intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) ăn lá keo (Acacia) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong mấy năm gần đây trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên, ở rừng trồng Keo đã xuất hiện loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo với mức độ đáng kể. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng là rất cần thiết cho việc phòng trừ hiệu quả. Kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn ở rừng trồng kết hợp với nuôi sâu trong phòng cho thấy: Sâu trưởng thành cái thân dài 6- 7mm, rộng 4- 4,2mm, con đực nhỏ và thon hơn con cái, toàn thân màu xanh đen ánh tím. Miệng gặm nhai. Râu đầu hình sợi chỉ dài 3,5mm. Thời gian sống của sâu trưởng thành từ 45- 75 ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) ăn lá keo (Acacia) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Đàm Văn Vinh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 108(08): 113 - 119<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ LÁ<br /> XANH TÍM (AMBROSTOMA SP) THUỘC BỘ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA)<br /> ĂN LÁ KEO (ACACIA) TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Đàm Văn Vinh*, Đặng Kim Tuyến<br /> Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong mấy năm gần đây trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên, ở rừng trồng Keo đã xuất<br /> hiện loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo với mức độ đáng kể. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh<br /> thái của chúng là rất cần thiết cho việc phòng trừ hiệu quả. Kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn ở<br /> rừng trồng kết hợp với nuôi sâu trong phòng cho thấy: Sâu trưởng thành cái thân dài 6- 7mm, rộng<br /> 4- 4,2mm, con đực nhỏ và thon hơn con cái, toàn thân màu xanh đen ánh tím. Miệng gặm nhai.<br /> Râu đầu hình sợi chỉ dài 3,5mm. Thời gian sống của sâu trưởng thành từ 45- 75 ngày. Trứng có<br /> dạng hình thoi một đầu nhọn, dài 2 mm, rộng 0,5mm, màu trắng sữa. Thời gian phát triển của<br /> trứng từ 50- 60 ngày. Sâu non thành thục dài từ 7 - 8mm rộng 3mm toàn thân màu trắng nhạt,<br /> miệng gặm nhai, 3 đôi chân ngực phát triển. Thời gian phát triển của sâu non từ 75- 90 ngày.<br /> Nhộng trần, màu trắng sữa, nằm trong đường đục của sâu non tại ngọn Keo non, thời gian phát<br /> triển từ 145- 164 ngày. Loài Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) ăn lá Keo 1 năm có 1 vòng đời. Các<br /> yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ, mưa, gió trực tiếp tác động đến từng giai đoạn của sâu, tỷ lệ<br /> chết của cả vòng đời là 50,32%. Nhân tố thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể sâu hại. Tỷ lệ<br /> hại trung bình, nặng nhất là Keo tai tượng (48,12%) ở mức hại vừa, sau đó là Keo lá tràm 18,19%<br /> ở mức hại nhẹ và thấp nhất là Keo lai 9,44% ở mức hại nhẹ. Nhân tố thiên địch: Một số loài thiên<br /> địch chủ yếu: Kiến vống, Kiến đen cong đuôi, các loài kiến lá… ăn trứng, sâu non và nhộng, một<br /> số loài ong ký sinh trứng.<br /> Từ khóa: Keo, Bọ lá xanh tím, đặc tính, điều tra<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Keo là cây đa tác dụng, gỗ Keo được dùng<br /> phổ biến để làm nguyên liệu trong công<br /> nghiệp chế biến giấy, ván dăm, đóng đồ gia<br /> dụng, xây dựng… cây Keo còn cung cấp một<br /> lượng củi lớn cho người dân. Bên cạnh đó<br /> Keo có bộ rễ rất phát triển, là loài cây họ đậu<br /> nên rễ của chúng có khả năng cố định đạm rất<br /> tốt cho đất, có tác dụng cải tạo đất. Cây Keo<br /> sinh trưởng nhanh (chu kỳ kinh doanh 6 - 7<br /> năm) nên khả năng phủ xanh đất trống đồi núi<br /> trọc, chống xói mòn… rất hiệu quả. Keo có<br /> thể trồng và sinh trưởng tốt ở những nơi đất<br /> dốc, xấu, nghèo kiệt… [1] Tuy nhiên gần đây<br /> trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái<br /> Nguyên, nhiều khu rừng Keo đã xuất hiện<br /> một loài Bọ cánh cứng màu xanh tím ăn lá<br /> Keo với mức độ gây hại trung bình. Trong<br /> thời gian xuất hiện của sâu có một số diện<br /> tích nhỏ với 100% số cây bị hại, sâu ăn hết<br /> *<br /> <br /> Tel. 0977 791 961; Email: damvinh_ln@yahoo.com<br /> <br /> phần ngọn non và các lá trên cây, một số cây<br /> bị chết, năng suất rừng trồng bị giảm. Hiện tại<br /> người dân địa phương cũng chưa có biện<br /> pháp phòng trừ nào, nên chỉ sau một thời<br /> gian, sâu hại lại tái phát, gây nên những tổn<br /> thất cho việc kinh doanh rừng Keo tại địa<br /> phương. Đến nay những thông tin, tài liệu về<br /> loài sâu hại này đối với cây Keo còn hạn chế,<br /> vì vậy việc đi sâu nghiên cứu về đặc tính sinh<br /> học, sinh thái nhằm xây dựng cơ sở cho việc<br /> đề xuất các biện pháp phòng trừ chúng là một<br /> vấn đề hết sức cần thiết.<br /> NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nội dung nghiên cứu<br /> + Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài<br /> Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) bộ cánh<br /> cứng (Coleoptera) ăn lá Keo<br /> - Đặc điểm hình thái các pha: Trứng, sâu non,<br /> nhộng, sâu trưởng thành.<br /> - Tập tính sinh sống của loài Bọ lá xanh tím<br /> (Ambrostoma sp).<br /> 113<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Văn Vinh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 108(08): 113 - 119<br /> <br /> + Nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài Bọ<br /> lá xanh tím (Ambrostoma sp)<br /> - Ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh vật đến<br /> quá trình phát triển loài Bọ lá xanh tím.<br /> - Ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật đến các<br /> hoạt động sống của loài Bọ lá xanh tím.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu :<br /> + Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp.<br /> - Điều tra quan sát trực tiếp tại rừng trên các<br /> ô tiêu chuẩn (O.T.C) theo dõi về đặc đ iểm<br /> hình thái, tập tính sinh sống, số lượng sâu<br /> hại và mức độ hại lá và biến động của quần<br /> thể... củ a loài Bọ lá xanh tím bộ cánh cứng<br /> ăn lá Keo. Lập các ô tiêu chuẩn, diện tích<br /> O.T. C 1000m2, số liệu thu thập tại mỗi đ iểm<br /> nghiên cứu là 9 O.T.C theo phương pháp rút<br /> mẫu hệ thống.<br /> + Nghiên cứu thực nghiệm: Nuôi sâu trong<br /> phòng thí nghiệm để theo dõi các đặc tính<br /> sinh vật học, sinh thái học của loài. Chuẩn bị<br /> hộp nuôi sâu, sâu loài Bọ lá xanh tím, lá cây<br /> thức ăn, nhiệt kế, ẩm kế, tủ định ôn... các mẫu<br /> biểu và các dụng cụ cần thiết khác để thu thập<br /> số liệu theo tài liệu điều tra sâu bệnh hại rừng<br /> [3]. Xử lý số liệu theo Nguyễn Thế Nhã và<br /> cộng sự (2000) [3].<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> (Kết quả nghiên cứu từ tháng 2 năm 2012<br /> đến tháng 2 năm 2013)<br /> Đặc điểm sinh vật học của loài Bọ lá xanh<br /> tím ăn lá Keo<br /> Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi thấy Bọ lá<br /> xanh tím ăn lá Keo một năm chỉ có 1 vòng<br /> đời. Dưới đây là đặc điểm sinh vật học của<br /> mỗi pha.<br /> <br /> Sâu trưởng thành<br /> • Đặc điểm hình thái<br /> Bọ lá xanh tím con cái thân dài 6 -7mm, rộng<br /> 4- 4,2mm, con đực nhỏ và thon hơn con cái<br /> một chút, toàn thân màu xanh đen ánh tím.<br /> <br /> Hình 1: Ảnh sâu trưởng thành và nuôi theo dõi<br /> đặc tính sinh học của Bọ lá xanh tím<br /> <br /> Râu đầu hình sợi chỉ có 11 đốt, dài 3,5mm.<br /> Miệng gặm nhai, hai hàm trên phát triển cong<br /> vào nhau, cuối hàm lõm vào và có màu đen.<br /> Đầu tròn và nằm thụt sâu vào mảnh lưng ngực<br /> trước. Mảnh lưng ngực trước nhô lên, xung<br /> quanh có gờ (viền). Trên mảnh lưng ngực<br /> trước có nhiều chấm lõm nhỏ. Hai cánh c ứng<br /> cong vát về phía cuối thân, cánh phủ gần<br /> h ết bụng. Hai góc vai cánh u lên, hai mép<br /> trước của cánh cứng gần song song, mảnh<br /> thuỗn hình bán cầu. Bụng nhìn từ phía dưới<br /> thấy rõ 5 đốt. Đốt 1 dài rộng, các đốt phía sau<br /> hẹp dần rộng chỉ bằng 1/2 đốt thứ nhất.<br /> • Tập tính sinh sống<br /> Sâu trưởng thành bắt đầu vũ hóa vào cuối<br /> tháng 4, đến tháng 5 hàng năm, chúng vũ hoá<br /> cả ban ngày và ban đêm, sau khi vũ hoá<br /> chúng bắt đầu phá hoại bằng cách ăn lá Keo,<br /> gặm cuống lá và phần ngọn non làm cho lá<br /> Keo bị khô và rụng hàng loạt, ngọn non bị<br /> héo. Chúng ăn lá nhiều vào ban đêm, Bọ lá<br /> xanh tím ăn hại theo kiểu mắt sàng hoặc cắn<br /> cuống lá non, vỏ non khiến cành, lá có những<br /> vết thâm đen. Lá và ngọn Keo non bị sâu<br /> trưởng thành ăn hại sẽ bị héo và khô đi. Sâu<br /> trưởng thành thường tập trung ăn các lá bánh<br /> tẻ trước, sau đó ăn đến lá non và cuối cùng là<br /> lá già. Sâu trưởng thành có tính giả chết cao<br /> khi có sự va chạm thì sâu trưởng thành sẽ dễ<br /> dàng co chân rơi xuống dưới đất giả chết, đây<br /> <br /> 114<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Văn Vinh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> là hình thức tự vệ của chúng để trốn tránh kẻ<br /> thù. Trên lá bị ăn hại các vết hại màu trắng là<br /> vết sâu mới ăn hại, còn vết màu vàng nâu là<br /> vết hại trước đó ít ngày. Những lá bị khô héo<br /> là chúng đã ăn hại cách đó 5- 7 ngày.<br /> <br /> Hình 2: Bọ lá xanh tím đang giao phối<br /> <br /> 108(08): 113 - 119<br /> <br /> Trứng của Bọ lá xanh tím được đẻ ở ngay các<br /> ngọn cành, Trứng được đẻ thành hàng, mỗi<br /> hàng thường có từ 25-38 trứng, mỗi cành Keo<br /> nhỏ có thể có một vài hàng trứng được nằm ở<br /> các vị trí khác nhau và cành mang trứng bao<br /> giờ cũng có vết xước nên ta dễ nhận biết khi<br /> điều tra.<br /> Sâu non<br /> + Đặc điểm hình thái: Sâu non dài từ 7- 8mm<br /> rộng 3mm toàn thân màu trắng nhạt. Miệng<br /> gặm nhai. Đầu và 3 đôi chân ngực màu nâu<br /> vàng. Mảnh lưng ngực trước màu nâu đen.<br /> Hai mảnh lưng ngực còn lại có màu nâu nhạt<br /> với một số vân điểm màu đen. Hai bên sườn<br /> và dọc trên lưng có các chấm màu nâu đen.<br /> Sâu non có 4 tuổi, mỗi tuổi chúng chỉ khác<br /> nhau về kích thước.<br /> <br /> Hình 3: Ổ trứng trong cành Keo<br /> <br /> Sâu trưởng thành khi giao phối con đực dùng<br /> hai chân trước bám vào vai cánh của con cái.<br /> Sau giao phối vài ngày con cái tiến hành đẻ<br /> trứng vào cành cây. Trước khi đẻ trứng chúng<br /> dùng miệng cắn đứt vỏ cây một đoạn dài 5 6mm rồi tước lật vỏ ra, tạo thành một lỗ nhỏ.<br /> Trứng được gắn vào các lỗ này. Trên cành có<br /> nhiều vết xước ở vỏ gần như thẳng hàng, cách<br /> nhau 5- 15mm. Quan sát bằng mắt thường có<br /> thể thấy rõ 10-15 trứng được gắn vào mỗi ổ.<br /> Thời gian sâu trưởng thành phá hại khá dài, từ<br /> khoảng cuối tháng 4 đến cuối tháng 6, đầu<br /> tháng 7. Mỗi con cái có thể đẻ từ 87-112<br /> trứng. Thời gian sống của pha sâu trưởng<br /> thành kéo dài từ 45 - 75 ngày. Rừng Keo từ<br /> 1- 3 tuổi Bọ lá xanh tím gây hại rất nặng.<br /> Trứng<br /> Trứng có dạng hình thoi một đầu nhọn, một<br /> đầu hơi tù, dài 2 mm, rộng 0,5mm, màu<br /> trắng sữa và trứng có thể biến đổi màu sắc<br /> theo thời gian. Thời gian phát triển của trứng<br /> từ 50- 60 ngày.<br /> <br /> Hình 4: Ảnh sâu non Bọ lá xanh tím và cành bị hại<br /> <br /> + Tập tính sinh sống: Sâu non của Bọ lá<br /> xanh tím hại Keo sau khi nở từ các cành Keo,<br /> chúng bò đến các ngọn cành non nhỏ xíu rồi<br /> đục vào bên trong, nằm đó ăn và đục theo<br /> đường thẳng, chúng ăn hết những phần ruột<br /> bên trong của cành Keo non chỉ để lại một lớp<br /> vỏ mỏng bên ngoài làm cành non khô dần,<br /> sâu non ăn đến đâu đùn những hạt mùn gỗ<br /> nhỏ (phân sâu) ra đến đấy do vậy rất dễ dàng<br /> quan sát thấy dấu vết của chúng. Thời gian<br /> phát triển của sâu non từ 78- 90 ngày.<br /> 115<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Văn Vinh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Nhộng<br /> Sau khi hoàn thành quá trình phát triển thì<br /> sâu non vào nhộng ngay trong đường đụ c và<br /> qua đ ông ở đó, nhộ ng là dạng nhộng trần,<br /> màu trắng sữa. Sau thời gian dài phát triển<br /> từ kho ảng cuố i tháng 10 nă m trước đến<br /> khoảng tháng giữa tháng 4 n ăm sau (từ 145164 ngày).<br /> <br /> Đặc điểm sinh thái học của loài Bọ lá xanh<br /> tím ăn lá Keo<br /> Ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu đến<br /> thời gian phát triển của Bọ lá xanh tím<br /> Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của một<br /> số yếu tố khí hậu đến thời gian phát triển của<br /> Bọ lá xanh tím được trình bày tại bảng 1.<br /> Loài Bọ lá xanh tím 1 năm chỉ có 1 vòng đời.<br /> tại năm 2012 theo dõi nhiệt độ, ẩm độ trung<br /> bình tại địa bàn nghiên cứu cho thấy ở nhiệt<br /> độ không khí trung bình 23,410C và ẩm độ<br /> không khí trung bình là 75,34%: pha trứng là<br /> 45 ngày, pha sâu non là 87 ngày, pha nhộng là<br /> 161 ngày và pha sâu trưởng thành là 72 ngày.<br /> Cả vòng đời là 365 ngày.<br /> <br /> Theo dõi một số hoạt động sống của loài Bọ<br /> lá xanh tím ăn lá Keo<br /> Sự biến đổi về nhiệt độ, ẩm độ không khí và<br /> lượng mưa là các yếu tố chính tác động mạnh<br /> mẽ đến đời sống của sâu ăn lá ở từng pha...<br /> [2]. Kết quả theo dõi tỷ lệ chết được trình bày<br /> tại bảng 2.<br /> <br /> 108(08): 113 - 119<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết của<br /> loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo tại huyện Phú<br /> Lương, tỉnh Thái Nguyên có sự biến đổi ở<br /> mỗi pha. Tỷ lệ chết ở pha sâu non là cao nhất<br /> (20,20%), sau đó là pha sâu trưởng thành<br /> (16,91%), pha trứng là (15,61%), tỷ lệ chết ít<br /> nhất là pha nhộng (5,60%). Tỷ lệ chết của cả<br /> vòng đời là 50,32%. Qua theo dõi tại các ô thí<br /> nghiệm tại rừng trồng Keo cho thấy nguyên<br /> nhân gây chết ở pha trứng chủ yếu là do kiến<br /> ăn và bị nhiễm nước mưa gây ung, ở pha sâu<br /> non phần lớn là do các loài Kiến đen cong<br /> đuôi bò theo lỗ sâu đục để ăn thịt và bị đọng<br /> nước mưa làm cho vi sinh vật gây thối ấu<br /> trùng, còn ở pha nhộng tỷ lệ chết phần lớn do<br /> b ị kiến ăn thịt. Ở pha sâu trưởng thành do<br /> mưa lớn, gió bão làm sâu rơi và chết khá<br /> nhiều vì thời gian sâu trưởng thành vũ hóa<br /> và gây hại là từ cuối tháng 4 đến tháng 6,<br /> thời gian này mưa nhiều, đôi khi có gió lớn<br /> kèm mưa rào rất mạnh. Một số b ị các loài<br /> chim và động vật ăn th ịt. Các yếu tố trên đã<br /> góp phần làm giảm đ áng kể tỷ lệ sống sót<br /> của loài sâu này.<br /> <br /> Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn<br /> Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã nuôi<br /> sâu thí nghiệm với 3 loại cây thức ăn khác<br /> nhau: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai và<br /> 3 loại lá khác nhau: lá non, lá bánh tẻ, lá già.<br /> Kết quả thể hiện tại bảng 3.<br /> <br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến thời gian phát triển của Bọ lá xanh tím<br /> Vòng<br /> đời năm<br /> 2012<br /> <br /> Nhiệt độ<br /> TB năm<br /> (C0)<br /> <br /> Độ ẩm<br /> TB (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 23,41<br /> <br /> 75,34<br /> <br /> Trứng<br /> 45<br /> <br /> Số ngày phát triển của loài<br /> Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) (Ngày)<br /> Sâu<br /> Sâu trưởng<br /> Nhộng<br /> non<br /> thành<br /> 87<br /> 161<br /> 72<br /> <br /> Tổng<br /> 365<br /> <br /> Bảng 2: Tỷ lệ chết của vòng đời Bọ lá xanh tím ăn lá Keo năm 2012 tại Phú Lương, Thái Nguyên<br /> Vòng đời<br /> năm<br /> 2012<br /> <br /> Nhiệt<br /> độ TB<br /> (0C)<br /> <br /> Ẩm độ<br /> TB<br /> (%)<br /> <br /> Số ngày<br /> hoàn thành<br /> vòng đời<br /> <br /> Trứng<br /> <br /> Sâu<br /> non<br /> <br /> 1<br /> <br /> 23,41<br /> <br /> 75,34<br /> <br /> 365<br /> <br /> 15,61<br /> <br /> 20,20<br /> <br /> Tỷ lệ chết (%)<br /> Sâu<br /> Nhộng<br /> trưởng<br /> thành<br /> 5,60<br /> 16,91<br /> <br /> Cả vòng<br /> đời<br /> 50,32<br /> <br /> 116<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Văn Vinh và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 108(08): 113 - 119<br /> <br /> Bảng 3. Mức độ gây hại ở các phần trên tán lá cây tại rừng trồng Keo 2 tuổi<br /> huyện Phú Lương – Thái Nguyên<br /> Tán lá<br /> Ngọn tán<br /> Giữa tán<br /> Cuối tán<br /> Trung bình<br /> Đánh giá mức độ hại<br /> <br /> Mức độ hại trung bình (R%)<br /> Keo tai tượng<br /> Keo lá tràm<br /> 46,35<br /> 18,34<br /> 68,71<br /> 22,14<br /> 29,31<br /> 14,11<br /> 48,12<br /> 18,19<br /> Hại vừa<br /> Nhẹ<br /> <br /> Kết quả cho thấy sâu non chủ yếu ăn lá Keo<br /> tai tượng, còn Keo lá tràm cũng ăn nhưng ít<br /> hơn, riêng lá Keo lai chúng ăn rất ít, chỉ ăn<br /> khi bị bỏ đói. Như vậy loài cây thức ăn phù<br /> hợp nhất với loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo là<br /> Keo tai tượng, chúng ăn từ lá non đến lá bánh<br /> tẻ, khi thiếu có thể ăn cả lá gần già, sâu non<br /> sinh trưởng tốt. Kết quả này cũng hoàn toàn<br /> phù hợp với nghiên cứu trước của chúng tôi<br /> tại rừng trồng Keo xã Phúc Thuận huyện Phổ<br /> Yên tỉnh Thái Nguyên [5] và kết quả nghiên<br /> cứu tại rừng mới đây. Rừng Keo tai tượng bị<br /> hại nặng hơn cả và sau đó đến Keo lá tràm,<br /> còn Keo lai chỉ bị hại ít.<br /> Từ bảng 3, chúng tôi tính toán và nhận thấy<br /> mức độ gây hại của Bọ lá xanh tím đối với 3<br /> loài Keo có sự khác biệt đáng kể. Mức độ<br /> hại trung bình, nặng nhất là Keo tai tượng<br /> (48,12%) xếp vào mức hại vừa, sau đó là<br /> Keo lá tràm chiếm 18,19% xếp vào mức hại<br /> nhẹ và thấp nhất là Keo lai 9,44% xếp vào<br /> mức hại nhẹ. Kết quả nghiên cứu trên là cơ<br /> sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý Bọ<br /> lá xanh tím đối với rừng trồng Keo ở tỉnh<br /> Thái Nguyên.<br /> <br /> Ảnh hưởng của yếu tố thiên địch<br /> Qua điều tra thực tế cho thấy ở khu vực<br /> nghiên cứu thì loài Bọ lá xanh tím bộ cánh<br /> cứng ăn lá Keo có một số loài thiên địch chủ<br /> yếu sau: Lớp côn trùng: chủ yếu là các loài<br /> kiến: Kiến vống, Kiến đen cong đuôi, các loài<br /> kiến lá… ăn trứng, sâu non và nhộng, một số<br /> <br /> Keo lai<br /> 8,27<br /> 14,21<br /> 5,85<br /> 9,44<br /> Nhẹ<br /> <br /> loài ong ký sinh trứng và sâu non. Ngoài ra<br /> các loài thiên địch khác như chim sâu, thằn<br /> lằn ăn sâu trưởng thành. Các loài vi sinh vật<br /> gây chết thối trứng và ấu trùng như nấm, vi<br /> khuẩn... [5].<br /> <br /> Ảnh hưởng của hướng phơi đến quần thể<br /> Bọ lá xanh tím<br /> Để làm rõ sự khác nhau của mật độ quần thể<br /> Bọ lá xanh tím theo các hướng phơi, chúng<br /> tôi đã tiến hành so sánh giữa các ô tiêu chuẩn<br /> cùng nằm trên một quả đồi có các điều kiện<br /> tương đối đồng nhất, nhưng khác nhau về<br /> hướng phơi. Kết quả tính toán được tổng hợp<br /> ở bảng 4.<br /> Bảng 4. Sự khác nhau về tỷ lệ cây có sâu và mật<br /> độ bọ lá xanh tím theo hướng phơi<br /> Hướng phơi<br /> <br /> Đông Nam<br /> <br /> Tỷ lệ cây có sâu P%<br /> <br /> 91,5<br /> <br /> Tây Bắc<br /> 85,1<br /> <br /> Mật độ (con/cây)<br /> <br /> 384,9<br /> <br /> 168,5<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy<br /> trong các ô tiêu chuẩn ở cả 2 hướng phơi<br /> Đông Nam và Tây Bắc có tỷ lệ cây có sâu P%<br /> đều cao là 91,5% và 85,1%, sâu hại phân bố<br /> đều. Nhưng mật độ sâu (con/cây) thì ở hướng<br /> phơi Đông Nam nhiều hơn hẳn so với hướng<br /> phơi Tây Bắc. Điều đó chứng tỏ ở sườn dãi<br /> nắng phía Tây do cường độ ánh sáng mạnh,<br /> thời gian chiếu sáng dài và nhiệt độ cao hơn<br /> nên mật độ sâu giảm đáng kể. Như vậy loài<br /> sâu này thích hợp với hướng Đông Nam hơn<br /> hướng Tây Bắc.<br /> 117<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2