ thị nằm ở vị trí locus S5 trên nhiễm sắc<br />
thể số 6.<br />
<br />
Hình 1: Sản phẩm điện di chạy đa hình tổ hợp 64S/TQ5, 64S/IR78 cho khoảng đa hình rõ với mồi<br />
RM 162 và RM253<br />
Sử dụng các chỉ thị này để chạy điện di<br />
trên quần thể chọn lọc để xác định các dòng có<br />
mang gen WC<br />
<br />
- Kết quả chạy điện di trên các dòng mẹ<br />
để xác định dòng mang gen WC<br />
<br />
Hình 2 : Sản phẩm điện di xác định các dòng mẹ có mang gen WC sử dụng mồi RM162<br />
Giếng 1: 64S (điểm 1) có mang gen tương hợp rộng; giếng 2: TQ5 (điểm 3)<br />
Giếng 6,7 là các dòng có mang gen tương hợp rộng tương ứng với tên dòng là D116tr-1 và D116tr-2.<br />
<br />
Hình 3: Sản phẩm điện di xác định các dòng mẹ có mang gen WC sử dụng mồi RM253<br />
Giếng 1: 64S (điểm 1) có mang gen tương hợp rộng; giếng 2: TQ5(điểm 3)<br />
Giếng 4,5: là các dòng có mang gen tương hợp rộng tương ứng với tên dòng là D67S và D64S<br />
<br />
339<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br />
<br />
Sử dụng 2 mồi RM162 và RM253 để<br />
chạy điện di trên quần thể chọn lọc đã xác định<br />
được 4 dòng mẹ mang gen WC là D116Str-1,<br />
D116Str-2, D67S và D64S.<br />
3.2.2. Kiểm tra sự có mặt của gen Wc của<br />
dòng mẹ bằng lai thử với dòng chuẩn Indica<br />
và Japonica (Bảng 3)<br />
Các dòng TGMS mới chọn tạo được lai<br />
với các dòng thử Indica, Japonica để kiểm tra có<br />
mang gen tương hợp rộng hay không. Số liệu lai<br />
thử của dòng D116S và các dòng TGMS triển<br />
vọng khác với 2 dòng chuẩn Indica và Japonica<br />
và độ kết hạt của con lai thử F1.<br />
Kết quả cho thấy con lai của D116S với<br />
hai dòng IR36 và Taihoku127, con lai F1 cho<br />
tỷ lệ kết hạt lớn hơn 80% và lớn hơn 90% điều<br />
này khẳng định dòng TGMS-D116S có gen<br />
tương hợp rộng WC, có nghĩa là D11S có thể<br />
lai với dòng bố là Japonica hoặc Indica thì con<br />
lai đều cho kết hạt cao.<br />
3.3. Kết quả lai tạo và khảo nghiệm tổ hợp<br />
lai HYT127<br />
Dòng mẹ D116S được sử dụng làm mẹ<br />
cho lai thử với các dòng giống Japonica, dòng<br />
trung gian là con lai đã thuần của các cập lai<br />
<br />
Indica/ Japonica, các dòng nhập nội có triển<br />
vọng để tìm tổ hợp cho ưu thế lai cao. Tổ hơp<br />
D116S/R725 được ký hiệu là HYT127 cùng<br />
một số tổ hợp lai khác được đánh giá cho ưu<br />
thế lai cao trong thí nghiệm quan sát và so sánh<br />
sơ khởi khi so sánh với tổ hợp đối chứng. Hạt<br />
lai F1 của HYT127 được sản xuất và khảo<br />
nghiệm tại 3 vùng sinh thái tại Hà Nội<br />
(ĐBSH), Yên Bái (Mường lò) và Daklak (Tây<br />
Nguyên) để xác định khả năng thích ứng, tiềm<br />
năng năng suất của các tổ hợp lai thế hệ mới.<br />
- Trong vụ Xuân 2015<br />
Trong vụ Xuân 2015, HYT127 cho năng<br />
suất cao hơn đối chứng D .Ưu 527 tại Hà nội<br />
có ý nghĩa thống kê, HYT127 đạt 84,5 tạ/ha<br />
cao hơn đối chứng D.Ưu 527 (78,3 tạ/ha) là 6<br />
tạ/ha. Tại điểm Hòa Xuân Daklak HYT127 cho<br />
năng suất 100,6 tạ/ha cao hơn năng suất của<br />
đối chứng Nhị ưu 838 (91,3 tạ/ha) là 9,3 tạ/ha.<br />
Tính năng suất trung bình tại 2 điểm HYT127<br />
cho năng suất cao hơn đối chứng là 8 tạ/ha.<br />
Đây là năng suất rất ít khi đạt được của tổ hợp<br />
lúa lai mới so với hai tổ hợp lúa lai phổ biến và<br />
cho năng suất rất cao tại Việt Nam trong nhiều<br />
năm qua<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm HYT127 và các tổ hợp lai triển vọng ở các vùng sinh thái khác<br />
nhau vụ Xuân 2015.<br />
T<br />
T<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Tổ hợp lai<br />
<br />
TGST<br />
(ngày)<br />
Trỗ 50%<br />
HYT127<br />
104-107<br />
HYT135<br />
112,6107,0<br />
HYT134<br />
101,2-107<br />
HYT126<br />
102-102<br />
HYT131<br />
99,6-102<br />
Đ/c(N.838, D.527) 101,6-101<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
Số<br />
bông/bụi<br />
<br />
HC/bông<br />
<br />
P1.000hat NStai<br />
NS tại NS Trung<br />
(gam)<br />
Hanoi DAKLAK<br />
Bình<br />
(tạ/ha) (tạ/ha)<br />
(tạ/ha)<br />
174-438,3 171,2-114,3 29,0-27,0 84,5<br />
100,6<br />
92,57<br />
190-427,3 184,8-123,6 23,5-25,6 72,3<br />
89,8<br />
81,10<br />
132-413,6<br />
170-384,2<br />
175-426,7<br />
232-406,2<br />
<br />
191,3-133,6<br />
157,3-109,8<br />
170,5-115,6<br />
139,4-110,5<br />
<br />
23,5-25,6<br />
32,8-26,3<br />
24,5-26,2<br />
25,6-28,6<br />
<br />
73,7<br />
82,0<br />
60,2<br />
78,3<br />
2,8<br />
3,3<br />
<br />
94,0<br />
87,9<br />
82,2<br />
91,3<br />
5,1<br />
3,16<br />
<br />
83,85<br />
84,95<br />
71,2<br />
84,6<br />
<br />
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai<br />
<br />
- Vụ mùa 2015:<br />
Ở vụ mùa 2015, HYT127 cùng các tổ<br />
hợp lúa lai mới được khảo nghiệm so sánh<br />
<br />
340<br />
<br />
năng suất tại 3 vùng sinh thái: Hà Nội (ĐBSH),<br />
Yên Bái (MNPB), Đắk Lắk (Tây Nguyên).<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
Bảng 4: Kết quả khảo nghiệm của HYT127 và các tổ hợp lai triển vọng khác trên các vùng sinh<br />
thái, vụ Mùa 2015<br />
TT Tổ hợp lai TGST:gi<br />
Số<br />
HC/bông P1.000 hạt NS tại NS tai<br />
NS tại<br />
NS<br />
eo-chín bông/m2<br />
***<br />
(gam)<br />
Hà Nội Yên Bái DAKLAK Trung<br />
(ngày)*<br />
**<br />
****<br />
(tạ/ha) (tạ/ha)<br />
(tạ/ha)<br />
bình<br />
(tạ/ha)<br />
1 HYT127<br />
115-105 192,5129,929,9-27,0<br />
61,0<br />
63,5<br />
83,1<br />
69,2<br />
329,2<br />
101,8<br />
2 HYT135<br />
117-108 222,5- 135-101,2 23,7-28,3<br />
58,8<br />
56,3<br />
82,3<br />
65,8<br />
315,6<br />
3 HYT131<br />
115-106 222,5- 119,9-98,6 23,5-26,2<br />
56,0<br />
57,7<br />
74,5<br />
62,73<br />
325,2<br />
4 HYT134<br />
118-104 202,5- 138-107,5 23,9-27,2<br />
56,0<br />
60,3<br />
73,7<br />
63,33<br />
328,7<br />
5 HYT126<br />
115-100 170,8132,932,4-25,5<br />
62,0<br />
59,3<br />
77,9<br />
66,4<br />
321,9<br />
109,6<br />
6 Nhị Ưu 838 110-107 185,3129,231,6-27,3<br />
