Kết quả Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 6
download
Tài liệu này góp phần trình bày những quan niệm liên quan đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển. Nêu lên 18 quan điểm lý luận, đồng thời cố gắng làm rõ rằng những quan điểm ấy có mối liên quan mật thiết đến định hướng tư tưởng và sau đó đến việc triển khai chính Tài liệu cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ ________________________ Bùi Thế Cường Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ Bùi Thế Cường Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của Đề tài KX.02.10 (2001-2005) Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2010 1
- NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TRONG ĐỀ TÀI KX.02.10 (PHẦN XÃ HỘI) 1. PGS.TSKH. Bùi Quang Dũng Viện Xã hội học 2. TS. Dương Chí Thiện Viện Xã hội học 3. ThS. Đặng Ngọc Quang Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn 4. PGS.TS. Đặng Nguyên Anh Viện Khoa học xã hội Việt Nam 5. ThS. Đặng Việt Phương Viện Xã hội học 6. ThS. Đỗ Minh Khuê Viện Xã hội học 7. TS. Đỗ Thiên Kính Viện Xã hội học 8. ThS. Lê Hải Hà Đại học Y tế công cộng 9. ThS. Lê Mạnh Năm Viện Xã hội học 10. TS. Lê Thanh Sang Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ. 11. TS. Lưu Hồng Minh Học viện Chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 12. PGS.TS. Mai Quỳnh Nam Viện Nghiên cứu con người 13. PGS.TS. Mai Văn Hai Viện Xã hội học 14. ThS. Nguyễn Đức Chiện Viện Xã hội học 15. TS. Nguyễn Đức Truyến Viện Xã hội học 16. ThS. Nguyễn Hồng Quang Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về phát triển 17. TS. Nguyễn Hữu Dũng Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội 18. Nguyễn Phan Lâm Viện Xã hội học 19. ThS. Phạm Liên Kết Viện Xã hội học 20. PGS.TS. Phạm Văn Bích Viện Xã hội học 21. Phạm Xuân Đại Viện Xã hội học 22. GS.TS. Tô Duy Hợp Viện Xã hội học 23. PGS.TS. Trần Hữu Quang Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ. 24. TS. Trịnh Hòa Bình Viện Xã hội học 25. Trịnh Huy Hóa Nhà nghiên cứu tự do 26. TS. Trương Xuân Trường Viện Xã hội học 27. TS. Võ Công Nguyện Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ. 28. PGS.TS. Vũ Tuấn Huy Viện Xã hội học 2
- MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HỘP VÀ HÌNH MỞ ĐẦU CHƯƠNG MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1. Xã hội học về công nghiệp hoá hiện đại hoá 1.2. Những quan điểm xã hội học cơ bản 1.3. Hiện đại hóa nhìn từ khái niệm phát triển 1.4. Từ lý luận đến định hướng tư tưởng và triển khai chính sách 1.5. Lý luận phát triển quốc tế: Tóm tắt và kiến nghị CHƯƠNG HAI. KHUNG PHÂN TÍCH HIỆN THỰC XÃ HỘI VIỆT NAM 2.1. Khuôn mẫu văn hoá-xã hội 2.2. Tương tác của ba khuôn mẫu: Một khung lý thuyết để nhìn thực tế Việt Nam 2.3. Toàn cầu là xuất phát điểm 2.4. Kết hợp chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội 2.5. Bản đồ tác động xã hội 2.6. Đi tìm một diễn giải lý luận: Tóm tắt và kiến nghị CHƯƠNG BA. ĐỘNG THÁI DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 3.1. Kỷ nguyên dân số vàng 3.2. Di dân 3.3. Già hoá dân số 3.4. Động lực dân số: Tóm tắt và kiến nghị CHƯƠNG BỐN. VĂN HÓA 4.1. Văn hóa nhìn từ quan điểm hiện đại hóa 4.2. Những vấn đề văn hóa hiện nay 4.3. Hiện đại hóa văn hóa: Tóm tắt và kiến nghị CHƯƠNG NĂM. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ KẾT CẤU XÃ HỘI 5.1. Khái niệm 5.2. Một tóm lược về kết cấu xã hội Việt Nam 5.3. Kết cấu xã hội: Nhìn từ phân tích định lượng 5.4. Kết cấu xã hội: Một phân tích định tính 5.5. Điều chỉnh kết cấu xã hội: Tóm tắt và kiến nghị CHƯƠNG SÁU. PHÚC LỢI XÃ HỘI 3
- 6.1. Khái niệm phúc lợi xã hội 6.2. Phúc lợi xã hội trong xã hội công nghiệp 6.3. Mô hình phúc lợi xã hội ở Việt Nam 6.4. Phúc lợi xã hội: Nhìn từ phân tích định lượng 6.5. Những chủ đề chính của phúc lợi xã hội hiện nay 6.6. Trở lại với lý tưởng phúc lợi toàn dân: Một kiến nghị khả thi? CHƯƠNG BẢY. MÔ HÌNH XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI 7.1. Mô hình đã hình thành 7.2. Mười vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến phát triển: quản lý biến đổi xã hội 7.3. Các nhân tố bất ổn định: quản lý khủng hoảng 7.4. Những giải pháp nhìn từ tiếp cận xã hội học KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
- CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á FDI Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài GDI Chỉ số Phát triển Giới GDP Tổng Sản phẩm Quốc nội HDI Chỉ số Phát triển Con người ILO Tổ chức Lao động Quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế MTV Nhạc Television NGO Tổ chức Phi Chính phủ ODA Viện trợ Phát triển Chính thức UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc VLSS Khảo sát Mức sống Việt Nam VNHS Điều tra Sức khỏe Quốc gia WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 5
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lý luận, định hướng tư tưởng và triển khai vào định hướng chính sách Bảng 2.1. Khuôn mẫu văn hoá-xã hội Bảng 2.2. Ba khuôn mẫu văn hoá-xã hội trong thực tế xã hội Việt Nam hiện nay Bảng 2.3. Cấu trúc của Đổi Mới và những tác động xã hội Bảng 3.1. Tổng tỷ suất phụ thuộc của 9 nước trong khu vực (1950-2050), % Bảng 3.2. Năm bắt đầu và độ dài của "kỷ nguyên dân số vàng" 9 nước trong khu vực Bảng 3.3. Di dân nội địa theo vùng địa lý, 1994-1999 Bảng 3.4. Phân bố các loại hình di dân theo giới, 1994-1999 Bảng 3.5. Dự báo dân số người cao tuổi Việt Nam dựa trên Tổng điều tra dân số 1999, 2000-2020 Bảng 3.6. Dân số người cao tuổi Việt Nam, số liệu 2005-2006 Bảng 3.7. Học vấn, hoạt động kinh tế, hôn nhân và nơi cư trú của người cao tuổi Việt Nam (60+) theo giới và tuổi, 1999 Bảng 3.8. Yếu tố tác động và định hướng chính sách trong kỷ nguyên dân số vàng Bảng 3.9. Động lực di dân và định hướng chính sách Bảng 3.10. Yếu tố tác động và định hướng chính sách người cao tuổi Bảng 4.1. Khác biệt giữa kiểu xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại Bảng 4.2. Những mặt mạnh về văn hoá của xã hội/con người Việt Nam Bảng 5.1. Chi tiêu thực tế đầu người và mức nghèo Bảng 5.2. Tỷ trọng chi tiêu của mỗi nhóm 20% (ngũ phân vị) Bảng 5.3. Phân bố lao động làm công, làm thuê theo 5 nhóm mức sống phân nhóm trên cơ sở mức chi tiêu trong từng khu vực kinh tế-chính trị, 1998 Bảng 5.4. Phân bố lao động làm công, làm thuê theo khu vực kinh tế-chính trị trong từng nhóm mức sống phân nhóm trên cơ sở mức chi tiêu, 1998 Bảng 5.5. Phân bố lao động của 5 nhóm mức sống theo kết cấu kinh tế chính trị, 1998 Bảng 5.6. Phân bố thu nhập tiền công tháng theo kết cấu kinh tế chính trị, 2002 Bảng 5.7. Phân bố thu nhập tiền công tháng theo khu vực giai tầng, 2002 Bảng 5.8. Phân bố thu nhập tiền công tháng theo phân loại nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê, 2002 Bảng 6.1. Sơ đồ khái niệm hóa loại hình rủi ro xã hội và cơ chế quản lý rủi ro xã hội Bảng 6.2. Ba mô hình phúc lợi xã hội ở Việt Nam Bảng 6.3. Tỷ lệ % người nhận thu nhập từ phúc lợi xã hội theo đô thị/nông thôn Bảng 6.4. Tỷ lệ % người nhận thu nhập từ phúc lợi xã hội theo 5 nhóm chi tiêu Bảng 6.5. Thu nhập từ phúc lợi xã hội theo đô thị/nông thôn Bảng 7.1. Một sơ đồ khái niệm hoá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xã hội hiện nay 6
- DANH MỤC HỘP VÀ HÌNH Hộp 2.1. Vai trò của thể chế trong cải cách: Phỏng vấn của VietnamNet với ông Grzegorz Kolodko, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Hình 3.1.Tỷ suất dân số phụ thuộc, Việt Nam 1950-2050 Hộp 4.1. Định hướng giá trị “sự giàu có” trong người lãnh đạo và người dân: Phỏng vấn của VietnamNet với ông Grzegorz Kolodko, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Hộp 4.2. Thanh niên Việt Nam đang "tụt hậu từ A đến Z" so với thanh niên trong khu vực và thế giới: Lo lắng được đặt ra trong Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức sáng 5/6/2004 Hộp 4.3. Cần và có thể tạo nên một khí thế công nghiệp hóa hiện đại hóa không? Hộp 4.4. Nhiều cách nghĩ và cách làm, khi xem xét kỹ, hóa ra là biểu hiện của “hệ văn hóa người Kinh” Hộp 4.5. Văn hóa là một lối làm việc nảy sinh từ một hệ tri thức, bao gồm thế giới quan: Hiện đại hóa có một lối làm việc chung không? Hộp 5.1. Những “câu chuyện” mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Người giàu Hộp 5.2. Những “câu chuyện” mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Người công nhân di cư Hộp 5.3. Những “câu chuyện” mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Người nông dân ở một làng cách Hà Nội 20 km Hộp 6.1. Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam: Một cố gắng bền bỉ trong nhiều thập niên của Nhà nước phúc lợi kiểu Việt Nam Hộp 6.2. Phúc lợi doanh nghiệp ngày càng trở thành một điểm “nóng” xã hội 7
- MỞ ĐẦU Đề tài KX.02.10 “Các vấn đề xã hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thuộc Chương trình Khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 mã số KX.02 “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa – Con đường và bước đi”. Cuốn sách này dựa trên các kết quả về phần xã hội của Đề tài nói trên, kết hợp với một số thông tin cập nhật. Trong cuốn sách, trước hết tác giả thử xây dựng một vài quan điểm mang tính xã hội học để lý giải khía cạnh xã hội quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trên cấp độ vĩ mô. Bản thân quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề xã hội cơ bản, bao trùm nhất. Tiếp theo, tác giả phân tích hiện trạng và những vấn đề đặt ra trong 4 chủ đề liên quan mật thiết đến khía cạnh xã hội của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Đó là: dân số, văn hóa, kết cấu xã hội, và phúc lợi xã hội. Đây là bốn lĩnh vực xã hội then chốt tạo nên những cột trụ của quá trình hiện đại hóa một xã hội. Chúng cũng tạo nên những động lực xã hội của quá trình này. Cuối cùng, cuốn sách đề cập đến những đặc điểm của mô hình xã hội hiện tại, những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển hiện nay và các nhân tố bất ổn định. Trên cơ sở đó kiến nghị giải pháp liên quan đến 3 cấp độ quản lý xã hội: quản lý chiến lược, quản lý biến đổi xã hội và quản lý khủng hoảng. Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Chương trình KX.02 đã tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội thực hiện Đề tài KX.02.10, chân thành cảm ơn nhiều đồng nghiệp đã tham gia vào viết các chuyên đề nghiên cứu của Đề tài. Bùi Thế Cường Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ cuongbuithe@yahoo.com. 8
- CHƯƠNG MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Từ đầu thế kỷ XIX, khi nước Anh và phần lục địa Tây Âu, rồi khu vực Bắc Mỹ, lần lượt bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, thì giới lãnh đạo, giới nghiên cứu và công luận đã luôn luôn tranh luận về bản chất và các hệ quả của quá trình xã hội to lớn đó, một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Vào thời ấy, đây được xem là vấn đề xã hội cơ bản nhất, bao trùm nhất, nó chi phối mọi quá trình và hiện tượng xã hội khác. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, một loạt nước không thuộc phần đất Tây-Bắc Âu và Bắc Mỹ cũng bước vào quá trình này với những hoàn cảnh và kinh nghiệm mới. Trong suốt vài thập niên ở những nước đó, quá trình này cũng được xem là vấn đề xã hội trung tâm của quốc gia, đòi hỏi toàn bộ thời gian và nỗ lực của giới làm chính sách cũng như học thuật. 1.1. XÃ HỘI HỌC VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Trên thế giới và trong lịch sử, có nhiều tên gọi cho quá trình xã hội tương tự như quá trình đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam. Cùng với thuật ngữ là những quan niệm và lý thuyết. Nói chung, có ba thuật ngữ thông dụng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển. Ba tên gọi nói trên có những hàm nghĩa và nội dung khác nhau, xuất hiện trong những bối cảnh lịch sử khác nhau. Nhưng mặt khác, chúng đều ít nhiều nói đến một quá trình xã hội vĩ mô và dài hạn chung, từ một trạng thái xã hội này đến một trạng thái xã hội khác. Chẳng hạn, industrialism là một thuật ngữ bao hàm rộng hơn lĩnh vực công nghệ và kinh tế. Từ điển bách khoa Anh định nghĩa hiện đại hoá là "sự chuyển biến (transformation) từ một xã hội truyền thống, nông thôn, nông nghiệp sang một xã hội thế tục (secular), đô thị, công nghiệp. Xã hội hiện đại là xã hội công nghiệp. Để hiện đại hoá một xã hội thì trước hết phải công nghiệp hoá nó. Về mặt lịch sử, sự nổi lên của xã hội hiện đại gắn liền với sự nổi lên của xã hội công nghiệp. Mọi đặc điểm liên quan đến tính hiện đại (modernity) đều gắn với những biến đổi, trong không đầy hai thế kỷ, đưa đến kiểu xã hội công nghiệp. Điều này gợi ý rằng thuật ngữ chủ nghĩa công nghiệp (industrialism) và xã hội công nghiệp hàm ý nhiều hơn là tính kinh tế và công nghệ, cho dù đó là những cốt lõi. Chủ nghĩa công nghiệp là một lối sống (way of life) bao gồm những biến đổi kinh tế, xã hội, chính trị, và văn hoá. Thông qua sự chuyển biến tổng thể của công nghiệp hoá mà xã hội trở thành hiện đại" (Dẫn lại theo Wischermann, 2001). Khi bước vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (được xác định từ Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996), Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm của các nước cũng như của chính bản thân mình. Thế giới đã biết đến những mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa được gọi là cổ điển (tức là mô hình mà những nước tiên tiến đã đi trong thế kỷ XIX) như Anh, Mỹ, Pháp, Đức; mô hình bán cổ điển như Thuỵ Điển, Nhật ở thế kỷ XX. Bản thân các nước được gọi là phát triển cao ngày nay cũng đã có những phiên bản khác nhau và có nhiều tiến triển nội tại. Nói chung, người ta cho rằng có hai phiên bản: phiên bản Anglo-saxon nghiêng nhiều hơn về kinh tế thị trường tự do và phiên bản châu Âu lục địa nghiêng nhiều hơn theo đặc tính dân chủ xã hội. Có thể xem Mỹ là một cực còn Thụy Điển là một cực đối lại, các nước khác nằm ở khoảng đâu đó giữa hai cực điển hình này, thể hiện những sự kết hợp khác nhau của hai mô hình điển hình đó. Nhưng ngay cả trong một nước thì trong tiến trình lịch sử của mình cũng đi theo một con đường ziczac. Chẳng hạn, nước Anh đã chuyển từ một hình thái chủ nghĩa tư bản tự do trong thế kỷ XIX, để rồi phát triển rất nhiều theo hướng dân chủ xã hội trong thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn 9
- sau 1945 đến cuối thập niên 1970. Nhưng đến thập niên 1980 lại chuyển hướng theo mô hình tân tự do (đầu những năm 1980 ở Anh và Mỹ chứng kiến sự thống trị của chủ nghĩa Thatcher và chủ nghĩa Reagan, còn được gọi là hai cuộc cách mạng bảo thủ). Khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã cống hiến cho nhân loại một kiểu công nghiệp hóa hiện đại hóa khá thành công như ở Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Với một vài đặc tính tương đối giống nhau, người ta gộp chung những cách làm này trong thuật ngữ “mô hình Đông Á”. Nhìn chung, từ thập niên 1950 các nước Mỹ Latin đi theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa kiểu Mỹ, nhưng trong nhiều năm sa lầy vào một sự phát triển sai và bế tắc, ngoại trừ sự thành công muộn hơn ở Chi Lê trong hai thập niên phát triển 1980-1990. Thế kỷ XX chứng kiến sự nổi lên của mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa mang tính xã hội chủ nghĩa trước hết ở Nga và sau đó lần lượt ở một loạt nước Trung Á, Đông Âu, châu Á. Phần lớn các nước này gộp thành mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa mang tính xô viết. Người ta cũng còn thấy có mô hình bán xã hội chủ nghĩa như ở Ấn Độ và Algerie, mô hình xã hội chủ nghĩa châu Phi. Khu vực Mỹ Latin từ vài năm gần đây xuất hiện mô hình xã hội chủ nghĩa cánh tả mới, được gọi là chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Sau vài thập niên thực hiện mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa mang tính xô viết và mang đặc tính riêng của mình, từ 1978 Trung Quốc đang thử nghiệm khá thành công việc chuyển từ mô hình xã hội chủ nghĩa chính thống sang mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa mang tính cải cách. Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam có vẻ như vẫn quan niệm rằng Việt Nam đang ở trong bước đi ban đầu của quá trình hiện đại hóa, rằng về cơ bản xã hội Việt Nam vẫn nặng tính truyền thống. Theo chúng tôi, bản thân Việt Nam đã bị cuốn vào quá trình hiện đại hóa toàn cầu từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX, dưới áp lực của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy cho đến nay Việt Nam vẫn còn ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng phát triển quốc tế, song thực ra xã hội Việt Nam đã biến đổi rất nhiều trong suốt thế kỷ XX, nếu so với chính nó. Trong vài thập niên đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã hình thành cả một mạng lưới đường sắt và đường bộ trên cả nước mà cho đến nay về cơ bản vẫn còn sử dụng trên cơ sở mở rộng và nâng cấp. Nhiều cơ sở công nghiệp đã xuất hiện trong thời Pháp trước 1945, trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật ở miền Bắc (1955-1975), trong thời kỳ 1954-1975 ở miền Nam. Chỉ trong 1-2 thế hệ, người Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt biến đổi: chữ quốc ngữ, thơ mới, văn học mới, nhạc mới, sân khấu, điện ảnh, báo chí, y phục, thể thao, v.v. Hàng loạt định chế xã hội kiểu hiện đại cũng đã ra đời: chính quyền, đảng phái, quốc hội, hiệp hội, công đoàn, tư pháp, hệ thống giáo dục phổ thông, bệnh viện và hệ thống y tế, khoa học và giới trí thức. Sản xuất và tiêu dùng bắt đầu dựa trên công nghệ. Nảy sinh những giá trị và chuẩn mực trong lối sống khác xa với cổ truyền. Vào thập niên 1910, Việt Nam vẫn còn cần một phong trào Đông Kinh nghĩa thục để áp dụng một số "lối sống mới" (áo ngắn, bỏ tóc dài búi tó, chẳng hạn). Và rồi đến đầu Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chủ tịch vẫn còn phải kêu gọi xây dựng "đời sống mới", bởi còn có quá nhiều hủ tục. Cho đến tận đầu những năm 1960, nông thôn miền Bắc vẫn còn sống trong tình trạng rất mất vệ sinh về mặt nước sinh hoạt và hố xí. Vào khoảng thời gian này (cuối thập niên 1950 đầu 10
- 1960), Việt Nam ở trong tình trạng xấp xỉ các nước trong khu vực về mức sống và trình độ phát triển công nghiệp, giáo dục. Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã đặt đất nước vào một xuất phát điểm hiện đại hóa mới. Từ cuối thập niên 1950, miền Bắc Việt Nam đã bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mang tính xã hội chủ nghĩa, nhưng quá trình này đã bị chiến tranh làm chậm lại, để rồi lại được khởi động mạnh mẽ trở lại sau 1975. Trong một phương hướng sai lầm chung của cả khối xã hội chủ nghĩa hiện thực, Việt Nam đã phải đặt lại vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa bằng một đường lối mới mà ta gọi là Đổi Mới. Giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa mới này đã diễn ra được gần 25 năm, trong đó mười năm đầu tập trung vào việc khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội (1986-1996), mười năm tiếp theo đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trên cơ sở bước đầu tham gia vào toàn cầu hóa (1996 đến khoảng giữa những năm 2000), những năm gần đây đánh dấu bước phát triển mới ngày càng hội nhập vào đời sống quốc tế (từ 2006 đến nay, sau khi Việt Nam gia nhập WTO). Tóm lại, dù nói thế nào thì xã hội Việt Nam cũng đã được công nghiệp hoá hiện đại hoá mãnh liệt trong suốt thế kỷ XX. Ngay các cuộc chiến tranh cũng không làm giảm, thậm chí theo nhiều nghĩa, còn thúc đẩy hiện đại hoá, mặc dù chiến tranh đã làm méo mó quá trình này. Quan niệm về biến đổi xã hội gắn với thực tế lịch sử nêu trên giúp ta nhìn toàn cảnh xã hội rõ hơn. Nó cho thấy quá trình kiến tạo xã hội hiện đại ở Việt Nam diễn ra với nhiều éo le lịch sử, nhiều dở dang, phần lớn chịu sự áp đặt của các thế lực ngoại bang. Chỉ đến thời kỳ Đổi Mới hiện nay, người Việt Nam mới có điều kiện thúc đẩy hiện đại hóa xã hội trong điều kiện có chủ quyền đầy đủ, mặc dù dưới những áp lực rất lớn của môi trường kinh tế-chính trị quốc tế. 1.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CƠ BẢN Để nhìn vào một quá trình biến đổi xã hội mang tính vĩ mô và lịch sử như quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, người ta cần phải dựa trên một nền tảng lý luận nhất định. Mục này trình bày một vài quan điểm xã hội học cơ bản, chúng giúp cho nhà nghiên cứu và nhà quản lý quá trình biến đổi xã hội hiện nay ở Việt Nam dùng làm công cụ để nhìn vào thực tế, hiểu và tác động vào thực tế. 1.2.1. QUAN ĐIỂM HÌNH THÁI XÃ HỘI Chủ nghĩa Mác là một hệ thống tư tưởng phức thể, bao gồm nhiều lý thuyết khác nhau. Một trong những lý luận then chốt của chủ nghĩa Mác là lý luận hình thái xã hội. Theo Mác, xã hội loài người có thể được hiểu dưới khái niệm hình thái xã hội, bao gồm mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất tạo nên cơ sở hạ tầng xã hội mà trên đó là kiến trúc thượng tầng xã hội. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thích ứng với nhau, lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi trước, và sẽ biến đổi đến khi không còn thích hợp với quan hệ sản xuất nữa thì khi đó một thời đại cách mạng xuất hiện. Sở dĩ như thế là vì loài người không muốn bị mất hết lực lượng sản xuất, nên sẽ từ bỏ quan hệ sản xuất hiện tồn để giữ lấy những gì đã đạt được về mặt lực lượng sản xuất. Tương tự, từ cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra một xã hội dân sự, các giai cấp, từ đó có một nhà nước và các hình thái hệ tư tưởng tương ứng. Luận điểm cơ bản này mô tả cấu trúc của một xã hội tổng thể và “trật tự” của logic và cơ chế của sự biến đổi xã hội. 11
- Toàn bộ văn bản của Mác cũng cho ta cơ sở để hiểu các động lực của biến đổi xã hội. Trong mô hình lý luận chung của Mác, động lực biến đổi xã hội trước hết là lực lượng sản xuất trong sơ đồ cơ chế quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; là phương thức sản xuất trong sơ đồ hình thái xã hội; là đấu tranh giai cấp trong sơ đồ phân tích chính trị như là biểu hiện tập trung của kinh tế. Và cuối cùng là vai trò tích cực của hệ tư tưởng và con người như là chủ thể của lịch sử. Sau này nhiều trào lưu mác-xít khác nhau, nhiều nhà mác-xít khác nhau đã “sửa đổi”, “phát biểu lại”, “hiểu khác đi” những luận điểm trên của Mác theo những cách khác nhau (bản thân đoạn trên cũng chỉ là một cách diễn giải lại Mác theo cách hiểu chủ quan của tác giả cuốn sách này). Những sửa đổi và biến thể như vậy là không thể tránh khỏi đối với một lý thuyết hay học thuyết lớn như của Mác khi trở thành di sản chung của lịch sử và nhân loại. Những cách hiểu và vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khác nhau là do tác động của bối cảnh xã hội, do các mục đích xã hội cụ thể, v.v. Người ta thường nhắc đến một số cách hiểu phát triển mới như: quan hệ sản xuất có thể đi trước, tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất; cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra trước ở những nước không phải là tiên tiến nhất. Bản thân cách hiểu này có thể không sai nếu được hiểu trong những giới hạn nhất định, song cái mức độ đẩy lên trong cách làm trong thực tế có thể làm cho những bổ sung, sửa đổi như vậy trở nên nguồn gốc của hành động sai lầm và thất bại. Đây đã là hiện tượng chung của hầu như mọi nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, như chính Mác và Engels đã nhấn mạnh, học thuyết của các ông chủ yếu chỉ là kim chỉ nam chứ không phải là cẩm nang sẵn có cho mọi vấn đề. Hai ông nhấn mạnh rằng không thể lấy những công thức lý luận của hai ông để thay thế cho sự phân tích cụ thể. Trong thực tế, không ít người tự nhận là mác-xít đã tự bằng lòng với việc nhắc đi nhắc lại lý luận hình thái xã hội nói trên theo một kiểu cách mang tính công thức, dùng nó để diễn giải một cách võ đoán và thô thiển hiện thực xã hội cụ thể mà họ phải đối mặt. Điều này cũng giống như là dùng một cái bản đồ thế giới để tìm đường đi trong một thành phố cụ thể như Paris, Moskow, Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh vậy. 1.2.2. QUAN ĐIỂM CHỨC NĂNG-CẤU TRÚC-TIẾN HÓA Trong thực tế khoa học xã hội, người ta thấy có ba quan điểm lý thuyết khác biệt nhau: chức năng, cấu trúc và tiến hóa. Có thể xem chúng cùng tạo nên một hệ quy chiếu (paradigm) để nhìn vào quá trình hiện đại hóa, một hệ quy chiếu tạm gọi là tiếp cận chức năng-cấu trúc-tiến hóa. Tiếp cận này nhìn hiện đại hoá như là biến đổi xã hội dài hạn, chú ý đến khu biệt hoá xã hội, hình thành và sắp xếp lại các định chế, phân công lao động, liên kết xã hội. Nó cũng tạo ra tiền đề lý luận cho thuyết hiện đại hoá theo nghĩa xem hiện đại hoá như là quá trình tất yếu lịch sử khách quan, không thể tránh khỏi, mang tính hội tụ, về tổng thể dài hạn là tuyến tính (ngày càng đi lên). Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của tiếp cận này như sau. Xã hội có thể được nhìn như là một hệ thống có cấu trúc bên trong và tiến hóa theo quy luật. Hệ thống xã hội bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng liên hệ với nhau theo một cấu trúc (các quan hệ xã hội bền vững) nhất định, cấu trúc này vận hành theo những cách thức nhất định (cơ chế hoạt động) để tạo nên cái toàn bộ 12
- của hệ thống. Sự vận hành này tạo nên (hay là tuân theo) một sự tiến hóa: hệ thống xã hội đi từ mức độ đơn giản đến phức tạp về mặt chức năng-cấu trúc. Cấu trúc của hệ thống xã hội ngày càng bao gồm các định chế được khác biệt hóa sâu hơn về mặt chức năng. Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức năng. Từ ý tưởng cơ bản trên, tiếp cận chức năng-cấu trúc-tiến hóa tiến đến một khái niệm then chốt trong thao tác phân tích. Đó là khái niệm định chế hay thiết chế (institution). Định chế bao hàm một loạt hiện tượng xã hội phong phú thuộc những lĩnh vực xã hội rất khác nhau, chẳng hạn trong lĩnh vực giao tiếp (định chế chào hỏi, xã giao, thảo luận), trong sản xuất kinh doanh (công ty, giao dịch thương mại), trong dịch vụ xã hội (bệnh viện, nhà dưỡng lão), tư pháp (xử án, nhà tù), giáo dục (nhà trẻ, trường phổ thông, đại học), tôn giáo (nhà thờ, giáo hội), thể thao (câu lạc bộ bóng đá, liên đoàn thể thao), v.v. Tất cả những cái đó đều là các định chế, chúng là những bộ phận hợp thành của thực tế đời sống của con người, là yếu tố cơ bản trong nền văn hoá đang sống của họ. E. Durkheim cho rằng xã hội học là môn khoa học về các định chế, theo ông vì các định chế làm nên cái cốt lõi của hiện thực xã hội. Định chế là sự hợp tác được quy tắc hoá của con người, nhằm đáp ứng, thoả mãn một hay một vài nhu cầu xã hội cơ bản nào đó. B. Malinowski cho rằng định chế là một tập hợp thống nhất của bốn thành tố. Thứ nhất, một ý tưởng hay định luận nào đó (charter, idée diréctrice, Leitidee) được các thành viên của một xã hội hay