Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN<br />
TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ TỪ CỬA LÒ ĐẾN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN<br />
INVESTIGATING OF FISHERY EXPLOITATION ALONG THE COASTAL AREA<br />
FROM CUA LO TO DIEN CHAU DISTRICT, NGHE AN PROVINCE<br />
Nguyễn Thị Hoa Hồng1, Trần Đức Phú2, Nguyễn Văn Lục3<br />
Ngày nhận bài: 06/02/2017; Ngày phản biện thông qua: 20/02/2017; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo nhằm cung cấp thông tin thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển ven bờ từ thị<br />
xã Cửa Lò đến huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gọi chung là vùng biển nghiên cứu (VBNC). VBNC có diện tích<br />
khoảng 1667km2, ở đó có vịnh Diễn Châu độ sâu chỉ từ 5÷7m và hai bãi tôm Diễn Châu, Cửa Hội [4] thuận tiện<br />
cho nghề lưới rê, lưới kéo, câu và nghề khác (lồng bẫy, mành, vó...) hoạt động. Với nguồn lợi đa dạng, phong<br />
phú đã làm cho số lượng tàu thuyền hoạt động trong VBNC liên tục tăng từ 1303 (2011) lên 1473 tàu (2016);<br />
trung bình mỗi năm tăng 34 chiếc; trong đó có cả những tàu công suất lớn hơn 20cv và nhiều loại tàu thuyền,<br />
dụng cụ có tính huỷ diệt, phá hoại ngư trường và nguồn lợi.<br />
Bài báo cũng cho biết thực trạng ngày càng gia tăng số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong<br />
VBNC đã làm cho năng suất và sản lượng khai thác ngày càng giảm, trong khi đó tàu thuyền dưới 20cv hầu<br />
hết cũ kỹ, chất lượng vỏ máy kém, trình độ ngư dân thấp...rất khó cho chủ trương cải tiến tàu thuyền để vươn<br />
lộng ra khơi.<br />
Từ khoá: Vùng biển ven bờ, Diễn Châu, Cửa Lò, thực trạng<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this article is to provide information on fisheries exploitation along the coastal area from<br />
Cua Lo town to Dien Chau district, Nghe An province (hereafter referred to as VBNC - the marine area under<br />
research). VBCN covers an area of 1667 square kilometres home to Dien Chau bay, has the depth of 5-7 metres,<br />
and two shrimp grounds (Dien Chau and Cua Hoi) [4], which are suitable for trawls, drift nets, line fishing and<br />
others (cages, traps, trammels, lift nets...). Due to the rich resources, the number of fishing ships, boats in the<br />
VBCN has increased continuously from 1303 ships (2011) to 1473 ships (2016); which is about 34 each year<br />
on an average. These include ships of bigger than 20HP and many ships have tools which can exterminate or<br />
damage the fishery grounds and resources severely. The article also points out that the increase in the number<br />
of ships, boats has caused the exploitation productivity and output to decline. Moreover, most of ships, boats<br />
with less than 20HPare old, and their hulls have poor quality; and fishermen are not well-trained... These<br />
cause difficulties in implementing the policy on improving ships and boats for offshore fishing.<br />
Keywords: Coastal area, Dien Chau, Cua Lo, status<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
Viện Khoa học và công nghệ khai thác - Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
Viện Hải dương học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vùng biển ven bờ từ Diễn Châu đến Cửa<br />
Lò gọi chung là vùng biển nghiên cứu ký hiệu<br />
là VBNC. Phía Tây VBNC được giới hạn bởi<br />
đường bờ biển các huyện Diễn Châu, Nghi<br />
Lộc, thị xã Cửa Lò; phía Đông là tuyến bờ;<br />
phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh còn phía Bắc<br />
giáp vùng biển ven bờ huyện Quỳnh Lưu [2].<br />
Trong VBNC có vịnh Diễn Châu là nơi sinh sản,<br />
nuôi dưỡng các loài hải sản cung cấp nguồn<br />
lợi phong phú và đa dạng cho cả vùng biển.<br />
VBNC có bãi tôm Diễn Châu và Cửa Hội nằm<br />
dọc theo tuyến bờ, từ vĩ độ 17-190 Bắc. Nguồn<br />
lợi chủ đạo của vùng biển là cá, chiếm 65,5%;<br />
sau đó là giáp xác chiếm 30,1%, còn lại là mực<br />
và các loài hải sản khác [4]. Vùng biển nghiên<br />
cứu có nền đáy bằng phẳng, độ sâu nhỏ, đặc<br />
biệt là vịnh Diễn Châu có độ sâu từ 5÷7m, rất<br />
thuận lợi cho nghề lưới kéo, lưới rê và nghề<br />
câu của ngư dân sống trên bờ biển phát triển.<br />
Trong nhiều năm qua đội tàu thuyền khai<br />
thác thuỷ sản trong VBNC liên tục gia tăng từ<br />
1303 chiếc (2011) lên 1473 (2016) trong đó<br />
có cả những tàu công suất lớn hơn 20cv hoạt<br />
động sai tuyến. Ngoài ra còn có nhiều loại tàu<br />
thuyền, dụng cụ có tính huỷ diệt, phá hoại ngư<br />
trường và nguồn lợi. Thực trạng này đã làm<br />
cho năng suất và sản lượng khai thác trong<br />
VBNC ngày càng giảm dẫn đến nguy cơ huỷ<br />
diệt nguồn lợi. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh<br />
Nghệ An đã có nhiều chủ trương nhằm khắc<br />
phục tình trạng trên nhưng kết quả chưa đạt<br />
được như mong muốn.<br />
Cần phải tiến hành điều tra xác định đầy đủ<br />
các số liệu thực trạng hoạt động khai thác làm<br />
cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá để<br />
đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hợp lý<br />
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo<br />
vệ nguồn lợi thuỷ sản trong VBNC.<br />
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu<br />
Số liệu thứ cấp được khai thác từ các<br />
số liệu thống kê của địa phương [1,3], công<br />
trình khoa học liên quan như các báo cáo tổng<br />
<br />
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2017<br />
kết đề tài; bài báo trong và ngoài nước; báo<br />
cáo khoa học hội thảo về khai thác nguồn lợi<br />
thuỷ sản....<br />
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn<br />
và khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra<br />
xây dựng sẵn theo hình thức ngẫu nhiên và đại<br />
diện. Số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động<br />
khai thác trong VBNC giai đoạn từ 2011-2016<br />
được tiến hành qua 5 bước như sau:<br />
Bước 1: Xác định danh sách tàu thuyền<br />
khai thác thuỷ sản của huyện Diễn Châu, Nghi<br />
Lộc, Cửa Lò (tạm gọi là địa phương nghiên<br />
cứu (ĐPNC)):<br />
Bước 2: Xác định danh sách sơ bộ tàu<br />
thuyền hoạt động khai thác trong VBNC:<br />
Bước 3: Xác định tàu thuyền khai thác thuỷ<br />
sản ra hoặc vào VBNC<br />
Bước 4: Kiểm chứng thực tế tàu thuyền<br />
hoạt động trong VBNC<br />
Bước 5: Lập danh sách tàu thuyền thực tế<br />
hoạt động trong VBNC<br />
Thông tin về năng suất khai thác, sản lượng,<br />
ngư cụ, kích thước mắt lưới, sản phẩm... được<br />
xác định thông qua số liệu điều tra trong giai<br />
đoạn 2011-2016 và tham vấn chuyên gia bằng<br />
cách khảo sát trực tiếp và gián tiếp từ thuyền<br />
trưởng, thuyền viên; cán bộ quản lý nghề cá tại<br />
các cấp; nậu vựa tại bến cá kết hợp phương<br />
pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), phỏng<br />
vấn cá nhân trực tiếp, qua điện thoại và email,<br />
quan sát trực tiếp...<br />
2. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Tiến hành hiệu chỉnh số liệu thu được và<br />
làm sạch các phiếu câu hỏi điều tra. Xử lý và<br />
phân tích thông tin bằng kiến thức chuyên môn<br />
thông qua Microsoft Excel.<br />
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
3.1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi về không gian: Vùng biển ven bờ<br />
và các xã ven biển thuộc huyện Diễn Châu,<br />
Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An [5].<br />
Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến 2016.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khai<br />
thác thuỷ sản tại vùng biển nghiên cứu.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Cơ cấu đội tàu thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản trong VBNC<br />
Bảng 1. Cơ cấu đội tàu thực tế hoạt động trong VBNC theo địa phương<br />
Năm<br />
<br />
Diễn Châu<br />
<br />
Nghi Lộc<br />
<br />
Cửa Lò<br />
<br />
Tỉnh Khác<br />
<br />
Tổng<br />
<br />