63,2<br />
66,3<br />
74,8<br />
68,1<br />
317,4<br />
101,3<br />
5,1<br />
5,4<br />
4,3<br />
CV (%)<br />
5,14<br />
5,73<br />
5,3<br />
LSD.05<br />
Ghi chú: *Số liệu TGST của giống ở Hà Nội và Đắk Lắk<br />
**Số liệu số bông/m2 của lúa cấy ở Hà Nội và lúa sạ ở Đắk Lắk<br />
***Số liệu hạt chắc/bông của lúa cấy tại Hà Nội và lúa sạ tại Đắk Lắk<br />
**** Số liệu P1000 tại Hà Nội và Đắk Lắk<br />
<br />
Ở vụ mùa 2015, HYT127 cùng với các tổ<br />
hợp lai được so sánh trong 3 tỉnh: Hà Nội, Yên<br />
Bái và Daklak. Kết quả được trình bày trong<br />
bảng 4 cho thấy HYT127 có thời gian sinh<br />
trưởng trong vụ mùa là 115 ngày tại Hà Nội và<br />
105 ngày cho lúa gieo sạ ở Daklak, số bông/m2<br />
ở Hà Nội là 192,5 trong khi đó tăng lên 329,2<br />
bông cho lúa sạ ở Daklak, hạt chắc/bông cũng<br />
giảm từ 129,9 ở Hà Nội xuống 101,8 ở Daklak.<br />
<br />
Về năng suất thực thu HYT126 đạt 61-63,5<br />
tạ/ha ở Hà Nội và Yên Bái khác biệt không có<br />
ý nghĩa so với đối chứng Nhị Ưu 838 (63,266,3 tạ/ha). Tuy nhiên tại Daklak HYT127 cho<br />
năng suất 83,1 tấn/ha cao hơn đối chứng (74,8<br />
tấn/ha) là 8,3 tấn/ha ở mức có ý nghĩa thống<br />
kê. Tính năng suất trung bình ở ba tỉnh<br />
HYT127 đạt 69,2 tạ/ha so với năng suất bình<br />
quân của đối chứng đạt 68,1 tạ/ha.<br />
<br />
Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng gạo (tại Thanh Trì-vụ xuân năm 2015)<br />
TT Tên tổ hợp<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Tỷ lệ Tỷ lệ<br />
Tỷ lệ Độ bạc<br />
gạo lật gạo xát gạo<br />
bụng<br />
(%th (%th) nguyên (điểm)<br />
(%th)<br />
HYT131<br />
81,3<br />
67,8<br />
53,4<br />
1-5<br />
HYT126<br />
81,3<br />
59,6<br />
Nát<br />
1-5D116 T/R725 79,2<br />
66,0<br />
Nát<br />
1-5HYT134<br />
79,4<br />
65,5<br />
Nát<br />
1-5HYT135<br />
79,8<br />
60,8<br />
27,2<br />
1-5<br />
HYT127<br />
81,0<br />
66,7<br />
45,6<br />
1-5<br />
Dưu 527<br />
80,6<br />
68,2<br />
48,6<br />
1<br />
<br />
Chiều P. P. loại Độ Amylo Điểm<br />
dài hạt Loại dạng bền<br />
(% phá hủy<br />
(mm) K.th hạt<br />
gel<br />
ck)<br />
kiềm<br />
(mm)<br />
(điểm)<br />
6,72 Dài TB<br />
36<br />
23,0<br />
4<br />
6,61 Dài TB<br />
28<br />
26,5<br />
4<br />
6,67 Dài TB<br />
32<br />
24,0<br />
4<br />
6,13 TB TB<br />
36<br />
25,2<br />
4<br />
6,21 TB TB<br />
30<br />
24,1<br />
5<br />
6,72 Dài TB<br />
38<br />
24,8<br />
4<br />
6,86 Dài TB<br />
50<br />
23,2<br />
3<br />
<br />
Nhiệt<br />
độ<br />
hóa<br />
hồ<br />
TB<br />
TB<br />
TB<br />
TB<br />
TB<br />
TB<br />
Cao<br />
<br />
Nguồn: Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Chất lượng nông sản – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm<br />
<br />
Qua 2 vụ thí nghiệm cho thấy HYT127<br />
được chọn tạo trên nền dòng mẹ D116STr và<br />
<br />
dòng bố R725 cho năng suất cao vượt trội so<br />
với đối chứng ở vụ Xuân ở cả 3 vùng sinh thái<br />
<br />
341<br />
<br />