intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Tây nguyên đã được tiến hành nghiên cứu tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP SẢN XUẤT HỒ TIÊU THEO HƢỚNG GAP Đinh Thị Nhã Trúc, Hoàng Thị Ái Duyên và Ctv I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung các nguồn lực khai thác tốt tiềm năng đất đai, nhất là nguồn tài nguyên đất đỏ bazan để phát triển cây hồ tiêu trở thành vùng có diện tích, năng suất, sản lƣợng hồ tiêu nhiều nhất nƣớc. Đến nay, sản phẩm hồ tiêu của Tây Nguyên đã xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục. Hiện tại và nhiều năm tới, cây hồ tiêu vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Ngành hàng hồ tiêu của vùng Tây Nguyên còn góp phần giải quyết việc làm cho trên hàng triệu lao động, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, trong sản xuất hồ tiêu tại Tây Nguyên, ngƣời trồng tiêu vẫn gặp rất nhiều khó khăn để quản lý vƣờn tiêu một cách bền vững.Bài viết giới thiệu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sản xuất hồ tiêu theo hƣớng GAP tại Tây nguyên đã đƣợc tiến hành nghiên cứu tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác tổng hợp cho cây hồ tiêu (2009 - 2012) 2.2. Xây dựng mô hình ICM cho cây hồ tiêu (2010 - 2012) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác tổng hợp cho cây hồ tiêu 3.1.1. Thí nghiệm xác định lượng nước tưới và biện pháp giữ ẩm: Tiến hành trên vƣờn tiêu thời kỳ kinh doanh.Tiêu trồng bám trên trụ đúc, mật độ 1.600 trụ/ha. Yếu tố 1: Lƣợng nƣớc tƣới, gồm 3 mức 150, 200, 250 lít nƣớc/trụ/lần tƣới. Yếu tố 2: Biện pháp giữ ẩm gồm: đối chứng không tủ gốc, tủ 10 kg rơm rạ, tủ 5 kg trấu lúa + 50 g chất giữ ẩm PE/trụ vào cuối mùa mƣa. Độ ẩm đất: đƣợc theo dõi bắt đầu từ đầu mùa khô đến khi mùa khô kết thúc. Theo dõi độ ẩm, định kỳ 5 ngày 1 lần. Bảng 1. Ảnh hƣởng của lƣợng nƣớc tƣới và biện pháp giữ ẩm đến năng suất tiêu đen (tấn/ha) Công thức Không tủ gốc 10kg rơm 5 kg trấu lúa + 50g TB Sai khác rạ PE 150 lít/trụ/lần 6,71 7,03 7,07 6,93 200 lít/trụ/lần 6,77 7,49 7,58 7,28 NS 250 lít/trụ/lần 6,75 7,22 7,58 7,18 TB 6,74 7,25 7,41 Sai khác b a a Ghi chú: NS không khác biệt ý nghĩa ở mức P≤0,05
  2. Năng suất tiêu đen không có sự khác biệt ở các lƣợng nƣớc tƣới trong thí nghiệm nhƣng ở các biện pháp giữ ẩm năng suất tiêu đen công thức có tủ gốc cao hơn đáng kể công thức không đƣợc tủ gốc. Vì vậy đối với cây hồ tiêu kinh doanh trên đất đỏ bazan chỉ cần tƣới với lƣợng nƣớc 150 lít/trụ /lần kết hợp với các biện pháp giữ ẩm nhƣ tủ gốc bằng rơm rạ hoặc sử dụng 5 kg trấu lúa + chất giữ ẩm PE để duy trì độ ẩm của vƣờn cây và đảm bảo năng suất hồ tiêu. Trong điều kiện thí nghiệm thì chu kỳ tƣới có thể kéo dài đến 25 ngày. 3.1.2.Thí nghiệm xác định lượng phân khoáng: Tiến hành trên vƣờn tiêu kinh doanh. Tiêu giống Vĩnh Linh, trồng bám trên trụ gỗ, mật độ 1.600 trụ/ha. CT1: 300 N :150 P205: 450 K20 kg/ha/năm; CT2: 250 N:125 P205:375 K20 kg/ha/năm CT3: 200N:100 P205:300 K20 kg/ha/năm; CT4: 150N:75 P205:225 K20 kg/ha/năm. Bảng 2. Ảnh hƣởng của các công thức phân khoáng tới năng suất tiêu đen (tấn/ha) Công thức Vụ 2009 Vụ 2010 Vụ 2011 TB 3 vụ CT1 7,47 ab 7,42 a 7,41 a 7,43 a CT2 7,58 a 7,47 a 7,44 a 7,49 a CT3 7,18 bc 7,00 b 6,94 b 7,03 b CT4 7,05 c 6,86 b 6,81 b 6,91 b LSD(0,05) 0,39 0,22 0,17 0,20 Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ giống nhau thì không khác biệt ở mức P 15%, tỷ lệ cây chết 5%, các cây chết đƣợc trồng thay thế hàng năm. CT1: Chế phẩm Tricô-VTN; CT2: Chế phẩm Pseudomonas;CT3: Ridomil Gold 68 WP (Mancozeb + Metalaxyl - M); CT4: Phân hữu cơ Compomix + Wehg; CT 5: Đối chứng (không xử lý thuốc). Chỉ tiêu đánh giá diễn biến áp lực bệnh theo chỉ số cây hồ tiêu bị vàng lá (AUDPC) sau 29 tháng thí nghiệm cho thấy: công thức xử lý chế phẩm Tricô-VTN do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm đã hạn chế sự phát triển của bệnh tốt nhất. Tiếp đến là công thức xử lý chế phẩm Pseudomonas, Ridomil Gold 68 WP
  3. 14000 12000 10000 8000 AUDPC 6000 4000 2000 0 Tricho -VTN Pseudomonas Ridomil Gold Compomix Đc Công thức Biểu đồ 1. Diễn biến áp lực bệnh theo chỉ số cây hồ tiêu bị vàng lá (AUDPC) sau 29 tháng thí nghiệm (T6/2009 - T11/2011) 3.1.4.Thí nghiệm phòng trừ bệnh vàng lá do tuyến trùng bằng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học và hữu cơ Vƣờn tiêu mới vào đầu thời kỳ kinh doanh nhƣng đã có triệu chứng vàng lá chết chậm, sinh trƣởng không đồng đều, tỷ lệ cây vàng lá khoảng 10 %. CT 1: Olisan 10 DD (Chitosan); CT 2: Sincocin 0,56 SL (Cytokinin) + Agrispon 0,56 SL (Cytokinin); CT 3: Vimoca 10 GR (Ethoprophos); CT 4: Phân Compomix + Wehg; CT 5: Đối chứng (không xử lý thuốc). So với trƣớc xử lý thì công thức Sincocin 0,56 SL + Agrispon 0,56 SL cũng có chỉ số bệnh thấp nhất (7,14%), kế đến là công thức thí nghiệm phân hữu cơ (Compomix + Wegh). Trong các công thức xử lý thuốc trừ tuyến trùng thì các công thức thuốc sinh học làm giảm chỉ số bệnh hơn công thức hóa học Vimoca 10 GR. Chỉ số bệnh tăng cao nhất ở công thức Vimoca 10 GR (14,29 %) so với các công thức thí nghiệm khác và công thức đối chứng. Điều này cho thấy sử dụng liên tục thuốc hóa học Vimoca 10 GR thì mức độ bệnh vàng lá do tuyến trùng lại tăng lên. Công thức Sincocin 0,56 SL + Agrispon 0,56 SL đã làm giảm chỉ số bệnh so với công thức đối chứng là 30,75 %, kế đến là công thức phân hữu cơ Compomix + Wegh chỉ đạt 7,66 %. Bảng 3. Chỉ số bệnh vàng lá chết chậm trƣớc và sau khi xử lý thuốc (%) STN So với Công thức TTN 5 12 17 24 29 TTN tháng tháng tháng tháng tháng 13,89 CT1 2,38 1,59 ab 3,70 6,02 b 10,32 11,51 ab CT 2 1,59 1,19 ab 3,24 6,94 b 5,56 8,73 b 7,14 CT 3 1,98 2,78 ab 3,70 4,63 b 7,94 16,27 a 14,29 12,30 CT 4 2,78 3,17 ab 5,56 8,33 ab 9,52 9,52 ab CT 5 4,37 7,54 a 9,72 12,96 a 9,92 14,68 a 10,31 3.2.Xây dựng mô hình ICM cho cây hồ tiêu
  4. Xây dựng 3 mô hình ICM tại 3 huyện Đắk Đoa, Chƣ Sê, Chƣ Prông tỉnh Gia Lai với tổng diện tích 1,2 ha/3 địa điểm.Vƣờn tiêu giống Vĩnh Linh giai đoạn kinh doanh (5 năm tuổi) trồng trên nền đất đỏ bazan, tiêu bám trên cây trụ sống hoặc trụ gỗ có cây che bóng có tỷ lệ cây bị sâu bệnh < 5%. Mô hình ở Chƣ Sê, hồ tiêu đƣợc trồng trên cây trụ sống. Mô hình tại huyện Chƣ Prông và Đắk Đoa hồ tiêu trồng trên cây trụ gỗ. Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu có sự tham gia của ngƣời dân (FPR) trong xây dựng mô hình. Mô hình gồm 2 công thức: CT1: Áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp cây trồng (ICM); CT2: Đối chứng theo quy trình chăm sóc của nông dân (ĐC). - Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình  Quản lý nƣớc tƣới Lƣợng nƣớc tƣới: 150 lít/trụ/lần tƣới, chu kỳ tƣới 25 ngày. Sử dụng rơm rạ để tủ gốc trong mùa khô để giảm sự thoát hơi nƣớc, lƣợng chất tủ là 10kg rơm rạ/trụ.  Quản lý dinh dƣỡng tổng hợp (INM). Phân chuồng: bón 15kg/trụ/năm; Phân bón lá: phun phân bón lá NUPE 4 đợt/năm; Phân hóa học: bón phân NPK 16-8-16 (lƣợng bón 1,5 kg/trụ/năm), chia 4 lần bón;  Lần 1: 0,3 kg/trụ, bón vào thời điểm sau khi thu hoạch xong (tháng 3-4);  Lần 2: 0,4 kg/trụ, bón vào lúc tiêu ra hoa (tháng 5 - 6);  Lần 3: 0,4 kg/trụ, bón vào lúc tiêu nuôi trái (tháng 7 - 8);  Lần 4: 0,4 kg/trụ, lúc tiêu đang tích lũy chất khô vào hạt (tháng 9 - 10); + Nếu trƣờng hợp vƣờn tiêu kinh doanh đạt năng suất cao (> 5kg khô/trụ) thì bón lần thứ 5, bón trƣớc khi dứt mƣa 1 tháng: 0,3 kg NPK 20-10-20/trụ. - Kỹ thuật bón: bón vãi đều trên mặt đất khi mƣa đủ ẩm. Bón xong dùng cuốc chĩa xăm nhẹ lớp đất mặt, chú ý không làm đứt rễ tiêu. - Nếu thời tiết không mƣa, khi bón phân gặp nắng phải tƣới cho tan phân. Lƣợng nƣớc 50 - 60 lít/trụ.  Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Thƣờng xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện và phòng trừ kịp thời những đối tƣợng dịch hại nguy hiểm. Chỉ phòng trừ cục bộ, khi dịch hại gây hại ở ngƣỡng gây hại kinh tế. Khi phát hiện các cây bị bệnh nặng do nấm Phytophtora, tuyến trùng, rệp sáp, virus thì đào đốt. Xử lý các gốc tiêu đã đào bằng Tricô-VTN, chế phẩm sinh học trừ tuyến trùng hay Metarhizium tùy theo loại sâu bệnh gây hại. Sau khi xử lý, trồng lại tiêu và áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý tổng hợp nhƣ các cây khác trong vƣờn. - Bón Tricô-VTN 4 đợt/năm cho toàn công thức, mỗi đợt bón 10g/trụ. Bón lúc đất đủ ẩm, tránh những lúc nắng to, mƣa dầm. Chủ động đào mƣơng thoát nƣớc, không cho nƣớc đọng trong gốc tiêu trong những đợt mƣa lớn, dài ngày. Vun gốc trong mùa mƣa và tủ gốc trong mùa khô.  Quản lý vệ sinh đồng ruộng - Làm sạch cỏ trên vƣờn tiêu; - Rong tỉa cây che bóng trong mùa mƣa;
  5. - Tạo tỉa thông thoáng bộ tán lá cây, cắt tỉa các cành sát gốc trong mùa mƣa; - Trồng bổ sung cây che bóng cho vƣờn tiêu (ở mô hình trồng trụ chết); - Trồng lạc dại che phủ đất (ở mô hình trồng trụ chết). Bảng 4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình ICM và đối chứng Địa điểm Trung TT Chỉ tiêu theo dõi Chƣ Sê Chƣ Prông Đắk Đoa Bình 1 Năng suất thực thu (kg) + 180 + 90 + 230 + 167 2 Tổng doanh thu (1.000đ) + 16.200 + 8.100 + 20.700 + 15.000 3 Tổng chi phí (1.000đ) - 16.069 - 19.444 - 25.381 - 20.298 4 CP giá thành (1.000đ/kg) - 2.832 - 3.113 - 4.702 - 3.549 5 Lợi nhuận (1.000đ) + 32.269 + 27.544 + 46.081 + 35.298 +: Cao hơn; -: Thấp hơn Sau 3 năm xây dựng mô hình kết quả cho thấy tổng chi phí của mô hình ICM đã giảm 16 đến 25 tr. đồng/ha/năm so với đối chứng mà chủ yếu là do giảm chi phí về tƣới nƣớc, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất tiêu đen không sai khác nhiều giữa ô mô hình và đối chứng, do đó công thức phòng trừ tổng hợp có lợi nhuận cao hơn lợi nhuận của công thức đối chứng là 27,5 tr. đồng đến 46 tr. đồng/ha/năm. Trong các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện trong mô hình ICM nhƣ: Sử dụng chế phẩm Tricô-VTN, bón phân hữu cơ hàng năm, đào rãnh thoát nƣớc, vun bồn vào đầu mùa mƣa, vệ sinh đồng ruộng định kỳ, tủ gốc bằng vật liệu rơm rạ (vào mùa khô), trồng lạc dại che phủ đất, sử dụng thuốc hóa học khi dịch hại gây ảnh hƣởng đến cây tiêu và chỉ xử lý cục bộ không phun đại trà trong phòng trừ các loại sâu bệnh hại đã phần nào có tác dụng tốt trong việc duy trì vƣờn câysinh trƣởng tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và hạn chế đƣợc bệnh chết nhanh, chết chậm, giúp bảo vệ cảnh quan và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. 4. KẾT LUẬN - Vƣờn tiêu kinh doanh trồng trụ chết trên đất bazan, lƣợng nƣớc 150 lít/trụ/lần kết hợp với biện pháp giữ ẩm tủ gốc bằng 10kg rơm rạ/trụ hoặc 50g chất giữ ẩm PE + 5kg trấu/trụ, chu kỳ tƣới 25 ngày 1 lần có thể đảm bảo năng suất hồ tiêu so với lƣợng nƣớc tƣới cao hơn. - Liều lƣợng phân khoáng thích hợp cho hồ tiêu kinh doanh trồng trên đất đỏ bazan là 250kg N + 125kg P2O5 + 375kg K2O/ha/năm, trên nền phân hữu cơ 24 tấn/ha/năm và phun phân bón lá chuyên dùng 4 lần/năm. - Các công thức xử lý chế phẩm sinh học (Tricô-VTN, Pseudomonas), thuốc hóa học (Ridomil Gold) đều hạn chế đƣợc sự phát triển bệnh hại do Phytophthora hơn so với việc bón phân hữu cơ (Compomix + Wehg) và đối chứng không xử lý, trong đó công thức Tricô-VTN có hiệu quả hạn chế bệnh tốt nhất. - Đối với bệnh vàng lá chết chậm do tuyến trùng, công thức xử lý bằng cặp chế phẩm có nguồn gốc sinh học Sincocin + Agrispon hạn chế đƣợc sự gia tăng tỷ lệ cây bị vàng lá cao nhất. Công thức xử lý hữu cơ bằng phân bón Compomix + chế phẩm Wegh cũng có kết quả khá tốt trong khi đó Vimoca lại ít hiệu quả. - Áp dụng ICM đã hạn chế đƣợc sự phát triển của bệnh vàng lá chết chậm và
  6. bệnh héo chết nhanh trên cây tiêu đồng thời giảm chi phí đầu tƣ so với tập quán canh tác của nông dân khoảng 16 đến 25 tr. đồng/ha và tăng hiệu quả kinh tế từ 27,5 đến 46 tr. đồng/ha/năm. Đây là mô hình sản xuất hồ tiêu theo hƣớng GAP cần đƣợc khuyến cáo nhân rộng trong đại trà, góp phần đảm bảo năng suất và chất lƣợng hồ tiêu./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2