một nhóm thừa nhận và củng cố. Thứ hai, một tập hợp người đảm nhiệm những vai trò nhất định. Thứ ba, một tập hợp văn hoá hướng dẫn và điều chỉnh ứng xử của các thành viên (bao gồm các ý nghĩa, giá trị, chuẩn mực, biểu trưng, nghi thức). Và cuối cùng, một tập hợp các thể nền vật chất gắn với định chế. Quan hệ của bốn thành tố này tạo nên cấu trúc của một định chế, tương tác qua lại của chúng tạo nên sự vận hành của cấu trúc (dynamics hoặc cơ chế - mechanism). Phân tích định chế tức là mô tả và giải thích cấu trúc cũng như sự vận hành của cấu trúc của một định chế. Vào nửa sau thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu theo hệ quy chiếu chức năng-cấu trúc-tiến hóa đã xây dựng lý luận và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề "biến đổi xã hội". Lý thuyết khác biệt hoá (differentiation) là một trong các sản phẩm của những nỗ lực như vậy. Theo P.B. Colomy (1986), lý thuyết khác biệt hoá có ba ý tưởng chính. Thứ nhất, nó cho rằng có một "xu hướng chủ đạo" của biến đổi xã hội hiện đại: đó là sự thay thế các định chế và các vai trò đa chức năng (multi-functional) bằng các đơn vị chuyên môn hoá hơn. Người ta thường thấy nghiên cứu xã hội học vĩ mô về biến đổi xã hội đòi hỏi phải đưa ra một xu hướng chủ đạo, kèm theo đó là một khái niệm mang tính chỉ đạo cho việc xây dựng lý thuyết và nghiên cứu. Chẳng hạn, trong thời kỳ xã hội học cổ điển, Mác đề xuất khái niệm hình thái xã hội (bao gồm trong đó khái niệm phương thức sản xuất) làm công cụ phân tích chính. M. Weber thì lấy "hợp lý hoá" (rationalization) làm khái niệm trung tâm. Durkheim phân tích sự chuyển đổi từ gắn kết cơ giới sang gắn kết hữu cơ (mechanic, organic solidarity). Trong thời kỳ xã hội học hiện đại, xuất hiện lý thuyết hội tụ nhấn mạnh vào xu hướng ngày càng tương đồng, quy tụ của các xã hội hiện đại hoá, lý thuyết các hệ thống thế giới xây dựng trên trục cơ bản là mối quan hệ trung tâm-ngoại vi. Tương tự, các nhà lý luận khác biệt hoá xem xu hướng chủ đạo của biến đổi xã hội là việc thay thế các định chế và vai trò đa chức năng bằng các đơn vị được chuyên môn hoá hơn. Thứ hai, lý thuyết khác biệt hóa nêu lên một khung giải thích về nhu cầu xã hội cho việc quá độ từ đơn vị đa chức năng sang cấu trúc chuyên môn hoá hơn. Khi các yêu cầu chức năng không 13
- được thoả mãn một cách hiệu quả, sẽ nổi lên những căng thẳng và mâu thuẫn, chúng sẽ lại thúc đẩy việc tạo ra những giải pháp khác biệt hoá có hiệu quả hơn. Có thể gọi đây là khung phân tích "căng thẳng sản sinh ra khác biệt hoá". Sự khác biệt hoá sẽ được thúc đẩy do một cấu trúc đang vận hành một cách không thích đáng, cấu trúc này là nguyên nhân tạo nên sự không hài lòng lan rộng. Một biến đổi sẽ kết thúc với việc thiết chế hoá một đơn vị được khác biệt hoá nhiều hơn và một đơn vị có hiệu quả hơn. Như vậy, việc thực hiện có hiệu quả hơn một chức năng đã cho sẽ là động lực để tạo ra những cấu trúc khác biệt hoá hơn. Thứ ba, lý thuyết khác biệt hoá cho rằng việc thiết chế hoá các đơn vị chuyên môn hoá hơn sẽ làm tăng kết quả và hiệu quả của hệ thống xã hội hoặc của các tiểu hệ thống. Mức độ khác biệt hoá cao trong toàn bộ hệ thống sẽ đi liền với sự phổ quát hoá giá trị và tăng mức độ bao gồm, kết dính (inclusion), điều này lại đóng góp vào việc tái liên kết hệ thống đang trở nên phức thể hơn do khác biệt hoá. Trong thực tế, biến đổi cấu trúc diễn ra phức tạp hơn nhiều, bao gồm nhiều xu thế chồng lấn nhau mà không chỉ đơn giản chỉ có xu hướng khác biệt hoá. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên lý thuyết khác biệt hoá phát hiện rằng, bên cạnh xu hướng khác biệt hoá chủ đạo còn có hàng loạt biểu hiện cụ thể khác: sự phi khác biệt hoá, khác biệt hoá không đều (unequal), khác biệt hoá không đồng bộ (uneven), khác biệt hoá không đầy đủ, khác biệt hoá hỗn độn. Phi khác biệt hoá diễn ra là do những bất mãn đối với quá trình hiện đại hoá, thể hiện ở một loạt hội chứng và phong trào chống lại khác biệt hoá. Mức độ và phạm vi khác biệt hoá cũng diễn ra khác nhau ở các lĩnh vực xã hội khác nhau, điều này dẫn đến những căng thẳng cấu trúc và văn hoá, kết quả là xuất hiện sự khác biệt hoá không đều. Khác biệt hoá không đồng bộ liên quan đến sự khác nhau về mức độ và phạm vi khác biệt hoá trong một khu vực thiết chế hay cấu trúc vai trò. Khác biệt hoá không đầy đủ liên quan đến tình huống trong đó các bước khác biệt hoá cần thiết không được hoàn thành, khiến hai hay nhiều cấu trúc cùng chia sẻ hoặc cạnh tranh nhau một chức năng. Khác biệt hoá hỗn độn diễn ra khi nhiều động lực xã hội tác động móc xích vào nhau khiến cho quá trình khác biệt hoá bị lôi kéo theo những hướng đối nghịch. Những thực tế trên khiến cho quá trình khác biệt hoá chủ đạo đứng trước những lựa chọn, kết quả sẽ là những kết hợp pha trộn của các lựa chọn: hệ thống có thể tăng tỷ lệ, tạo ra những cấu trúc khác tương tự, thay đổi mức nhấn mạnh tương đối vào những chức năng khác nhau, bổ sung chức năng mới vào các cấu trúc đã có và ngược lại, ... Như vậy, dựa trên hệ quy chiếu chức năng-cấu trúc-tiến hóa, các nhà tân chức năng luận đã cố gắng đưa ra một quan niệm về biến đổi xã hội, chủ yếu dựa trên khái niệm chủ đạo "khác biệt hoá". Lý thuyết này tập trung vào hai hệ quả trực tiếp: hiệu quả và sự tái liên kết tăng lên. Việc tăng sự chuyên môn hoá cấu trúc thúc đẩy hiệu quả, nâng cao khả năng của hệ thống thích nghi linh hoạt với môi trường. Yêu cầu về việc hệ thống nâng cao hiệu quả là động lực hàng đầu dẫn đến sự khác biệt hoá cấu trúc. Xu hướng chủ đạo này làm cho liên kết xã hội trở thành vấn đề. Do đó, phải xuất hiện những mã văn hoá chung hơn và những thiết chế chuyên môn hoá phục vụ cho sự liên kết xã hội. Tuy nhiên, điều này diễn ra không tự động. Các thiết chế khác biệt hoá tạo ra những cụm lợi ích mới, có thể đối nghịch với nhau. Như vậy, khác biệt hoá tạo ra cả liên kết lẫn xung đột. Cho rằng các thời kỳ khác biệt hoá xã hội diễn ra nhanh dễ dẫn đến những phân cực và khủng hoảng xã hội, J. Alexander, một nhà tân chức năng chủ chốt, cho rằng cần có năm điều kiện để đối phó thành công với biến động xã hội. Thứ nhất, có sự đồng thuận xã hội ở mức đủ để bất kỳ 14
- một vi phạm chuẩn mực nào cũng sẽ bị xem là lệch chuẩn. Thứ hai, có một số lượng đáng kể nhóm xã hội chia sẻ cảm nhận rằng sự vi phạm nói trên đe doạ cốt lõi của xã hội. Thứ ba, hiệu quả tích cực của các thiết chế kiểm soát xã hội. Thứ tư, sự huy động và đấu tranh giữa giới tinh hoa và công luận. Thứ năm, có những giải thích biểu trưng hiệu quả. 1.2.3. QUAN ĐIỂM HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI Một trong những song đề then chốt của khoa học xã hội là sự đối lập giữa việc nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội hay nhấn mạnh vào hành động xã hội. Thậm chí người ta còn nói rằng có hai xã hội học: một ưu tiên đặt cấu trúc xã hội lên trên (cấu trúc luận), một xem các hệ thống xã hội là sự sáng tạo, là sản phẩm của con người (các lý thuyết hành động hoặc tương tác luận). Bên cạnh tiếp cận chức năng-cấu trúc-tiến hóa nêu trên, người ta thấy xuất hiện một tiếp cận khác, nhấn mạnh đến chiều cạnh ngược lại. Mác thường được xem là nhà cấu trúc luận và thực chứng luận, vì nghiên cứu của ông chủ yếu ở cấp độ vĩ mô, ông đặt cho mình nhiệm vụ khám phá những cấu trúc xã hội khách quan, ẩn ngầm bên dưới chi phối đời sống xã hội, và ông xem sự phát triển xã hội như là một tiến trình lịch sử-tự nhiên. Hiểu Mác như thế là chưa đầy đủ mặc dù không sai. Mác rất chú trọng đến cái mà ta có thể gọi là tiếp cận hành động xã hội, cả ở những luận điểm cũng như ở những công trình nghiên cứu cụ thể mà Mác đã làm. Mác có một định nghĩa về xã hội như sau: "Xã hội - bất cứ dưới hình thái nào - là gì? Nó là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người" (Marx, 1976: tr. 7). Khi phân tích về diễn biến của Công xã Pari, Mác đề cập: "... nếu những 'sự ngẫu nhiên' không có tác dụng gì cả thì sự sáng tạo ra lịch sử sẽ mang một tính chất rất thần bí. Đương nhiên, những sự ngẫu nhiên này là một bộ phận trong quá trình phát triển chung và được những sự ngẫu nhiên khác bù trừ lại. Nhưng phát triển nhanh hay chậm, là phụ thuộc rất nhiều vào những 'sự ngẫu nhiên' như vậy, kể cả 'sự ngẫu nhiên' như tính cách của những người lúc đầu lãnh đạo phong trào" (Marx, 1976: tr. 50). Trong một bức thư viết năm 1890, F. Engels nói rõ: "Chúng ta tự sáng tạo ra lịch sử của chúng ta, nhưng một là sáng tạo với những tiền đề và những điều kiện hết sức rõ ràng... Hai là lịch sử đã diễn ra theo cái hướng là kết quả cuối cùng luôn luôn phát sinh từ những sự xung đột giữa nhiều ý chí cá nhân, mỗi ý chí cá nhân này lại do vô số những điều kiện sinh sống đặc biệt tạo ra" (Marx, 1976: tr. 96 và 97). Ông cũng nhấn mạnh sự khác nhau giữa sự phát triển của tự nhiên và của xã hội ở một điểm căn bản: "Trái lại, trong lịch sử của xã hội, những nhân tố hoạt động là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay có ham mê, và theo đuổi những mục đích nhất định; không có gì xảy ra mà lại không có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn" (Marx, 1963: tr. 357-358). Mặc dù, ngay từ đầu lịch sử xã hội học đã xuất hiện song đề cấu trúc đối lập hành động, phản ánh hai khuynh hướng tương phản nhau trong xã hội học, song thuật ngữ hành động luận (actionalism) chỉ xuất hiện trong thập niên 1960 gắn với tên tuổi của A. Touraine, một nhà xã hội học Pháp. Ông muốn thay thế một xã hội học về xã hội bằng một xã hội học về chủ thể hành động. Hành động luận của Touraine chủ trương đặt tác nhân vào vị trí trung tâm của xã hội học: tác nhân không phải là bộ phận hợp thành mà là chủ thể của hệ thống xã hội. Các phong trào xã hội có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc khắc phục tình trạng trên. Nói cách 15
- khác: những hành động xã hội tích cực "làm nên lịch sử" phải là trung tâm của đời sống xã hội hôm nay, và do đó của nghiên cứu xã hội học. A. Giddens cố gắng khắc phục sự khác biệt giữa tiếp cận cấu trúc và tiếp cận hành động xã hội. Ông cho rằng thông thường các nhà lý luận hoặc đặt mình vào cấu trúc và tính chất câu thúc của chúng, hoặc vào hành động và ý nghĩa. Giddens chủ trương vùng nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội chẳng phải là kinh nghiệm của các chủ thể, cũng chẳng phải là sự tồn tại của một hình thái tổng thể xã hội nào, mà là các thực tiễn xã hội được xếp đặt qua không gian và thời gian (Giddens, 1984). Luận điểm cơ bản của ông rất đơn giản: cấu trúc và hành động là hai mặt của một đồng xu. Cả cấu trúc lẫn hành động không thể tồn tại một cách độc lập, chúng liên quan với nhau một cách sâu sắc. Hành động xã hội tạo nên cấu trúc, thông qua hành động mà cấu trúc được sản xuất và tái sản xuất. Cấu trúc vừa hạn chế vừa là nguồn lực của hành động. Từ đó, Giddens đề xuất thuật ngữ "cấu trúc hoá" (structuration). Để giải thích luận điểm của mình, Giddens lấy ví dụ về sự liên hệ và khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc các quy tắc phải tuân theo để có thể hiểu được nhau. Nhưng lời nói là thực tế các hành động trong ngôn ngữ, các quy tắc ngôn ngữ quy định lời nói nhưng cũng là nguồn lực cho lời nói, lời nói lại tạo ra và tái tạo ra ngôn ngữ. Trong môn xã hội học hoặc một vài môn học gần với xã hội học ở Việt Nam hiện nay vẫn còn quan sát thấy sự tồn tại của một số mặc định tư tưởng và lối tư duy đã bị vượt qua trên thế giới từ vài thập niên trước (quá nhấn mạnh vào quy luật, cấu trúc, tính tất yếu, ...). Về mặt học thuật, chỉ nói đến khía cạnh cấu trúc-quy luật-tất yếu thì hoàn toàn không phản ánh đầy đủ diện mạo tư tưởng xã hội hiện đại nửa sau thế kỷ XX, cũng như không phản ánh đầy đủ tính phong phú của chủ nghĩa Mác. Quan trọng nữa là về mặt thực tiễn, thông điệp hàm ý (hoặc ẩn ngầm hoặc không có ý thức) của nó có xu hướng khích lệ người ta chỉ thấy một chiều những câu thúc, chấp nhận những "tính tất yếu", "cái xã hội khách quan". Kết quả phụ kèm theo là nó không trang bị cho người ta tính sẵn sàng thay đổi, đón nhận vai trò "chủ thể hành động". Sự nhấn mạnh thái quá và một chiều nói trên thể hiện khuynh hướng có thể gọi là "bái cấu trúc giáo" (vận dụng khái niệm bái vật giáo của Mác trong bộ Tư bản). Xã hội học hành động xã hội giúp ta chú ý và nhấn mạnh đến một chiều cạnh khác của hiện thực xã hội đối lập với hệ tri thức chức năng-cấu trúc-tiến hoá; trong hiện thực xã hội của xã hội học hành động, có một không gian rộng lớn dành cho chủ thể sáng tạo. Điều này rất quan trọng cho những con người đang sống trong những xã hội biến đổi nhanh: nó chỉ cho họ thấy rằng người ta có thể tạo nên tương đối nhanh chóng những cấu trúc xã hội hoàn toàn mới bằng hiểu biết và hành động xã hội. Không phải con người bị giam hãm trong những cấu trúc, thụ động chờ đợi cấu trúc "tự tiến hoá", mà cấu trúc là sản phẩm của hành động con người, hoàn toàn có thể và chỉ có thể "bị" thay đổi duy nhất bởi chính hành động con người. Điều nói trên cũng rất quan trọng đối với những quốc gia đang vươn mình đuổi theo thời đại, như Việt Nam. Xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá mạnh mẽ. Nếu so sánh với khu vực và thế giới, khó có thể dự đoán rằng, với nhiều cách thức mà ta làm trong 15 năm qua, thì có thể khắc phục được sự tụt hậu của mình hay không. Do đó, việc nhấn mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hội học hành động là rất quan trọng đối với người Việt Nam, từ người lãnh đạo quốc gia, người lãnh đạo ở cấp ngành, cấp tỉnh và cấp tổ chức, đến dân thường. Bởi vì ta đang cần thoát khỏi sự câu thúc của 16
- các "định luật" cấu trúc-tiến hoá, gồm cả sự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào chúng, thay vào đó là việc chủ động tổ chức nên những cấu trúc-chức năng hiện tại của thời đại, thông qua chủ thuyết nhấn mạnh vào hành động xã hội. Như Mác đã nói: con người là chủ thể sáng tạo nên lịch sử, và như xã hội học hành động hiện đại nói: cấu trúc và thiết chế là do con người tạo ra mà thôi. 1.2.4. QUAN ĐIỂM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Trong xã hội học, biến đổi xã hội là một trong những mối quan tâm chủ yếu. Xã hội học nhìn biến đổi như là một quá trình được cấu trúc trong đó diễn ra một xu hướng thay đổi nhất định. Vào giữa thế kỷ XIX, những nỗ lực đầu tiên trong phân tích xã hội học được thúc đẩy bởi nhu cầu giải thích hai làn sóng biến đổi lớn đang tràn khắp châu Âu: công nghiệp hóa và sự nổi lên của lý tưởng và tổ chức nhà nước dân chủ theo mô hình Cách mạng Mỹ và Pháp. Một số nhà xã hội học cổ điển, trong đó có Mác, tìm cách xây dựng những lý thuyết nhằm giải thích hai hiện tượng biến đổi xã hội lịch sử nói trên. Trong thế kỷ XX, các lý thuyết về biến đổi xã hội xuất hiện rất nhiều và ngày càng phức tạp hơn, dù không lý thuyết nào hoàn toàn vượt qua được những gì mà các nhà cổ điển đã nêu lên. Biến đổi xã hội có thể khởi xướng từ phía chính phủ thông qua hoạt động lập pháp hay hành pháp; từ phía công dân khi họ tổ chức lại thành các phong trào xã hội; hay từ việc truyền bá nền văn hóa này sang nền văn hoá khác; hay do các hệ quả có hoặc không có chủ định của công nghệ. Biến đổi cũng có thể diễn ra do tác động của những yếu tố môi trường, và những chuyển dịch trong cán cân kinh tế và chính trị toàn cầu. Quan điểm chức năng luận về biến đổi xã hội cho rằng, nếu xã hội được xem như một khuôn mẫu các chức năng phức tạp và tương liên, thì biến đổi có thể được giải thích như một hiện tượng phụ trong cuộc tìm kiếm thường xuyên sự cân bằng. Những biến đổi xã hội có thể được hiểu như những điều chỉnh xã hội trước những gãy vỡ hay “rối loạn chức năng” bên trong cơ thể xã hội. Lý thuyết của Mác về biến đổi xã hội nhấn mạnh khía cạnh xung đột, trước hết là xung đột giai cấp và các nhóm lợi ích; đồng thời ủng hộ hành động tích cực, tập trung vào khả năng mà con người có thể thay đổi số phận của mình thông qua hành động chính trị. Các lý thuyết xung đột trong thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng của Mác, đều giải thích biến đổi xã hội là kết quả của cuộc đấu tranh giành lợi ích giữa các giai cấp, các sắc tộc hay nhóm xã hội. Khoa học xã hội thế kỷ XIX thường có xu hướng phân tích vĩ mô và dài hạn, nhìn biến đổi xã hội như một quá trình tổng thể thuần nhất, các lĩnh vực của đời sống xã hội sớm hay muộn sẽ theo nhau thay đổi. Khoa học xã hội nửa sau thế kỷ XX thường chú trọng hơn đến tình trạng không đồng bộ trong sự biến đổi của cấu trúc xã hội, nó quan niệm rằng biến đổi thường là cục bộ và không đồng đều. Chẳng hạn, Daniel Bell trong cuốn sách “Cultural Contradictions of Capitalism” (Những tương phản văn hóa của chủ nghĩa tư bản) viết năm 1976 cho rằng biến đổi trong thế giới hiện đại nảy sinh từ sự căng thẳng giữa ba “lĩnh vực” của thực tiễn xã hội, mỗi “lĩnh vực” vận hành theo những nguyên lý khác nhau và hướng tới những mục tiêu khác nhau. Đó là: cấu trúc công nghệ-kinh tế (khoa học, công nghiệp và kinh tế), hệ thống chính trị, và văn hóa. 17
- 1.3. HIỆN ĐẠI HÓA NHÌN TỪ KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN Trong phần trên đã đề cập đến một thực tế là có sự khác biệt nhưng liên quan mật thiết với nhau giữa ba thuật ngữ hay khái niệm: công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển. Sự liên quan ấy mật thiết đến mức người ta có thể dùng ba thuật ngữ này thay thế cho nhau. Thuật ngữ công nghiệp hóa đã xuất hiện trước từ thế kỷ XIX, tiếp theo là “hiện đại hóa” trong nửa đầu thế kỷ XX, rồi đến “phát triển” trở thành khái niệm then chốt trong lý luận và chính sách quốc tế sau 1945. “Phát triển” trở thành một thuật ngữ phổ biến hơn, vì nó có hàm nghĩa rộng hơn, phản ánh được nhiều khuynh hướng và hàm nghĩa rộng rãi, thoát khỏi hàm nghĩa là một lý thuyết đậm khuynh hướng phương Tây như thuật ngữ “hiện đại hóa”. Mục này trình bày quá trình hiện đại hóa nhìn từ góc độ của khái niệm phát triển. Khái niệm phát triển ra đời sau 1945 và sau này trở thành một thuật ngữ quốc tế “chính thống” để nói về quá trình hiện đại hóa xã hội toàn cầu. Nhưng bên dưới thuật ngữ khung này đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về phát triển, chúng lần lượt thay thế nhau và phản bác nhau, nhưng cũng kế thừa và bổ sung nhau. Chúng cùng góp phần làm rõ hơn quan niệm phát triển. Trong thư trả lời L. Cughenman năm 1868, Mác nói: “lịch sử của lý luận chắc chắn chỉ rõ rằng quan niệm về quan hệ giá trị bao giờ cũng là một, chỉ có cái là quan niệm đó rõ hơn hay mờ hơn, bị những ảo tưởng bao phủ nhiều hơn hay được xác định một cách khoa học hơn. Vì chính bản thân quá trình tư duy lớn lên từ những quan hệ nhất định, chính bản thân nó là một quá trình tự nhiên, nên tư duy hiểu được một cách hiện thực, bao giờ cũng chỉ là một, và chỉ có thể biến đổi dần dần khác đi, theo trình độ chín muồi của sự phát triển, và đặc biệt là của sự phát triển của khí quan tư duy.” (C. Mác, 1962). Suốt nửa sau thế kỷ XX đến nay, đã xuất hiện nhiều dòng quan niệm mang tính lý luận về phát triển. Những quan niệm này đã có ảnh hưởng rất mạnh đến thực tiễn công tác phát triển. Có nhiều cách chia về tiến trình lịch sử của nghiên cứu lý luận phát triển. Khi theo dõi lĩnh vực này, chúng tôi thấy có một cách phân chia là nhìn tiến trình này gồm hai giai đoạn: những năm 1940-1970 và 1980 đến nay. Trong giai đoạn trước, các lý thuyết gia và chính trị gia chú ý hơn đến kinh tế, chính trị, tính đồng nhất với các nước đi trước. Từ 1980 người ta nhấn mạnh hơn đến con người, phúc lợi, cộng đồng và nền văn hóa cụ thể. Trong một thời gian dài, nhất là trong những năm 1950 nhưng cũng kéo dài cả sau đó, dòng tư tưởng chủ lưu coi các vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển là có tính kinh tế. Người ta thường chỉ cho rằng các nước đang phát triển là nghèo theo nghĩa nghèo về kinh tế; nếu những nước ấy thành công trong tăng trưởng kinh tế thì các khía cạnh khác của đời sống xã hội sẽ tự động biến đổi theo. Điều này không chỉ thấy trong khoa học xã hội phương Tây mà cả trong khoa học xã hội các nước xã hội chủ nghĩa trước kia. Nhiều lý thuyết ban đầu về phát triển trước hết là các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và biến đổi kinh tế (economic transformation), rất ít chú ý đến khía cạnh chính trị và xã hội. Chúng tập trung vào những điều kiện mà các nhà nghiên cứu cho là sẽ thúc đẩy hay gây trở ngại cho tiến bộ kinh tế, trong khi họ rất ít hoặc không chú ý gì đến khía cạnh xã hội. Hậu quả khi ứng dụng vào thực tế, tức là vào việc hoạch định chiến lược phát triển thì cũng chỉ là chiến lược kinh tế. Từ đó ảnh hưởng vào trọng tâm của hoạt động hợp tác quốc tế và viện trợ phát triển cũng là vào lĩnh vực kinh tế. Các chiến lược dựa trên lý thuyết kinh tế mà Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đề xuất, từ đó, cũng bỏ qua yếu tố chính trị và văn hoá, ít tính đến các tiền đề chính trị cho cải cách kinh tế. Ngay phần lớn các nhà quản lý ở các nước đang phát triển cũng xem nhẹ 18
- yếu tố phi kinh tế. Nguyên do một phần cho quan niệm thô thiển này là vì các nước phát triển hồi đó đang bắt đầu một quá trình tiến bộ kinh tế rất mạnh, kéo dài đến tận cuối những năm 1970, đặc biệt trong những năm 1960. Do đó, dẫn đến ý tưởng lạc quan rằng tiến bộ kinh tế sẽ tự nó dẫn đến tiến bộ trong mọi mặt khác của đời sống xã hội. Thêm nữa, từ đó lại thịnh hành một quan điểm rằng các nước đã phát triển là mô hình lý tưởng cho các nước đi sau, và các nước đang phát triển có thể áp dụng kinh nghiệm thành công của các nước đã phát triển. Người ta cũng quan sát thấy một logic lập luận tương tự trong khối các nước xã hội chủ nghĩa, khi các nước Đông Âu đi theo mô hình xô-viết và đã ít nhiều thành công, đặc biệt trong những nước phát triển hơn như Tiệp Khắc, Đông Đức, so với các nước Ba Lan, Bulgaria, Hungaria, Romania. Dĩ nhiên, ngay trong thời kỳ mà tư tưởng nói trên đóng vai trò chính thống, vẫn có những quan điểm ngược lại, cung cấp những bằng chứng thực nghiệm và các luận điểm về một thực tế khác trong các nước đang phát triển, mang tính toàn diện hơn. Sự đấu tranh giữa các luận thuyết cộng với thực tiễn phát triển cả thành công lẫn thất bại đã ngày càng làm biến đổi tình hình trong công tác lý luận phát triển. Các nhà nghiên cứu phát triển và hoạch định chính sách phát triển trở nên cởi mở và nghiêm túc hơn với việc phân tích quá trình phát triển như là một tổng thể bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, con người và môi trường. Hai mươi năm qua, có sự quan tâm mạnh mẽ hơn đến các hoàn cảnh đặc thù trong từng nước, ý thức nhiều hơn đến các điều kiện địa phương riêng, về tầm quan trọng của biến đổi qua thời gian, chú ý nhiều hơn đến những khác biệt xã hội và văn hóa, bao gồm khác biệt giới. Cuối cùng là tương tác xã hội và môi trường đã được đưa vào mối quan tâm của nghiên cứu phát triển và chiến lược phát triển. 1.3.1. PHÁT TRIỂN NGHĨA LÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Mặc dù J. Schumpeter đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, song có thể do những lý do về nhận thức và bối cảnh xã hội mà nhiều nhà kinh tế học phát triển của những năm 1950 đã xem nhẹ sự phân biệt quan trọng này. Họ có xu hướng coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu tối hậu tự thân, và cho rằng đó chính là cái mà các nước chậm phát triển cần. Nhưng công bằng mà nói, khái niệm tăng trưởng kinh tế theo cách hiểu của các nhà kinh tế học thập niên 1950 thực ra có tính bao quát, gồm cả nâng cao sản xuất và tiêu dùng, tăng việc làm và nâng cao mức sống, giảm mức tăng dân số. Nói cách khác, các lý thuyết phát triển dựa trên tăng trưởng kinh tế cũng tính đến một số khía cạnh xã hội của quá trình. Như vậy có thể nói, về mặt học thuật, các học giả thập niên 1950 đã không sai sót nhiều lắm trong việc hình thành và sử dụng khái niệm tăng trưởng kinh tế như là một khái niệm then chốt trong phương pháp luận nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tiễn chính sách và hành động, lý luận của họ đã tạo điều kiện cho việc hiểu sai hẹp đi: các nhà hoạch định chính sách thực tiễn có xu hướng hiểu tăng trưởng kinh tế trước hết là chỉ tiêu tăng GDP (ngay hiện nay ở một số nước, kể cả ở Việt Nam, vẫn tồn tại xu hướng này). Trong những năm 1960, các nhà kinh tế học phát triển cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân phối và quan hệ của nó đến tăng trưởng kinh tế, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế trong các nước đang phát triển đã diễn ra kèm theo sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các nhóm xã hội, vùng địa lý và thành phần kinh tế. Trong bối cảnh ấy, người ta quay trở lại với di sản của Schumpeter: nhấn mạnh vào phát triển kinh tế hơn là chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế. Các nhà nghiên cứu và làm chính sách nhất trí hơn với nhau rằng phát triển kinh tế có nghĩa là một quá trình trong đó thu nhập đầu người thực tế của một nước tăng lên 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạng kết cấu trần thuật trùng phức các mạch truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Qua khảo sát “Mảnh trăng cuối rừng”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Phiên chợ Giát”)
11 p | 270 | 35
-
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra
6 p | 152 | 23
-
Biến đổi xã hội - Góp phần tìm hiểu chúng ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
105 p | 62 | 15
-
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp
5 p | 58 | 6
-
Áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực hiện luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: So sánh giữa cách tiếp cận “truyền thống” và “hiện đại”
8 p | 122 | 6
-
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực tiếng Hàn - tìm hiểu từ góc độ của sinh viên tốt nghiệp
9 p | 73 | 5
-
Giáo dục con trai: Phần 1
120 p | 28 | 5
-
Nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6 p | 9 | 4
-
Kết cấu văn bản Then Tày
6 p | 58 | 4
-
Góp phần tìm hiểu công cuộc mở đất của Chúa Nguyễn ở vùng Kauthara – Champa thế kỷ XVII
8 p | 12 | 3
-
Tìm hiểu lễ cấp sắc Pụt Nùng: Phần 2
227 p | 19 | 3
-
Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 p | 49 | 3
-
Cách thức sinh viên nhắn tin qua điện thoại di động và ảnh hưởng của nó đến sự trong sáng của Tiếng Việt
8 p | 78 | 3
-
Góp phần tìm hiểu quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại trong 35 năm đổi mới (1986 - 2021)
13 p | 4 | 2
-
Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Thiên Hộ Dương
7 p | 38 | 1
-
Ảnh hưởng của giờ tự học ngoại khóa tới kết quả học tập môn thể dục aerobic của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây
4 p | 73 | 1
-
Góp phần tìm hiểu thêm vai trò của Liên Xô trong hội nghị Giơnevơ năm 1954
9 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn