YOMEDIA
ADSENSE
Kết quả điều trị gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S tại Bệnh viện Trưng Vương
265
lượt xem 19
download
lượt xem 19
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của bài viết trình bày về gãy xương đòn, xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy xương đòn và đánh giá kết quả điều trị gãy xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết hợp xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S đạt hiệu quả liền xương tốt và giúp bệnh nhân nhanh phục hồi chức năng của khớp vai.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả điều trị gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S tại Bệnh viện Trưng Vương
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY 1/3 GIỮA XƯƠNG ĐÒN<br />
BẰNG NẸP TẠO HÌNH CHỮ S TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG.<br />
Nguyễn Văn Phước*, Phan Anh Tuấn*, Nguyễn Tấn Khai*, Bùi Quang Anh Phương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu và mục tiêu: Gãy xương đòn là loại gãy xương thường gặp ở chi trên. Trước đây chủ yếu là điều trị<br />
bảo tồn, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ khớp giả khá cao với phương pháp điều trị này đối<br />
với một số kiểu gãy. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của gãy xương đòn và đánh giá kết quả điều trị gãy xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S.<br />
Phương pháp nghiên cứu: 38 bệnh nhân gãy xương đòn được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp tạo hình<br />
chữ S từ tháng 1/2013 đến 12/2014. Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 37,9 ± 12,8. Nguyên nhân gãy xương chủ yếu là tai nạn giao thông<br />
và tai nạn lao động (86.8%). Kết quả sau 3 tháng có 34/38 trường hợp (89.5%) có can xương, 100% liền xương sau<br />
6 tháng. Chức năng khớp vai sau 3 tháng đạt 89.34 điểm, sau 6 tháng đạt 93.11 điểm và ở lần tái khám sau cùng là<br />
95.47 theo thang điểm Constant-Murley.<br />
Kết luận: Kết hợp xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S đạt hiệu quả liền xương tốt và giúp bệnh nhân nhanh<br />
phục hồi chức năng của khớp vai.<br />
Từ khóa: gãy xương đòn, nẹp tạo hình chữ S.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF S-SHAPED PLATE FIXATION OF DISPLACED MIDSHAFT CLAVICULAR FRACTURES<br />
AT TRUNG VUONG HOSPITAL<br />
Nguyen Van Phuoc, Phan Anh Tuan, Nguyen Tan Khai, Bui Quang Anh Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 46 - 50<br />
Background & Objectives: Fractured clavicle fracture is the type common in the upper limb. In the past<br />
mostly conservative treatment, but recent studies show that the high risk of nonunion with this method for some<br />
types of fractures. We conducted a study with two objectives: 1.Evaluate the clinical and radiologic results2.Treatment outcomes midshaft clavicular fracture with S-shaped plate.<br />
Methods: 38 patients with displaced midshaft clavicular fractures reduced fixation with S-shaped plate from<br />
January 2013 to December 2014. Study design: Retrospective case series.<br />
Results: Mean ageof patient is 37.9 ± 12.8. The most fractures etiology is traffic accidents and occupational<br />
accidents (86.8%). Results after 3 months have 34/38 cases (89.5%) had union, 100% union bone after 6 months.<br />
Shoulder joint function after 3 months was 89.34 points, after 6 months was 93.11 points and at final follow-up visit<br />
was 95.47 Constant-Murley scale.<br />
Conclusion: Good results of S-shaped plate fixation of displaced midshaft clavicular fractures andquickly<br />
rehabilitation of the shoulder joint function.<br />
Key words: S-shaped plate fixation, displaced midshaft clavicular fractures.<br />
* Bệnh viện Trưng Vương<br />
Tác giả liên lạc: ThSBS. Phan Anh Tuấn<br />
<br />
46<br />
<br />
ĐT: 0932154269<br />
<br />
Email: bsphananhtuan@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gãy xương đòn là một loại gãy thường<br />
gặp, chiếm khoảng 5% trong tổng<br />
số gãy xương nói chung và khoảng 35% trong<br />
số các gãy xương vùng vai(7), có xu hướng ngày<br />
càng tăng nhanh do sự gia tăng các phương<br />
tiện giao thông cơ giới cũng như tai nạn lao<br />
động ở nước ta.<br />
Ở Việt Nam, điều trị gãy xương đòn<br />
chủ yếu là bảo tồn. Điều trị phẫu thuật kết hợp<br />
xương chỉ trong một số trường hợp như gãy<br />
xương đòn có biến chứng tổn thương mạch<br />
máu, thần kinh, chọc vào đỉnh phổi,<br />
gãy hở hoặc khi điều trị bảo tồn không đạt kết<br />
quả. Cùng với sự phát triển của khoa học<br />
kỹ thuật và nhu cầu cuộc sống tăng cao, nhiều<br />
chỉ định kết hợp xương đòn gãy không biến<br />
chứng được đưa ra nhằm phục hồi chức năng<br />
sớm, tập vận động khớp vai không gây đau,<br />
giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống sinh<br />
hoạt hằng ngày. Trong phẫu thuật, nhiều kỹ<br />
thuật và phương tiện kết hợp xương khác<br />
nhau được sử dụng như nẹp ốc, đinh nội tủy,<br />
khung cố định ngoài… Sự lựa chọn tùy thuộc<br />
vào kiểu gãy, kinh nghiệm và thói quen của<br />
phẫu thuật viên cũng như điều kiện về trang<br />
thiết bị có sẵn ở từng cơ sở y tế, điều trị phẫu<br />
thuật kết hợp xương đòn được áp dụng<br />
phổ biến<br />
hiện<br />
nay ở các<br />
bệnh<br />
viện<br />
là đóng đinh nội tủy kèm có hoặc không buộc<br />
vòng chỉ thép tăng cường. Tuy nhiên, phương<br />
pháp này cố định ổ gãy không vững chắc nên<br />
chậm vận động giải phóng khớp vai cũng như<br />
dễ dẫn đến một số biến chứng như cứng khớp<br />
vai, can lệch xấu, chậm liền xương, không liền<br />
xương (khớp giả), di lệch ổ gãy thứ phát, tuột<br />
đinh hay lộ đinh dưới da.<br />
Xương đòn cong hình chữ S theo hai chiều,<br />
nằm nông ngay dưới da, nên cố định khó<br />
vững khi bị gãy. Trong đó, phương pháp phẫu<br />
thuật xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S với<br />
cấu trúc gần giống giải phẫu xương đòn, giúp<br />
nắn chỉnh hoàn hảo về mặt giải phẫu của<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
xương đồng thời bất động vững chắc ổ gãy đã<br />
được nhiều nơi áp dụng giúp liền xương thì<br />
đầu, giải phóng sớm khớp vai bên xương gãy,<br />
tuy nhiên đây cũng là phương pháp bóc tách<br />
mô cơ nhiều, đường mổ dài. Tại khoa Chấn<br />
thương Chỉnh hình của Bệnh viện Trưng<br />
Vương đã áp dụng điều trị gãy xương đòn<br />
bằng nẹp tạo hình trong vài năm gần đây. Để<br />
đánh giá vai trò thực sự của phương pháp kết<br />
hợp xương trên, chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu này với 2 mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm<br />
sàng và cận lâm sàng của gãy 1/3 giữa xương đòn<br />
và đánh giá kết quả điều trị gãy 1/3 giữa xương<br />
đòn bằng nẹp tạo hình chữ S.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
38 bệnh nhân gãy xương đòn được phẫu<br />
thuật kết hợp xương bằng nẹp tạo hình chữ S từ<br />
1/2013 đến 12/2014.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Kỹ thuật nghiên cứu<br />
- Đặc điểm lâm sàng: ghi nhận các triệu chứng<br />
của gãy xương, đường gãy, kiểu di lệch, nguyên<br />
nhân tai nạn, cơ chế chấn thương, các thương tổn<br />
phối hợp, các đặc điểm X quang.<br />
- Chỉ định phẫu thuật: gãy có di lệch chồng<br />
ngắn hoặc di lệch trước sau lớn hơn 2 cm, hoặc di<br />
lệch lên trên cao hơn 1 cm, gãy có nhiều mảnh rời<br />
hoặc gãy nhiều tầng, gãy xương đòn hai bên,<br />
khớp vai “bập bềnh” tức là gãy xương đòn và đầu<br />
trên xương cánh tay, các gãy xương có biến chứng<br />
như tổn thương bó mạch thần kinh hay chọc vào<br />
phổi gây tràn khí, tràn máu.<br />
- Kỹ thuật mổ: bệnh nhân nằm ngửa, kê vai<br />
15-30o và được gây mê nội khí quản hay gây tê bậc<br />
thang. Rạch da dọc theo xương đòn ngay trên<br />
vùng xương gãy, bộc lộ cố gắng bảo vệ các nhánh<br />
thần kinh cảm giác trên đòn, làm sạch diện gãy,<br />
thám sát các tổn thương mạch máu thần kinh nếu<br />
có. Nắn xương theo cấu trúc giải phẫu, có thể<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
47<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
buộc tăng cường chỉ thép hay bắt ốc néo ép giữa<br />
các mảnh gãy tùy vào tình trạng xương gãy, đặt<br />
nẹp ở mặt trên hay bờ trước của xương, mỗi đầu<br />
gãy phải đủ tối thiểu 3 ốc để đảm bảo ổ gãy vững<br />
chắc. Kiểm tra ổ gãy, vận động trong mổ, cầm<br />
máu kỹ, đóng vết mổ theo cấu trúc lớp.<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Theo dõi đánh giá sau mổ nhằm phát hiện các<br />
biến chứng trong thời gian hậu phẫu, đánh giá<br />
liền xương ở các thời điểm 3 và 6 tháng. Đánh giá<br />
chức năng khớp vai theo thang điểm ConstantMurley vào thời điểm 1, 3 và 6 tháng.<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu được phân tích và xử lý bằng chương<br />
trình SPSS 16, Excel 2007.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong 38 bệnh nhân có 25 nam (65,8%) và 13<br />
nữ. Tuổi trung bình 37,9 ±12,8 tuổi (20-61), lứa tuổi<br />
mắc bệnh cao nhất 20-40 tuổi có 23 trường hợp<br />
(60,5%). Nguyên nhân gãy xương chủ yếu là tai<br />
nạn giao thông và tai nạn lao động (86.8%) với cơ<br />
chế chấn thương chủ yếu là gián tiếp 30 trường<br />
hợp (78,9%) do ngã đập vai xuống nền cứng.<br />
Đường gãy của chúng tôi chủ yếu là gãy phức tạp<br />
nhiều mảnh và gãy nát 27 trường hợp (71%) với<br />
lực chấn thương năng lượng cao.<br />
Bảng 1: Kiểu di lệch và đườnggãy trên X/Quang<br />
Đ c đi m c n lâm sàng<br />
Ki u di l ch<br />
G p góc<br />
Ch ng ng n<br />
Di l ch xa<br />
Sang bên<br />
Đư ng gãy<br />
Ngang<br />
Chéo<br />
Xo n<br />
M nh th 3<br />
Gãy nát<br />
<br />
S lư ng<br />
20<br />
4<br />
3<br />
11<br />
2<br />
4<br />
5<br />
17<br />
10<br />
<br />
T l (%)<br />
52,6<br />
10,5<br />
7,9<br />
28,9<br />
5,3<br />
10,5<br />
13,2<br />
44,7<br />
26,3<br />
<br />
Nắn chỉnh ổ gãy hoàn toàn 38 trường hợp,<br />
không có biến chứng nào trong thời gian hậu<br />
phẫu. Thời gian điều trị sau mổ trung bình là 7,18<br />
ngày (5-14).<br />
<br />
48<br />
<br />
Bảng 2: Thời gian liền xương sau mổ<br />
Th i gian<br />
Sau 3 tháng<br />
Sau 6 tháng<br />
<br />
S BN có can<br />
xương<br />
34 (89,5%)<br />
38 (100%)<br />
<br />
S BN chưa có<br />
can<br />
4 (10,5%)<br />
100 (0%)<br />
<br />
Bảng 3: Chức năng khớp vai sau mổ<br />
Th i đi m đánh giá Đi m Constant-Murley trung bình<br />
Sau 1 tháng<br />
82,63 ± 3,54<br />
Sau 3 tháng<br />
89,34 ± 2,71<br />
Sau 6 tháng<br />
93,11 ± 1,89<br />
L n tái khám sau cùng<br />
95,47 ± 2,28<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm cận lâm sàng.<br />
Vị trí gãy xương thường gặp là 1/3 giữa với 32<br />
trường hợp chiếm 84,2%, ít gặp nhất là gãy 1/3<br />
giữa trong có 1 trường hợp chiếm 2,6%, 1/3 giữa<br />
ngoài có 5 trường hợp chiếm 13,2%. Kết quả này<br />
không có sự khác biệt lớn với các nghiên cứu của<br />
các tác giả trong ngoài nước(2,8) và tỷ lệ này thường<br />
dao động trong khoảng 75-85%. Do đặc điểm cấu<br />
trúc giải phẫu của xương đòn, vùng thân xương<br />
cốt hóa sớm và có hình dạng một đường uốn cong<br />
đôi, vì vậy điểm yếu nhất của xương đòn là nơi<br />
nối 1/3 giữa và 1/3 ngoài, hơn nữa đây là vùng<br />
xương mỏng nhất và thiếu sự hỗ trợ của các cơ<br />
hoặc dây chằng nên gãy xương thường gặp nhất ở<br />
vùng này(3).<br />
Năm 2002, Nowak qua nghiên cứu những<br />
trường hợp can xương lệch và khớp giả cho thấy<br />
sự di lệch ở hai đầu xương đặc biệt là phát hiện<br />
trong lần chụp X quang đầu tiên, hoặc có mảnh<br />
rời là một yếu tố nguy cơ cao can lệch, khớp giả có<br />
ý nghĩa thống kê. Về lâm sàng bệnh nhân thường<br />
xuyên đau hoặc nhìn thấy biến dạng trên 20 tuần<br />
sau gãy xương thì sẽ có nguy cơ cao cho sự liền<br />
xương. Để phát hiện mảnh xương di lệch thì nên<br />
chụp X quang ở hai mặt phẳng thẳng và chếch 450<br />
vì ở mặt phẳng 00 sẽ không phát hiện được.<br />
Kiểu di lệch gãy xương đòn thường gặp<br />
nhất là gập góc với 20 trường hợp (52,6%), tiếp<br />
đến là di lệch sang bên với 11 trường hợp sang<br />
bên (28,9%), phù hợp giải phẫu với nhóm cơ<br />
ức đòn chũm bám bên trong kéo đoạn gãy<br />
xương đòn phía trong lên trên và trọng lượng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
cánh tay bên ngoài kéo đoạn gãy xương đòn<br />
phía ngoài xuống dưới.<br />
Đường gãy được ghi nhận trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi chủ yếu là gãy phức tạp nhiều<br />
mảnh cao hơn so với các nghiên cứu khá(4,9), có lẽ<br />
do đối tượng chọn bệnh của chúng tôi là các<br />
trường hợp có chỉ định phẫu thuật nên kết quả có<br />
khác nhau. Qua đó cũng cho thấy xu hướng chỉ<br />
định phẫu thuật chủ yếu đặt ra cho đối tượng này.<br />
Theo quan điểm cũ, nguy cơ khớp giả và chậm<br />
liền xương cao đối với các trường hợp gãy phức<br />
tạp các xương nói chung và với xương đòn nói<br />
riêng nên nhiều tác giả không ủng hộ cho việc chỉ<br />
định điều trị kết hợp xương đòn. Nhưng những<br />
nghiên cứu gần đây đều cho thấy điều trị bảo tồn<br />
trong trường hợp này lại có nguy cơ khớp giả<br />
cao(1,3) và kết quả điều trị của bệnh nhân chúng tôi<br />
cũng không ghi nhận có trường hợp nào bị khớp<br />
giả đối với nhóm bệnh nhân này.<br />
<br />
Phương pháp điều trị gãy xương đòn.<br />
Về chỉ định điều trị, do xương đòn là xương<br />
dễ liền nên phần lớn các phẫu thuật viên đều<br />
thích điều trị bảo tồn bằng nhiều phương pháp<br />
khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay là sử<br />
dụng băng số tám. Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất<br />
định những biến chứng muộn do điều trị bảo tồn<br />
như khớp giả, can xương lệch, can xương quá<br />
phát chèn ép bó mạch dưới đòn…đối với một số<br />
kiểu gãy đặc biệt như gãy 1/3 giữa ngoài xương<br />
đòn di lệch nhiều, gãy phức tạp, gãy chồng ngắn<br />
trên 2 cm…(1,5,6). Với sự phát triển của các phương<br />
tiện và kỹ thuật kết hợp xương, các hiểu biết mới<br />
về giải phẫu và sinh lý của xương đòn đã giúp mở<br />
rộng chỉ định phẫu thuật kết hợp xương đòn giúp<br />
bệnh nhân sớm quay trở lại với các sinh hoạt bình<br />
thường đồng thời tránh được nguy cơ biến chứng<br />
muộn. Kết quả của chúng tôi ghi nhận sau 3 tháng<br />
89,5% bệnh nhân đã có can xương tốt và sau 6<br />
tháng tất cả các trường hợp còn lại đều liền xương<br />
cho thấy hiệu quả của phương pháp điều trị.<br />
Về vị trí đặt nẹp, chúng tôi thường đặt nẹp<br />
mặt trên xương đòn là vị trí chống lại lực kéo của<br />
cơ ức đòn chủm và trọng lượng của chi trên để<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tránh nguy cơ di lệch thứ phát. Hơn nữa, nếu gãy<br />
ở 1/3 giữa ngoài, đầu ngoài xương đòn thường dẹt<br />
nên đặt nẹp mặt này sẽ giúp nẹp áp sát với xương<br />
tốt hơn. Riêng một số trường hợp do xương gãy<br />
phức tạp trải rộng từ 1/3 ngoài đến 1/3 giữa, nếu<br />
đặt nẹp ở mặt trên việc uốn nẹp phù hợp với<br />
chiều cong sinh lý của xương đòn khá khó khăn<br />
và đôi khi khó đạt được bất động vững chắc ổ<br />
gãy, chúng tôi lại đặt nẹp ở bờ trước. Trong lô<br />
nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp<br />
nào bị bung nẹp ở cả hai vị trí đặt nẹp.<br />
Về loại phương tiện kết hợp xương, có nhiều<br />
loại khác nhau có thể sử dụng để bất động ổ gãy<br />
như đinh Kirschner, nẹp ốc, đinh Knowles, đinh<br />
Rockwood… Nẹp ốc khắc phục được nhược điểm<br />
chồi đinh sớm, sự di trú của đinh, phục hồi tốt độ<br />
cong sinh lý và cấu trúc giải phẫu của xương đòn,<br />
bất động vững chắc ổ gãy cho phép tập vận động<br />
sớm, cũng như thời gian liền xương không quá<br />
dài trung bình 14 tuần (dao động 8-20 tuần).<br />
Riêng nẹp tạo hình lại có thể uốn theo nhiều chiều<br />
không gian khác nhau nên rất phù hợp cho xương<br />
đòn và về mặt kinh tế nẹp tạo hình có giá thành<br />
thấp hơn nẹp khóa. Do đó, chúng tôi nhận thấy<br />
đây vẫn là một lựa chọn phù hợp trong giai đoạn<br />
hiện nay dù rằng một số tác giả cho rằng có nguy<br />
cơ gãy nẹp tạo hình nhưng trong lô nghiên cứu<br />
của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào<br />
như vậy.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua thời gian nghiên cứu và đánh giá kết quả<br />
điều trị gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp tạo hình<br />
chữ S từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014<br />
với 38 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy nẹp tạo<br />
hình chữ S là phương tiện kết hợp xương đòn đạt<br />
hiệu quả liền xương tốt, phục hồi tốt hình dạng<br />
giải phẫu cũng như giúp bệnh nhân nhanh phục<br />
hồi chức năng khớp vai.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Canadian Orthopedic Trauma Society (2007), “Nonoperative<br />
treatment compared with plate fixation of displaced midshaft<br />
clavicular fractures. A multicenter, randomized clinical trial”, J<br />
Bone Joint Surg Am., 89(1), p. 1-10.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
49<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
50<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
Haider I.Z. and Khan T.A. (2010), “Clavicle fractures: Incidence a<br />
two years study”, Professional Medical Journal, Vol. 17, p. 325-7.<br />
Houwelingen A.P.V (2006), “Clavicular Fractures: Open Reduction<br />
Internal Fixation”, Master Techniques in Orthopaedic Surgery:<br />
Fractures, Edited by Donald A. Wiss, p. 4.<br />
Kitsis C.K., et al. (2003), “Late comlications following clavicula<br />
fractures and their operative management”, Related Articles, 34(1),<br />
p. 69-74.<br />
McKee M.D., et al. (2006), “Deficits Followwing Nonoperative<br />
Treatment of Displaced Midshaft Clavicular Fractures”, J Bone<br />
Joint Surg Am., 88(1), p. 35-40.<br />
Nguyễn Thành Chơn (2008), “Điều trị phẫu thuật gãy xương đòn<br />
bằng đinh Knowles”, Hội nghị thường niên lần thứ XV, Hội Chấn<br />
Thương Chỉnh Hình Tp. Hồ Chí Minh, tr. 311-5.<br />
Phạm Ngọc Nhữ (1994), “Một số nhận xét qua 151 bệnh nhân gãy<br />
xương đòn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp<br />
xương bên trong”, Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Học viện Quân Y.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Phan Hữu Chính và Nguyễn Văn Trinh (2006), “Bước đầu so sánh<br />
kết quả phẫu thuật kết hợp xương đòn bằng đinh nội tủy và nẹp<br />
vít tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa 2004-2005”, Hội nghị thường<br />
niên lần thứ XIII, Hội Chấn Thương Chỉnh Hình Tp. Hồ Chí<br />
Minh, tr. 252-5.<br />
Robinson C.M. (2004), “Estimating the risk of nonunion following<br />
nonoperative treatment of a clavicular fracture”, J Bone Joint Surg<br />
Am., 86(7), p. 1359-65.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/8/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
12/8/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/10/2015<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn