Kết quả giải trình tự biến thể số lượng bản sao (CNV-SEQ) ở thai nhi có tăng khoảng sáng sau gáy
lượt xem 1
download
Bài viết đánh giá kết quả giải trình tự biến thể bản sao qua kỹ thuật CNV-seq (Copy Number Variations – sequencing) ở thai nhi có tăng khoảng sáng sau gáy (KSSG). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 54 thai nhi có kết quả siêu âm tăng KSSG được tiến hành chọc hút lấy mẫu dịch ối để chẩn đoán trước sinh bằng kỹ thuật CNV-seq và lập công thức nhiễm sắc thể (NST) karyotype tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả giải trình tự biến thể số lượng bản sao (CNV-SEQ) ở thai nhi có tăng khoảng sáng sau gáy
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ BIẾN THỂ SỐ LƯỢNG BẢN SAO (CNV-SEQ) Ở THAI NHI CÓ TĂNG KHOẢNG SÁNG SAU GÁY Nguyễn Thị Hảo1 , Tăng Xuân Hải1 , Trần Anh Tú1* , Ngô Văn Cảnh1 , Lương Thị Kim Oanh1 , Đinh Thị Quỳnh1 , Lê Thế Thắng1 , Hồ Thị Thanh Huyền1 , Hoàng Minh Trường1 , Lê Hoài Anh1 , Đào Thị Trang2 TÓM TẮT 27 Từ khoá: Biến thể số lượng bản sao, CNV-seq, Mục tiêu: Đánh giá kết quả giải trình tự biến chẩn đoán trước sinh, tăng khoảng sáng sau gáy. thể bản sao qua kỹ thuật CNV-seq (Copy Number Variations – sequencing) ở thai nhi có SUMMARY tăng khoảng sáng sau gáy (KSSG). Đối tượng và RESULTS OF COPY NUMBER VARIATION phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, SEQUENCING (CNV-SEQ) IN FETUSES mô tả cắt ngang 54 thai nhi có kết quả siêu âm WITH INCREASED NUCHAL tăng KSSG được tiến hành chọc hút lấy mẫu dịch TRANSLUCENCY ối để chẩn đoán trước sinh bằng kỹ thuật CNV- Objective: To evaluate the outcomes of copy seq và lập công thức nhiễm sắc thể (NST) number variation sequencing (CNV-seq) in karyotype tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết fetuses with increased nuchal translucency (NT). quả: Tỷ lệ phát hiện bất thường NST bằng giải Methods: This retrospective, cross-sectional trình tự số lượng bản sao CNV-seq ở thai có tăng study included 54 fetuses with increased NT KSSG là 29,6% cao hơn so với karyotype phát detected on ultrasound, who underwent amniotic hiện được 27,8%. KSSG càng tăng, tỉ lệ bất fluid sampling for prenatal diagnosis using CNV- thường tìm thấy trên CNV-seq càng tăng. Trong seq and karyotyping at Nghe An Obstetrics and đó, nhóm KSSG 5,5-6,4 mm có tỉ lệ lệch bội và Pediatrics Hospital. Results: The detection rate CNV gây bệnh/có khả năng gây bệnh cao nhất. of chromosomal abnormalities using CNV-seq in Nhóm KSSG tăng kèm bất thường cấu trúc hình fetuses with increased NT was 29.6%, higher thái có tỉ lệ bất thường CNV-seq cao hơn nhóm than the 27.8% detection rate with karyotyping. tăng KSSG đơn độc. Kết luận: Kỹ thuật CNV- The greater the increase in NT, the higher the seq nên được khuyến cáo trong thực hiện chẩn abnormality detection rate with CNV-seq. The đoán trước sinh cho tất cả thai nhi có tăng KSSG group with NT between 5.5-6.4 mm had the nói riêng và có bất thường siêu âm nói chung để highest rates of aneuploidy and tìm thêm các bất thường vi mất đoạn/nhân đoạn pathogenic/potentially pathogenic CNVs. Fetuses NST gây bệnh/có thể gây bệnh. with both increased NT and structural morphological abnormalities had a higher CNV- 1 seq abnormality detection rate compared to those Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An with isolated increased NT. Conclusion: CNV- 2 Trường Đại học Y Hà Nội seq should be recommended for prenatal * Hai tác giả đóng góp tương đương nhau diagnosis in all fetuses with increased NT, as Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Hảo well as those with ultrasound abnormalities, to SĐT: 0356014135 detect additional pathogenic/potentially Email: haohao.hmu@gmail.com pathogenic microdeletions/duplications. Ngày nhận bài: 31/8/2024 Keywords: Copy number variation, CNV- Ngày phản biện khoa học: 20/9/2024 seq, prenatal diagnosis, increased nuchal Ngày duyệt bài: 02/10/2024 translucency. 169
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ 01/2021 đến tháng 12/2023. Khoảng sáng sau gáy là thuật ngữ dùng để 2.3. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 54 thai đánh giá sự tích tụ dịch dưới da ở phía sau gáy nhi đáp ứng tiêu chuẩn sau: thai nhi bằng siêu âm thai từ 11 tuần đến 13 - Tiêu chuẩn lựa chọn: Đơn thai sống với tuần 6 ngày. KSSG tăng được định nghĩa khi tuổi thai ≥ 16 tuần, có chỉ định chọc ối chẩn ≥3 mm hoặc trên bách phân vị 99th tương ứng đoán trước sinh vì kết quả siêu âm tăng KSSG với chiều dài đầu mông [1]. KSSG tăng có ≥ 3,0 mm và được thực hiện cả hai xét nghiệm liên quan đến lệch bội nhiễm sắc thể (NST), CNV-seq và karyotype trên mẫu dịch ối. các bất thường cấú trúc hình thái (dị tật tim, - Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp khe hở môi hàm), vi mất đoạn/vi nhân đoạn, thai nhi không có đủ hai kết quả xét nghiệm bất thường đơn gen (hội chứng Noonan, hội CNV-seq và karyotype. chứng Smith–Lemli–Opitz,…) [2]. Phân tích 2.4. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, nhiễm sắc thể đồ (karyotype) có thể phát hiện mô tả cắt ngang. Thu thập các thông tin lâm lệch bội và mất/nhân đoạn, chuyển đoạn NST sàng của thai phụ, kết quả siêu âm thai và kết kích thước trên 5 Mb. Tuy nhiên, giá trị của nó quả xét nghiệm di truyền (CNV-seq và bị hạn chế do thời gian trả kết quả lâu và độ karyotype) trong các hồ sơ chẩn đoán trước phân giải thấp trong chẩn đoán trước sinh. sinh đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Gần đây, giải trình tự biến thể số lượng bản Kỹ thuật sử dụng trong chẩn đoán trước sao (Copy Number Variations – sequencing/ sinh được thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi CNV-seq) dựa trên giải trình tự thế hệ mới Nghệ An và Viện Di truyền Y học. Mẫu ối (Next generation sequencing/NGS) đã được được đồng thời làm hai xét nghiệm: NST đồ tế phát triển và áp dụng ngày càng rộng rãi. Đây bào ối: 10 mL dịch ối để nuôi cấy tế bào ối, là phương pháp phát hiện được lệch bội NST lập karyotype theo tiêu chuẩn của hội nghị tương tự như NST đồ, đồng thời xác định quốc tế về Di truyền người 2019 (ISCN). Kỹ được các vi mất đoạn/vi nhân đoạn từ trên 100 thuật CNV- seq: sử dụng NABNext kit Hoa kb (độ phân giải và phạm vi khảo sát rộng Kỳ) để phân cắt DNA. Sau đó, DNA được tiến hơn) mà NST đồ không phát hiện được, trong hành giải trình tự thế hệ mới trên hệ thống khi thời gian trả kết quả nhanh 1-2 tuần [3]. NextSeq, Illumia (Hoa Kỳ). Kết quả giải trình Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về mối tự được so sánh với bộ gen tham chiếu (hg19) liên quan giữa tăng KSSG với các bất thường (bộ gen tham chiếu được chia nhỏ thành các lệch bội của thai nhi như trisomy 21 (hội vùng có kích thước 100 kb) để nhận dạng lệch chứng Down) [4], [5]. Mặc dù vậy, nghiên cứu bội NST, mất đoạn/nhân đoạn nhỏ có kích các bất thường di truyền ở thai có tăng KSSG, thước từ 400 kb trở lên. Phân lớp: CNV được đặc biệt là các biến thể số lượng bản sao phân lớp dựa trên các cơ sở dữ liệu sau: (CNV) còn rất ít [6]. Vì vậy, chúng tôi thực DECIPHER (http://decipher.sanger.ac.uk/), hiện nghiên cứu với mục tiêu: “Đánh giá kết DGV (http://dgv. tcag.ca/dgv/app/home), 1000 quả giải trình tự biến thể bản sao qua kỹ thuật genomes (https://www.international CNV-seq ở thai nhi có tăng khoảng sáng sau genome.org/), OMIM (https://omim.org/). gáy tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An”. CNV được chia thành 03 nhóm: CNV lành tính/có khả năng lành tính: là CNV không xuất II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU hiện thường xuyên ở các cá thể với bệnh lý 2.1. Địa điểm: Trung tâm sàng lọc, chẩn xác định nhưng xuất hiện thường xuyên trong đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Sản nhóm người khỏe mạnh. CNV chưa rõ chức Nhi Nghệ An. năng (variants of certain significance - VUS): 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng là CNV chưa được công bố trong các nghiên 170
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 cứu hoặc nếu đã công bố thì chứng cứ về chức P/LP: là CNV có đầy đủ chứng cứ lâm sàng, năng chưa đầy đủ. CNV gây bệnh/có khả năng ngay cả nếu độ biểu hiện (expressivity) và gây bệnh (pathogenic/likely pathogenic - tính thấm (penetrance) của CNV thay đổi. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi mẹ Bảng 1: Phân bố tuổi mẹ theo nhóm tuổi Phân loại theo nhóm tuổi n % < 20 tuổi 2 3,7 20 - 34 tuổi 39 72,2 ≥ 35 tuổi 13 24,1 Tổng số 54 100 Tuổi trung bình 30,1 ± 6,6 (19 – 43) Phần lớn thai phụ trong nghiên cứu này ở nhóm tuổi từ 20-34, chiếm 72,2%. Gần ¼ (24,1%) các thai phụ trong nghiên cứu ở nhóm thai phụ tuổi cao (≥ 35 tuổi). Độ tuổi trung bình của thai phụ là 30,1 ± 6,6 tuổi 3.1.2. Đặc điểm bất thường siêu âm Bảng 2: Tỉ lệ các nhóm tăng khoảng sáng sau gáy n % Bất thường tăng khoảng sáng sau gáy Tăng KSSG đơn độc 42 77,8 Tăng KSSG kết hợp 12 22,2 Nhóm KSSG 3-3,4 mm 14 25,9 3,5-4,4 mm 27 50,0 4,5-5,4 mm 9 16,7 5,5-6,4 mm 3 5,6 ≥6,5 mm 1 1,8 Tổng 54 100 Trung bình 4,0 ± 0,8 (3,0 – 6,8) Có 77,8% trường hợp thai nhi tăng KSSG đơn độc, còn lại 22,2% là có tăng KSSG kèm các bất thường khác. Kết quả đo tăng KSSG nhiều nhất là nhóm 3,5-4,4 mm chiếm tỉ lệ là 50%, theo sau là nhóm tăng KSSG có kích thước từ 3-3,4mm. KSSG trung bình là 4,0±0,8 (3,0 – 6,8) mm. 3.2. Kết quả phân tích di truyền Bảng 3. Kết quả CNV-seq và karyotype trên mẫu dịch ối CNV-seq Karyotype Kết quả n % n % Chung 16 15 Bất Lệch bội NST 47,XX/XY,+21 12 12 29,6 27,8 thường Mất đoạn/nhân đoạn ≥ 5Mb 4# 3 Mất đoạn/nhân đoạn < 5Mb 1# 0 Bình thường 38 70,4 39 72,2 Tổng 54 100 54 100 #: tổng số 5 mất/nhân đoạn ghi nhận ở 4 bệnh nhân 171
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH CNV-seq phát hiện được 16/54 (29,6%) trường hợp bất thường trong khi karyotype phát hiện được 15/54 (27,8%) trường hợp. Về bất thường lệch bội NST: có 12 trường hợp đều là trisomy 21. Kết quả CNV-seq cho kết quả tương đồng với kết quả karyotype. Về bất thường cấu trúc NST: CNV-seq phát hiện được 5 CNV ở 4 mẫu ối (1 mẫu ối phát hiện 2 CNV, chi tiết trong bảng 4). Trong đó, có 4 mất đoạn/nhân đoạn ≥ 5Mb và 1 mất đoạn/nhân đoạn < 5Mb. Karyotype không phát hiện được 1 trường hợp có nhân đoạn < 5 Mb Bảng 4. So sánh các kết quả karyotype và CNV-seq trong các trường hợp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể Kiểu hình Công thức NST Kết quả CNV-seq 46,XX,dup(6)(p22p25) dup(6)(p25.1-p22.3) KSSG 5,6 mm (Lặp đoạn nhánh ngắn NST (Nhân đoạn 18,5 Mb NST số 6 phân lớp có khả năng số 6) gây bệnh) 46,XY,add(22)(p13) KSSG 5,6 mm (Thêm đoạn NST chưa rõ dup(22)(q13.1-q13.33) - Thiểu sản nguồn gốc gắn vào nhánh (Nhân đoạn 13,5 Mb NST số 22 phân lớp gây bệnh) xương mũi ngắn NST số 22) 46,XY,add(7)(q36) - dup(8)(p23.3-p11.22) (Thêm đoạn NST chưa rõ (Nhân đoạn 38,9 Mb NST số 8 phân lớp gây bệnh) KSSG 4,0 mm nguồn gốc gắn vào nhánh dài - del(7)(q36.1-q36.3) NST số 7) (Mất đoạn 7,6 Mb NST số 7 phân lớp gây bệnh) dup(17)(p13.1) 46,XY KSSG 3,9 mm (Nhân đoạn 1,2 Mb NST số 17 phân lớp chưa rõ (Bình thường) chức năng) Có 4 trường hợp kết quả karyotype và CNV-seq không tương đồng hoàn toàn. Trong 5 CNV có 1 nhân đoạn < 5 Mb không phát hiện được trên karyotype. Trong đó, có 4 CNV ở phân lớp gây bệnh/có khả năng gây bệnh và 1 CNV ở phân lớp chưa rõ chức năng. Karyotype phát hiện được 3 trường hợp có bất thường cấu trúc, trong đó, 2 trường hợp không rõ nguồn gốc của mất đoạn/nhân đoạn. Bảng 5. Phân bố bất thường di truyền với khoảng sáng sau gáy và bất thường cấu trúc Không bất thường Lệch bội CNV P/LP CNV VUS Nhóm KSSG 3-3,4 mm (n=14) 11 (78,6) 3 (21,4) 0 0 3,5-4,4 mm (n=27) 19 (70,4) 6 (22,2) 1 (3,7) 1 (3,7) 4,5-5,4 mm (n=9) 7 (77,8) 2 (22,2) 0 0 5,5-6,4 mm (n=3) 0 1 (33,3) 2 (66,7) 0 ≥ 6,5 mm (n=1) 1 (100,0) 0 0 0 Bất thường cấu trúc hình thái kèm theo Không (n=42) 36 (85,7) 3 (7,1) 3 (7,1) 0 Có (n=12) 2 (16,7) 9 (75,0) 1 (8,4) 0 KSSG càng tăng, tỉ lệ bất thường tìm thấy trên CNV-seq càng tăng Trong đó, nhóm KSSG 5,5-6,4 mm có tỉ lệ lệch bội và CNV P/LP cao nhất. Nhóm KSSG tăng kèm bất thường cấu trúc hình thái có tỉ lệ bất thường CNV-seq cao hơn nhóm tăng KSSG đơn độc 172
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 IV. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 42 Trong nghiên cứu, độ tuổi trung bình của trường hợp tăng KSSG đơn độc và 12 trường mẹ là 30,1 ± 6,6 tuổi. Tuổi thấp nhất là 19 hợp tăng KSSG kết hợp bất thường khác. Tỉ tuổi, cao nhất là 43 tuổi trong đó tuổi thai lệ bất thường NST trong nhóm tăng KSSG phụ < 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao là 75,9%. Mặc kèm bất thường cấu trúc hình thái là 83,3% dù tuổi mẹ cao (≥ 35 tuổi) liên quan tới sự cao hơn so với thai tăng KSSG đơn độc là gia tăng nguy cơ lệch bội NST ở thai nhi. 14,2%. Ngoài ra, nhóm KSSG 5,5-6,4 mm có Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và sinh con ở tỉ lệ lệch bội và CNV P/LP cao nhất. Hơn độ tuổi < 35 tuổi lại chiếm đa số. nữa, 3 CNV gây bệnh đều xuất hiện ở thai Nghiên cứu khảo sát kết quả giải trình tự nhi có KSSG ≥. 4,0 mm, cho thấy khi KSSG số lượng biến thể bản sao bằng kỹ thuật tăng lên nguy cơ bất thường NST cũng tăng CNV-seq ở 54 thai có tăng KSSG phát hiện lên nói chung. 29,6% thai bất thường NST. Tỉ lệ này tương Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn cần được đương với tỉ lệ bất thường NST là 28,7% ở thực hiện để làm rõ hơn cho kết quả trong nhóm tăng KSSG theo nghiên cứu của Jin nghiên cứu bước đầu này. Hua và cộng sự năm 2021 [7]. Trong đó, kỹ thuật CNV-seq phát hiện thêm 3 trường hợp V. KẾT LUẬN CNV gây bệnh, 1 trường hợp CNV có thể Kỹ thuật CNV-seq tăng khả năng phát gây bệnh và 1 trường hợp CNV chưa rõ chức hiện các bất thường cấu trúc NST so với năng. Karyotype phát hiện được 27,8% bất karyotype ở các thai nhi có tăng khoảng sáng thường và không phát hiện được 1 trường sau gáy lên 1,8%. CNV-seq giúp làm rõ hơn hợp nhân đoạn kích thước < 5 Mb. Ngoài ra, bản chất của các mất/nhân đoạn NST được vì độ phân giải thấp nên karyotype không phát hiện/nghi ngờ trên NST đồ. Do đó, kỹ đánh giá được chính xác nguồn gốc của mất thuật CNV-seq nên được thực hiện đồng thời đoạn/nhân đoạn. Cụ thể: Trường hợp số thứ cùng NST đồ ở các thai nhi có tăng KSSG để tự 2 (Bảng 4): karyotype phát hiện thêm có kết quả di truyền sớm hơn và chi tiết hơn, đoạn NST gắn vào nhánh ngắn NST số 22, giúp cho tiên lượng thai và quản lý thai kỳ. nhưng nhờ độ phân giải của kỹ thuật CNV- seq cao hơn nên phát hiện được nhân đoạn TÀI LIỆU THAM KHẢO 13,5 Mb ở vị trí q13.1-q13.33 trên nhánh dài 1. American College of Obstetricians and NST số 22. Trường hợp số thứ tự 3: CNV-seq Gynecologists’ Committee on Practice phát hiện có 2 CNV mất đoạn/nhân đoạn ≥ Bulletins—Obstetrics, Committee on 5Mb là: dup(8)(p23.3-p11.22) nhân đoạn Genetics, and Society for Maternal-Fetal 38,9 Mb ở vị trí p23.3-p11.22 trên nhánh Medicine, ‘Screening for Fetal ngắn NST số 8 và del(7)(q36.1-q36.3) mất Chromosomal Abnormalities: ACOG đoạn 7,6 Mb ở vị trí q36.1-q36.3 trên nhánh Practice Bulletin, Number 226’, Obstet. dài NST số 7 nhưng karyotype chỉ đánh giá Gynecol., vol. 136, no. 4, pp. e48–e69, Oct. được thêm đoạn NST gắn vào nhánh dài 2020, doi: 10.1097/AOG. NST số 7. Như vậy, thông tin bổ sung do kết 0000000000004084. quả CNV-seq cung cấp giúp cho bác sĩ có 2. X. Yang et al., ‘Diagnostic yield of copy nhiều thông tin trong việc đánh giá ảnh number variation sequencing in fetuses with hưởng của CNV đến tiên lượng của thai và tư increased nuchal translucency: a vấn, quản lí thai kì. retrospective study’, Arch. Gynecol. Obstet., 173
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng, siêu âm và kết quả giải phẫu bệnh lý của bệnh nhân mãn kinh phẫu thuật u buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
5 p | 24 | 8
-
Phát hiện đột biến DNA ti thể trong bệnh lý thần kinh thị giác di truyền Leber bằng kỹ thuật giải trình tự gen
5 p | 137 | 4
-
Xác định đột biến gen EGFR bằng kỹ thuật giải trình tự gen trên mẫu mô ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ
8 p | 17 | 4
-
Ứng dụng kỹ thuật Giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa trong phân tích đột biến trên bệnh nhân mắc hội chứng Ohtahara
9 p | 11 | 3
-
Đánh giá kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2016-2022
5 p | 9 | 3
-
Xác định người lành mang gen bệnh hemophilia A bằng kỹ thuật Microsatellite dna
9 p | 59 | 3
-
Xác định đột biến gen CYP1B1 trên bệnh nhân glôcôm bẩm sinh nguyên phát bằng kĩ thuật giải trình tự gen
7 p | 82 | 3
-
Đột biến gen trong mẫu mô u của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện K bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (next-generation sequencing)
8 p | 4 | 2
-
Kết quả bước đầu chương trình tâm soát khiếm thính bẩm sinh do đột biến gene lặn mở rộng ở phụ nữ tuổi sinh sản
5 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu phát triển bảng gen liên quan điều trị đích ở bệnh nhân ung thư phổi người Việt Nam
12 p | 6 | 2
-
Phát hiện đột biến gen EGFR bằng kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion Arms
5 p | 26 | 2
-
Phát hiện đột biến gen RB1 trên mẫu mô u nguyên bào võng mạc tại miền Bắc Việt Nam năm 2020
4 p | 39 | 2
-
Đánh giá kết quả giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện K
6 p | 3 | 1
-
Phát hiện đột biến de novo Pro253Arg thuộc thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 2 (FGFR2) ở một bệnh nhi bị dị tật thiểu sản bàn tay
6 p | 3 | 1
-
Đột biến vùng khởi động của gen TERT trong u thần kinh đệm
5 p | 6 | 1
-
Đối chiếu kết quả giữa phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch đặc hiệu và phương pháp giải trình tự gen EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ
6 p | 35 | 1
-
Kết quả hóa xạ trị đồng thời phác đồ EP và kĩ thuật xạ điều biến liều trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III
5 p | 18 | 1
-
Phát hiện người lành mang gen thalassemia ở đối tượng kiểm tra trước kết hôn, trước mang thai và trước sinh bằng giải trình tự thế hệ mới và GAP-PCR
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn